Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 17

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 17

Tiết1 + 2 :

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác .

B. LÊN LỚP

1. Giáo viên giới thiệu bài

2. Bài mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

1- Hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, khúc chiết,

GV và học sinh đọc.

 GV nhận xét.

2- Từ khó: Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không định trước.

 Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ.

3 - Kiểu bài: Văn bản nhật dụng.- phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

4 - Bố cục: ( văn bản trích )

- Từ đầu . . . Hiện đại: Quá trình hình thành và đi ều kỳ lạ PCHCM

- Tiếp đến . . . Hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM.

- Còn lại: Bình luận khẳng định ý nghĩa PCHCM.

 

doc 26 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15/8/2008
Tiết1 + 2 : 
Phong cách Hồ Chí Minh
 	Lê Anh Trà
A: Mục tiêu cần đạt: 
 Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại - dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập và noi gương Bác .
B. Lên lớp
1. Giáo viên giới thiệu bài
2. Bài mới
I. Tìm hiểu chung
1- Hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, khúc chiết,
GV và học sinh đọc.
 GV nhận xét.
2- Từ khó: Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không định trước. 
 Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ.
3 - Kiểu bài: Văn bản nhật dụng.- phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
4 - Bố cục: ( văn bản trích )
- Từ đầu . . . Hiện đại: Quá trình hình thành và đi ều kỳ lạ PCHCM
- Tiếp đến . . . Hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của PCHCM.
- Còn lại: Bình luận khẳng định ý nghĩa PCHCM.
II: Đọc và tìm hiểu văn bản:
1 : Con đường hình thành PCHCM
 GV cho học sinh đọc đoạn 1 (HS đọc đoạn 1)
Hỏi: Đoạn văn đã khái quát hoá
vốn tri thức văn hoá của Bác NTN?
Hãy nhận xét cách viết của tác giả, tác dụng? 
Do đâu mà người có vốn tri thức văn hoá ấy?
Hãy tìm dẫn chứng trong bài viết để chứng tỏ đIều đó 
Điều kì lạ trong phong cách HCM là gì 
Hãy nhận xét cách lập luận, nêu dẫn chứng của tác giả?
 Tác dụng?
Giáo viên chốt: nét độc đáo kì lạ nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau, thống nhất trong con người HCM 
 GV cho học sinh đọc 
PC HCM được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
Tác giả bình luận bằng cách nào?
 GV liên hệ “Di chúc” Bác Hồ
ý nghĩa cao đẹp của PCHCM là gì ?
? Trong phần cuối văn bản tác giả dùng phương pháp thuyết minh nào?
?Hãy nhận xét về NT viết truyện của tác giả?
Học tập PCHCM em phải làm
gì ?
 (HS làm việc độc lập)
Vốn văn hoá sâu rộng, am hiểu nhiều về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới
 - Cách viết so sánh, khái quát 
 Khẳng định giá trị của nhận định 
- Nhờ: thiên tài , dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động c/m đầy gian khổ 
 (Học sinh thảo luận phát biểu)
 (HS thảo luận chứng minh)
- ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người, đã trở thành nhân cách rất Việt Nam.
-Lập luận xác đáng, chặt chẽ luận cứ chân thực, lối diễn đạt tinh tế tạo nên sức thuyết phục lớn 
2, Vẻ đẹp PC HCM thể hiện trong phong cách sống và làm việc 
 (1 học sinh đọc)
 (Học sinh làm việc độc lập)
+ Có ba luận cứ
 -Nơi ở: Nhà sàn, đồ đạc đơn sơ, trang phục: áo bà ba nâu , áo trấn thủ , đôi dép lốp, cái quạt mo . -Ăn : đạm bạc ,món ăn dân tộc ,cà ,cá kho ,dưa ghém ,cháo hoa 
+ Bình luận và so sánh “ Chưa có vị nguyên thủ quốc gia... Nguyễn Bỉnh Khiêm” 
3: ý nghĩa PCHCM:
 (HS đọc đoạn cuối)
 So sánh - Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan điểm thẩm mĩ về lẽ sống.
- Khác các vị danh nho: đay là lối sống của một chiến sĩ lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến và XDCNXH.
III: Tổng kết: 
 - NT: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tấm lòng ngợi ca 
 - ND: Dó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc 
Và tinh hoa văn hoá nhân loại giữa thanh cao và giản dị 
IV: Luyện tập 
 HS thảo luận - Cử đại diện trả lời:
 V. Chuẩn bị tiết 3: Các phương châm hội thoại
 Ngày 16/8/2008 
T iết 3: TV: Các phương châm hội thoại
 A: Mục tiêu cần đạt : 
 Củng cố kiến thức đã học ở lớp 8 
 Nắm được phương châm hội thoại ở lớp 9 
 Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội 
B Lên lớp
1. KTBC : ? Qua văn bản Phong cách HCM của Lê Anh Trà đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác? 
2. GV giới thiệu bài 
3. Bài mới
I: Khái niệm phương châm về lượng
	 GV cho HS đọc hai VD
 * Đọc đoạn đối thoại 
 - An: Cậu có biết bơi không?
 - Ba: Biết chút, thậm chí bơi giỏi nữa.
 - An: Cậu học bơi ở đâu vậy?
 - Ba: Dĩ nhiên là dưới nước chứ ở đâu.
Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
Muốn cho người đọc người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì?
Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ b, trang 9
? Câu hỏi và câu trả lời của hai người có gì trái với câu hỏi đáp bình thường không?
 Muốn hỏi đáp chuẩn mực không thừa không thiếu, cần chú ý điều gì?
 GV chốt phần ghi nhớ:
GV cho HS đọc truyện
Truyện cười phê phán thói xấu nào? Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
GV cho HS đọc ghi nhớ:
 GV hướng dẫn
- Không 
-Vì nó mơ hồ về nghĩa (Vì An muốn biết địa điểm bơi)
- Người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? ở đâu? như thế nào?
 HS đọc VD b (trang 9)
 HS làm việc độc lập
 + Thừa từ ngữ: “Cưới- từ khi tôi mặc cái áo mới này ” 
Khi giao tiếp cần nhớ: Nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu 
 HS đọc ghi nhớ 1
II: Phương châm về chất:
 1 HS đọc
 HS thảo luận nhóm
 - Phê phán thói xấu khoác lác nói nhỡng điều mà mình cũng không tin là có thật.
 - Không nói những điều mình không tin là đúng, hoặc không có bằng chứng xác thực.
 HS đọc ghi nhớ 
III: Luyện tập:
 HS lần lượt làm bài tập
 * Số 1: 
 1, Thừa cụm từ: “ muốn ở nhà”
 2, Thừa cụm từ: “ Có hai cành”
 * Số 2: 
 1, Nói có căn cứ chắc chắn là: Nói có sách mách có chứng
 2,Là nói dối.
 3, Là nói mò.
 4, Nói nhăng nói cuội.
 5,  Nói trạng
 Vi phạm phương châm về chất 
 * Số 3:
 - Thừa: “ Có nuôi được không?” 
 Vi phạm phương châm về lượng
 IV. Dặn dò 
 HS về làm bài tập 4 +5
Chuẩn bị tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
Ngày 17/8/2008
Tiết 4 : Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh 
 A: Mục tiêu cần đạt :
 Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh .
 Rèn luyện một số kỹ nưang về biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .
B : Lên lớp
1. KTBC: Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất? Cho VD?
 2. GV giới thiệu bài, 
3. Bài mới
I/ Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-
Ôn tập văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh là gì ?
Mục đích của VB thuyết minh là gì ?
? Các phương pháp thuyết minh thường dùng 
 GV cho HS đọc
?Văn bản thuyết minh vấn đề gì? 
? Vấn đề đó có khó không ? Tại sao?
 Để cho sinh động , ngoài PPTM đã học , tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Hãy chỉ ra.
GV cho HS tìm các chi tiết 
 thuyết minh
Tóm lại : Các yếu tố nghệ thuật cố tác dụng gì 
 GV cho 3 HS đọc VB
Bài văn có tính chất thuyết minh không?
 Tính chất ấy được thể hiện ở điểm nào ? 
Những PPTM nào đã được sử dụng ?
Bài thuyết minh có gì đặc biệt, tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?
 - Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan , về đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên , xã hội bằng phương pháp giới thiệu , trình bày , giải thích.
- Mục đích : cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng , vấn đề được chọn làm đối tượng thuyết minh .
- Phương pháp : Định nghĩa, nêu VD, dùng số liệu, phân loại, so sánh . 
II/ Một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh 
 - 3 HS đọc diễn cảm VB “ Hạ Long Đá và Nước”.
-VĐ : “Sự kì lạ của Hạ Long”
 HS thảo luận nhóm 
- Đây là vấn đề khó , vì :
 Đối tượng thuýêt minh rất trừu tượng và phải truyền được cảm xúc thích thú tới người đọc. 
- Nghệ thuật miêu tả,so sánh  
+ Miêu tả sinh động : “chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động vô tri bỗng trở nên linh hoạt , có thể động đến vô tận, có tri giác , có tâm hồn”.
+ Tiếp theo là TM ( giải thích ) vai trò của nước “ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách .”
+ Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên , sự sống của Đá và Nước , sự thay đổi của thiên nhiên .
+ Cuối cùng là triết lý : “Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả ‘’.
+ Tiếp theo là phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên , sự sống của Đá và Nước , sự thay đổi của thiên nhiên .
+ Cuối cùng là triết lý : “Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả ‘’.
 +Trí tưởng tượng phong phú văn bản có sức thuyết phục cao 
 HSđọc ghi nhớ : 
III : Luyện tập :
 HS đọc VB “Ngọc hoàng xử tội Ruồi xanh ‘’ .
 HS thảo luận .
 - Có :vì cung cấp tri thức khách quan về loài ruồi .
- Chi tiết : “Còn là Ruồi xanh  Ruồi giấm ‘’
 _ “Bên ngoài ruồi mang 60019 tỉ con ruồi ‘’
 _ “Một mắt chứatrượt chân’’ 
+Phương pháp : giải thích nêu số liệu so sánh .
 Đặc biệt : - giống tường thuật một phiên toà (hình thức )
- Giống một cuộc tranh luận pháp lý (cấu trúc ) - Câu chuyện kể về Ruồi (nội dung ).
 - Kể chuyện ,miêu tả ,ẩn dụ .
III. dặn dò: Học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 5: Luyện tập
Ngày 18/8/2008
Tiết 5 : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A : Mục tiêu cần đạt : 
 Ôn tập ,củng cố hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh ,nâng cao thông qua các biện pháp nghệ thuật .
 rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM .
 B : Lên lớp
1. KTBC: ? Để viết một văn bản thuyết minh hay chúng ta phải làm gì? Các biện pháp nghệ thuật cần sử ntn?
GV cho HS nhắc lại 
 Yêu cầu về nội dung ?
Yêu cầu về hình thức ?
 Phần mở bài cần nêu gì ?
I :Yêu cầu của VBTM :
 3 HS nhắc lại :
_Nội dung : Nêu dược công dụng cấu tạo ,chủng loại , lich sử của các đồ dùng ( ở các đề đã cho)
_ Hình thức 
 Biết vận dụng một số biện pháp NT để giúp cho VBTM sinh động hấp dẫn 
II : Lập dàn ý : 
 Thuyết minh về cái nón :
 1 : Mở bài : Giới thiệu chung cái nón
Thân bài cần thuyết minh gì?
Phần kết bài cần nêu những gì ?
 2 : Thân bài :
 a, Lịch sử chiếc nón .
 b, Cấu tạo chiếc nón .
 c , Quy trình làm chiếc nón .
 d, Giá trị kinh tế, văn hoá, của chiếc nón .
 3 : Kết bài :
 Cảm nghĩ chung về chiếc nóntrong đời sống hiện nay.
 III : Hướng dẫn viết phần mở bài 
 * Ví dụ 1 :
 Là người Việt Nam, ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn ? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chở thóc .Chị ta đội chiếc nón trắng đi chơi, chèo đò. Em ta đội chiếc nón trắng đi học. Các chị văn công duyên dáng trong áo dài thướt tha với điệu múa nón Chiếc nón trăng là thế, gần gũi, thân thiết biết chừng nào . Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi mình : Chiếc nón trắng có tự khi nào ? Nó được làm như thế nào ? Có giá trị gì về kinh tế, văn hoá nghệ thuật ?
* Ví dụ 2 : Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ được dùng để che mưa, che nắng. Mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam .
Chiếc nón trắng dường như đã đi vào câu ca dao :
 	 “Qua đình ngả nón trông đình 
 Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu .
 Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nó ... m được tình huống giao tiếp như: Nói với ai? nói khi nào? mục đích?
Ghi nhớ: 1 HS nhắc lại .
 Việc vận dụng các phương châm hội thoại phải phù hợp với tình huống giao tiếp như
II/ Những trường hợp không 
 tuân thủ theo PCHT.
 - HS làm việc độc lập, tóm lại các vấn đề đã học. Đọc lại các vấn đề đã phân tích.
-Tình huống tuân thủPCHT lịch sự. Còn các tình huống khác không tuân thủ.
 HS đọc và trả lời câu hỏi.
An: cậu cho biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào không?
Ba: Đâu khoảng thế kỷ XX.
 -Không.
-Phương châm về lượng không được tuân thủ.(Không cung cấp đầy đủ thông tin An muốn biết)
-Vì không biết rõ cụ thể năm nào, nên Ba trả lời chung chung. 
 HS tự tìm hiểu mục 3, trả lời và tranh luận
 Không.
-Vì: nói thật khiến người bệnh hoảng sợ tuyệt vọng.
- Không tuân thủ PCHT về chất
(nói điều mà mình không tin là đúng ) 
- có thể chấp nhận được , vì nó có lợi cho bệnh nhân,giúp họ lạc quan hơn trong cuộc sống.
- HS có thể lấy các ví dụ khác.
- HS làm việc độc lập - Trả lời mục 4. 
 -Nghĩa hiển ngôn: không tuân thủ.
-Nghĩa hàm ngôn: đã tuân thủ.
-Hiểu: tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đíchnhắc nhở con người ngoài tiên bạc còn có mối quan hệ láng giềng như: bạn bè, gia đình
Ví dụ: Chiến tranh là chiến tranh, nó vẫn là nó, rồng là rồng.
* / Ghi nhớ :
 2Hs đọc:
III/ luyện tập:
HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
 BT Số1:
 Đối với cháu bé 5 tuổi, thì “ Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao” là chuyện viễn vông mơ hồ .
 Câu trả lời của ông bố đã không tuân thủ PCCT.
 Còn với những người đi học đã biết thì đây đã trả lời đúng.
 BT Số2:
 Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, không tuân thủ PCHT lịch sự.
 Đó là sự vô lý, vì khách đến nhà ai, phải chào hỏi, rồi mới nói chuyện.
 D/ Dặn dò: 
 HS về làm bài tập còn lại :
 Chuẩn bị tiết 14-15 Viết bài tập làm văn số 1
Ngày soạn:25/8/2008
Tiết 14+15: TLV Viết bài tập làm văn thuyết minh
 A/ Mục tiêu cần đạt:
 HS viết được VBTM trong đó cố sử dụng yéu tố miêu tả.
 Tuy nhiên yêu cầu thuyết minh khoa học phải chính xác, mạch lạc vẫn là chủ yếu.
 Rèn luyện kỹ năng thu thập tài liệu, hệ thống chọn lọc tài liệu, viết VBTM có sử dụng yếu tố miêu tả.. Bố cục đảm bảo 3 phần.
 B/: Lên lớp :
 1/ Đề bài: Cây lúa Việt Nam
 2/ HS làm bài .
 3/ GV thu bài về chấm 
 * Yêu cầu cần đạt :
Dàn bài:
 a. Mở bài: Giới thiệu cây lúa và tầm quan trọng của nó đối với ngời á đông
 b. Thân bài:
 - Nguồn gốc cây lúa
 - Đặc điểm
 - Sự phát triển của cây lúa 
 + Trớc khi gieo hạt
 + Cây mạ đem cấy
 + Thời kì con gái
 + Thời kì trổ bông, làm đòng
 + Thời kì chắc hạt đến chín
Các loại lúa
Lợi ích, vai trò của lúa trong đời sống con ngời
Kết bài : Khẳng định lại tầm quan trọng của lúa
- Bố cục có ba phần rõ ràng :
 + Mở bài .
 + Thân bài.
 + Kết bài .
Trình bày sạch đẹp , ít mắc lỗi chính tả, câu 
Nội dung : Đối tượng thuyết minh cụ thể ( Cây bàng ).
Hướng viết : Thuyết minh kết hợp miêu tả .
 C/ Dặn dò :
 Về soạn bài : “ Người con gái Nam Xương ”.
Ngày soạn:26/8/2008
 Tiết 16+17: Chuyện người con gái Nam Xương
 ( Trích “ Truyền kỳ mạn lục” ).
 Nguyễn Dữ.
 A/ Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết- người phụ nữ Việt Nam- nạn nhân của chế độ phong kiến.
 Nắm được đặc điểm chủ yếu của Truyền kỳ .
 Rèn luyện kỹ năng tóm tắt VB tự sự và phân tích nhân vật trong VB tự sự.
 B/ Tiến trình hoạt động dạy – Học:
KTBC: ? Nguyên nhân trong việc không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Vào bài:
Bài mới
I - Tìm hiểu chung văn bản:
1/ Tác giả: HS giới thiệu .
GV bổ sung:
 Bố đậu tiến sĩ, bản thân ông là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã đỗ cử nhân.
 Ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan trở về quê ở ẩn.
 2/ Tác phẩm:
 Giải nghĩa tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục : Ghi chép tản mản những truyện có yếu tố ly kỳ được lưu truyền.
 Gồm 20 truyện ,19 truyện có lời bình , tác phẩm viét bằng văn xuôi chữ Hán, xen lẫn một số bài thơ. Song phần sáng tác vẫn là chủ yếu. Tác phẩm được đánh giá: “ Thiên cổ kỳ bút”.
 Nhân vật chính chủ yếu là phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc. ..
 3/: Đọc và tìm hiểu từ khó
II/ Phân tích:
 GV cho HS kể tóm tắt.
Trong gia đình Vũ Thị Thiết có mấy nhân vật?
Đâu là nhân vật chính?
Trương Sinh được giới thiệu là người như thế nào?
Vũ Thị Thiết được giới thiệu là người như thế nào ?
 ở đây tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp nào của nàng?
 Em có nhận xét gì về hai nhân vật?
Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương thể hiện ở những khía cạnh nào?
 Biết tính chồng hay đa nghi, nàng đã làm gì?
Vì vậy gia đình nàng vẫn như thế nào?
Tiễn chồng ra trận, nàng đã làm gì và mong ước điều gì?
Lời nói của nàng khiến cho mọi người như thế nào?
Em có nhận xét gì về tình cảm nàng dành cho chồng?
Trong năm tháng xa chồng nàng đã sống như thế nào?
Lời trăng trối của bà, giúp ta hiểu thêm gì về Vũ thị thiết?
 GV cho HS đọc:
 Nỗi oan của Vũ Nương là gì?
Hãy tìm nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương
Thực ra tấm thảm kịch đó có tránh được không? Chi tiết nào hé mở điều đó?
Vũ Nương lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan ức của mình, vơí tính cách của nàng điều này có phù hợp không?
 Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì?
 GV bình.
Em có nhận xét gì về lời nói cuối cùng của Vũ Nương trước khi chết?
 Ai là người tìm ra sự thật sau cái chết của Vũ Nương?
 Nhận xét cách tháo nút của câu chuyện.
 - GV bình cái bóng 2:
 GV hướnh dẫn HS phân tích làm rõ chủ đề.
Giá như câu chuyện chấm dứt ở đoạn Vũ Nương chết, Trương Sinh nhận ra sai lầm cũng là trọn vẹn. Song tác giả còn thêm đoạn nàng xuống thuỷ cung gặp Phan lang, theo em nếu bỏ bớt đi đoạn này thì truyện có hay hơn, hay bớt giá trị đi?
Sau khi được giải oan , nàng nói vọng với chồng câu gì?
Nàng định về sao lại không về?
Kết thúc câu truyện có ý nghĩa gì
Điều gì làm em thấm thía nhất khi học xong?
Có những vấn đề gì đặt ra từ câu chuyện ?
Nỗi khổ của người đàn bà trong XHPK là gì?
Hậu quả của thói ghen tuông ích kỷ?
Điểm mạnh yếu của câu truyện?
Nội dung tư trưởng của truyện là gì?
Nết đặc sắc về nghệ thuật ở đây là gì?
 2 HS kể tóm tắt:
có 4 nhân vật: bà mẹ, đứa con, hai vợ chồng
-Trương Sinh và Vũ Thị Thiết.
1/ Trương Sinh:
- Có tính đa nghi.
- Không có học. 
 đ Nông nổi,hay ghen ,vô học, thiếu chiều sâu nội tâm 
2/ Nhân vật Vũ Thị thiết:
-Thuỳ mị nết na . (vẻ đẹp nội tâm).
Tư dung tốt đẹp (Hình thức).
đ Vẻ đẹp hoàn mĩ,vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh.
đ Nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, đức hạnh.
 - Xây dựng nhân vật có tính cách đối lập, hai con người có cá tính trái ngược nhau, (báo hiệuhạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ).
a/ Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương.
 HS làm việc độc lập - Tìm những chi tiết bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nàng.
* Khi lấy chồng:
 + Giữ gìn khuôn phép: nết na,cư xử đúng mực, phải đạo làm con ,làm vợ .
đ Gia đình thuận hoà, hạnh phúc trong ấm ngoài êm.
 * Khi chồng đi lính:
 Rót rượu ,dặn chồng: “Chàng đi . Bay bổng "
Mọi người đều khóc,vì lời nói tha thiết, tràn đầy tình yêu thương chồng. Chỉ mong chồng trở về “bình yên” không mong vinh hiển phú quí. Ước mơ thật bình dị.
đ Tình cảm thiết tha đằm thắm (là xúc động lòng người).
NT: -câu văn biền ngẫu nhịp nhàng, hình ảnh ước lệ, điển tích “Thế chẻ tre, dưa chín quá kỳ, liễu rủ bãi hoang” Góp phần bộc lộ tình cảm của nàng.
 b/ Khi chồng đi xa:
- Bướm lượn đầy vườnChân trời: Nhớ thương chồng tha thiết, buồn và cảm thấy cô đơn.
- Sinh con một mình .
- Chăm sóc mẹ chồng ân cần dịu dàng, chân thành như đối với cha mẹ.
- Khi mẹ chồng qua đời: lo việc ma chay chu đáo
- Lời trăng trối của bà: Nàng là người phụ nữ hiền thục,lo toan tình nnghĩa vẹn cả đôi bề. Làm tròn bổn phận của người vợ ,người mẹ,người con dâu.
c/ Nỗi oan của Vũ Nương: 
HS đọc từ “ Qua ba năm..nhỏ.”
 HS thảo luận nhóm:
-Nỗi oan: bị nghi mgờ là thất tiết.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lời nói của bé Đản “Bóng”.
+ Do Trương Sinh đa nghi.
+XHPK nam quyền.
+ Cuộc hôn nhân bất bình đẳng, chính Trương Sinh đẵ bức tử Vũ Nương. 
+ Quan niệm của CĐPK không công nhận những người phụ nữ bị lầm lỡ.
+ Do chiến tranh.
 HS thảo luận- bày tỏ ý kiến.
 HS thảo luận nhóm- cử đại diện trả lời. 
-Vũ Nương tự vẫn, vì oan ức tuyệt vọng. Nó phù hợp với tính cách của nàng, vả lại trong xã hội ấy nàng không còn con đường nào khác.
 - Cái chết vô lý, bi thảm đáng thương, đáng hận. Đó là hành động quyết liệt của người phụ nữ đáng thương,bất hạnh lấy cái chết để bảo vệ danh dự, đó là sự đầu hàng số phận, là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, hồ đồ,vũ phu và luật lệ hà khắc của chế độ PK.
 HS làm việc độc lập.
3/ Sự thật về Vũ Nương 
- Trương Sinh. 
- Bé Đản.
 - “Cái bóng” khái quát sự cô đơn, đó là tấm lòng của nàng đối với chồng, là sự hiểu lầmTháo nút bất ngờ đơn giản, hợp lí đẩy câu chuyện lên tới đỉnh điểm của bi kịch.
* Chuyện của Vũ Nương sau khi chết:
 HS tóm tắt truyện- thảo luận.
 HS tranh luận- bình:
+ Thêm : - Câu chuyện kết thúc có hậu đúng nguyện vọng minh oan cho Vũ Nương.
- Người có phẩm hạnh chết oan vẫn giữ trọn phẩm hạnh của mình là lời cảnh tỉnh  dư vị..- Truyện thêm ly kỳ hấp dẫn hơn .
 - Làm rõ đăc trưng của thể loại.
 HS tìm- đọc .
 HS độc lập làm việc.
-. Dù có phẩm hạnh , khát khao hạnh phúc trần thế , thì người phụ nữ trong CĐPK vẫn không thể có hạnh phúc . Cái chết vẫn là sự kết thúc , bi thảm không cứu vãn được.
Kết truyện có ý nghĩa :
+ Chiêu tuyết cho Vũ Nương.
+ Người tốt hàm oan nhất định hưởng hạnh phúc ở kiếp sau.
+ Mang tính bi kịch.
- Học sinh trao đổi thảo luận
III / Tổng kết
 HS trao đổi.
 GV tổng hợp : 
 Thân phận và hạnh phúc bấp bênh của người đàn bà trong XHPK đầy rẫy mâu thuẫn , chúng ta liên miên.lễ giáo “ Tam tòng tứ đức” nặng nề.
* ND tư tưởng:
- Tư tưởng thần linh .
- Tiếng nói nhân văn sâu sắc phê phán XHPK.
- Chuyện xã hội Việt Nam.
* NT :
- Thêm phần sau kể chuyện sáng tạo , tình tiết , chi tiết hấp dẫn.
-Nhân vật còn sơ lược , còn nhiều điển tích song đã có tính cách riêng
-Bố cục chặt chẽ, NT kể chuyện khéo , chi tiết “ cái bóng” được cài đặt đầy dụng ý.Giá trị tố cáo cao.
IV/ Luyện tập:
Bài tập số 1: Chiếc “bóng” trên tường là 1 chi tiết NT đắt giá . Hãy phân tích.
 + Khái quát , hình tượng hoá.
 + Thể hiện 1 tấm lòng.
+ Đó là sự hiểu lầm , sự ngộ nhận.
 Cái “ bóng”gỡ nút câu chuyện , nó thể hiện sự cô đơn của người chồng . Tấm lòng của người vợ “vợ với chồng” như “hình với bóng”tấm lòng người mẹ
 Cái bóng khái quát tấn bi kịch của một con người . Tạo ra sự hấp dẫn của truyện.
 Bài tập số 2:
 Có ý kiến cho rằng chi tiết kỳ ảo phần cuối truyện có giá trị nhân văn: theo em ?
 + Yếu tố kỳ ảo:
 Làm rõ đặc trưng thể loại.
 Là chi tiết nhân văn: ảo thực , hậu và không có hậuĐó là giấc mơ , là lời cảnh tỉnh để lại dư vị xót thương ngậm ngùi cho người đọc.
IV. Dặn dò: 
 Bài tập số 3 : Về nhà	
	Chuẩn bị tiết 18 Xưng hô trong hội thoại	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1 ... 17.doc