Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125 đến tiết 130

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125 đến tiết 130

TIẾT 125

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 1 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Ôn tập về các kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói riêng.

- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài.

B. Lên lớp

1. KTBC: ? Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ là gì? Nội dung, nghệ thuật, bố cục ntn?

2. Vào bài

3. Bài mới

I. Đề bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ

H/S đọc các đề bài SGK

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 125 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18/2/2009
Tiết 125
Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn tập về các kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài.
B. Lên lớp
1. KTBC: ? Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ là gì? Nội dung, nghệ thuật, bố cục ntn?
2. Vào bài
3. Bài mới
I. Đề bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
H/S đọc các đề bài SGK
? Các đề trên được cấu tạo ntn?
? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề?
- Có 2 cách cấu tạo đề:
+ Cách cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) cụ thể. (đề: 4+7) ( Thực chất 2 đề trên đã có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “ hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “ Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác”.
+ cách cấu tạo đề có kèm theo những chỉ định cụ thể. ( các đề còn lại).
* Giống nhau: đều yêu cầu phải nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
* Khác nhau:
- Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
- Từ cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
Từ suy nghĩ: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết
GV: Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các kiểu bài khác nhau
II. Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
1. Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
* đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ: “ Quê hương” của Tế Hanh
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
? Vấn đề cần nghị luận trong đề bài trên là gì?
? Hãy chỉ định về phương pháp nghị luận?
? Tư liệu chủ yếu để viết bài?
? Tư liệu bổ sung?
? Hãy tìm ý cho đề bài này?( Tìm ý là tìm hiểu về vấn đè nào)?
- Tình yêu quê hương
- Phân tích
- Văn bản, bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
- Vốn sống, tài liệu tham khảo, So sánh, đối chiếu với các bài thơ về quê hương đất nước của các nhà thơ khác.
- Nội dung và nghệ thuật
+ Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị
+ Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu
b. Lập dàn bài
? Bố cục của bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ là gì?
* MB: Giới thiêu bài thơ Quê hương và vấn đề cần nghị luận là “ Tình yêu quê hương” trong bài thơ.
* TB: - Phân tích về nội dung
+ Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
+ Cảnh thuyền các về bến.
+ Nỗi nhớ làng quê biển.
- Phân tích về nghệ thuật:
+ Thể thơ: 8chữ, nhịp, vần chân
+ Cấu trúc, ngôn từ, bút pháp, hình ảnh
* Kết bài: Bài thơ là khúc ca trữ tình về tình yêu quê hương chân thành, say đắm; nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc.
C. Viết bài
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
Học sinh đọc văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ
? Hãy xác định bố cục của văn bản?
? ở phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương?
? Những suy nghĩ ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần MB và KB ra sao?
? Văn bản có tình thuyết phục và hấp dẫn không? Vì sao?
? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
- MB: Từ đầu . Khởi đầu rực rỡ( giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ Quê hương
- TB: Tiếp .thiết tha, thành thực của Tế Hanh( Những nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết).
- KB: Còn lại( Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ)
- N.thơ đã viết quê hương bằng tất cả T. yêu tha thiết trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
+Nhữ hình ảnh đẹp như mơ, đầy s.mạnh khi ra khơi.
+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ,bình yên.
+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa 1 không gian biển trời thơ mộng.
+ Hình ảnh, âm thanh, màu sắc của bài thơ giàu sức gợi.
- Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường.
+ Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọngk thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
+ Câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh
- Phần TB được liên kết với phần MB bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở phần TB liên kết với phần KB bằng những kết luận mang tính chất quy nap về giá trị và sức sống của bài thơ. 
- Có. Vì: Tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng; điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ bài thơ khá sâu sắc, tinh tế.
- Muốn viết bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ bài thơ ấy, cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và hấp dẫn đối với ng.đọc.
* Ghi nhớ: SGK H/S đọc
III. Luyện tập
Học sinh làm bài tập
IV. Dặn dò: 
Học sinh làm bài ở nhà
Chuẩn bị tiết 126: Mây và sóng
 19/2/2009
tiết 126:
Mây và sóng
 (R. Ta Go)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được
- Lòng yêu quí mẹ của em bé.
- Tình mẫu tử thiêng liêng của con người.
- Cấu trúc lặp lời và ý, câu thơ tự do, gần vỡi văn xuôi những hình ảnh được tạo bằng trí tưởng tượng bay bổng.
B. Lên lớp
1. Bài cũ ? Hãy nêu cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ?
2. Vào bài:
? Nhắc lại tên các văn bản nói về tình mẹ con đã học trong chương trình THCS?
Cổng trường mở ra (Lí Lan)
Mẹ tôi
Trong lòng mẹ
Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Mây và sóng của Ta Go (ấn độ) là 1 trong những bài thơ hay về đề tài này.
3. Bài mới
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả-tác phẩm
2. đọc và tìm hiểu từ khó
3. Bố cục
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- 2 phần
+ P1: .. xanh thẳm( Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ)
+ P2: còn lại (Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ)
II. Phân tích
? Văn bản mây và sóng kể chuyện mây và sóng hay mượn chuyện mây và sóng để bộc lộ tình cảm của con người?
? Tình cảm của con người ở đây được diễn tả trong mối quan hệ nào?
? Hãy tìm nhân vật trữ tình cho bài thơ? 
- Mượn chuyện mây và sóng để bộc lộ tình cảm của con người.
- Con người với thiên nhiên(Em bé với mây và sóng)
- Em bé ( Vì em bé biểu lộ tình cảm của mình với mây, sóng và mẹ)
1. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
? Trong cuộc trò chuyện của em bé với mây, Mây đã nói với em bé những gì?
? Đó là 1 tro chơi. Theo em có đáng tham dự không? Vì sao?
? Khi mây nói đến những trò chơi như vậy em bé có thái độ gì?
? Em bé có đi không? Lí do nào khiến bé tự chối những lời mời gọi?
? Lời nói đó cho thấy em bé lựa chọn thế nào?
? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn này?
? ở nhà với mẹ em bé đã tưởng tượng ra 1 trò chơi ntn?
? Vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn?
? Vì sao em bé có thể tưởng tượng ra tò chơi như thế?
? Qua đó ta hiểu thêm điều gì về em bé qua trò chơi tưởng tượng đó của em?
? Theo em người mẹ sẽ có thái độ ntn về trò chơi này của con?
? Theo em sự sáng tạo của đoạn thơ này là gì?
- Bọn tớ chơi từ vầng trăng bạc.
- Hãy đến nơi tận cùng trái đất..
- Có .Vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả trăng bạc, làm bạn
- Hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó đượcMuốn đi chơi cùng mây ( Vì bé rất tò mò, rất ham chơi ham vui. Chơi suốt ngày với bình minh vàng, vầng trăng bạc thì thú vị nhất còn gì. Đó là tình cảm, là tâm lí rất tự nhiên của lứa tuổi bé)
- không. mà em hỏi lại: “ mẹ mình đang đợi mà đến được”
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹSức níu giữ của tình mẫu tử.
- Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn.
- Là đứa con ngoan hiếu thảo.
- Con là mây trắng. trời xanh thẳm.
- Vì trong chơi này em bé đã có cả mây, bầu trời và mẹ.
- Vì em yêu mẹ nhưng cũng rất yêu mây.
 Em bé yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ hơn cả. Mẹ là nguồn vui lớn nhất của con người.
- Mẹ sẽ vui và biết ơn con, hi vọng nhiều hơn về lòng hiếu thảo của con
- Sử dụng đối thoại + độc thoại
- các hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng.
2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ
? Sóng đã nói với em bé những gì?
? Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng?
? Đó là 1 trò chơi ntn?
? Em bé đã nói gì? ý em muốn gì?
? Em bé có đi không?
? Như vậy em bé đã lựa chọn?
? Nếu người mẹ nghe thấy những lời này ẹm sẽ có thái độ ntn?
? ở nhà với mẹ em bé nghĩ ra trò chơi gì?
? Cảm nhận của em về cái hay trong câu thơ: “Con lăn, lăn. lòng mẹ”?
? Vì sao em bé nghĩ được trò chơi ấy?
? Bạn có tin rằng trò chơi của em bé hay hơn trò chơi của sóng không?
? Trò chơi lần này so với lần trước ntn. Vì sao? 
? Tiếng cười của em bé vang lên trong trò chơi này gợi cho suy nghĩ gì về tình mẹ?
? Phần sáng tạo ở đoạn thơ này là gì?
- “Bọn tớ ca hát đến nơi nao”
- hãy đến rìa biển..
- Lời rủ cùng dạo chơi trên biển
- Không gian rộng (biển) hấp dẫn, thú vị.
- Làm thế nào mình ra ngoài đó được? Muốn cùng sóng vui chơi trên biển.
- Không: mà em nói: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình  mà đi được”
 ở nhà với mẹ ( và dĩ nhiên bé đầy luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình thương mẹ đã thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sự vươn lên ham muốn ấy. Đó cũng chính là sức mạnh của tình mẫu tử)
- Vui vì con ngoan.
- Có thể cho phép con đi chơi ,vì yêu con
- Làm sóng để bí mật đưa mẹ đi khắp nơi. ( Con là sóng..) 
- Sử dụng điệp từ, động từ, hàm ý; Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mẹ, con, tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi, bất diệt)
- Vì em yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả.
- Tin. Vì ở đó iềm vui của em được nhân lên gấp đôi: Vui vì vừa có mẹ, vừa có thiên nhiên biển cả.
- Hay hơn, hấp dẫn hơn vì sóng đưa cả 2 mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
- Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ.
- Lặp lại cách sáng tạo ở đoạn trước nhưng thay đổi không gian( 1 bên – cao: mây; 1 bên – rộng: biển)
GV: Như vậy đến đây ta có thể thấy rằng: Nếu như Nguyên Hồng diễn tả cảm giác hạnh phúc ngây ngất cua bé Hồng khi được sà vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vút ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy hết người mẹ có 1 sự êm dịu vô cùng. Thì thơ Ta Go lại đậm ý nghĩa triết lí: Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai ban cho mà ngay trên trần thế do chính con người khơi nguồn sáng tạo. Nhà thơ đã hoá thân vào em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
? Từ đó em thấy qui luật tình cảm nào của con người được nhận thức?
- Tình mẫu tử bền chặt
- Mẹ là niềm vui lớn nhất
III. Tổng kết
? Qua văn bản nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ này là gì?
? Cấu tạo này có tác dụng gì?
- Tình mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người.
- Tình tự tường thuật giống nhau song ý và lời lại không hề trùng lặp
- Sử dụng đối thoại, độc thoại
- Những hình ảnh xây dựng bằng trí tưởng tượng.
- Tạo sự cân đối cho văn bản, sự mới lạ cho hình thức thơ. Dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu với người đọc và trẻ em.
IV. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị tiết 127: ôn tập về thơ
 21/2/2009
tiết 127: 
ôn tập về thơ
A. Mục tiêu: 
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình ngữ văn 9.
- Bước đầu hình thành sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau CM tháng 8-1945.
B. Lên lớp
1. Bài cũ: ? Học thuộc lòng bài thơ: Mây và sóng của R. TaGo. Qua đó nêu vài nét nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
2. vào bài
3. Bài mới
I. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Vn đã học trong sách ngữ văn 9 T1+2
Số TT 
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
2
Tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
3
đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Kết hợp 7 chữ+8chữ
5
Khúc hát ru.
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu 8 chữ+hát ru
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
7
Con Cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
8
Mùa Xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
5 chữ
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
8 chữ
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
5 chữ
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do(bản dịch từ tiếng Tây Ban Nha)
12
Mây và sóng
TaGo( ấn Độ)
Trong tập trăng non 1909
Tự do( bản dịch từ tiếng Anh)
II. Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ VN sau CM tháng 8-1945. Ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn:
Giai đoạn kháng chiến chống pháp ( 1945-1954): Đồng chí
Giai đoạn hoà bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1954-1964): đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò.
Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ( 1964-1975) : ánh trăng; Mùa Xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Nói với con; Sang thu
Các tác phẩm thơ nói trên đã tái hiện lại cuộc sống đất nước và hình ảnh con người VN suốt 1 thế kỉ lịch sử từ sau CM tháng 8 – 1945, qua nhiều giai đoạn:
+ đất nước và con người VN trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng. (Đồng chí; Tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru).
+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người( đoàn thuyền đánh cá; Mùa xuân nho nhỏ; Nói với con; Con cò) Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong 1 thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc.
+ Tình cảm yêu nước, tình quê hương.
+ Tình đồng chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: Tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
III. Điểm chung và điểm riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các baì thơ: Khúc hát ru.; Con cò; Mây và sóng:
Điểm chung:
Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ
* Điểm riêng: 
Khúc hát ru
Con cò
Mây và sóng
Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với CM của người mẹ Vân Kiều(Tà-Ôi) trong thời kì kháng chiến Mĩ. Hình tượng sáng tạo: Hát ru con lớn trên lưng mẹ.
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ, tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên, vũ trụ.
BT4+5 học sinh làm
IV. Dặn dò:
Học và làm bài
Chuẩn bị tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý
 21/2/2009
tiết 128: 
Nghĩa tường minh và hàm ý ( Tiếp)
A . Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý
- Người nói(viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
B. Lên lớp
1. Bài cũ:
2. Vào bài
3 , Bài mới
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
Học sinh đọc VD
? Nêu hàm ý của những câu in đậm?
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
? Qua phân tích VD em thấy để sử dụng hàm ý cần có mấy điều kiện?
- C1: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con... ( đây chính là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra).
- C2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
C2. vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất.
- Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tý “ U bán con đấy ư” cho thấy cai Tý đã hiểu ý mẹ.
- 2 điều kiện: 
* Ghi nhớ: SGK: Học sinh đọc
II. Luyện tập
BT1/ 
a/ Người nói: anh thanh niên
Người nghe: Ông họa sĩ và cô gái
Hàm ý của câu in đậm: Mời bác và cô vào uống nước.
2 người nghe điều hiểu hàm ý đó, chi tiết “ ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ ngồi xuống nghế” cho biết điều này.
b/ Người nói: Anh Tấn
 Người nghe: chị hàng đậu (ngày trước)
hàm ý của câu in đậm: chúng tôi không thể cho được.
Người nghe điều hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu cuối cùng. “ Ôi dào.”.
BT2?
Hàm ý: chắt dùm nước để cơm khỏi nhão
Em dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiêụ quả. Vì vậy bực mình. Vả lại lần nói thứ 2 này có thêm yếu tố thời gian bức bách ( tránh để lâu nhão cơm).
Sử dụng hàm ý không thành công vì “ anh Sáu vẫn ngồi im” tức là anh tỏ ra không cộng tác ( vờ như không nghe, không hiểu).
BT3/ Bận ôn thi.
BT4/ Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
BT5/ Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu đầu: “ Bọn tớ chơi.”
 Câu có hàm ý tè chối là câu : “ mẹ mình đang đợi” và “ làm thế nào.” .
 Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: “ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? hoặc “ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy”.
III. Dặn dò:
Học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 129: Kiểm tra văn phần thơ
23/2/2009
tiết 129:
 Kiểm tra văn phần thơ
A. Mục tiêu: - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các văn bản tác phẩm thơ chương chình ngữ văn 9 , học kì 2
- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn : Cảm nhận , phân tích 1 đoạn 1 câu, 1 hình ảnh hoặc 1 vấn đề trong thơ trữ tình.
B. Lên lớp
Đề bài:
I/ Phần trắc nghiệm: (3đ)
1.Từ “lộc” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được hiểu theo nghĩa nào?
Lợi lộc B. May mắn 
C. Chồi non D. đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước
2. Đánh dấu X vào ô trống với những dòng thơ là hình ảnh thực.
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng c 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ c 
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ c 
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” c
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
3. Dòng nào phù hợp với tâm trạng của nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài “ Sang thu” 
A. Bất ngờ B. Ngỡ ngàng bâng khuâng
C. Rạo rực say sưa D. Cả 3 ý trên
II/ Phần tự luận (7 đ)
Chép lại và phân tích cấu tạo của những từ láy trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau ở bài thơ “Viếng lăng Bác” :
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
III. đáp án + biểu điểm
Phần trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: Khoanh vào : C;D (1đ)
Câu2: đánh dấu X vào ô trống thứ 1+ 3 (1đ)
Câu3: Khoanh tròn vào B (1đ)
Phần tự luận: (7đ)
Câu1: (2đ)
Những từ láy trong bài Sang thu: chùng chình(láy phụ âm đầu;ch, láy gợi hình); dềnh dàng ( láy phụ âm đầu: d, láy gợi hình); vội vã (láy phụ âm đầu:v, láy gợi hình) . Tất cả đềudiễn tả cái từ từ, chậm rãi trong vận động của thời gian từ hạ sang thu
Câu2: (5đ) 
Yêu cầu về nội dung và nghệ thuật
+ Tập tung làm nổi bật cảnh trong lăng Bác và cảm xúc khi nhìn thấy Bác.
+ Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng được nhà thơ gợi tả rất đẹp ( Bác nằm trong lăng.. dịu hiền)
+ Tâm trạng đau nhói với một cảm giác: Bác không còn nữa! ( nỗi đau xót được biểu hiện cụ thể trực tiếp).
+ Vầng trăng là tượng trưng và lí trí Bác ngủ, Bác sống mãi.
Hình thức:
+ Bài viết bố cục mạch lạc, rõ ràng.
+ Lời văn gợi cảm thể hiện tình cảm chân thành của người viết.
Phần nội dung: 4đ
Phần hình thức trình bày: 1đ.
24/2/2009
Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu: 
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể.
B. Lên lớp
I. Trả bài:
Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện
Vấn đề cần nghị luận: “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”
Cơ sở nghị luận: Phân tích nhân vật Vũ Nương
Yêu cầu nghị luận: Xác lập các luận điểm, luận cứ để làm rõ vấn đề: “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”
Dàn bài:
MB: 
Giới thiệu về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương ở “ Chuyện người con gái Nam Xương” (1,5đ)
TB: 
Những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến xưa đối với người phụ nữ.
+ Xã hội phong kiến xưa tồn tại 1 chế độ phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ 1 cách cực đoan: “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai coi như có con, mười con gái coi như chưa có con).
+ Xá hội phong kiến xưa tước đoạt tự do của người phụ nữ bằng 1 thứ luật “ tam tòng” nghiệt ngã: “ Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” ( ở nhà phải theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con).
+ Với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể định đoạt được hạnh phúc của mình ( Cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy), mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi ( may thì gặp được 1 ông chồng tử tế, không may thì vớ phải 1 ông chồng vũ phu).
+ Vũ Nương là 1 nhạn nhân của thói ghen tuông mù quáng hoặc là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. 
Phân tích hậu quả của những luật lệ hà khắc ấy đối với Vũ Nương là gì?
(Xem bài trang 153 STKT2)
KB: Suy nghĩ của người viết về số phận người phụ nữ qua nhân vật VNương.
3. Nhận xét, đánh giá chung về kết quả bài làm
* Ưu điểm: - nhiều bài xác định rõ được trọng tâm của đề
- Bố cục 3 phần hợp lí, cân đối
- Biết cách liên kết các phần, hành văn , diễn đạt tốt.
* Nhược điểm: - Một vài bài diễn đạt còn lủng củng, vụng về.
 - chữ viết 1 vài em còn xấu, mắc lỗi chính tả, ngôn từ nghèo nàn
- Học sinh đọc bài khá-giỏi
- Học sinh đọc 2 bài yếu kém, trung bình
- sửa chữa những lỗi trong bài văn.
- Học sinh trao đổi bài cho nhau để rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị tiết 131 -132:Tổng kết phần văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 125....130.doc