Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Văn bản Nói với con - GV: Phan Thị Kiều Nga

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Văn bản Nói với con - GV: Phan Thị Kiều Nga

Tiết : 122 Văn bản

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh

1/. Kiến thức:

 Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.

 Tình yêu quê hương thắm thiết cùng niềm tự hào với sức sống mãnh liệt của quê hương.

2/. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

 Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.

3/. Thái độ: GD kỹ năng sống: tình cảm tự hào & tin yêu với mảnh đất và con người quê hương ; ý chí vươn lên trong cuộc sống. Tích hợp GD môi trường : Bảo vệ rừng & cảnh thiên nhiên hữu tình.

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122: Văn bản Nói với con - GV: Phan Thị Kiều Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Phan Thị Kiều Nga 
Ngày soạn: 28/02/2011 
Ngày thực hiện: 07/03/2011
Tiết : 122 Văn bản
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Y PHÖÔNG
Giúp học sinh
Kiến thức: 
Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái. 
Tình yêu quê hương thắm thiết cùng niềm tự hào với sức sống mãnh liệt của quê hương.
Kỹ năng: 
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
Thái độ: GD kỹ năng sống: tình cảm tự hào & tin yêu với mảnh đất và con người quê hương ; ý chí vươn lên trong cuộc sống. Tích hợp GD môi trường : Bảo vệ rừng & cảnh thiên nhiên hữu tình.
 CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 
GV: 
Thiết kế bài dạy. 
Phương tiện dạy học: Sưu tầm chân dung Y Phương + tranh ảnh về người Tày và non nước Cao Bằng + ứng dụng Multimedia (thay bảng phụ).
Định hướng dạy học: tích cực + tích hợp + ứng dụng CNTT
HS: 
Tìm chi tiết trữ tình trong thơ. 
Soạn theo hướng dẫn ở phần Đọc- hiểu văn bản.
Phương tiện học tập: Giấy nháp hội ý + viết đoạn văn ngắn
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
Nội dung: Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha. Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm, gợi nghĩ trong thơ Y Phương.
Phương pháp: giảng bình + gợi mở + thảo luận 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: 
Ổn định: (1’)
Kiểm bài: (3’) (slide 2) Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”của Hữu Thỉnh và nêu nội dung bài thơ
Dẫn vào bài mới: Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. "Nói với con" của Y Phương là một trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG
T’
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu
MT: 
KT: Có kiến thức cơ bản về tác giả & tác phẩm.
KN: Tái hiện những hiểu biết có liên quan đến tác giả & tác phẩm có liên quan đến bài thơ. 
HD tìm hiểu về nhà thơ 
(lệnh) Đọc chú thích (*)
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Y Phương ? [câu hỏi tái hiện]
Định hướng 
GV nêu thêm vài nét chính về TG (slide 4)
Tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước.
Quê quán: Lăng Hiếu – Trùng Khánh – Cao Bằng.
1981 công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng.
Sau đó học Trường Viết văn Nguyễn Du.
1993 Chủ tịch Hội VHNT Cao Bằng.
Nay công tác ở Hội NV/VN
Tác phẩm chính:
Người hoa núi (kịch bản Sân khấu 1982).
Tiếng hát tháng Giêng (1986).
Lửa hồng một góc (1987).
Lời chúc (1991).
Đàn then (1996).
Các giải thưởng về VHNT:
Giải A Hội Nhà văn VN [1987] với tập thơ Tiếng hát tháng Giêng.
Giải A Hội Văn học dân tộc - Hội Nhà văn VN [1987] với tập thơ Lời chúc.
HD tìm hiểu về tác phẩm
? Nêu thời gian sáng tác của tác phẩm?
Định hướng 
HD tìm hiểu một số từ: 
(slide 5-6-7-8)
Người đồng mình
lờ
thung 
Chuyển: 
Phần đọc hiểu chú thích giúp ta hiểu thêm những nét chính về tác giả, tác phẩm. Đây cũng là cơ sở để ta hiểu về văn bản chính được trích học hôm nay
Hoạt động 2: 
HD Đọc hiểu văn bản
MT:
KN: Rèn kỹ năng đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trong bài thơ tiếng dân tộc ít người.
KT: Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha. Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm, gợi nghĩ trong thơ của tác giả là người dân tộc Tày.
TĐ: GD tình cảm tự hào & tin yêu với mảnh đất và con người quê hương ; ý chí vươn lên trong cuộc sống.Tích hợp GD môi trường: Bảo vệ rừng & cảnh thiên nhiên hữu tình.
Hướng dẫn đọc: Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.
- Đọc mẫu một lần
- Gọi HS đọc.
- Gọi h/s khác nhận xét 
Tìm hiểu PTBĐ và thể loại:
? Kiểu văn bản của bài thơ này là gì?
? Xác định thể loại của văn bản.
Hướng dẫn tìm hiểu bố cục: 
? Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?
Định hướng [slide 9]
? Từ bố cục VB, em hiểu toàn VB thể hiện điều gì ? [Ølời người cha nói với con về cội nguồn và sức mạnh của quê hương]
Định hướng
ù Chuyển: Từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung; từ tình cảm với con, tình cảm gia đình mở rộng ra thành tình cảm quê hương; từ kỷ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống. Chủ đề bài thơ “Nói với con” được khái quát một cách tự nhiên & thấm thía.
 Hướng dẫn PT văn bản:
(lệnh) Đọc diễn cảm khổ đầu
? Ta thử nhận xét về cách diễn đạt của 4 câu thơ đầu? (cách diễn đạt đặc sắc của người miền núi)
? 4 câu thơ đầu giúp ta hình dung cảnh tượng gì? [ØCon được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ trong những bước đi đầu đời]
(Nói thêm: Tác giả đã vận dụng câu tục ngữ Thái “Chân ngoài rừng, tay trong nhà” để xây dựng câu “chân phải..tới tiếng cười”)
? Hình tượng gia đình trong 02 câu “Cha mẹ mãitrên đời”, giúp ta liên tưởng cuộc sống gia đình này ra sao?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật trong các câu trên?
Bình ngắn: 
Không khí gia đình nhỏ này thật ấm áp, êm đềm, quấn quýt. Cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm, cái tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong bình yên và tình yêu, niềm mơ ước của cha mẹ. Con dần lớn khôn, trưởng thành, cuộc sống tươi vui, êm đềm trong lao động cần cù của dân tộc Tày. 
Định hướng [silde 10]
? Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm & PT các câu thơ nói lên điều ấy ? [ØThiên nhiên & cuộc sống lao động che chở nâng bước con khôn lớn “Đan lờ cài  cho những tấm lòng]
Định hướng [silde 11]
Bình chuyển & tích hợp GD môi trường: 
Thiên nhiên rừng núi quê hương đầy thơ mộng, trữ tình đã dang đôi tay êm ả để chở che nuôi dưỡng con người cả tâm hồn và lối sống. Hãy tích cực bảo vệ rừng & cảnh thiên nhiên hữu tình; để núi rừng thiên nhiên mãi mãi dang đôi tay xinh đẹp, ấm áp để chở che bao dân tộc đang sống trên đất nước thổ cẩm hoa gấm này. Và, Y Phương muốn nói rằng con là sinh linh bé nhỏ được sinh ra và lớn lên trong vòng tay đầy yêu thương, sự chở che của cha mẹ, của mái nhà, của núi rừng và cả quê hương. Con là sản phẩm hoàn hảo nhất của cuộc đời và chính cuộc đời ban tặng cho con những gì đẹp đẽ nhất. Vì vậy, khổ thơ đầu, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng và nhắc nhở lòng biết ơn cần có ở mỗi con người mà khổ thơ tiếp theo sẽ cho ta rõ hơn về điều này!
(lệnh) Đọc phần thơ còn lại
? Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của “người đồng mình”? 
(slide 12) Hướng dẫn thảo luận
? Các câu thơ : “Người đồng mình thương lắm..cực nhọc” diễn tả điều gì? [ØVất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo; giàu chí khí, niềm tin, cần cù nhẫn nại làm nên quê hương với phong tục tập quán tốt đẹp]
? Từ đó cha muốn nói với con tình cảm gì đối với quê hương? Nghệ thuật nào đã giúp tác giả chuyển tải được điều đó? (Từ phủ định, so sánh, thành ngữ, điệp từ)
Định hướng (slide 13+14)
? Chú ý đoạn thơ “Người đồng mình thô sơ phong tục” 
? Người đồng mình không chỉ cần cù chịu khó, giàu chí khí niềm tin mà họ còn có những đức tính tốt đẹp nào khác nữa? Câu thơ nào nói lên điều đó?
[chú ý 2 câu thơ: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục]
? Hành động tự đục đá gợi lên công việc như thế nào? [vất vả, nặng nhọc, lâu dài]
? Bên cạnh nghĩa miêu tả cụm từ trên còn nói lên tình cảm gì của người đồng mình đối với quê hương? (Họ yêu quê hương, làm giàu quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình)
Định hướng
Bình giá: “Người đồng mình thô sơ da thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” ð Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con” [] Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa truyền thống. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn, là bản sắc riêng và còn là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của người Tày.”
Định hướng (slide 15)
? Từ đó, nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở đoạn thơ cuối? (Giọng điệu thiết tha, ân tình)
? Em hiểu “lên đường“ nghĩa là gì ?[khởi hành của một chuyến đi (nghĩa gốc). Vào đời, vào cuộc sống (nghĩa chuyển)]
? Trong những lời thơ cuối bài này, người cha đã dặn dò con điều gì? [tự tin vững bước trên đường đời, mong con kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của quê hương]
Chốt: Bài thơ khép lại bằng lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha dành cho con. Lời dặn ấy đã vượt qua phạm vi nhỏ hẹp để đến với tất cả mọi người. Nó đã trở thành phương châm sống mà các bậc cha mẹ muốn truyền cho những người con thân yêu của mình!
Định hướng (slide 16)
Bình: Người cha muốn GD con sống phải có nghĩa có tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí & niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo, buồn, còn vất vả gian nan. Hãy là những chàng trai Đam San, Xinh Nhã để đo tầm vóc của núi cao, rừng thẳm. Quê hương dù đơn sơ, mộc mạc nhưng người đồng mình thì xây dựng quê bằng ý chí, nghị lực và sự sáng tạo đặc biệt của mình. Vững tin, tự hào với quê hương, vững bước trên đường đời thì chính là mong ước của cha về con.
Hoạt động 3: ( slide 17)
HD Tổng kết
MT:
KT: TK sự thành công về NT & ND của bài thơ.
KN: Học tập cách làm thơ.
TĐ: HS nêu được ý kiến của mình.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ (giọng điệu? hình ảnh ? bố cục ?)
Định hướng
? Mượn lời “Nói với con”, nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm điều gì? Từ đó ta rút ra bài học gì cho bản thân? (hãy luôn tự hào gắn bó với quê hương và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống)
- Chốt: Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được tâm hồn trong bản sắc của dân tộc miền núi. Nói với con hay chính là lời trao gởi cho cả thế hệ vậy!
Định hướng 
& Hệ thống hóa kiến thức:
Gọi HS đọc mục Ghi nhớ
Nhấn mạnh ý chính 
Hoạt động 4: HD Luyện tập 
MT:
KN: Rèn kỹ năng viết đoạn.
TĐ: Nhận thức đúng về tác động của bài thơ đối với bản thân.
? Trong vai người con, viết đoạn văn trả lời cha ?
- Nêu yêu cầu luyện tập, cho HS độc lập suy nghĩ, gọi trình bày khái quát, sơ bộ. (nếu còn thời gian)
- GV hướng dẫn HS về nhà
 + Hình thức: Có thể là bức thư cho dễ bộc lộ cảm xúc , tình cảm
+ Nội dung: Bày tỏ sự xúc động, lòng biết ơn và hứa hẹn đối với những lời dạy chân thành của cha.
Ghi đề mục
Xem tr. 73
Thực hiện lệnh 
Trả lời theo SGK 
Nghe.
Trả lời độc lập
Lớp bổ sung cho hoàn chỉnh.
Nghe + tự ghi nhận 
GT theo hiểu biết
Xem + theo dõi
Ghi đề mục
Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Nghe +định hướng
Nghe
Đọc theo yêu cầu 
Lớp nhận xét 
Xác định theo yêu cầu
nt..
Phát hiện trả lời
Lớp bổ sung
Xem + ghi vở
Suy luận trả lời
Nghe 
Xem tr.72
Thực hiện theo lệnh
Suy luận trả lời
Phát hiện trả lời
Phát hiện trả lời
Xem + ghi vở
Phát hiện trả lời
Xem + ghi vở
Xem tr.70
Thực hiện theo lệnh
Phát hiện ý
Hội ý theo bàn
Trả lời
Xem + tự ghi nhận
Trả lời độc lập
Lớp bổ sung
Nghe + ghi vở
Phát hiện ý
Trả lời
Lớp bổ sung
Phát hiện ý
Trả lời
Lớp bổ sung
Nghe
Xem 
Ghi đề mục
Phát hiện trả lời
Lớp bổ sung 
Ghi vở
Phát hiện trả lời
Lớp bổ sung
Ghi vở 
Xem tr.74
Thực hiện lệnh
Nghe 
Ghi đề mục 
Phát biểu độc lập
Lớp nhận xét
Nghe định hướng
3’
5’
1’
10’
12’
4’
2’
GIỚI THIỆU: 
Tác giả: Y Phương (24/12/1948)
Tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước 
Quê quán: Lăng Hiếu – Trùng Khánh – Cao Bằng
Là nhà thơ dân tộc Tày.
Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Trùng Khánh – Cao Bằng
Tác phẩm: “Nói với con”
Trích trong “Thơ Việt Nam ” [1945 - 1985]
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Đọc & tiếp xúc văn bản: 
Đọc thơ
Phương thức biểu đạt: 
biểu cảm + miêu tả 
Thể loại: thơ tự do
Bố cục: 
[theo mạch cảm xúc]
Khổ 1: Nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
Khổ còn lại: Nói với con về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương, và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
Phân tích văn bản: 
“Nói với con” về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:
Tình cảm gia đình:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
(cách diễn đạt đặc sắc của người miền núi)
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
‡F NT: điệp ngữ, điệp cấu trúc câu ð Con được lớn lên trong tình yêu thương, nâng đón, mong chờ, trong không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
Quê hương:
 “Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát”
Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui và tài hoa của người đồng mình.
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
NT: nhân hóa & ẩn dụ ð Rừng núi quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình đã che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn và lối sống.
‡F Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình của quê hương.
“Nói với con” về:
Những đức tính cao đẹp của người đồng mình:
- “Người đồng mình thương lắm con ơi”
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung 
nghèo đói
Sống như sông, như suối
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc”
‡F NT: điệp ngữ, so sánh, thành ngữ ð Vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, thủy chung, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con, 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê 
hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
‡F Giàu chí khí, niềm tin, cần cù nhẫn nại làm nên quê hương với phong tục tập quán tốt đẹp
Dặn dò con: 
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Lên đường: Trưởng thành vào đời, vào cuộc sống.
Mong con: - Hãy tự hào về truyền thống của quê hương.
 - Tự tin và vững vàng trên bước đường đời. 
TỔNG KẾT: 
Nghệ thuật:
Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.
Hình ảnh cụ thể có sức khái quát, mộc mạc và rất giàu chất thơ.
Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt cảm xúc tự nhiên.
 Nội dung: 
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
 & Ghi nhớ : (SGK/ tr.74) 
LUYỆN TẬP: (ở nhà) 
Bài tập: 
Viết một đoạn văn ngắn trả lời cha. 
Câu hỏi kiểm tra kiến thức: (2’) (slide 18) 
Theo em người cha đã nói với con những gì về người đồng mình và mong muốn về con ra sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI (slide 19)
Người cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và mong muốn con:
Sống nghĩa tình, thủy chung với quê hương.
Tự hào, kế tục và phát huy truyền thống quê hương.
Tự tin vững bước trên đường đời.
Từ đó, Y Phương đã gửi gắm: Tình thương con, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương dân tộc.
Y Ph­¬ng, ng­êi con cña d©n téc Tµy, ®· cÊt lªn nh÷ng vÇn th¬ lai l¸ng ©n t×nh cña ng­êi cha dµnh cho con, ®Ó nãi víi con vÒ nh÷ng ®iÒu thiªng liªng nhÊt cña quª h­¬ng d©n téc m×nh! Víi chÊt th¬ hån hËu, ®Ëm ®µ Y Ph­¬ng ®· vÏ nªn mét c¶nh t­îng c¶m ®éng ®ang diÔn ra tr­íc m¾t chóng ta. Cha hiÒn tõ ©u yÕm nh×n con, xoa ®Çu con. §øa con cói ®Çu l¾ng nghe cha nãi, cha dÆn. Y Ph­¬ng ®· t¹o nªn mét kh«ng khÝ gia ®×nh Êm ¸p t×nh cha con.. Y Ph­¬ng lµ mét ng­êi t×nh nghÜa, chung thñy víi quª h­¬ng. 
Khi ®äc nh÷ng vÇn th¬: “Nµng vÒ gi· g¹o ba gi¨ng.
§Ó anh g¸nh n­íc Cao B»ng vÒ ng©m.
N­íc Cao B»ng ng©m th× tr¾ng g¹o”
Th× ta l¹i nghÜ ®Õn Y Ph­¬ng, nhµ th¬ chÝnh lµ g¸o n­íc 
Cao B»ng lµm m¸t t©m hån cña mçi chóng ta!
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (2’) (slide 20)
Học thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ. 
Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài. 
Sưu tầm một số ca dao, lời ru dân gian mà em được nghe bà và mẹ từng ru về tình cha. 
Xem trước bài: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý – TT –
Soạn bài thơ : Mây và Sóng của Ta-go (trang 86–87) 
NHẬN XÉT & RÚT KINH NGHIỆM: 
Thuận lợi:--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
THAM KHẢO
Tâm sự của nhà thơ Y Phương
“Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa. Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn. Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:
“Người đồng mình thô sơ da thịt.
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con” [] Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày. ”
Đời sống có rất nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi nỗi buồn, vấn đề quan trọng là phải có ý chí, nghị lực. Người đồng mình sống như sông như suối, lên thác xuống ghềnh chẳng lo nhọc nhằn, vất vả. Và con người chẳng ai được chọn gia đình và quê hương để sinh ra, 'người đồng mình' sống trên một vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, mênh mang là đá xen lẫn thung sâu. Thế nhưng họ không chê đá gập ghềnh, không chê thung nghèo đói. Họ bền bỉ gắn bó thuỷ chung với quê hương.Người đồng mình thô sơ da thịt, ăn mặc giản dị, chỉ có áo chàm khăn piêu, lời nói mộc mạc, thô kệch, chân thành. Tuy thế nhưng chẳng ai nhỏ bé về mặt tâm hồn. Quê hương đã hun đúc chí khí, nuôi dưỡng tâm hồn khiến họ thành những con người có sức mạnh, có ý thức tự lập tự cường, ' tự đục đá kê cao quê hương', đồng thời cũng duy trì những truyền thống tốt đẹp, bảo vệ những phong tục tập quán.”
Nhà
thơ
Y Phương
và 
con gái đầu lòng
SLIDES MINH HỌA BÀI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_122_van_ban_noi_voi_con_gv_phan_thi_k.doc