Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 45 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 45 năm 2010

 Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

( Lê Anh Trà )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠt:

1. Kiến Thức:

Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.

B.CHUẨN BỊ: Tài liệu tham khảo về chủ tịch HCM, Tranh ảnh, giáo án

 

doc 92 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 45 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................. 
	Ngày dạy:.................................
 ..................................
 Tiết 1: 	Phong cách Hồ Chí Minh
( Lê Anh Trà )
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến Thức: 
Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.
2. Kỹ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.
3. Thái độ: 
Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.
B.Chuẩn bị: Tài liệu tham khảo về chủ tịch HCM, Tranh ảnh, giáo án
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài : Kiểm tra sách vở, chuẩn bị bài ở nhà của HS
* Tổ chức dạy bài mới: (GV giới thiệu bài)
Hoạt động của GV và hs
nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc các từ chú thích .
GV đọc mẫu văn bản và gọi HS đọc tiếp.
? Văn bản thuộc kiểu VB nào? tác giả sử dụng PT biểu đạt nào?
? Tìm bố cục của bài văn?
Hoạt động 2:
 hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Đọc thầm đoạn 1 cho biết Lê Anh Trà đã giới thiệu vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
- HS trình bày
GV nhận xét
Hoạt động 5: cũng cố – dặn dò
GV giao Bài tập: 
+ Soạn phần tiếp theo
I.Tìm hiểu chung:
1. Đọc, lưu ý từ khó:1,3,4,9
HS đọc.
2. Kiểu loại: - VB nhật dụng
 - Thuyết minh + BL
3. Bố cục: 2 phần
- Từ đầu => Hiện đại: (vốn tri thức văn hóa của chủ tịch HCM?
- Còn lại : lối sống chủ tịch HCM
Tg là người giới thiệu trình bày các vẻ đẹp về tri thức và lối sốngcủa HCM bày tỏ niềm kính phục và tự hào. 
 II. Tìm hiểu chi tiết :
1.Vốn tri thức văn hóa của CT. HCM
- Vốn tri thức văn hóa của CT HCM hết sức sâu rộng. Trong suốt cuộc đời họat động CM đầy gian nan vất vả, người đã đi qua nhiều nơi, tiếp súc với nhiều nền văn hóa phương tây, am hiểu nhiều về các dân tộc trên thế giới. 
-Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài  đ Là công cụ giao tiếp quan trọng.
- Đi nhiều nơi, ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước á, âu, Phi, Mỹ 
- Người đã làm nhiều nghề
- Học hỏi nghiêm túc toàn diện, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phê phán những hạn chế, tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài  đ Là công cụ giao tiếp quan trọng.
- Đi nhiều nơi, ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước á, âu, Phi, Mỹ 
- Người đã làm nhiều nghề
- Học hỏi nghiêm túc toàn diện, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phê phán những hạn chế
V. Cũng cố giao bài tập hướng bài mới
GV khái quát bài học
- Nắm vốn tri thức trong phong cách HCM - Đọc và soạn phần tiếp (Giữa giản dị và thanh cao trong phong cách Hồ Chủ Tịch).
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============*b b*===============
 Tiết 2: 	Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp)
( Lê Anh Trà )
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến Thức: 
-Nắm được phong cách HCM trong lối sống đó là sự biểu hiện giữa giản dị và thanh cao.
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.
3. Thái độ: 
Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.
B.Chuẩn bị: Tài liệu tham khảo về chủ tịch HCM, giáo án
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài : Hãy cho biết vốn tri thức của bác như thế nào ? do đâu mà có?
* Tổ chức dạy bài mới: (GV Khái quát ND tiết trước)
Hoạt động của GV và hs
nội dung cần đạt
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào?
- HS trình bày
- GV nhận xét
GV bình: Bằng phương pháp thuyết minh, liệt kê, Anh Trà cho ta thấy Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị,trong sáng, thanh cao như Tố Hữu đã từng viết:
“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Màu quê hương bền bỉ đậm đà ”
? Phần cuối văn bản tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? 
?Tại sao nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- HS trình bày
- GV nhận xét
GV bình: Lê Anh Trà đã bình luận rất chặt chẽ, chính xác lối sống giản dị của Bác không phải là lối sống tự thành thánh hóa, khác đời, khác người mà đó là một quan
niệm thẩm mỹ về cuộc sống Sống giản dị trong sáng, tâm hồn thoải mái không toan tính, không vụ lợi, không ham muốn về vật chất thanh cao hạnh phúc.
?Bài “ Phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác?
- HS thảo luận trình bày
GV chốt kiến thức cơ bản
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết
?Để làm nổi bật phong cách HCM, Lê Anh Trà đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- HS trình bày
- GV chốt kiến thức
Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Em học tập được điều gì qua phong cách Hồ Chí Minh?
Hoạt động 5: cũng cố – dặn dò
GV giao Bài tập: 
+ Phát biển cảm nhận của em về phong cách Hồ Chí Minh.
+ Soạn bài tiếp theo
2. Lối sống của CT Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản di:
+ Nơi ở nơi làm việc: đơn sơ ( chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh cái ao làm cung điện; chiếc nhà sàn nhỏ ấy chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, hội họp, những đồ đạc đơn sơ )
+ Trang phục: giản dị ( Dộ quần áo bà la môn, chiếc áo chấn thủ, đôi dép lốp; tư trang ít ỏi, một chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
+ ăn uống: đạm bạc ( Cá kho, rau luộc. dưa gém, cà muối, cháo hoa.. Đó những món ăn dân tộc, dân dã làng quê)
- Tác giả dùng phương pháp thuyết minh so sánh kết hợp v ới bình luận: “ tôi dám chắc không có 1 ”
+ So sánh Bác Hồ với các vị Vua ngày trước
+ So sánh Bác Hồ với các vị hiền triết xua như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm:
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
ịNổi bật lối sống giản dị, thanh cao, trong sáng. Đó là lối sống “ di dưỡng tinh thần ” lối sống đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác. Lối sống tự nhiên giản dị, rễ gần gũi, không xa lạ mọi người đều có thể gần, có thể học tập.
III. Tổng kết và luyện tập
1.Nội dung: Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hóa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
2. Nghệ thuật: 
+ Tự sự – bình luận – TM
+ Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu
+ Ngôn gnữ nhẹ nhàng, tự nhiên
+ Dùng nhiều từ Hán Việt
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
Gợi ý: 
+ Học tập tốt 
+ Học tập tiếp thu, hội nhập trên cơ sở chọn lọc
+ Có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
+ Kết hợp văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại
V. Cũng cố giao bài tập hướng bài mới
GV khái quát bài học
- Nắm vẻ đẹp trong phong cách HCM ( Truyền thống văn hoá dân tộc với văn hoá nhân loại, Giữa giản dị và thanh cao).
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============*b b*===============
Ngày soạn:.............................. 
	Ngày dạy:.................................
 ..................................
Tiết 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến Thức: 
- Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp. 
- Qua đó củng cố kiến thức đã học ở lớp 8 về hội thoại.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các PC hội thoại trong giao tiếp.
3. Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách có văn hoá.
B.Chuẩn bị: Tài liệu tham khảo . + SGK, SGV, soạn bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài : - Kiểm tra vở, sách, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
* Tổ chức dạy bài mới: (GV giới thiệu bài)
Hoạt động của GV và hs
nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Hướng dẫn Phương châm về lượng
? GV Xét 2 ví dụ SGK cho biết câu hỏi và câu trả 
lời của các đối tượng có điều gì không bình thường?
 - HS trình bày
- GV nhận xét
? Vậy nếu là em, em sẽ hỏi và trả lời 
như thế nào? 
ị Đây chính là yếu tố gây cười. Vì cả hai nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- HS trình bày
- GV chốt ý (kiến thức )
? Em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Phương châm về chất
- Gọi học sinh đọc văn bản.
?Truyện cười phê phán thói xấu nào? Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
HS trình bày
? Nếu không biết chắc bạn mình nghỉ học
 thì em sẽ trả lời với thầy cô và bạn bố là 
bạn ấy nghỉ học vỡ ốm không?
- HS trình bày
? Vậy nếu cần nói điều đó mà người nghe biết được thông tin ấy không chắc chắn, cần khiểm chứng thì sẽ nói thế nào?
-HS trình bày, GV nhận xét .
? Vậy em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập (SGK).
* BT1:
GV: Khi giao tiếp chúng ta nên nhớ nói có nội dung, đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
* BT2:
* BT3:: (SGK) Học sinh đọc văn bản, thảo luận.
- Cụm từ : Ruồi có nuôi được không? ị Không tuân thủ phương châm về lượng.
Hoạt động 4: cũng cố – dặn dò
GV giao Bài tập: - Làm bài tập 4; 5 (SGK)
- Soạn bài tiếp: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh
I. Phương châm về lượng.
Xét ví dụ: SGK
1. Cận học bơi ở đâu vậy? ( hỏi địa điểm )
như ở bể bơi nào, sông biển)
2. Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
 Không đúng nội dung
Tớ tập bơi ở con sông đầu làng, ở bể bơi Sao Mai
3. Lợn cưới ị thừa
4. Từ lúc tôi mặc cái áo mới 
ịKhi giao ... ần đạt:
1. Kiến thức
- HS nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9. Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nắm vững biết sử dụng: từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sủ dụng từ ngữ trong giao tiếp và PT VB
3. Thái độ: Tích cực vận dụng các từ vựng trg giao tiếp và tạo lập VB.
B.Chuẩn bị: : Giáo án; SGK, bảng phụ, SGV, 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
* Tổ chức dạy học bài mới: GV hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1: tìm hiểu từ đơn và từ phức
? Từ là gì?
*Phân biệt từ đơn và tư phức? Cho VD?
 - HS trình bày
 - GV bổ sung.
I/ Từ đơn và từ phức:
1/ Khái niệm về từ:
Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Xét về cấu tạo từ có 2 loại:
- Từ đơn: Chỉ có một itếng ( nhà, xe, đẹp, ngủ, ăn ...)
- Từ phức: có từ 2 tiếng trở lên từ phức bao gồm từ ghép và từ láy.
VD: Xe đạp, học hành, ăn mặc, xinh đẹp.....g từ ghép.
 Thơ thẩn, thung dung, lênh nghênh, long đong.... gtừ láy
HS : Làm BT 2, 3 (SGK) aGV cũng cố khắc sâu KT cơ bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành ngữ:
II/ Thành ngữ:
? Thành ngữ là gì?
? Nghĩa của thành ngữ đượchình thành dựa trên cơ sở nào?
 - HS trình bày
 - GV bổ sung.
	- Là cụm từ có tính cố định ( cấu tạo ổn định), nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng biểu trưng và giàu cảm xúc. Nghĩa của thành ngữ thường được suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... Đặc biệt tính biểu trưng hóa, tức lấy tính chất của sự việc, sự vật cụ thể để biểu thị các tính chất, đặc điểm khái quát là đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của Thành ngữ.
? Cho ví dụ?
VD: ếch ngồi đáy giếng
	- Có nghĩa đen là 1 sự việc cụ thể (ếch sống dưới nước giếng nhìn lên bầu trời qua miệng giếng lầm tưởng bầu trời chỉ là 1 khoảng mhư chiếc vung) được dùng để biểu thị đặc điểm khái quát “ hiểu biết ít, tầm nhìn bị hạn chế do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp”.
? Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ?
 - HS trình bày
 - GV bổ sung.
	- Thành ngữ khác Tục ngữ:
+ Thành ngữ có cấu tạo là 1 cụm từ chưa thành câu.
+ Sử dụng không độc lập, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu hoặc tự mình làm thành phần câu.
+ Tục ngữ có cấu tạo là một câu, sử dụng tương đối độc lập biểu thị khái niệm sống KN, tự nhiên, XH.
HS: làm BT 2, 3, 4 (SGK)
GV: Chia theo tổ nhóm HS tự tìm thành nghữ theo 2 loại. Mỗi tổ nhóm giải thích và đặt câu với 1 thành ngữ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghĩa của từ
III/ Nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Từ gồm 2 mặt: HT và ND. ( có mối quan hệ – gắn bó với nhau )
+ Hình thức của từ là mặt âm thanh mà ta nghe được. Mặt âm thanh của từ có thể được ghi lại ở dạng viết.
+ Nội dung ( sự vật, hiện tượng, hành động, tính cách, quan hệ ...) mà từ biểu thị gnghĩa của từ.
VD: a. Mẹ: Người PN có con, nói trong quan hệ với con.
 b. Rộng lượng: rễ thông cảm với người sai lầm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa:
IV/ Từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ, nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa.
VD: Chân: bộ phận dưới cùng của người, động vật.... dùng để nâng ( nghĩa gốc) đỡ và di chuyển. ( chân người, chân bước.....)
+ Chân mây
+ Có chân trong đội bóng nghĩa chuyển
+ Kiềng ba chân
+ Câu thơ: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.
	Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Nghiã chuyển ( lâm thời): không làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, chưa làm thay đổi nghĩa từ.
	- Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa phải dặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong VB.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về từ đồng âm
V/ Từ đồng âm:
Các từ trong ngôn ngữ có quan hệ với nhau: qhệ về âm, nghĩa giữa các từ có thể tổng hợp như sau:
 + Các từ đồng âm: có âm thanh giống nhau nhưng khác nhau nghĩa.
VD: đường trắng, đỏ ( dùng để ăn)
Đường: đường làng, đường phố ( đi)
 lồng chim
Lồng Lồng chăn
 Ngựa lông lên chạy
Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa:
+ Từ đồng âm: các từ ≠ không có mối qhệ gì với nhau
+ Từ nhiều nghĩa: Các từ có mối qhệ nhất định với nahu.
* BT2: (SGK)
 Lá xa cành
Lá lá phổi
đường : đường ra trận ≠ ngọt như đường g đồng âm
Hoạt động 6: Tìm hiểu về từ đồng nghĩa
VI/ Từ đồng nghĩa:
- Là từ có 1 hoặc 1 số nghĩa giống nhau hoặc gần nhau
VD: Trông: nhìn để biết đồng nghĩa
 Nhìn: nhìn để biết
- Q/h đồng nghĩa không chỉ bó hẹp trong 2 từ mà có thể giữa nhiều từ Ž1nhóm từ.
VD: chết, hy sinh, từ trần, bỏ mạng, toi mạng ... người hđộng.
 Cho, biếu, tặng ...
- Có những từ có thể thay thế cho nahu trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phỉ là các từ đồng nghĩa với nhau.
VD: Cậu đi đâu đấy
 Bạn đi đâu đấy
- BT2: (SGK) chọn d
 BT 3: (SGK) Xuân : từ chỉ 1 mùa trong năm/ 1tuổi P thức Hoán dụ
 70 xuân : tuổi tác
Hoạt động 7: Tìm hiểu về từ trái nghĩa
VII/ Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên cơ sở chung nào đó.
VD: Xấu - đẹp
 Xa – gần
 Rộng – hẹp
* BT3 (SGK): Xắp xếp nhóm từ trái nghĩa.
- Sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hòa bình. ( trái nghĩa lưỡng phân)
- Già - trẻ; Yêu – ghép; cao – thấo; nông – sâu; giàu – nghèo/ ( trái nghĩa thang độ)
Hoạt động 8: Tìm hiểu về Cấp độ khái quát của từ
VIII/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
	- Các từ ngữ trong ngôn ngữ không tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau. Giữa chúng có mối qhệ nhất định. Một trong những mối qhệ đó là qhệ khái quát và cụ thể ( quan hệ rộng – hẹp) giữa các từ ngữ.
VD: Xe nghĩa rộng Xe đạp
 Xe máy nghĩa hẹp
 Xe bò
 Xe ôtô
- Từ có nghĩa rộng: là phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ ≠ .
- Từ ngữ có nghĩa hẹp: Là phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ ≠.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp với các từ ngư ≠.
* Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ:
Từ
Từ đơn
Từ ghép
Từ phức
Từ láy
Ghép đẳng lập
Ghép chính phụ
Láy hoàn toàn
Láy bộ phận
Láy âm
Láy vần
giải thích nghĩa: Từ ( nghĩa rộng)
 Từ đơn ( nghĩa hẹp)
 Từ phức ( nghĩa hẹp)
(Tương tự như vậy HS tự giải thích
Hoạt động 9: Tìm hiểu về trường từ vựng
IX/ Trường từ vựng:
	- Là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Mặt
 Mắt
 Mũi chỉ bộ phận trên cơ thể người. -> cùng một trường từ vựng
 Chân 
 Tay
* BT 2 (SGK): tắm – bể a cùng trường từ vựng.
Hoạt động 10: Cũng cố và dặn dò
- GV khái quát lại nội dung.
- Yêu cầu HS: Làm bài tập trong sách BT N văn. 
- Soạn bài tiếp : Trả bài Tập Làm Văn số 2
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============*b b*===============
 	Ngày soạn: 09/10 /2010.
	Ngày dạy:..............................
 ..............................................
Tiêt 45: Trả bài văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sữa chữa những sai sót về các mặt ý từ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
2. Kỹ năng:Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý
3. Thái độ:Tự giác sửa chữa bài làm một cách hoàn chỉnh
B.Chuẩn bị: : Giáo án; Bài kiểm tra.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Tổ chức dạy học bài mới: GV hướng dẫn trả bài
Hoạt động 1: Đề bài GV yêu cầu HS đọc lại đề
Đề: Đóng vai nhân vật Trương Sinh trong truyện: Người con gái Nam Xương của Nguễn Dữ. Kể lại cuộc đời mình.
Hoạt động 2 : Phân tích đề
? Nhớ lại bài làm cho biết đề bài thuộc kiểu bài gì? nội dung và phương pháp như thê nào?
I/Phân tích đề
 1. Kiểu bài: Tự sự
 2. Yêu cầu : Nắm vững nội dung, NT của chuyện Ng con gái Nam Xương
 3. Phương pháp: Kể + MT ( Ngôi kể: thứ nhất)
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm
II/ Nhận xét bài làm của HS
- GV đánh giá .
* Ưu điểm? ( đọc 1 số bài mẫu)
* Nhược điểm? ( đọc 1 số bài mẫu)
1. Đánh giá bài làm của HS
* Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề
- Đảm bảo đầy đủ đúng nội dung
- Hoàn chỉnh bố cục 3 phần
* Nhược điểm:
- Nhiều bài viết sử dụng ngôi kể lẫn lôn
- Chưa kết hợp yếu tố MT
- Trình bày chưa đẹp, phần KB còn qua loa.
- Sai nhiều lỗi về chính tả, lỗi dùng từ
Hoạt động 4: Xây dựng dàn bài và biểu điểm
III. Biểu điểm + đáp án
- GV yêu cầu HS trình bày lại dàn bài của mình
Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần
Xây dựng dàn bài:
 a,Mở bài: - GT đối tượng cần xác minh.(Trương Sinh) (2 điểm)
 b,Thân bài: (5 điểm)
 - Cuộc sống gđ Trương Sinh: Mẹ,vợ,.....
 - Tối Trương Sinh phải đi sống xa mẹ xa vợ......
 - Vũ Nương(vợ tôi)sinh con-chăm lo mẹ chồng.....
 - Chiến tranh kết thúc tôi(Trương sinh)trở về.
 - Nghe lời con trẻ tôi đã nghi oan cho vợ 
 ị vợ tôi phải tự tử..
Về sau trong cuộc sống 2 cha con tôi mới phát hiện ra lỗi lầm của mình.Tôi vô cùng thương vợ.
 - Phan Lang - Người bạn đã đến kể lại mọi chuyện cho tôi. 
 - Tôi lập đàn giải oan......
 c, Kết bài: (3 điểm)
 - Suy nghĩ của tôi(Trương Sinh) sau những sai lầm.
 - Lời nhắn gửi đến mọi người: giữ gìn hạnh phúc.
Hoạt động 5: Bổ xung chữa lỗi:
IV/ Bổ sung sữa lỗi. GV hướng dẫn HS sữa lỗi trong 1 số bài làm cụ thể.
Hoạt động 6: Cũng cố giao bài về nhà.
- Nhắc HS xem lại bài viết lại bài hoàn chỉnh
- Soạn bài tiếp theo
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============*b b*===============

Tài liệu đính kèm:

  • docCa nam(1).doc