Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết số 119

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết số 119

Tiết 111 - 112 : Văn bản

CON CÒ

(Hướng dẫn đọc thêm)

 Chế Lan Viên .

A . Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con Cò trong bài thơ được phái triển từ những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru .

- Thấy được sự sáng tạo vận dụng ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ , giọng điệu của bài thơ .

- Rèn kĩ năng cảm thụ , phân tích , đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng .

B . Chuẩn bị của thầy trò:

Những câu ca dao nói về con Cò , về người mẹ Việt Nam , băng + đài có ghi âm bài hát " Cánh Cò trong câu hát mẹ ru " .

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

* Kiểm tra bài cũ :

? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản " Chó Sói . La Phông ten " của H. ten .

* Bài mới :

Thơ của Chế Lan Viên mang đậm phong cách suy tưởng triết lí , đậm chất trí tuệ và tính hiện đại . " Con Cò " là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên . Viết về con Cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Du viết :

 Cái cò . sung chát đào chua .

 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

 Ta đi trọn kiếp con người

 Cũng không đi hết những lời mẹ ru .

Nguyễn Khoa Điềm có bài " Khúc hát ru . lưng mẹ " ; còn Chế Lan Viên thì bay bổng , bay cao với đôi cánh Cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa . Người ta cũng nói nhiều về ý nghĩa và vai trò của hat ru đối với tuổi thơ và cả cuộc đời con người . Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nó đã trở nên rất khó khăn với không ít những người mẹ trẻ và đó là một thiệt thòi đáng kể với trẻ thơ . " Con Cò " đã nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của hát ru .

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết số 119", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng;
Tiết 111 - 112 : 	 Văn bản
Con cò
(Hướng dẫn đọc thêm)
 Chế Lan Viên .
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con Cò trong bài thơ được phái triển từ những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru .
- Thấy được sự sáng tạo vận dụng ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ , giọng điệu của bài thơ .
- Rèn kĩ năng cảm thụ , phân tích , đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng .
B . Chuẩn bị của thầy trò:
Những câu ca dao nói về con Cò , về người mẹ Việt Nam , băng + đài có ghi âm bài hát " Cánh Cò trong câu hát mẹ ru " .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : 
? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản " Chó Sói ......... La Phông ten " của H. ten .
* Bài mới : 
Thơ của Chế Lan Viên mang đậm phong cách suy tưởng triết lí , đậm chất trí tuệ và tính hiện đại . " Con Cò " là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên . Viết về con Cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Du viết :
	Cái cò ..... sung chát đào chua .... 
	Câu ca mẹ hát gió đưa về trời 
	Ta đi trọn kiếp con người 
	Cũng không đi hết những lời mẹ ru .
Nguyễn Khoa Điềm có bài " Khúc hát ru ........ lưng mẹ " ; còn Chế Lan Viên thì bay bổng , bay cao với đôi cánh Cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè nắng lửa . Người ta cũng nói nhiều về ý nghĩa và vai trò của hat ru đối với tuổi thơ và cả cuộc đời con người . Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay nó đã trở nên rất khó khăn với không ít những người mẹ trẻ và đó là một thiệt thòi đáng kể với trẻ thơ . " Con Cò " đã nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của hát ru .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả , tác phẩm .
*HS đọc chú thích *
? Em biết gì về tác giả Chế Lan Viên .
Học sinh phát biểu , Giáo viên bổ sung, khái quát .
-(H/a thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh liên tưởng- tưởng tượng nhiều bất ngờ, kì thú , giàu tính triết lý, vì thế thơ ông)
? Nêu thời điểm sáng tác bài thơ " Con Cò " ? 
(Năm 1962- thời điểm ca dao có một chỗ đúng trong cuộc sống)
*GV đọc mẫu lần 1 – nêu yêu cầu cho HS đọc
(Đọc giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ điệp ngữ, câu cảm , câu hỏi như là đối thoại, những câu thơ trong ngoặc kép, dựa vào ý câu ca dao)
*Gọi HS đọc toàn bài – GV gợi ý cách đọc
*Từ khó theo chú thích SGK- lưu ý từ phủ
- Xác định thể thơ của văn bản ? 
* Thể thơ : tự do .
-> Các câu thơ dài ngắn không đều theo mạch cảm xúc .
-> Số tiếng cũng không theo luật lệ nào.
-> Gần với điệu hát ru .
? Bài thơ được tác giả chia làm mấy đoạn, Tìm ranh giới của mỗi đoạn ?
* Bố cục : 3 phần 
- Đoạn 1: Hình ảnh con Cò qua những lời ru với tuổi thơ .
- Đoạn 2:Hình ảnh con Cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người 
- Đoạn 3:Từ hình ảnh con Cò , suy ngẫm triết lí của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời con người .
*Nhận xét : Tứ thơ xuất phát và triển khai từ hình ảnh con có trong ca dao, trong lời ru của mẹ.Con cò trở thành hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la, trở thành bầu sữa tinh thần không bao giờ vơi cạn trong suốt cuộc đời con
Chuyển tiết 111
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Đọc -hiểu văn bản .
*Gọi Học sinh đọc đoạn I .
-Đọc diễn cảm 2 lần 4 câu thơ đầu
-Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào?Tại sao tác giải viết “Trong lời mẹ hát có cánh cò đang bay”
-Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là con cò trong nhưĩng câu hát ru.Qua hình tượng con cò tác giả nhằm nói lên điều gì ?
(Lời vào bài một cách tự nhiên , hợp lý qua lời ru của mẹ.Tác giả muốn thể hiện lời ru con gắn với cánh cò bay.Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên như là từ vô thức, bản năng, như dòng suói ngọt ngào...)
*Gọi HS đọc tiếp đoạn :”Con cò bay lả bay la....cò sợ sáo măng”
(Yêu cầu đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả vận dụng
=>Em có nhận xét gì về cách vận dụng của tác giả?
(Cách vận dụng rất sáng tạo)
*Gọi HS đọc diễn cảm đoạn 2
-Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ?Cuộc đời mỗi con người, trải qua tuổi nằm nôi, đến trường trưởng thành đều gắn với hình ảnh cánh cò, điều này có ý nghĩa gì ?
(Hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người)
=>Nhận xét về sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả?
(Hình ảnh con cò trong ca dao, qua sự liên tưởng- tưởng tượng phong phú và đọc đáo của tác giả như bay ra từ câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ tâm hồn con người)
*HS đọc diễn cảm lại đoạn 
“Từ thủa ấu thơ...hơi mát câu văn”
(Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người , cánh cò và tình mẹ, ở đây có sự hoà quyện: con đắp chăn hay con đắp cánh cò?Cánh cò quạt hơi mát vào câu thơ mới viết của con.Tưởng tượng và liên tưởng thật kỳ lạ, đến ngỡ ngàng mà cũng thật quen)
*Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 3
-Hình ảnh con cò trong khổ thơ thứ ba có gì phát triển so với 2 đoạn trên?
-Nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình mẹ?
+Đoạn thơ trên cò là bạn,, là anh, là chị của bé
+Đoạn này cò là mẹ cả đời đắm đuối vì con=>Từ đó nhà thơ đã khái quát mọi qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền bỉ rộng lớn và sâu sắc:
“Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
-Từ xúc cảm mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý.Đó là cánh thường gặp trong thơ Chế Lan Viên và cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của nhà thơ này
*Cuối bài thơ vẫn là âm hưởng lời ru, đúc kết ý nghĩa phong phú và sâu thẳm
=>Em có nhận xét gì về thể thơ , nhịp thơ, nghệ thuật sáng tạo , hình ảnh , biểu tượng?
(Khai thác âm hưởng hát ru- hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng, không cụ thẻ , không tĩnh tại)
*Chỉ định 1 HS đọc rõ phần ghi nhớ
*Gọi HS đọc lại bài thơ”Khúc hát ru...”của Nguyễn Khoa Điềm , Bài ca dao “ ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..”
I . Đọc –Tìm hiểu chung :
1 . Tác giả -Tác phẩm
-Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ tên tuổi hàng đầu của nền thơVN 
TKX X.Ông có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ- phong cánh suy tưởng triết lý đậm chất trí tuệ
 -Bài thơ Con Cò được sáng tác năm1962 
- In trong tập : Hoa ngày thường – Chim báo bão .
2. Đọc – Từ khó
-Tìm hiểu chú thích : SGK .
3.Thể thơ
* Thể thơ : tự do .
4. Bố cục : 3 đoạn
II . Đọc –Hiểu Văn bản
1 . Hình ảnh biểu tượng con Cò 
-Con cò là hình ảnh người nông dân- người phụ nữ(người mẹ , người bà- người chị) trong cuộc sống vất vả nhưng đầy lòng hy sinh
2.Hình ảnh con cò qua lời ru đến với tuổi thơ và trên những chặng đời
-Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời
-Hình ảnh con Cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ về sự che chở bao dung dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng
3.Suy ngẫm triết lý về ý nghĩa lời ru
-Cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ ở bên con suốt đời : 
  Dù ở gần con ......... yêu con   .
-Khái quát quy luật tình cảm bền vững rộng lớn và sâu sắc
“ Con dù lớn .......... theo con “ .
III . Tổng kết – luyện tập
1 . Nghệ thuật :
- Thể thơ tự do : Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ một cách tự nhiên , khoáng đạt , không bị gò theo khuôn khổ thể thơ .
- Nhịp điệu : Lời hát ru -> nhịp chậm , khoan thai -> tạo sắc thái tâm tình , ngọt ngào của lời ru với bé thơ .
- Giọng điệu : Tâm tình , tha thiết , mang sắc thái của lời tâm sự ru con bên nôi -> góp phần khắc hoạ đậm nét tình mẹ âu yếm con , làm nổi bật nội dung cảm xúc bài thơ .
2 . Nội dung , ghi nhớ .
3.Luyện tập
D. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Nắm nội dung bài thơ .
- Viết lời bình cho những câu thơ “ Dù ở gần con .......... theo con “ .
- Nhận xét về sự vận dụng sáng tạo ca dao .
- Đọc thêm văn bản : “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa “ .
- Soạn bài tiếp theo .
* Nhật kí giờ dạy :
=========================
Ngày soạn :
Tập làm văn
Tiết 113 - 114 : Cách làm bài nghị luận
về một vấn đề tư tưởng , đạo lí .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm hiểu đề ,viết bài đọc , sửa , xây dựng dàn ý , chuẩn bị kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí .
B . Chuẩn bị
-Bảng phụ
Soạn bài mới
C .Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra:
-Muốn làm tốt bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý cần đáp ứng yêu cầu nào về mặt nội dung và nghệ thuật?
2.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu đề 
-Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo việc chuẩn bị ở nhà của học sinh .
-Học sinh đọc 10 đề và trả lời câu hỏi .
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ? 
- Giống nhau : Đều bàn về những vấn đề về tư tưởng , đạo lí .
- Khác nhau : Có hai dạng đề 
+ Dạng đề có mệnh lệnh : Đề 1, 3, 10 .
+ Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2 , 4 , 5, 6, 7, 8, 9 .
? Dựa vào các mẫu đề trên , tự nghĩ ra một vài đề tương tự .
+Ví dụ : Kèm theo mệnh lệnh
+Bàn về chữ Hiếu
+Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”
-Không kèm theo mệnh lệnh
-Nằm không ngồi rồi , ngồi trông hướng
-Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về tư tưởng , đạo lí .
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề
-Đề bài trên thuộc dạng nghị luận nào?
(Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí .)
-Đề bài này có kèm theo mệnh lệnh không?
(Có – suy nghĩ về đạo lý)
*Thao tác 1:Hướng dẫn tìm hiểu đề
+Loại đề :Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí .
+Yêu cầu về nội dung :Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn.Thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lý rút ra từ câu tục ngữ 1 cách có sức thuyết phục
+ Tri thức cần có :
+ Vốn sống trực tiếp : tuổi đời, nghề nghiệp , hoàn cảnh
+ Vốn sống gián tiếp :Hiểu biết về câu tục ngữ, phong tục tập quán, văn hoá dân tộc
*Thao tác 2 : Hướng dẫn tìm ý
-Hãy giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ (sơ lược)
(Nước là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống; nguồn là nơi bát đầu của 1 dòng chảy)
=>Hãy giải thích nghĩa bóng?(chủ yếu)
+Nước : những thành quả mà con người được hưởng( gồm giá trị vật chất: cơm ăn , áo mặc,tiện nghi cuộc sống...và giá trị tinh thần: Văn hoá, nghệ thuật , tham quan...)
+Nguồn:Tổ tiên, tiền bối..những người vô danh và hữu danhcó công tạo dựng nên đất nước, làng xã , họ hàng bằng mồ hôi công sức, xương máu trong lịch sử dân tộc)
+Bài học đạo lý:Những người hôm nay được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra nó
-“Nhớ nguồn” là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người
-Nhớ nguồn là phải biết trân trọng giữ gìn bảo vệ, phát huy những thành quả đã có
+ý nghĩa: một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc, một trong những nguyên tắc đối nhân sử thế ma ... a xuân .
“Từng giọt ...hứng về”
b, Mùa xuân của đất nước : 
- Hình ảnh người cầm súng 
- Hình ảnh người ra đồng với chồi non Lộc biếc ( hình ảnh gợi cảm)
 - Sức sống mùa xuân thể hiện trong nhịp điệu hối hả , âm thanh xôn xao 
2 . Khát vọng dâng hiến cho đời của tác giả
- Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước ,được cống hiến phàn tốt đẹp(dù là nhỏ bé) của mình cho đất nước
-Điều tâm niệm ấy đựơc nhà thơ thể hiện 1 cách chân thành, bình dị
“Ta làm con chim hót , một cành hoa , một nốt nhạc trầm, một mùa xuân nho nhỏ”
III. Tổng kết - ghi nhớ
1 . Nghệ thuật .
- Thể thơ 5 chữ , cách ngắt nhịp đa dạng , linh hoạt -> tạo nên nét náo nức, xôn xao của cảnh vật khi xuân về .
- Vần trắc được sử dụng ở cuối mỗi khổ -> tạo nên âm vang rộn rã như thể nhịp phách tiền .
- Hình ảnh giản dị , tự nhiên với những hình ảnh khái quát giàu ý nghĩa biểu tượng .
- Làn điệu dân ca Mi rung .
2 . Nội dung - ghi nhớ : SGK .
D : Hướng dẫn học ở nhà .
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Viết lời bình cho một khổ thơ mà em thích .
- Tìm hiểu hình ảnh mùa xuân trong thơ xưa - nay .
- Hiểu được ý nghĩa cống hiến của bản thân cho đất nước .
===========================
Ngày dạy:
Tiết 117 . Văn bản
Viếng Lăng Bác
 Viễn Phương .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng , tấm lòng tha thiết thành kính , vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác .
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc , nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị , súc tích và gợi cảm . Lời thơ dung dị mà cô đúc , giàu cảm xúc mà lắng đọng .
- Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ .
- Rèn kĩ năng cảm thụ phân tích thơ .
B . Đồ dùng:
+ Tranh minh hoạ lăng Bác .
+ Băng , đài có ghi bài hát .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài " Mùa ..... nhỏ " của Thanh Hải và phân tích một hình ảnh thơ em thích nhất .
* Giới thiệu : Mở băng tiếng bài hát " Viếng lăng Bác " Dân Huyền phổ nhạc -> Giáo viên nói lời dẫn ngắn gọn .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả , tác phẩm .
Học sinh đọc chú thích *
*GV gợi lại hoàn cảnh sáng tác trong không khí lịch sử để HS đồng cảm(TRong cuộc sống kháng chiến cứu nước- Bác Hồ cũng như nhân dân Miền Nam mong được gặp mặt- sau khi thống nhất đất nước thì Bác đã mất)
*GV và HS đọc diễn cảm từ 1-3 lần
-Giọng đọc Nghiêm trang , tha thiết , đau xót lẫn tự hào , Đọc chậm , sâu lắng .
-*Phần giải thích từ khó theo chú thích SGK
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
-Câu thơ đầu tiên cho ta biết điều gì ?
(Mang tính tự sự thông báo.Trong câu thơ mộc mạc , chân tình ấy đã hàm chứa xúc động bòi hồi của người con từ MN ra Hà Nội thăm cha già dân tộc)
=>Tại sao ở nha đè tác giả dùng “Viếng”ở câu đùu lại dùng “thăm”? Nhận xét cách xưng hô của tác giả?
+Viếng : chia buòn với người thân đã chết 
+Thăm: gặp gỡ , trò chuyện với người đang sống
=> ý nói Bác còn sống mãi trong lòng dân Miền Nam
-Hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát và cảm nhận được là gì? Hình ảnh hàng tre nói lên điều gì?
(Trước hết là hình ảnh thực- từ đó mà suy nghĩ mà liên tưởng, mở rộng mà khái quát: : là biểu tượng con người dân tộc Việt nam kiên cường bát khuất. Một sự lô gích: Cây tre- VN- HCM
.
*HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2:
=>Trong hai câu thơ đầu, có 2 hình ảnh mặt trời- phân tích sự khác nhau giữa 2 hình ảnh đó.Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của chúng?
(- Hình ảnh " mặt trời " trong lăng chỉ Bác Hồ -> ẩn dụ : vừa nói sự vĩ đại của Bác , vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân , của nhà thơ với Bác 
=>Công lao trời biển đói với dân tộc VN)
-Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng là hình ảnh gì ?Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ và dòng người kết tràng hoa đẹp và hay ở chỗ nào?
(Dòng người kết thành tràng hoa- mỗi người là một bông hoa)
*Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 3:
=>Về không gian, vị trí điểm nhìn và thời gian ở khổ 3 có gì khác với 2 khổ thơ trên?
(Di chuyển theo bước chân người đi viếng Bác:trong lăng quan sát và cảm nhận, suy nghĩ)
-Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng đựoc tác giả cảm nhận như thế nào?Có gì mâu thuẫn trong câu 3 và câu 4?ở trên tác giả sử dụng hình ảnh mặt trời, ở đây lại sử dụng vằng trăng, trời xanh; vậy có gì khác nhau giữa các hình ảnh ẩn dụ ấy
(- Hình ảnh ẩn dụ " trời xanh -> Tượng trưng cho sự vĩnh hằng khẳng định sự trường tồn , hoá thân vào thiên nhiên đất nước ....... như trời xanh còn mãi
-Sự thật Bác đã đi xa .Đó là >< giữa lý trí và tình cảm của mỗi chúng ta)
*Gọi HS đọc diễn cảm
-ứớc nguyện của nhà thơ khi sắp về MN là gì? Nguyện vọng hoá thân của nhà thơ thể hiện tình cảm gì của nhà thơ với Bác ? 
(Nghĩ đến ngày mai xa Bác, tình cảm xúc động dâng trào bạt ra nguyện vọng mãnh liệt được thể hiện bằng điệp từ : Muốn làm)
=>Nêu tác dụng của Điệp từ “Muốn làm”
(đều hướng về Bác: gần Bác mãi mãi- muốn Bác vui, canh giấc ngủ cho Bác..)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - luyện tập .
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật ? 
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK .
? Giáo viên giao bài tập cho hai đối tượng : học trung bình và học giỏi ? 
I . Đọc - Tìm hiểu chung .
1 . Tác giả -. Tác phẩm
-Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ thời kỳ chống mỹ
-Bài thưo được viết tháng 4-1976
2. Đọc – Từ khó
* Chú thích : SGK .
II . Đọc – Tìm hiểu chi tiết
Khổ 1
-Câuthơ đầu mang tính tự sự nhưng đã hàm chứa sự xúc động bồi hồi
-Hình ảnh đầu tiên là hàng tre :Biểu tượng của dân tộc VN ( ẩn dụ – liên tưởng)- khái quát)
2.Khổ thơ 2:
*2 câu đầu:
-Hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời trong lăng”
=> Ngợi ca sự vĩ đại của Bác
*2 câu tiếp: hình ảnh người đi trong thương nhớ- kết tnhành tràng hoa dâng lên Bnác là những hình ảnh ẩn dụ, mới met, sâu sắc và xúc động
3.Khổ thứ 3
-ở trong lăng, 1 sự yêu tĩnh như ngưng kết cả không gian- thời gian
-Tâm trạng xúc động được thể hiện bằng hiònh ảnh ẩn d: “ Trời xanh”
-Một nỗi đau xót dâng trào “ mà sao nghe nhói ở trong tim”
4.Khổ thứ 4
-Muốn được hoá thân vào những hình ảnh : con chim , bông hoa, cây tre
-Điệp ngữ “muốn làm”
III . Tổng kết - luyện tập .
1.Tổng kết
* Nghệ thuật : Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ , giọng điệu trang nghiêm .
* Nội dung : Tình cảm chân thành , thiêng liêng , thành kính đối với Bác .
*Ghi nhớ : SGK
2 . Luyện tập :
a, Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích? 
Nêu lí do ?
b, Hình ảnh hàng tre lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì ? 
( Lòng trung hiếu của người Việt Nam với Bác ) -> làm đậm nét hình ảnh , gây ấn tượng sâu sắc cho bài thơ và dòng cảm xúc được trọn vẹn thể hiện sự phát triển của mạch cảm xúc trong thơ .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Suy nghĩ về tình cảm của em với Bác qua bài thơ .
- Soạn bài tiếp theo .
Ngày21 tháng 2 năm 2009
Tiết 118 : Tập làm văn
Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích )
( Nghị luận về nhân vật văn học )
A . Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh : 
- Hiểu rõ yêu cầu đối với bài văn nghị luận về nhân vật văn học , biết cách làm văn đúng với các yêu cầu ấy .
- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về nhân vật văn học .
B . Đồ dùng : 
 Bảng phụ ghi các câu nêu luận điêm ở văn bản mẫu (SGK)
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
* Kiểm tra bài cũ :
Nhắc lại yêu cầu các bước làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí . 
* Giáo viên vào bài mới : 
2 học sinh đọc văn bản mẫu ở SGK .
? Vấn đề nghị luận của bài văn là gì ?
- Vấn đề nghị luận : Những phẩm chất , đức tính tốt đẹp , đáng yêu của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu - nhân vật chính trong " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long .
? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản ? ( các nhóm hoạt động ) 
- Nhan đề :
+ Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long .
+ Vẻ đẹp , lối sống , tình người trong " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long .
? Người viết đã triển khai vấn đề nghị luận qua những luận điểm nào ? 
? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản ? ( hoạt động theo nhóm ) 
1 . Các câu nêu vấn đề nghị luận : 
" Dù được miêu tả ......... khó phai mờ " 
2 . Các câu nêu luận điểm : 
+ Câu 1 ở đầu đoạn 2 : Trước tiên .... của mình .
+ Câu 2 ở đoạn 3 : " Nhưng anh ..... chu đáo " .
+ Câu 1 ở đoạn 4 : Công việc ..... khiêm tốn .
3 . Câu cô đúc luận điểm : 
Cuộc sống ......... tin yêu -> cuối đoạn .
? Để khẳng định các luận điểm , người viết đã lập luận như thế nào ? 
? Nhận xét về các hình thức luận điểm , luận cứ trong bài văn ?
- Cách lập luận :
+ Vừa phân tích + giải thích + chứng minh vẻ đẹp của anh thanh niên .
+ Luận cứ , luận điểm rõ ràng , phù hợp , ngắn gọn dễ hiểu . Biết chọn lựa những chi tiết tiêu biểu trong truyện để làm dẫn chứng .
+ Bài viết có sự mạch lạc : nêu vấn đề nghị luận -> trình bày hệ thống luận điểm , luận cứ rõ ràng , rành mạch , nhất quán rồi khái quát , nâng cao vấn đề nghị luận .
? Qua tìm hiểu văn bản mẫu em hãy cho biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ? 
? Học sinh đọc to ghi nhớ SGK .
Giáo viên lưu ý , nhấn mạnh một số điểm trong ghi nhớ .
.
Học sinh đọc đoạn văn , suy nghĩ lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK .
-Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
* Vấn đề nghị luận : Sự lựa chọn , đau đớn vẻ đẹp của Lão Hạc .
-Câu văn nào mang luận điểm của văn bản?
-Từ việc miêu tả ..........chuẩn bị ngayb từ đầu?
-Tác giả tập trung vào việc phân tích nôi tâm hay phân tích hoạt dộng của nhân vật Lão Hạc? Tại sao?
-Phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật v ì đó là 1 quá trình” chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật.Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của 1 cuộc đấu tranh giằng xé trong tâm hồn của nhân vật?
I .Tìm hiểu bài
1. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) .
a/Ví dụ
-Văn bản “Quỳnh Tâm”
b/Nhận xét :
-Vấn đề nghị luận :Ve đẹp của nhân vật anh thanh niên
-Nhan đề :
- Hệ thống luận điểm :
Đoạn 1 : 2 câu
" Dù được miêu tả ......... khó phai mờ " 
Đoạn 2 :1 câu 
+ Trước tiên .... của mình .
Đoạn 3 :
 Nhưng anh ..... chu đáo " .
Đoạn 4”
 Công việc ..... khiêm tốn .
Đoạn 5: 2 câu
Cuộc sống ......... tin yêu
Cách lập luận :
-Mỗi luận điểm đều đwocj tác giả phân tích chứng minh một cách có thuyết phục, có sức hấp dẫn, các luận cứ đwocj sử dụng xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết hình ảnh đặc sắc của tác phẩm
2.Bài học
* Ghi nhớ : SGK .
II . Luyện tập :
-Yêu cầu nghị luận :Nghị luận tác phẩm   Lão Hạc 
D: Hướng dẫn học ở nhà .
- Nắm lại yêu cầu bài nghị luận về tác phẩm truyện .
- Làm bài tập “ Nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân “ .
- Chuẩn bị bài tiếp theo .

Tài liệu đính kèm:

  • docNGỮ VĂN TIẾT111- 119.doc