Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 140

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 140

Tiết 130 . Tập làm văn

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 .

BÀI VIẾT Ở NHÀ

A . Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh củng cố lại kiến thức để làm bài nghị luận về nhân vật văn học , nhìn lại kết quả bài làm của bản thân để rút kinh nghiệm .

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng làm bài nghị luận văn học .

B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

I.Phân tích đề

1. Chép lại đề văn

2. Tổ chức tìm hiểu đề , tìm ý .

-Thể loại: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

-Giới hạn: Chuyện người con gái Nam Xương

II.Chữa bài :

1.Xây dựng dàn ý chi tiết

a/ Mở bài

*ưu điểm : HS đã giơi sthiệu được một cách khái quát về tác giả , tác phẩm

*Khuyết điểm:

-1 số em còn vào đề hụt hẫng, chưa hiểu tác giả và thời điểm sáng tác

-Mở bài còn sáo mòn, sử dụng câu văn thiếu tính chân thực

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 130 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Tiết 130 .	Tập làm văn
Trả bài tập làm văn số 6 .
Bài viết ở nhà
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức để làm bài nghị luận về nhân vật văn học , nhìn lại kết quả bài làm của bản thân để rút kinh nghiệm .
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng làm bài nghị luận văn học .
B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
I.Phân tích đề
1. Chép lại đề văn 
2. Tổ chức tìm hiểu đề , tìm ý .
-Thể loại : nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
-Giới hạn : Chuyện người con gái Nam Xương
II.Chữa bài :
1.Xây dựng dàn ý chi tiết
a/ Mở bài 
*ưu điểm : HS đã giơi sthiệu được một cách khái quát về tác giả , tác phẩm
*Khuyết điểm: 
-1 số em còn vào đề hụt hẫng, chưa hiểu tác giả và thời điểm sáng tác
-Mở bài còn sáo mòn, sử dụng câu văn thiếu tính chân thực
-b/ Thân bài
-HS đã biết triển khai nghị luận về nội dung tác phẩm: phẩm hạnh tốt đẹp của nàng Vũ Nương: người vợ thuỷ chung , người con hiếu thảo, người mẹ đảm đang
-Đặc biệt là số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới xã hội cũ nói chung, nàng vũ Nương nói riêng: đó là sự đắng cay , tủi nhục, là nỗi oan khuất tày đình mà nàng phải gánh chịu: tội thất tiết thuỷ chung vói chồng
-Đó là sự xa cách đợi chờ, héo mòn trong cô đơn do chiến tranh phong kiến
-Đó là sự gánh vác công việc trong gia đình thay chồng....
-Cuối cùng là cái chết thương tâm cùng lời nguyền cảm động...
-Biết kết hợp nghị luận giữa nội dung và nghệ thuật
c/Kết bài :
-Khái quát giá trị thành công của tác phẩm
2.Lỗi diễn đạt:
-Vào đề còn hụt hẫng sơ sài
-Văn viết chưa thoát ý
-Sử dụng câu, từ ngữ chưa chính xác, mmắc nhiều lỗi lặp
-Diễn đạt còn lan man rườm rà
-Phần nghị luận về nghệ thuật còn sơ sài
-Chưa có sự liên hệ giữa xã hôij cũ và xã hội mới
3.Hướng dẫn học sinh tự nhận xét về bài làm của mình(những ưu khuyết điẻm chính của bản thân)
III.Theo dõi HS yếu
1/:ớp 9A:
-Lớp 9B:
IV.Kết quả:
1.Lớp 9A: Tổng số bài :
-Điểm 9:
-Điểm 8:
-Điểm 7:
-Điểm 6:
-Điểm 5:
-Điểm 4:
-Điểm 3:
-Điểm 2:
1.Lớp 9A: Tổng số bài :
-Điểm 9:
-Điểm 8:
-Điểm 7:
-Điểm 6:
-Điểm 5:
-Điểm 4:
-Điểm 3:
-Điểm 2:
*GV đọc bài của em :
D* Hướng dẫn học ở nhà .
- Nắm bài nghị luận về một tác phẩm truyện .
- Chuẩn bị bài " Tổng kết văn bản nhật dụng " .
Ngày giảng :
Tiết 131 - 132 .
Tổng kết văn bản nhật dụng .
A . Mục tiêu cần đạt : 
- Nắm một cách có hệ thống nội dung , ý nghĩa và cách tiếp cận các văn bản nhật dụng đã học ở THCS . 
- Tiếp tục bồi dưỡng năng lực viết bài nhật dụng về các chủ đề xung quanh cuộc sống của em .
B . Chuẩn bị : 
- Bảng phụ
-Soạn nội dung ôn tập
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp : 
* Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
* Bài mới : Đây là tiết ôn tập cuối cùng , ôn tập toàn bộ các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS .
* Học sinh đọc mục I SGK . 
* Giáo viên cho học sinh thảo luận , phát biểu theo hệ thống câu hỏi sau : 
? Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không ? 
Không phải là khái niệm văn bản
? Những đặc điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì ? 
(Đề tài phong phú: tự nhiên , môi trường, văn hoá , giáo dục, chính trị xã hội, thể tháo, đạo đức , lối sống)
? Em hiểu thế nào là tính cập nhật ? Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì với nhau . 
(VBND chỉ đề cập đến chức năng đề tài, tính cập nhật)
-THời sự: diễn ra kịp thời
-Cập nhật : giải quyết những bức xúc , cấp bách
=>Vì sao có thể nói giá trị văn chương vẫn là một yêu cầu quan trong đơi svới VBND?
(Vì văn có hay mới có tính thyyết phục làm cho ngươì đọc thấm thía về tính chất thời sự của vấn đề được đặt ra)
I . Khái niệm văn bản nhật dụng .
1.Tính cập nhật
-Cập nhật là gắn với cuộc songs bức thiết hàng ngày
-VBND vừa có tính cập nhật , vừa có tính lâu dài: môi trường, dân số , trẻ em..
2.Đề tài rất phong phú: : tự nhiên , môi trường, văn hoá , giáo dục, chính trị xã hội, thể tháo, đạo đức , lối sống)
3.Chức năng: bàn luận – thuyết minh tường thuật, miêu tả, đánh giá...
4.Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng nó vẫn là một yêu cầu quan trọng
Hoạt động 2 : Hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng .
Lớp
Tên văn bản ND
Nội dung
Chủ đề , đề tài
PT biểu đạt
6
1. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử .
2. Động Phong Nha . 
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ .
- Nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử hào hùng , bi tráng của Hà Nội .
- Là kì quan thế giới , thu hút khách du lịch , tự hào và bảo vệ danh thắng này . 
- Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên , lo bảo vệ môi trường . 
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh .
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người .
- TS+MT + biểu cảm.
-TM+MT. 
- NL + BC. 
7
4. Cổng trường mở ra .
5. Mẹ tôi . 
6. Cuộc chia tay của những con búp bê .
7. Ca Huế trên sông Hương .
- Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con cái . Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người .
- Tình yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái .
- Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh . 
- Vẻ đẹp của sông Hương VH và những con người tài hoa xứ Huế .
- Giáo dục , nhà trường , gia đình , trẻ em .
- nt 
- nt 
- Văn học dân gian 
- TS + MT +TM + NL + BC .
TS+MT+ NL + BC 
- TS + NL + BC .
- TM + NL + TS + BC.
8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 . 
9. Ôn dịch và thuốc lá .
10. Bài toán dân số .
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường
- Tác hại của thuốc lá đến kinh tế và sức khoẻ .
- Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội .
- Môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý , thuốc lá 
- Dân số và tương lai nhân loại .
NL + TM
-TM + NL + BC 
- TM+ NL
9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em .
12. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình .
13. Phong cách Hồ Chí Minh .
- Trách nhiệm chăm sóc , bảo vệ và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế .
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hoà bình thế giới .
- Vẻ đẹp của phong cách HCM , tự hào , kính yêu về Bác .
- Quyền sống con người .
- Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới .
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc . 
-NL + TM + BC 
- NL + BC
- NL + BC 
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bảng hệ thống hoá của cá nhân , giáo viên bổ sung 
? Những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không ? Có mang tính cập nhật không ? Có ý nghĩa lâu dài không ? Có giá trị văn học không 
( Đều đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng : vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài các văn bản không hoặc ít có giá trị văn học: Tuyên bố thế giới...”
*Lưu ý HS một số VB đọc thêm :” Trường học” (lớp 7) “Thống kê về động cơ hút thuốc lá” “ Bản tin về cái chết do ghiện ma tuý” ( lớp 8)
Hết tiết 131 – chuyển tiết 132
III . Phương pháp học văn bản nhật dụng .
*Bảng hệ thống
Kiểu văn bản-thể loại
Tên văn bản
Lớp
Hành chính điều hành
nghị luận
-Thông tin ngày trái đất.Tuyên bố thẻ giới, ôn dịch, thuốc lá,đấu tranh cho một thế giới
6-8
9
Tự sự
Cuộc chia tay ....búp bê
7
Miêu tả
Cầu Long Biên - động Phong Nha
6
Biểu cảm
Cổng trường mở ra
7
Thuyết minh
Động Phong Nha, ca Huế trên sông Hương
6-7
Truyện ngắn
Cuộc chia tay...mẹ tôi
7
Bút ký
Cầu long Biên
6
THư từ
Bức thư...da đỏ
6
Thông báo
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
8
Xã luận
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
9
Kết hợp các phương thức biểu đạt(miêu tả - tự sự-;miêu tả- thuyết minh)
-Phong cách HCM, ôn dịch thuốc lá
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
-Cầu Long Biên , động Phong Nha
9-8
6
6
Ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
(Có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu văn bản
+VBND không phải là KN thể loại)
=>Chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại 1 các thể loại 1 cách cụ thể trong các văn bản nhật dụng đã học
(Ví dụ : động phong nha- ôn dịch thuốc lá)
+Tự sự, miêu tả, biểu cảm: bức thư....
+Thuyết minh, nghị luận , biểu cảm : ôn dịch thuốc lá
+thuyết minh- miêu tả : ca Huế
-Hãy tìm 1 số văn bản nhật dụng mang tính chất hành chính nhưng sử dụng nhiều yếu tố nghị luận
(Thông tin vè trái đất- tuyên bố thế giới ...trẻ em)
*Lưu ý: ta vẫn có thể xem 1 số văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học
=>Em đã chuẩn bị và học các bài VBND như thế nào ? qua mỗi lớp , cách học có gì thay đổi? Lý do? Và kết quả của sự thay đổi đó?
(đọc thật kỹ phần chú thích: ví dụ chú thích 1,3 bài Tuyên bố...” 1,2,3,4,5 bài “ đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình”
+Thực tế bản thân đã làm những gì tốt và không tốt cho cuộc sống cho môi trường..?
+Cộng đồng: nơi học, nơi ở, sinh hoạt...
*Ví dụ: Chống hút thuốc lá, đổ rác bậy, hạn chế dùng bao ni nông...
*Vận dụng các kiến thức lịch sử , địa lý, GĐC, sinh học, kết hợp xem các tranh ảnh- chương trình thời sự trên ti vi...
*Yêu cầu: tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau:
+Vấn đề ATGT ?
+Vấn đề rác thải, ô nhiễm nguồn nước
+Một số bệnh dịch đang có chiều hướng lây lan, phát triển: cúm gà, sởi, thuỷ đậu, tiêu chảy
-Văn bản nhật dụng có thẻ sử dụng tất cả mọi thể loại, kiẻu văn bản
-VB nhật dụng so sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt.
-Một số VB mang tính chất hành chính sử dụng những yếu tố nghị luận
IV. Phương pháp học Văn bản nhật dụng
1.Đọc thật lỹ các chú thích về sự kiện hiện tượng
2.Tạo thói quen liên hệ giữa vấn đề đặt ra với cuộc sống bản thân – xã hội
3. Tìm ra cách giải quyết riêng quan điểm riêng , đề xuất . kiến nghị và giải pháp
4.Vận dụng các kiến thức các môn học khác đẻ làm sáng tỏ những vấn đề đăth ra
V.Luyện tập
D.Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm vững chức năng , tính cập nhật của văn bản nhật dụng và hệ thống văn bản nhật dụng được học ở THCS .
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương .
Ngày 14 tháng3 năm 2009
Tiết 133 	 Tiếng Việt
Chương trình địa phương
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 	 - Nhận biết một số từ ngữ địa phương.
-Có thái độ đúng với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (Như trong văn chương nghệ thuật )
B.Chuẩn bị:
 - bảng phụ
 -HS :chuẩn bị bài theo hướng dẫn 
C.Tiến trình bài học
*.Kiểm tra bài củ: -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
*.Bài mới: Giới thiệu bài:
Nước ta có ba vùng ngôn ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Với từng vùng ngôn ngữ này có những lớp từ ngữ đặc thù. Giờ học này, chúng ta cùng nhận biết từ ngữ địa phương qua một số bài tập cụ thể. Bên cạnh đó cần xác định thái độ đúng trong việc sử dụng từ ngữ địa phương.
*Yêu cầu HS tìm hiểu môtj số đoạn trích trong SGK
1.Đoạn trích “Chiếc lược ngà”
Từ địa phương
Từ toàn dân
Thẹo- lặp bặp
Kêu-đâm
Ba- má
Đũa bếp – nói thẳng
vô - lui lủi
Nắp- nhắm- giùm
-sẹo- lắp bắp
 ...  sâu sa của cuộc sống)
*Gọi HS đọc lại đoạn cuối: “Nhĩ chợt nhớ – hết”
=>Đứa con trai không hiểu ý muốn của cha bị cuốn hút vào trò chơi cờ thế, khiến anh đã rút ra sự chiêm nghiệm về quy luật cuộc đời của mỗi người mỗi người như thế nào ?
- ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường.Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy?
-Tìm 1 số biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích?
+Biểu tượng: hình ảnh bãi bồi- bến sông – những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tảng đất lở, lũ đầu nguồn.....
*Gv chỉ định 1 số em đọc ghi nhớ
-GV khái quát lại kiến thức cơ bản 
*Gọi hS đọc diễn cảm đoạn đầu của truyện
III.Tìm hiểu ( sơ lược)
1 . Hoàn cảnh thực tại của Nhĩ
.Bị căn bệnh hiểm nghèo nằm liệt 1 chỗ=>số phận chứa đầy những bất thường, nghịch lý ngoài dự đoán và ước muốn của con người
2.Niềm khao khát của Nhĩ
a/Cảnh bãi bồi bên kia sông
-Một khung cảnh đẹp, thơ mộng: “ một vùng phù sa...phô ra một thứ vàng thau xen với màu xanh non”
=>mang ý nghĩa biểu tượng: là quê hương, cuộc sống, là người vợ thân yêu
-b/Niềm khát khao
-Muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông
=>ý nghĩa: sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình thường và sâu sa của cuọcc sống
.
3.Sự chiêm nghiệm về quy luật của đời người
“...con người ta trên đường đời thật kkhó tránh được những cái đièu vòng vèo hoặc chùng chình
*Nghệ thuật
-Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
-Xây dựng tình huống mang tính nghịch lý- triết lý
IV.Tổng kết- Luyện tập
1.Tổng kết
Ghi nhớ SGK
2.Luyện tập:
D.Hướng dẫn về nhà
-Tìm đọc các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
-Xem lại toàn bộ kiến thức tiếng việt
============================
Ngày giảng:
Tiết 138 - 139 .	 Tiếng Việt
Ôn tập tiếng việt 9 .
A . Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp học sinh không chỉ củng cố phần lí thuyết , mà còn biết thông qua các TL ngôn ngữ thực tế để hệ thống lại các hệ ngôn ngữ đã học . ằ
	+Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
+Liên kết câu và liên kết đoạn văn
+Nghĩa tường minh và hàm ý
-Rèn kỹ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý
-Tích hợp với các văn bản văn và tập làm văn đã học
B . Chuẩn bị :
Bảng phụ
-Ôn tậpkiến thức đã học .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : 
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
*GV tổ chức cho HS ôn tập nội dung kiến thứcd về khởi ngữ, thành phần biệt lập
=>Thế nào là khởi ngữ?
9là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đè tài được nói đến trong câu)
=>nêu vía dụ về khởi ngữ?
-HS có thể lấy nhiều ví dụ khác nhau, nhắc HS không lấy ví dụ SGK
-GV nhận xét ưu khuyết điểm, sửa chữa
=> Thế nào là thành phần biệt lập?
(là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu)
=>Kể tên một số thành phàn biệt lập?
(Tình thái gọi đáp
Cảm thán Phụ chú)
=>Hãy nêu 1 số ví dụ cụ thể về thành phần biệt lập
*Yêu cầu: 4 ví dụ tương ứng với 4 thành phần biệt lập
*Tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập
-Gọi HS nhận xét chữa
-GV nhận xét ưu khuyết điểm
a/ Xây cái lăng ấy- Khởi ngữ
b/ Dường như - Tình thái
c/ Những người con gái ... vậy – phụ chú
d/ Thưa ông - Gọi - đáp
Vất vả quá- Cảm thán
I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1.Khởi ngữ
a/Khái niệm
b/Ví dụ
+Ví dụ 1: Về ván đề đó , tôi không có ý kiến gì ?
+Ví dụ 2: tiền , anh ấy không quan tâm
2/Các thành phần biệt lập
a/Khái niệm
b/Một số thành phần biệt lập
c/Ví dụ
-Có lẽ cái khổ tâm, chị trằn trọc mãi không ngủ được
3/Luyện tập
a/Yêu cầu: xác định thành phần của câu trong văn bản
b/Bảng tổng kết
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập .
a, 
Xây cái lăng ấy.
Tình thái
Gọi - đáp
Cảm thán
Phụ chú
a, 
Dường như 
b, 
Thưa ông 
d, 
Vất vả quá 
c, 
Những người con gái ... vậy 
c/Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” có chứa khởi ngữ và thành phần biệt lập
Đoạn văn mẫu: "Bến quê" là một câu chuyện về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như (hoặc gần giống như) số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mãi mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruỗi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đa tiễn ta về nơi vĩnh hằng. Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng "đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất", nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào cái khoảnh khắc mà trực giác mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã kề cận thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói "Bến quê" là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hóa một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động cho người đọc.
Hết tiết 138- chuyển tiết 139
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
Là các câu trong một đoạn văn cũng như các đoạn trong một văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
? Nêu những biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn?Kể tên các phép liên kết?ỗi phép liên kết nêu 1 ví dụ cụ thể?
*HS nêu ví dụ – GV + HS nhận xét ưu khuyết điểm
(Lưu ý không lấy ví dụ trong SGK)
-a/Phép nối : nhưng, nhưng rồi, và
-b/Phép lặp từ vựng: cô bé
- Phép thế đại từ: cô bé - nó
c/Phép thế đại từ: bây giờ cao sang rồi...
 Phép thế
? Các từ in đậm trong mỗi phần trích thuộc kiểu liên kết nào?
- Ghi kết quả vào bảng tổng kết theo mẫu SGK?
Phép liên kết
Từ ngữ tương ứng
Lặp từ ngữ
ĐN-TN- Ltưởng
Phép thế
nối
cô bé
cô bé- nó
Nhưng
Bây giờ- thế
và 
rồi
? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
? Nêu điều kiện để tồn tại hàm ý?
? Nêu điều kiện để hàm ý thành công?
a/Bài tập 1: : yêu cầu đọc kỹ văn bản
hàm ý của câu nói trên là:
- Người ăn mày muốn nói: "địa ngục mới là chỗ của các ông" - chỉ người nhà giàu.
Bài tập 2
Câu a - Đội bóng huyện chơi không hay .
 - Tôi không muốn bình luận về vấn đề này .
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ .
Câu b : Hàm ý của câu in đậm là :
" Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn " 
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng .
Giáo viên kết luận : 
* Hai điều kiện sử dụng hàm ý : 
+ Có ý thức đưa hàm ý vào câu nói . 
+ Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý .
* Hai điều kiện thành công của việc sử dụng hàm ý : 
+ Người nghe cộng tác .
+ Người nói nắm năng lực giải đoán của người nghe
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Hs nhắc lại khái niệm
- Phép lặp
- Đồng nghĩa, trái nghĩa...
- Phép thế
- Phép nối
a) Nhưng, nhưng rồi, và (phép nối)
b) Cô bé (lặp)
 Cô bé - nó (thế đại từ)
c) Bây giờ...nữa - thế (phép thế)
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày.
- HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà cho cả lớp nghe:
- HS làm bài, giáo viên nhận xét.
2/Bảng tổng kết
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
a/Khái niệm
b/Luyện tập
a/Bài tập 1: CHiếm hết chỗ
-Yêu cầu: tìm hàm ý trong câu nói của người ăn mày
b/Bài tập 2 :
-Yêu cầu : tìm hàm ý của những câu in đậm trong đoạnvăn hội thoại người nói vi phạm phương châm hội thoại nào ?
-
- "
D: Hướng dẫn học ở nhà .
- Nắm lại các kiến thức vừa ôn tập .
- Chuẩn bị bài tiếp theo : nghị luận về đoạn thơ đoạn văn
=========================
Ngày giảng:
Tiết 140 : 	Tập làm văn
Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài nói mẫu
 - Học sinh: Soạn theo yêu cầu SGK
C. hoạt động dạy học:
*GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức đã học : nghị luận về đoạn thơ , bài thơ
-Thế nào là nghị luận về đoạn thơ bài thơ
=>Nêu nội dung cơ bản về những yêu cầu cần có của các phần mở bài , thân bài , kết bài?
1/Tìm hiểu đề
? Kiểu bài của đề bài trên là gì?
? Vấn đề cần nghị luận là gì?
? Cách nghị luận như thế nào?
- Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
- Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu.
- Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân về bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2/Tìm ý:
* Tìm ý: 
- Tình yêu quê nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
* Dẫn vào bài: Gợi cho học sinh liên hệ bài thơ "Tiếng gà tra" của Xuân Quỳnh.
- Trong bài thơ "Tiếng gà tra", chúng ta bắt gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với một tình cảm chân thành, cảm động.
- Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 1960. Thơ ông thiên về việt tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ "Bếp lửa" được coi là một trong những thành công đáng kể nhất.
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
 Một bếp lửa ... mấy nắng ma.
(chú ý khai thác các từ "chờn vờn", "ấp iu")
- Kỉ niệm về thời thơ ấu thờng là rất xa nhưng bao giờ cũng có vẽ đẹp trong sáng, nguyên sơ do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn.
 Lên bốn tuổi ... mũi còn cay.
- Kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
 - Tám năm ròng....đồng xa
 - Tú hú ơi ... cánh đồng xa
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
 Rồi sáng rồi chiều... dai dẳng
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó bà vừa là người nhóm lửa vừa là ngời luôn giữ cho ngọn lửa nóng ấm, tỏa sáng.
 - Lận đận đời bà... đến tận bây giờ.
 - Nhóm dậy cả ... thiêng liêng bếp lửa.
- Cuối cùng là bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại
 Giờ cháu đã đi xa... lên cha?
*Phương pháp chung
1/Mở bài: gọi 1-2 HS trình bày ( nói)
2/Thân bài : gọi 3-4 em
3/Kết bài : 1-2 em
*Lưu ý: nói chứ không được đọc- HS có thể dựa vào phần dàn ý đã chuẩn bị ở nàh.Gọi HS ở dưới lớp nhận xét ưu khuyết điểm – GV bổ sung
- Tập trung vào 1 vài cảm nhận sâu sắc nhất
I.Chuẩn bị ( ở nhà)
1.Ôn lại kiến thức:Nghị luận về một đoạn thơ- bài thơ
2/Lập dàn bài 
- Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
a/Tìm hiểu đề
-Kiểu bài 
-Vấn đề nghị luận
-Cách nghị luận
b/Tìm ý
II.Hướng dẫn nói
1/Dẫn vào bài
2.Nội dung nói
- HS trình bày.
- HS nghe, rút kinh nghiệm
D : Hướng dẫn học ở nhà .
- Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề trên .
- Soạn bài " Những ngôi sao xa xôi " .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 9 tiết 130- T140.doc