Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30

Văn học

Phong cách Hồ Chí Minh

 ( Lê Anh Trà )

A . Mục tiêu cần đạt .

- Qua giờ giảng giúp HS thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm châtt dân tộc và tinh hoa nhân loại trong tiếp nhận văn hoá giữa cái bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .

- Từ đó giúp HS thêm kính yêu Bác tự nguyện noi gương Bác Hồ vĩ đại .

- Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng .

B . Chuẩn bị .

 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu , ảnh Bác Hồ .

 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .

C . Tiến trình tiết dạy .

 1 . ổn định tổ chức lớp .

 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .

 3 . Bài mới .

 

doc 51 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19 – 8 – 2008
Tuần 1 
TS : 1, 2
Văn học
Phong cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà )
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm châtt dân tộc và tinh hoa nhân loại trong tiếp nhận văn hoá giữa cái bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Từ đó giúp HS thêm kính yêu Bác tự nguyện noi gương Bác Hồ vĩ đại . 
- Rèn kỹ năng đọc , tìm hiểu , phân tích văn bản nhật dụng .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu , ảnh Bác Hồ .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
 3 . Bài mới .
( ? ) Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ?
( ? ) Nêu cách đọc văn bản trên ?
( ? ) Băn bản trên được viết với mục đính gì ? Phương thức biểu đạt chính là phương thức nào ?
( ? ) Bố cục của văn bản ntn ? Nêu ý chính mỗi phần ?
( ? ) Bác đã tiếp thu văn hoá của nhân loại bằng những con đường nào ?
( ? ) Hiểu biết văn hoá của Bác sâu rộng ntn ?
( ? ) Em hiểu ntn là cuộc đời đầy truân chuyên , uyên thâm văn hoá ?
( ? ) Cách tiếp thu văn hoá của Bác có gì đặc biệt ?
( ? ) Cách tiếp thu văn hoá của Bác như vậy đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh ?
( ? ) Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc VH dân tộc ở Bác là ntn ?
( ? ) Em hiểu ntn về sự nhào lặn của 2 nguồn VH quốc tế và dân tộc ở Bác Hồ ?
( ? ) Từ đó em hiểu thêm gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ?
( ? ) Để làm rõ đặc điểm văn hoá của Bác , tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? Tác dụng ?
( ? ) Qua đó , em có tình cảm , cảm xúc ntn với Bác ?
( ? ) Tác giả đã thuyết minh P/c sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ?
( ? ) Căn nhà Bác ở được miêu tả ntn ?
( ? ) Trang phục của Bác được biểu hiện ntn ?
( ? ) Bữa ăn và tư trang của Bác tác giả thuyết minh ntn ?
( ? ) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và biện pháp NT mà tác giả sử dụng trong đoạn văn này ( ? ) Qua cách thuyết minh ấy , vẻ đẹp nào của Bác trong cách sống được làm sáng tỏ ?
( ? ) Trong phần cuối tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? Tác giả đã so sánh cách sống của Bác ntn ? Tác dụng ?
( ? ) Tác giả đã bình luận ntn khi thuyết minh p/c sinh hoạt của Bác ? 
( ? ) Em hiểu ntn là cách sống ko tự thần thánh hoá , khác đời , hơn đời ?
( ? ) Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là một quan niệm thẩm mỹ về c/s , em hiểu ntn về nhận xét này ?
( ? ) Tại sao t/giả lại khẳng định lối sống của Bác có k/năng đem lại h/phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác ? Từ đó em nhận thức ntn về vẻ đẹp của p/c HCM trong p/c sinh hoạt ?
( ? ) Nêu k/quát ND – NT chính của văn bản ?
I . Giới thiệu chung :
1 . Tác giả : Lê Anh Trà .
2 . Tác phẩm : Trích từ văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị " trong tập " Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam "
II . Đọc - hiểu văn bản .
1 . Đọc diễn cảm .
2 . Chú thích ( SGK )
3 . Bố cục :
- Mục đích : Người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh .
- Phương thức : Thuyết minh .
- Bố cục : 3 phần 
+ Phần 1 : Từ đầu  rất hiện đại – Quá trình hình thành vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác .
+ Phần 2 : Tiếp hạ tắm ao – Vẻ đẹp trong P/c sinh hoạt của Bác .
+ Phần 3 : Còn lại – Bình luận và khẳng định p/c văn hoá Hồ Chí Minh .
4 . Phân tích .
A . Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác .
- Hoạt động CM đầy gian nan vất vả : Bác đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây , ghé nhiều hải cảng các nước á , Phi , Mỹ  sống dài ngày ở Pháp , Anh 
- Hiểu văn hoá nhiều nước á , Phi , Mỹ . Thạo nhiều thứ tiếng : Pháp , Anh , Trung , Nga  làm nhiều nghề khác nhau , học hỏi nghiêm túc , tìm hiểu văn hoá NT đến mức uyên thâm .
- Truân chuyên : gian nan , vất vả .
 Uyên thâm : Tri thức văn hoá đạt đến độ sâu sắc .
- Bác tiếp thu có định hướng , tiếp thu cái hay , cái đẹp , phê phán cái tiêu cực của CNTB .
 + HS thảo luận nhóm :
- Bác là người có nhu cầu về văn hoá , có năng lực văn hoá , ham học hỏi , nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá , có quan điểm rõ ràng về văn hoá .
- Bác tiếp thu các giá trị VH của phương Tây , của nhân loại – văn hoá của Bác mang tính nhân loại .
- Bác giữ vững những giá trị VH nước nhà . VH của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . Đó là sự đan xen kết hợp hài hoà giữa 2 nguồn VH nhân loại và dân tộc trong tri thức VH Hồ Chí Minh .
- Bác là người biết kế thừa và PT các giá trị VH . Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở Bác .
- Phương pháp thuyết minh : so sánh , liệt kê , bình luận - Đảm bảo tính khách quan , khơi gợi cảm xúc tự hào , tin tưởng cho người đọc 
- Tình cảm yêu quý , tự hào , biết ơn 
B . Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ .
- 4 phương diện : căn nhà Bác ở , trang phục , bữa ăn và tư trang .
- Nhà ở : sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao , phòng tiếp khách , phòng họp BCT làm vịec và ngủ .
- Trang phục : Quần áo bà ba nâu , áo trấn thủ , dép lốp 
- Bữa ăn đạm bạc : cá kho , dưa ghém , rau luộc , cà muối , cháo hoa 
- Tư trang ít ỏi : một chiếc va li con , vài bộ quần áo , vài kỷ niệm của cuộc đời dài .
- Ngôn ngữ giản dị , cách nói dân dã đời thường .
Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác .
- Lối sống bình dị , trong sáng 
C . Y nghĩa trong phong cách Hồ Chí Minh .
- Lời bình luận , so sánh .
So sánh với lãnh tụ của các nước khác , so với các vị hiền triết xưa .
- Nêu bật được sự hài hoà giữa cái vĩ đại và cái bình dị của Bác , thể hiện niềm cảm phục của tác giả 
- Nếp sống giản dị và thanh đạm cho tâm hồn và thể xác .
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như thánh nhân , siêu phàm , ko tự đề cao mình hơn mọi người , ko đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời .
 * HS thảo luận nhóm :
+ Quan niệm về cái đẹp : với Bác sống như thế là sống đẹp . Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp .
- Tâm hồn ko phải chịu đựng nhữnh lo toan , vụ lợi Tâm hồn sẽ thanh cao , hạnh phúc , thể xác ko bị bệnh tật .
- Vẻ đẹp vốn có tự nhiên , hồn nhiên gần gũi , ko xa lạ với mọi người , mọi người đều có thể học tập .
5 . Tổng kết :
a . Nội dung :
b . Nghệ thuật :
* Ghi nhớ ( SGK ) 
III . Luyện tập .
1 . Bài tập 1 :
Trong xã hội ngày nay theo em , người có văn hoá là người ntn ?
2 . Hãy kể tên những phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình .
Tuần 1 
TS : 3 
Tiếng Việt
Các Phương châm hội thoại
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được nội dung phương châm hội thoại : p/c Về lượng , p/c về chất .
- Từ đó các em biết vận dụng các p/c này vào giao tiếp và tạo lập văn bản .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
 3 . Bài mới .
( ? ) An và Nam đối thoại với nhau về vấn đề gì ?
( ? ) Em hiểu bơi là một hoạt động ntn ? 
( ? ) Câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà Nam cần hỏi hay ko ? Vì sao ?
( ? ) Nếu em là Ba em sẽ trả lời Nam ntn ?
( ? ) Qua ví dụ trên , muốn người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì ?
( ? ) Vì sao truyện lại gây cười ?
( ? ) Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời ?
( ? ) Qua câu chuyện trên , ta thấy khi giao tiếp cần phải tuân thủ những yêu cầu gì ? Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp hàng ngày ?
( ? ) Truyện cười phê phán thói xấu nào ?
( ? ) Qua đó ta thấy trong giao tiếp nên tránh những điều gì ?
( ? ) Qua hai trường hợp trên em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
 HS làm miệng .
 HS làm nhóm .
 HS lên bảng làm .
I . Phương châm về lượng .
1 . Ví dụ : ( SGK )
* Nhận xét :
- Bơi : là di chuyển trong nước , trên mặt nước bằng cử động của cơ thể .
- không đáp ứng nội dung mà Nam cần biết vì Nam muốn biết địa điểm cụ thể nào đó : bể bơi , ao hồ , sông 
- Khi nói phải nói có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp , ko nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi .
2 . Ví dụ 2 ( SGK )
* Nhận xét :
- Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói .
+ Hỏi : Có thấy con lợn nào chạy qua đây ko ?
+ Trả lời : Tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả .
- Khi hỏi đáp cần phải chuẩn mực , chú ý ko hỏi thừa và trả lời thừa .
- Khi giao tiếp cần nói có ND – ND của lời hỏi đáp phải đúng với yêu cầu giao tiếp ko thiếu , ko thừa .
3 . Ghi nhớ : ( SGK ) 
 Gọi 2 HS đọc .
II . Phương châm về chất .
1 . Ví dụ : ( SGK ) 
* Nhận xét :
- Thói xấu khoác lác , nói những điều mà chính mình cũng ko tin là có thật .
- Trong giao tiếp ko nên nói những điều mà mình ko có bằng chứng xác thực , ko tin là có thật .
2 . Ví dụ : ( SGK ) 
* Nhận xét :
- Trong giao tiếp ko nên nói những điều mà mình ko có bằng chứng xác thực .
3 . Ghi nhớ ( SGK ) 
III . Luyện tập .	
1 . Bài tập 1 : Thừa các từ :
a . Nuôi gà ở nhà .
b . Có hai cánh .
- Sai về lượng , thêm từ ngữ mà ko thêm nội dung nào .
2 . Bài tập 2 .
Phương châm về chất : Nói nhảm nhí , vu vơ là nói nhăng nói cuội .
3 . Bài tập 3 .
Phương châm về lượng ko được tuân thủ hỏi một điều rất thừa .
4 . Bài tập 4 .
- Ăn đơm nói đặt : vu khống , bịa chuyện cho người khác .
- Ăn ốc nói mò : Nói ko có căn cứ .
- Ăn ko nói có : Vu khống , bịa đặt – P/c về chất .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Phần tiếp theo .
Tuần 1
TS : 4
Tập làm văn
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học .
- Tích hợp với văn bản : " Phong cách Hồ Chí Minh " và các p/c hội thoại đã học.
- HS Biết cách sửdụng một số biện pháp NT vào văn bản thuyết minh .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
 C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .
( ? ) Văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh " là văn bản thuyết minh đúng hay sai ? Vì sao ? 
( ? ) Hãy nêu các phương pháp thuyết minh mà em đã học ?
 3 . Bài mới .
 Gọi 1 HS đọc 
( ? ) Văn bản trên thuyết minh vấn đề gì ? Vấn đè ấy dễ hay khó thuyết minh ? Vì sao ?
( ? ) Hãy tìm những câu văn tác giả nói lên sự kì lạ của Hạ Long ?
( ? ) Về tri thức văn bản cung cấp cho người nghe có k/q ko ?
( ? ) Văn bản sử dung những p/p thuyết minh nào ?
( ? ) Hãy tìm những câu văn miêu , so sánh , nhân hoá ?
( ? ) Theo em câu văn " trên thế gian này  cho đến cả đá " Sử dụng NT gì ?
( ? ) Muốn cho văn bản t/m hấp dẫn người ta thường sử dụng những biện pháp NT nào ? Tác dụng ?
( ? ) Truyện thuộc loại văn bản gì ? Tại sao ? 
( ? ) Tính chất thuyết minh ấy được thể hiện qua những chi  ...  sắc của Thuý Kiều :
- Nghệ thuật đòn bẩy : Thuý Vân làm nền để Thuý Kiều nổi bật lên .
- Làn thu thuỷ , nét xuân sơn , hoa ghen , liễu hờn , nghiêng nước nghiêng thành .
-> Nghệ thuật ẩn dụ , thành ngữ : Vẻ đẹp của Kiều là tuyệt thế giai nhân , độc nhất vô nhị : Đôi mắt nàng trong veo như làn nước mùa thu , lông mày tươi tắn như dáng núi mùa xuân , vẻ đẹp ấy của nàng khiến cho thiên nhiên phải ghen tỵ , phải nổi giận , khiến cho thành đổ , nước mất Vẻ đẹp của nàng là vô địch , là đệ nhất thế gian này 
- Tài năng siêu tuyệt : cầm , kì , thi , hoạ 
- Nhạc buồn sầu thảm thương , não nùng .
- Tâm hồn đa sầu đa cảm 
-> Tương lai của nàng sẽ không bình yên , đầy bất trắc đau khổ " Hồng nhan bạc mệnh "
C . Nếp sống của hai chị em Kiều :
- Nếp sống phong lưu , gia giáo , quý phái , êm đềm , đoan trang 
5 . Tổng kết :
- Nội dung : 
- Nghệ thuật : 
 * Ghi nhớ : ( SGK )
III . Luyện tập .
- HS thảo luận nhóm – Trả lời miệng 
Rất khó vẽ vì vẻ đẹp của hai chị em Kiều hiện lên chung chung không cụ thể , rõ ràng 
D . Hướng dẫn về nhà . 
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : " Cảnh ngày xuân " – Nguyễn Du
Tuần 6
TS : 28
Văn học
Cảnh ngày xuân
 ( Trích " Truyện Kiều " – Nguyễn Du )
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được cảnh mùa xuân tươi đẹp , trong sáng , nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc của thiên tài Nguyễn Du kết hợp tả và gợi , sử dụng từ ngữ , hình ảnh giàu chất tạo hình .
- Tâm trạng của con người hài hoà với cảnh đẹp ngày xuân .
- Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : 
( ? ) Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều ?
( ? ) Cách tả người trong đoạn trích của tác giả có gì độc đáo ?
 3 . Bài mới .
( ? ) Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong " Truyện Kiều " ?
( ? ) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?
( ? ) Hãy tìm bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của mỗi đoạn ?
( ? ) Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ?
 Gọi HS đọc 4 câu đầu 
( ? ) Hai câu thơ đầu tác giả gợi tả điều gì ?
( ? ) Cản xúc của tác giả ntn ?
( ? ) Vẻ đẹp mùa xuân tháng ba được tác giả đặc tả qua những chi tiết nào ?
( ? ) Có ý kiến cho rằng : đây là những câu thơ hay nhất trong ; " Truyện Kiều " , ý kiến của em ntn ?
( ? ) Tác giả tả cảnh lễ gì ? Hội nào ? Cảnh ấy hiện lên ntn ?
( ? ) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào ? Tác dụng ?
( ? ) Theo em , khi làm sống dậy cả một không khí lễ hội như thế , tác giả đã thể hiện tình cảm dân tộc của mình ntn ?
( ? ) Chị em Kiều trở về trong thời gian , không gian ntn ?
( ? ) Cảnh tượng cuối lễ hội hiện lên ntn ?
( ? ) Qua một loạt các từ láy : thơ thẩn , nao nao  ta thấy tâm trạng của con người ở đây ntn ? Qua đó ta thấy thêm vẻ đẹp gì ở chị em Kiều ?
( ? ) Hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của đoạn trích ?
( ? ) Em có nhận xét gì về NT tả cảnh của Nguyễn Du qua đoạn trích ?
( ? ) Qua đó ta thấy tác giả là người có tâm hồn ntn ?
I . Giới thiệu chung .
1 . Vị trí :
- Thuộc phần đầu của : " Truyện Kiều " ngay sau đoạn tả chị em Thuý Kiều .
2 . Nội dung :
- Tả cảnh ngày xuân , cảnh lễ hội và cảnh du xuân của chị em Kiều .
II . Đọc – Hiểu văn bản .
1 . Đọc diẽn cảm :
2 . Chú thích : ( SGK )
3. Bố cục : 3 phần 
- P1 : 4 câu đầu -> Cảnh ngày xuân .
- P2 : 8 câu tiếp -> Cảnh lễ hội .
- P3 : Còn lại -> Chị em Kiều du xuân trở về 
-> Tả từ khái quát đến cụ thể , tả theo trình tự thời gian -> Bức tranh ngày xuân hiện lên thật đẹp vừa sinh động vừa khái quát , cụ thể .
4 . Phân tích :
A . Khung cảnh ngày xuân .
Ngày xuân con én đưa thoi 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi 
Cỏ non xanh gợn chân trời 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .
- Ngày xuân qua nhanh như con thoi – từng đàn én bay qua bay lại trên bầu trời như những con thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt vải .
- Cảm giác nuối tiếc thời gian trôi qua mau .
- Cỏ ( cỏ non xanh gợn chân trời )
- Hoa ( cành lê trắng điểm một vài bông hoa )
 * Học sinh thảo luận nhóm :
+ Ngôn từ giản dị – từ thuần Việt giàu hình ảnh , giàu nhạc điệu , dễ thuộc , dễ nhớ 
-> Đậm đà bản sắc dân tộc .
+ Mùa xuân bầu trời trong sáng . mặt đất tươi non bát ngát trải dài tới tận chân trời của đồng cỏ . Trên nền xanh dịu mát ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng 
-> Gợi cảnh đẹp yên ả thanh bình . Đây là bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng thanh khiết , nhẹ nhàng 
B. Cảnh lễ hội trong ngày xuân :
- Lễ : Tảo mộ .
- Hội : Đạp thanh .
- Lễ :
 Dập dìu tài tử giai nhân 
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay .
-> Nghệ thuật : So sánh , từ láy , từ ghép , cách ngắt nhịp : 4/4 , 4/2 , 2/4 .
Tác giả đã vẽ lên bức tranh lễ hội náo nức đông vui , rộn ràng . Người đi lễ chơi hội là những tại tử giai nhân , trai thanh gái tú . Họ vừa đi vừa rắc những thoi vàng giấy , đốt tiền giấy để cúng những linh hồn những người đã khuất . Đó là một truyền thống văn hoá tâm linh đẹp của các dân tộc phương Đông .
- Tình cảm tự hào , yêu quý , trân trọng vẻ đẹp , những giá trị truyền thống của dân tộc 
C . Cảnh chị em Kiều đi du xuân trở về .
- Thời gian : Chiều tà .
Tà tà bóng ngả về tây 
- Không gian : Khe nước , cây cầu , con người .
-> Cảnh và người ít , thưa vắng . Chị em Kiều thơ thẩn dan tay trở về trong buổi chiều xuân tà tà , yểu điệu , thướt tha , tình tứ 
- Tâm trạng buồn , nuối tiếc Tâm hồn yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống tha thiết , một tâm hồn nhạy cản lắng sâu .
5 . Tổng kết :
- Nội dung :
- Nghệ thuật :
 * Ghi nhớ : ( SGK )
III . Luyện tập .
- Tả cảnh gắn với tả tình – tả cảnh nhụ tình – tình và cảnh tương hợp -> Tâm hồn yêu thiên nhiên , hiểu lòng người , có tài quan sát , miêu tả tinh tế 
D . Hướng dẫn về nhà . 
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : " Kiều ở lầu Ngưng Bích " – Truyện Kiều .
Tuần 6
TS : 29 
Tiếng Việt
Thuật ngữ
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS nắm được khái niệm về thuật ngữ , phân biệt được thuật ngữ với các từ ngữ thông thường khác .
- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói và viết .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ : 
( ? ) Hãy nêu các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt ?
( ? ) Trong các cách ấy , cách nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
 3 . Bài mới .
 Gọi 1 HS đọc 
( ? ) Trong 2 cách giải thích a , b , cách giải thích nào là thông dụng mà ai cũng có thể hiểu được ?
( ? ) Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn nhất định về hoá học mới hiểu được ?
( ? ) Những định nghĩa trên được học ở những bộ môn nào ?
( ? ) Các từ ấy được dùng trong các văn bản nào ?
 Gọi 2 HS đọc bài 
( ? ) Các thuật ngữ trên còn có nghĩa nào khác nữa không ?
( ? ) Trong 2 trường hợp trên , từ muối nào có sắc thái biểu cảm ?
 HS làm miệng – Nhận xét
 Học sinh làm nhóm – Nhận xét 
I . Thuật ngữ là gì .
1 . Ví dụ : a , b ( SGK )
* Nhận xét :
- Cách giải thích thông dụng :
+ Nước là chất lỏng ko màu , ko mùi , ko vị .
+ Muối là tinh thể trắng , vị mặn .
- Kiến thức chuyên môn :
+ Nước là hợp chất của các nguên tố H2O .
+ Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại 
2 . Ví dụ 2 : ( SGK )
* Nhận xét :
- Thạch nhũ - Địa lí 
- Ba Zơ - Hoá học 
- ẩn dụ – Văn học 
- Số thập phân – Toán học 
-> Văn bản khoa học .
3 . Ghi nhớ : ( SGK )
II . Đặc điểm của thuật ngữ .
1 . Ví dụ 1 : ( SGK )
* Nhận xét :
- Không còn nét nghĩa nào nữa .
-> Một thuật ngữ chỉ có một khái niệm ; một khái niệm – một thuật ngữ .
2 . Ví dụ 2 : ( SGK ) 
* Nhận xét :
- Muối b : Có sắc thái biểu cảm 
 Muối a : Không có sắc thái biểu cảm -> Thuật ngữ 
- Thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm ,
3 . Ghi nhớ : ( SGK )
III . Luyện tập .
1 . Bài tập 1 :
- Lực , xâm thợc , hiện tượng hoá học , trường từ vựng , di chỉ , thụ phấn , lưu lượng , trọng lực , khí áp , đơn chất , thị tộc phụ hệ , đường trung trực .
2 . Bài tập 2 :
- Diểm tựa : Nơi gửi gắm niềm tin yêu hi vọng của nhân loại tiến bộ .
3 . Bài tập 3 :
a . Hỗn hợp : Thuật ngữ .
b . Hỗn hợp : Thông thường 
Đặt câu :
- Thức ăn gia súc hỗn hợp 
- Lực lượng hỗn hợp của Liên Hợp Quốc .
D . Hướng dẫn về nhà . 
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Trau dồi vốn từ .
Tuần 6
TS : 30
Tập làm văn
Trả bài viết văn số 1
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết ninh , đồng thời đánh giá đúng được ưu , khuyết điểm bài viết của mỗi học sinh .
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật vào bài làm văn một cách có hiệu quả và hợp lí .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu , chấm bài .
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức lớp .
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ trả bài .
 3 . Bài mới .
 Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
( ? ) Hãy nêu dàn ý của bài văn thuyết minh ?
( ? ) Phần mở bài nêu những nội dung gì ?
( ? ) Phần thân bài có những ý chính nào ?
( ? ) Phần kết bài có nội dung nào ?
I . Đề bài :
1 . Đề bài 9B :
Thuyết minh cái nón lá Việt Nam .
2 . Đề bài 9C :
Thuyết minh cây lúa nước .
II . Lập dàn ý :
A . Mở bài :
- Đề 9C : Giới thiệu chung về cái nón lá Việt Nam trong đời sống của con người 
- Đề 9C : Giới thiệu chung về cây lúa nước 
B . Thân bài :
- Đề 9B :
+ Nguồn gốc , đặc điểm , hình dáng  của chiếc nón lá .
+ Nguyên liệu .
+ Cách làm .
+ Công dụng : Giá trị kinh tế , giá trị văn hoá 
- Đề 9C :
+ Hình dáng , nguồn gốc của cây lúa nước 
+ Phân loại .
+ Giá trị kinh tế .
+ Giá trị văn hoá 
C . Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ của mình về cái nón lá ( Cây lúa ) 
Yêu cầu :
- Viết bài đúng thể loại thuyết minh trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật , các yếu tố miêu tả hợp lí có hiệu quả cao .
III . Nhận xét chung .
1 . Ưu điểm :
- Bài làm nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh .
- Trình bày sạch sẽ có cảm xúc 
- Diễn đạt lưu loát , có cảm xúc 
Tiêu biểu : Linh , Hoàng Phương , Hường , My  ( 9B ) Kiều Anh , Dung , Phóng , Công Tuấn ( 9C )
2 . Hạn chế :
- Một số bài chưa nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh .
- Nội dung bài viết còn sơ sài , thiếu ý , mắc nhiều lỗi chính tả 
- Mắc nhiều lỗi về diễn đạt 
Tiêu biểu như : Nguyễn Thắng , Công , Luân , Thăng  ( 9B ) Luân , Trường , Tuyền  ( 9C )
Tỉ lệ % :
 Giỏi – Khá Trung bình Yếu 
9B
9C
III . Trả bài – Gọi lấy điểm vào sổ điểm.
- Gọi 1 HS đọc bài văn khá - giỏi 
- Gọi 1 HS đọc bài văn còn yếu .
- HS nhận xét .
- Chữa lỗi .
D . Hướng dẫn về nhà . 
 - Học bài , làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập ở nhà chuẩn bị bài viết văn số 2 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Ki I.doc