Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 7

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 7

A. Mức độ cần đạt:

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
Tuần: 1
Tiết: 1 - 2
NS: 10.8.2010
ND: 11.8.2010
Mức độ cần đạt:
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức: 
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
Yù nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
Kĩ năng: 	
Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.	
Thái độ: 
Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu.
Tiến trình dạy học
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
Bài mới
GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh tiêu biểu của Bác Hồ khi ở chiến khu Việt Bắc, căn nhà sàn nơi Bác ở và làm việcđể HS thấy được khái quát phong cách Bác Hồ. Từ đó dẫn vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về tác giả Lê Anh Trà và văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
 Chú ý HS về giọng đọc: thiết tha, truyền cảm, khúc chiết, phù hợp với giọng văn nghị luận.
 GV đọc mẫu một đoạn, gọi các HS khác đọc các đoạn còn lại.
 GV cho Hs đọc, tìm hiểu từ khó trong SGK.
? Qua phần đọc, em hãy chia bố cục của văn bản? Nêu nội dung của từng đoạn? 
 - Văn bản được chia làm hai đoạn:
 + Đoạn đầu: Từ đầu -> “rất hiện đại”: Sự tiếp thu văn hoá nhâ loại của Hồ Chí Minh.
 + Đoạn còn lại: Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản này?
 - Nghị luận kết hợp tự sự và biểu cảm.
? Nêu chủ đề của văn bản?
- Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là văn bản nhật dụng thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
GV hướng dẫn phân tích nội dung văn bản.
 Gọi HS đọc lại đoạn 1.
 ? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
 HS thảo luận trong vòng 4’. Sau đó đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy gian nan vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau .Để có được vốn tri thức đó, Bác đã:
 - Nắm vững các phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
 - Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
 - Qua công việc mà học hỏi.
 ? Sự tiếp thu rất rộng ấy của Bác có sự chọn lọc hay không?
 - Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 ? Sự chọn lọc ấy cho ta biết thông qua những chi tiết nào?
 - Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 - Tiếp thu mọi cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
 - Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên cơ sở nền tảng văn hoá dân tộc.
GV chốt và bình giảng nâng cao về ý thức học hỏi, sự tiếp thu văn hoá nhân loại của của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tích hợp giáo dục HS ý thức về một xã hội hoà nhập mà không hoà tan trong thời đại hiện nay.
 GV mời HS đọc lại đoạn hai.
 ? Lối sống rất giản dị, rất Việt Nam, rất phuơng Đông của Bác được biểu hiện qua những phương diện nào? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
 - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn gỗ bên cạnh chiếc ao, chỉ có vài phòng
 - Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
 - Aên uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, chào hoa
? Em có nhận xét gì về lối sống của Bác?
 - Giản dị, đạm bạc, thanh cao.
 - Đây không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá, trở thành quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 GV tích hợp với Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ở Ngữ Văn 7.
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là lối sống giản dị mà thanh cao?
- HS cảm nhận, trình bày.
 GV liên hệ thực tế với cuộc sống hiện tại, tích hợp với cuộc vận đôïng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh.
? Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ví với ai trong lịch sử Việt Nam ? Em biết gì về Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
 GV kể sơ lược về cuộc đời của hai tác gia lớn là Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm để HS thấy được những vị hiền triết cũng có cuộc sống giản dị mà thanh cao. 
? Nêu những nét khát quát về nội dung mà chúng ta vừa học trong bài?
HS khái quát.
GV bổ sung, chốt ý.
? Em hãy tìm những nét nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng trong văn bản?
 HS thảo luận nhóm trong vòng 3 phút. Sau đó, gọi đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung.
 GV nhận xét và chốt: Trong văn bản này, những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là:
 - Kết hợp kể và bình luận một cách tự nhiên.
 - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
 - Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại là hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
Cho Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 ? Nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
 ? Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? 
 GV tổ chức cho HS luyện tập: thi kể chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
GV hướng dẫn HS những nội dung sẽ thực hiện ở nhà.
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Nắm nội dung, nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn (3 -> 6 câu) trình bày cảm nhận của em về phong cách Hồ Chí Minh.
- Chuẩn bị: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. ( Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, những nội dung và nghệ thuật của văn bản)
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm: Trích “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại với cái giản dị”.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục
b. Phương thức biểu đạt: nghị luận kết hợp tự sự và biểu cảm. 
c. Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
d. Phân tích
* Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Nắm vững các phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
- Học, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
- Tiếp thu cái đẹp, phê phán cái hạn chế.
- Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
* Những nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
 - Nơi ở, nơi làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ chỉ vỏn vẹn vài phòng.
-> mộc mạc, đơn sơ.
 - Trang phục: áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
-> Giản dị
 - Aên uống: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, chào hoa
-> Đạm bạc.
=> Lối sống giản dị mà thanh cao.
=> Đây là cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỉ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
3. Tổng kết
 a. Nội dung: 
- Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu đạt, lập luận.
 - Đan xen thơ Nguyễn Bĩnh Khiêm.
 - Vận dụng các hình thức so sánh, các nghệ thuật đối lập.
Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
 - Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
- Nắm nội dung, nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của văn bản.
- Chuẩn bị: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. ( Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, những nội dung và nghệ thuật của văn bản)
Rút kinh nghiệm:
	Tuần 1
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠIø
Tiết 3
NS: 10.8.2010
ND: 12.8.2010
A. Mức độ cần đạt:
	- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hia phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.
	- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. 
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
Kĩ năng: 
- Nhận biết và phâm tích đượccách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.	
Thái độ: Có ý thức trong học tập và giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
C. Phương pháp: Phát vấn, qui nạp, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:Trong giao tiÕp cã nh÷ng quy ®Þnh tuy kh«ng ®­ỵc nãi ra thµnh lêi nh­ng nh÷ng ng­êi tham gia vµo giao tiÕp cÇn ph¶i tu©n theo, nÕu kh«ng th× dï c©u nãi kh«ng m¾c lçi g× vỊ ng÷ ©m, tõ vùng, NP, giao tiÕp cịng sÏ kh«ng thµnh c«ng. Nh÷ng qui ®Þnh ®ã ®­ỵc thĨ hiƯn qua c¸c phương châm héi tho¹i.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Mời HS nhắc lại những nội dung về Ngữ dụng học đã ho ... trong các yêu cầu : Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
GV dùng dụng cụ trực quan là chiếc nón lá.
 HS thảo luận, tìm các ý cho đề, xây dựng dàn ý đề cương. 
GV tổ chức cho HS trình bày dàn ý trước lớp.
Cả lớp cùng lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, chốt ý và hướng dẫn HS hình thành dàn ý chi tiết. 
GV tổ chức cho HS viết nhanh phần mở bài, gọi một số HS đọc bài, cả lớp cùng nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
Lưu ý: Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật.
GV hướng dẫn HS những nội dung cần chuẩn bị ở nhà cho tiết học tiếp theo.
Gợi ý về bài tập tìm hiểu văn bản: Họ nhà kim. 
? Người viết thuyết minh phần mở bài theo cách nào ? gián tiếp hay trực tiếp ? 
? Thân bài thuyết minh về những phương diện nào của cái Kim?
? Bài thuyết minh đã sử dụng phương pháp nào? 
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?
? Phần kết bài nêu lên điều gì? 
I. Tìm hiểu chung
II. Luyện tập
1. Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá VN.
2. Tìm hiểu đề:
 Vấn đề thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam.
3. Tìm ý và lập dàn ý: 
a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón là Việt Nam: nón lá Việt Nam không chỉ là đồ dùng che nắng, che mưa mà là cả tâm tồn, tài năng của người VN. 
b. Thân bài :
- Giới thiệu về đặc điểm chiếc nón.
- Giới thiệu về quy trình làm nón.
- Công dụng của nón.
- Lịch sử chiếc nón.
Kết bài: cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về chiếc nón.
4. Viết bài
II. Hướng dẫn tự học.
- Xác định và chỉ ra tác dụn của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh: Họ nhà kim ( SGK tr16)
- Tìm hiểu nội dung, kiến thức bài học tiếp theo: sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
E. Rút kinh nghiệm:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
	G.G. Mác - két
Tuần 2
Tiết 6 – 7 
NS: 16.8.2010
ND: 18.8.2010
A. Mức độ cần đạt
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luật về một vấn đề liên qua đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc đấu tranh vì một thế giời hòa bình.
C. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra sự bài cũ: Phân tích những chi tiết để làm rõ sự tiếp thu văn hoá nhân loại rất sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
? Lối sống giản gdị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? Em đã, đang, sẽ làm gì để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
 3 Bài mới: Chiến tranh và hòa bình là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó liên quan đến cuộc sống và sinh mạng của các dân tộc trên hành tinh. Khoa học kĩ thuật ngày nay càng phát triển thì vũ khí lại càng tối tân hiện đại, cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa con người. Vấn đề nóng bỏng này, hiện nay đang được nhân loại quan tâm. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm. Mời HS đọc chú thích « trong SGK.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Mac – két?
 HS dựa vào chú thích trả lời. GV bổ sung, chốt.
 ? Văn bản này được trích từ đâu?
 - Trích từ Thanh gươm Đa – mo – clep.
GV hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu văn bản.
 Lưu ý HS đọc với giọng: rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, viết tắt, các con số.
 Cho HS tìm hiểu các từ khó, GV kiểm tra.
 ? Văn bản này có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn là gì?
 HS chia bố cục. GV nhận xét, chiếu bố cục lên bảng phụ để HS tham khảo.
? Nội dung của từng phần có thể coi là một luận cứ được không?
 ? Từ hệ thống luân cứ, em hãy nêu luận điểm chính của văn bản này?
 Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài ngươì và nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy.
 GV hướng dẫn HS phân tích hệ thống các luận cứ để làm rõ luận điểm vừa tìm được.
 Mời HS đọc lại đoạn đầu.
 ? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
 HS thảo luận trong 3’. (GV gợi ý: Thời gian? Số liệu? Những tính toán của tác giả )
 - Thời gian cụ thể: 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí trên khắp hành tinh.
 - Mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
 ? Để thấy rõ sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra tính toán lí thuyết nào?
 - Có thể tiêu diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa.
? Cách vào đề trực tiếp và bằng những chứng cứ xác thực đã gây cảm giác gì cho người đọc?
Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ.
 GV tích hợp Lịch Sử sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử ở hai thành phố Hirosima và Nawasaki của Nhật vào tháng 8 năm 1945 làm hơn 2 triệu dân thiệt mạng.
Hết tiết 1, sang tiết 2
? Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
- Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục – những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với người nghèo.
 GV lần lượt hướng dẫn cho HS chỉ ra cách phép so sánh mà tác giả đưa ra.
 ? Cách so sánh của tác giả có tác dụng gì?
-> Giúp người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên mà rất phi lí.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả?
-> Nghệ thuật lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao.
? Hậu quả của cuộc chạy đua vũ trang ở đây là gì?
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn.
? Vì sao nói, chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại với lí trí của con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên?
 Với luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học nào?
 HS thảo luận trong 4’, trình bày. GV chốt ý. 
? Như vậy, chúng ta có thể nhận thức như thế nào về tình chất phẩn tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân?
Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả trong tiến trình tiến hoá của sự sống.
GV tích hợp với thực tế: Trên thế giới hiện nay, cuộc chạy đua vũ trang diển ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là xây dựng các lò hạt nhân như: Iran, Triều Tiên
 ? Trước nguy cơ, thảm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đưa ra lời kêu gọi như thế nào? Tác giả trình bày luận cứ này ra sao?
 - Tác giả không dẫn người đọc vào sực bi quan lo âu mà hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình.
? Để kết thức lời kêu gọi, tác giả đã đề nghị gì? Nhận xét của em về lời đề nghị đó của tác giả? 
HS tìm chi tiết trong SGK, nhận xét, trả lời. 
GV chốt ý, giáo dục HS ý thức về việc góp tay, chung sức để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên thế giới. 
? Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản?
? Theo em, vì sao văn bản này được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? HS suy nghĩ, trả lời.
? Em rút ra được bài học gì từ văn bản này?
 HS rút ra ghi nhớ (SGK/21)
 ? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
 HS suy nghĩ, phát biểu, làm vào vở bài tập.
GV hướng dẫn Hs những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Ga – bri – en Gác – xi –a Mac – két: Nhà văn được giải thưởng No – ben về Văn học năm 1982.
2. Tác phẩm
 - Trích từ Thanh gươm Đa – mo – clep.
 - Kiểu văn bản: Nghị luận.
II. Đọc – hiểu văn bản
Đọc – tìm hiểu từ khó
 (SGK)
Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục:
b. Phân tích
* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Thời gian cụ thể: 8/8/1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí trên khắp hành tinh.
 - Mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
- Có thể tiêu diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa.
=> Bằng chứng xác thực gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
b. Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân.
- Cứu trợ y tế, giáo dục, thực phẩm -> 100tỉ đô la.
- thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm bảo vệ 1 tỉ người.
- Đủ xoá nạn mù chữ.
ị
Chỉ trong giấc mơ 
- 100 máy bay ném bom B1B& 7000 tên lửa.
- Giá 10 tàu sân bay.
2 chiếc tàu ngầm.
ị
Thực hiện một cách dễ dáng.
-> Nghệ thuật lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao.
=> Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn.
- Quy luật của tự nhiên là quy luật của sinh tồn và phát triển , vì vậy huỷ hoạt sự sinh tồn và phát triển là đi ngược lại quy luật tự nhiên.
=> Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá tự nhiên.
* Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân.
3. Tổng kết
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.
Ghi nhớ (SGK/21)
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm tranh, ảnh về thảm họa hạt nhân.
- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản.
- Nghiên cứu, chuẩn bị và soạn bài: Tuyên bố thế giới ....trẻ em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 theo chuan KTKN.doc