Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 38 đến tiết 41

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 38 đến tiết 41

TIẾT 38: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp Học sinh :

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm

- Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người , giúp đời của tác giả và phẩm chât của hai nhân vật : Lục vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga

B. Chuẩn bị:

C. Tiến trình dạy - học :

 * Kiểm tra bài cũ :

- Đọc thuộc lòng đoạn trích : Mã Giám Sinh mua Kiều

- Cảm nghĩ của em về nhân vật Mã Giám Sinh.

 * Bài mới : Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , thoạt nhìn chưa thấy sáng , song càng nhìn càng sáng .Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XX - là một trong những ngôi sao như thế” .

Học sinh xem tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 38 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/9/2010
 Ngày dạy: / /2010
Tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Trích Truyện Lục Vân Tiên   của Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp Học sinh :
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm 
- Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người , giúp đời của tác giả và phẩm chât của hai nhân vật : Lục vân Tiên , Kiều Nguyệt Nga
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình dạy - học : 
 * Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích : Mã Giám Sinh mua Kiều
- Cảm nghĩ của em về nhân vật Mã Giám Sinh. 
 * Bài mới : Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , thoạt nhìn chưa thấy sáng , song càng nhìn càng sáng .Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XX - là một trong những ngôi sao như thế” .
Học sinh xem tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu. 
* Dạy bài mới
Học sinh đọc chú thích 
? Giới thiệu vài nét chính về N.Đ. Chiểu ?
? Từ cuộc đời của NĐC em đánh giá như thế nào về con người này? 
Giáo viên bổ sung mở rộng 
? Hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên  của Nguyễn Đình Chiểu ?
Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì khác so với T.Kiều ? 
- Mục đích truyền đạo lí làm người .
- Đặc điểm thể loại : truyện kể hơn là để đọc -> chú trọng hành động nhân vật. 
? Truyện có mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Lục vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. 
- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ. 
- Lục Vân Tiên và KNN gặp lại nhau. 
 (HS về nhà tóm tắt nội dung của tác phẩm ?)
? Tác phẩm là một thiên tự truyện , em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời của NĐC ?
?Sự khác biệt ở cuối truyện có ý nghĩa gì - Phần cuối: nói lên ước mơ và khát vọng cháy bỏng của nguyễn Đình Chiểu.
Học sinh đọc và nêu đại ý đoạn trích 
* Đại ý : Đoạn trích kể về cảnh LVT đI thi gặp bọn cướp , chàng đánh tan và cứu được KNN , Nguyệt Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối 
Qua đoạn trích em hãy cho biết tính cách của LVT thể hiện ở những phương diện nào ? 
? Vân Tiên đã gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào ?
? Bọn cướp là những kẻ ntn ? 
? Lí do đánh cướp ?
? Vân Tiên đánh cướp như thế nào ?
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật Lục Vân Tiên ?
-> Vân Tiên là người dũng cảm (không nghĩ đến bản thân, quyết chiến đấu tiêu diệt cái ác), có nghĩa khí (vì bênh vực kẻ yếu - một việc nghĩa - mà sẵn sàng xả thân), có tài năng (tiêu diệt được bọn cướp chuyên nghiệp, hùng mạnh).
? Hành động của Vân Tiên đối với những người lành ntn ?
? Những hành động và lời từ chối trả ơn của KNN đã thể hiện phẩm chất gì của Vân Tiên ?
=> Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp , hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng đem đến xã hội công bằng .
? Hình ảnh KNN được khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào ? 
? Qua những ứng xử đó em cảm nhận được KNN là cô gái ntn ?
GV : Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh KNN chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân , những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa " Ơn ai một chút chẳng quên "
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích ?
? Đặc điểm này gần giống với loại truyện nào mà em đã học 
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích ?
? Nội dung, ý nghĩa của đoạn trích ? 
I. Tìm hiểu chung 
1, Tác giả: N.Đ. Chiểu (1822 - 1888) , quê ở làng Tân Thới , Tỉnh Gia Định. 
- Là người có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua được).
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. 
2, Tác phẩm : Lục Vân Tiên (2082 câu)
- Là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. 
- Là truyện thơ nôm: viết năm 1854 - trước khi thực dân pháp xâm lược. 
- Kết cấu chương hồi : 
3, Tóm tắt tác phẩm: 4 phần. 
4, Vị trí đoại trích: phần đầu của truyện.
II. Phân tích :
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
a.Hành động tiêu diệt kẻ ác :
- Hoàn cảnh : Vân Tiên 16 tuổi, là học trò quen với bút nghiên sách vở, đang về nhà chuẩn bị đi thi. 
- Bọn Phong Lai: lũ giặc cướp chuyên nghiệp, SL đông, bất nhân phi nghĩa.
- Lí do đánh cướp: Thấy dân chạy loạn, hỏi thăm, biết có giặc cướp , xông vào đánh.
- Nổi giận lôi đình, tả đột hữu xông. 
-> Vân Tiên là người dũng cảm, có nghĩa khí, có tài năng.
b. Hành động bảo vệ người lành :
+ Thấy chị em KNN than khóc -> tìm cách an ủi, thăm hỏi ân cần, động viên. 
+ Được đề nghị trả ơn -> từ chối. 
-> Lục Vân Tiên là con người chính trực, hào hiệp, nhân hậu trọng nghĩa, có cách hành xử của các bậc hảo hán. 
2, Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Lời thoại đáp lời Vân Tiên. 
+ Xưng hô trân trọng, khiêm nhường: Quân tử, tiện thiếp, xin lạy, xin thưa .
-> Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
+ Rất băn khoăn bối rối vì hoàn cảnh hiện tại không thể trả ơn. 
+ Chân thành mời Vân Tiên về nhà để trả ơn. 
=> KNN là một người có giáo dục, có hiếu nghe lời cha mẹ, biết quí trọng giữ gìn phẩm hạnh của người con gái, biết nói năng khiêm nhường, mực thước. Ăn ở có trước có sau, chân thành. 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật :
* Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
- Không chú trọng đến ngoại hình , nội tâm . Chủ yếu mô tả qua hành động , cử chỉ , lời nói 
-> Đây là cách khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện cổ dân gian 
* Ngôn ngữ người kể chuyện 
- Mộc mạc, bình dị, mang tính chất khẩu ngữ đậm màu sắc Nam bộ -> có khả năng phổ biến rộng rãi trong n/d lao động. 
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết: lời đối thoại của Vân Tiên với cướp thì đầy phẫn nộ, còn bọn cướp thì hống hách, kiêu căng; lời đối thoại của Vân Tiên với KNN thì mềm mỏng, xúc động chân thành. 
2, Ghi nhớ: SGK 
D. Củng cố, dặn dò
 - Học thuộc đoạn trích. 
- Bình luận câu thơ "Làm ơn  trả ơn".
- Chuẩn bị tiết 39, 40: "Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự".
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 29/9/2010
 Ngày dạy: / /2010
Tiết 39 - 40
 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt HS cần hiểu được :
 - Vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện 
- Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự 
B. Chuẩn bị : 
C. Tiến trình dạy - học: 
* Kiểm tra bài cũ :
- Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự ?
- Đối tượng miêu tả trong văn bản tự sự thường là những đối tượng nào ?
* Giới thiệu bài mới:
Trong tự sự, những đoạn tả cảnh sắc thiên nhiên, tả vật, tả sự vật, tả ngoại hình nhân vật , những cử chỉ, hành động của nhân vật là những đối tượng có thể nghe nhìn  được một cách trực tiếp. Lại còn có những rung động, những cảm xúc, những ý nghĩ, tâm tư tình cảm của nhân vật, không thể quan sát được một cách trực tiếp mà phải cảm nhận - Đó chính là miêu tả nội tâm n/ vật - còn gọi là tả cảnh ngụ tình. Vậy miêu tả nội tâm có vai trò như thế nào trong VB tự sự bài học bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HS đọc thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" 
GV tổ chức HS thảo luận nhóm :
? Nhóm 1 :
1. Tìm những câu thơ tả cảnh ?
2. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? (Dấu hiệu nhận biết )
* Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài : 6 câu đầu, 8 câu cuối.
-> Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người sự vật  có thể quan sát trực tiếp được giữa miêu tả hoàn cảnh , ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau từ miêu tả ngoại hình , hoàn cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật . Và ngược lại 
VD : ở đoạn " Kiều  bích " tả cảnh thiên nhiên giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn cô đơn , lẻ loi ,đau đớn xót xa , bế tắc tuyệt vọng của Kiều 
? Nhóm 2 :
1. Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của T.Kiều ?
2. Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ?
* Đoạn 8 câu giữa miêu tả tâm trạng của Kiều bằng cách nêu trực tiếp những suy nghĩ bên trong của Kiều : nghĩ về thân phận cô đơn , bơ vơ nơi đất khách , nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc , phụng dưỡng lúc tuổi già 
HS thảo luận trong 5 phút, trình bày Lớp nhận xét - GV kết luận , bổ sung.
? Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm ? Miêu tả nội tâm có tác dụng gì đối với việc khắc họa n/v trong VBTS ?
GV: miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ "chân dung tư tưởng" của nhân vật.
Học sinh đọc mục 2 SGK.
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác gỉa.
- Tác giả miêu tả nội tâm bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, của nhân vật.
-> Diễn tả tâm trạng đau đớn, rằn vặt của lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng.
? Qua các ví dụ em cho biết có mấy cách để miêu tả nội tâm n/v ?
? Sự khác nhau giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm ? 
- Sự khác nhau giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm:
+ Miêu tả bên ngoài có đối tượng khá phong phú: cảnh vật, ngoại hình nhân vật -> ta có thể quan sát được trực tiếp, cảm nhận được bàng giác quan.
+ Miêu tả nội tâm: suy nghĩ, tình cảm, diễn biến của tâm trạng -> ta không quan sát một cách trực tiếp mà cảm nhận gián tiếp thông qua tình huống, hoàn cảnh nhân vật.
? Quan hệ giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm ?
GV tổng kết - HS đọc to ghi nhớ
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 
VD 1 : Đoạn trích " Kiều Bích".
- Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Vì thế miêu tả nội tâm có tác dung rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật, làm cho n/v sinh động.
VD2: 
- Các cách miêu tả nội tâm: 
+ Trực tiếp: diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm
+ Gián tiếp: miêu tả cảnh vật, cử chỉ, trang phục,... của n/v 
+ Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: tả cảnh để ngụ tình, hoặc qua nội tâm để lí giải, hiểu rõ thêm hình thức bên ngoài của con người.
II. Luyện tập
Bài tập 1
? Tìm câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Gám Sinh (10 câu).
? Đoạn thơ miêu tả nội tâm Kiều? (4 câu).
? Viết thành văn xuôi.
Xác định sự việc, nhân vật chính, miêu tả nhân vật tiến trình Mã Giám Sinh ma Kiều như thế nào?
- Ngôi kể: Số 1 (Kiều) hoặc ngôi thứ ba
- Nhân vật chính: Mã Giám Sinh -> miêu tả vẻ ngoài.
- Miêu tả nội tâm Thúy Kiều.
Học sinh viết - trình bày trong 5 phút - lơpứ nhận xét - Giáo viên đọc đoạn mẫu.
Bài tập 2: 
- Ngôi kể: Số 1 (Kiều).
- Trình tự:
+ Kiều mở toà án xét xử.
+ Cho mời Thúc Sinhvào (tả hình ảnh Thúc Sinh).
+ Kiều nói với Túc Sinh như tế nào -> 
+ Nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư ra sao.
+ Kiều mời hoạn Thư đến và chào thưa như thế nào?
+ Kiều nói với Hoạn Thư những gì?
+ Hoạn Thư bào chữa ra sao?
Học sinh viết đoạn văn trình bày trong 15 phút - giáo viên nhận xét, đọc đoạn mẫu.
Bài tập 3: HS làm bài cá nhân
D. Củng cố, dặn dò
- Làm hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị tiết 41: soạn bài “ Lục Vân Tiên gặp nạn”
* Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 29/9/2010
 Ngày dạy: / /2010
Tiết 41: Lục Vân Tiên gặp nạn
(Trích “Truyện Lục Vân Tiên” - Ngyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. 
B. Chuẩn bị : 
C. Tiến trình dạy - học 
 * Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ kể sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp. 
- Cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
* Bài mới:
- Giáo viên tóm tắt chuyện ở bài trước.
? Nêu vị trí đoạn trích ?
-GV hướng dẫn đọc. đọc mẫu. HS đọc.
- Giải nghĩa từ khó: 5, 7, 9, 10 
? Đoạn trích có thể chia mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần ?
? Nhận xét về kết cấu của đoạn trích ?
I. Tìm hiểu chung
1- Vị trí đoạn trích: SGK
2- Đọc. Giải nghĩa từ khó
3- Kết cấu: 2 phần
- Phần 1: Trịnh Hâm và hành động tội ác
- Phần 2: Ngư ông và những tấm lòng lương thiện.
-> Kết cấu đối lập nhau. 
? Người mà Trịnh Hâm hại là ai, có quan hệ gì với hắn ta và có hoàn cảnh ntn ?
? Trịnh Hâm chọn thời điểm và địa điểm nào để thực hiện hành động tội ác ?
? Em có nhận xét gì về thời gian, địa điểm ấy ? 
? Hành động tội ác của Trịnh Hâm diễn ra ntn ? Nêu suy nghĩ của em về hành động
 đó ?
? Tại sao Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên ?
? Từ những điều tìm hiểu ở trên, cho thấy Trịnh Hâm là người ntn ?
- GV: Qua nhân vật này cùng với một số nhân vật khác thuộc lực lượng cái ác, nhà thơ muốn cảnh báo về sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức XH thời bấy giờ ? 
GV: Sau khi bị Trịnh Hâm xô suống sông, V.Tiên được giao long rồi ông Ngư cứu giúp
? Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của ông Ngư khi gặp V. Tiên bị nạn ?
? Nhận xét về hành động của ông Ngư ?
? Sau khi cứu được tính mạng và biết hoàn cảnh của V.Tiên, ông Ngư đã đề nghị điều gì ? Lời đề nghị ấy chứng tỏ ông là người thế nào ?
- GV đọc 14 câu cuối
? Nêu nhận xét của em về lời lẽ của ông Ngư trong những câu thơ trên ?
+ Lời lẽ giản dị, dân dã (dùng từ thuần Việt, không cách điệu, lời thơ như lời nói thường)
? Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện quan niệm sống của ông Ngư và nói rõ nội dung của quan niệm đó ?
? Nêu suy nghĩ của em về quan niệm sống của ông Ngư ?
? Qua hành động cứu người và lời lẽ bày tỏ quan niệm sống của ông Ngư, em hãy nêu nhận xét chung về nhân vật này ?
? Xây dựng nhân vật ông Ngư, tác giả nhằm gửi gắm điều gì ? 
- Qua nhân vật này, tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường.
II- Phân tích
1- Trịnh Hâm và hành động tội ác
- Người bị hại: vốn là bạn, bị mù, không nơi nương tựa.
- Thời điểm: đêm khuya lặng lẽ
- Địa điểm: trên thuyền, giữa khoảng trời nước mênh mông, chỉ có sao và sương bay mịt mờ.
-> Thời gian và địa điểm rất thuận lợi cho tội ác hoành hành.
- Hành động: xô Vân Tiên xuống sông sâu, giả vờ kêu la nhằm che dấu tội ác. -> hành động có toan tính, có âm mưu, độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Nguyên nhân: vì đố kị, ghen ghét, lo cho con đường tiến thân của mình, ngay cả khi mối lo đó không còn cơ sở.
=> Trịnh Hâm là kẻ ác, cái ác đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất của hắn. 
2- Ông Ngư – tấm lòng lương thiện 
- Hành động: xem thấy, vớt ngay, hối con vầy lửa, ông hơ, mụ hơ... -> hành động khẩn trương, chân tình, chu đáo, vô tư.
- Đề nghị: “người ỏ cùng ta...” (được cưu mang) -> Ông Ngư có tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp.
 + Quan niệm: sống vì nhân nghĩa, thích tự do, lạc quan, gắn bó với thiên nhiên -> quan niệm nhân sinh cao đẹp. 
=> Ông Ngư là hiện thân của cái thiện.
? Nêu khái quát chủ đề của đoạn trích ?
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích ?
? Đoạn trích cho em hiểu gì về thái độ, tình cảm của tác giả ? 
III- Tổng kết- Luyện tập
- * Chủ đề: sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
- Nghệ thuật: kết cấu đối lập giữa cái thiện và cái ác; ngôn ngữ bình dị.
Luyện tập: câu 4 (phần đọc hiểu VB)
 HS làm bài cá nhân, trình bày trước lớp. HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
C. Củng cố, dặn dò
 - Đọc diễn cảm, nắm được chủ đề, nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
 - Làm bài tập phần Luyện tập.
 - Chuẩn bị tiết 42: CTĐP phần Văn , soạn bài Quê hương của Hồ Dzếnh.
Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------- *** ----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 _T8.doc