Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó bấc

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó bấc

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: Cảm nhận được những nét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó.

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật là động vật bằng phép nhân hóa.

 - thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình yêu thương loài vật.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, chân dung G. Lân-đơn.

 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, diễn giảng, đọc diễn cảm.

 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’)

 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Bố của Xi-mông

Câu hỏi 1: Hãy nêu tâm trạng của nhân vật Xi-mông qua đoạn trích.

Câu hỏi 2 : Hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật chị Blăng-sốt và bác Phi-lip.

3.Bài mới ( 36’)

Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm học lớp 8, chúng ta đã làm quen với kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri – Nhà văn Mĩ ở thế kỉ XIX. Thì giờ đây, ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Can-na-đa) với nhân vật trung tâm: Con chó Bấc. (1’)

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó bấc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 156
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Cảm nhận được những nét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-đơn khi viết về những con chó.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật là động vật bằng phép nhân hóa. 
 - thái độ: Bồi dưỡng học sinh tình yêu thương loài vật.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, chân dung G. Lân-đơn.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, diễn giảng, đọc diễn cảm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Bố của Xi-mông
Câu hỏi 1: Hãy nêu tâm trạng của nhân vật Xi-mông qua đoạn trích.
Câu hỏi 2 : Hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật chị Blăng-sốt và bác Phi-lip.
3.Bài mới ( 36’)
Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm học lớp 8, chúng ta đã làm quen với kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri – Nhà văn Mĩ ở thế kỉ XIX. Thì giờ đây, ta đến với G.Lân-đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Can-na-đa) với nhân vật trung tâm: Con chó Bấc. (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (15’ ) Đọc diễn cảm, vấn đáp.
Dựa vào SGK hãy trình bày đôi nét về tác giả.
Đọc: Thể hiện tình cảm giữa người - vật và ngược lại.
(Gọi 3 HS lần lượt đọc theo trình tự
Từ đầukhơi dậy lên được.
Tiếp theobiết nói đấy.
Còn lại.)
Giải thích từ khó.
Dựa vào câu hỏi 1 ở SGK em thử tìm bố cục.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét ở đây, nhà văn chủ yếu nói đến những tình cảm ở phía nào? (con Bấc).
Tại sao tên đoạn trích “Con chó Bấc” mà phần 2 tác giả lại nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc.→ Liên hệ giáo dục học sinh về lẽ sống.
Hoạt động 2 ( 20 ’) Thảo luận, diễn giảng
* Gọi HS đọc lại đoạn 2.
Cách cư xử của Thooc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? (HS tái hiện)
GV nói thêm về các ông chủ khác của Bấc: Pê-rôn và Phơ-răng-xoanuôi Bấc vì kinh doanh lợi nhuậnluôn đánh đập Bấc.
Tại sao trong phần phần mở đầu, tại sao tác giả lại đưa ra những ngày Bấc sống trong gia đình thẩm phán Mi-lơ? (so sánh, nhớ lại để làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc với Thooc-tơn)
Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của Bấc đối với Phooc-tơn (thảo luận nhóm 5’)- đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 3 (4’) Vấn đáp
Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn của G.Lân-đon.
Qua câu chuyện của con chó Bấc và ông chủ Thooc-tơn, em có thể rút ra cho bản thân tình cảm và cách cư xử như thế nào đối với những con vật nuôi trong nhà? (Liên hệ giáo dục tình yêu thương vật nuôi)
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
I.Đọc- Hiểu khái quát
Tác giả (SGK)
Đọc.
Giải thích từ khó.
Bố cục: 3 phần
Từ đầukhơi dậy lên được: mở đầu. (đoạn 1)
Tiếp theobiết nói đấy: Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc.(đoạn 2)
Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn.(đoạn 3-4-5)
II. Đọc- Hiểu chi tiết
1.Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc
Cứu sống Bấc.
Chăm sóc như con cái.
Chào hỏi thân mật và trò chuyện với Bấc.
Nựng nịu, âu yếm Bấc
Một ông chủ lí tưởng.
2.Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn
Cắn vờ vào tay của chủ rồi ép răng xuống mạnh hồi lâu.
Nằm phục dưới chân chủ hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước lên nhìn mặt chủ.
Nằm xa hoặc một bên hoặc đằng sau để quan sát hình dáng của chủ.
Lo sợ mất chủ, nửa đêm vùng dậy, trườn qua giá lạnh đến trước lều để lắng nghe hơi thở của chủ.
III.Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK )
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Bấc có thể nằm phục dưới chân chủ bao nhiêu lâu
Hàng giờ.
Nửa giờ.
Hàng buổi.
Suốt ngày.
Câu 2: Thooc-tơn đã không làm gì đối với Bấc?
Quát mắng và roi vọt.
Rủa yêu.
Chào hỏi, chuyện trò.
Ôm ghì.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Đọc và nắm kĩ kiến thức vừa học.
Chuẩn bị tiết 157: Kiểm tra Tiếng việt (xem lại nội dung đã ôn ở tiết 138-139)
Nhận xét tiết học.
.
TIẾT 157
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Kiểm tra, đánh giá các kiến thức về phẩn Tiếng việt đã được học
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng kiến thức Tiếng việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
 - thái độ: Biết được khả năng sử dụng Tiếng việt của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Đề kiểm tra ( nhà trường ra đề)
 + Phương pháp : Trắc nghiệm, tự luận.
 - học sinh : Ôn tập theo nội dung tiết 138-139.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)
3.Sinh hoạt nội quy, phát đề (1’)
4.Tiến hành kiểm tra : (41’)
5.Dặn dò (1’ )
Về nhà tiếp tục xem lại kiến thức phần Tiếng việt đã ôn tập.
Chuẩn bị tiết 158: Luyện tập viết hợp đồng (Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới)
Nhận xét tiết kiểm tra.
.
TIẾT 158
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Ôn lại lí thuyết văn bản hợp đồng; tập làm quen với việc viết những bản hợp đồng đơn giản.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng viết hợp đồng.
 - thái độ: Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, thực hành.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra vở chuẩn bị của HS
3.Bài mới ( 38’)
Hợp đồng là gì chúng ta đã tìm hiểu ở những tiết học trước, hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (8’ ) Vấn đáp
Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì?
Trong các loại văn bản sau đây văn bản nào có tính chất pháp lí? (tường trình, biên bản, báo cáo, hợp đồng)
Một bản hợp đồng gồm những mục nào? Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng?
Hoạt động 2 ( 30 ’) Thực hành, thảo luận.
Câu 1 chia 4 nhóm thảo luận mỗi nhóm 1 phần.(3’) chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách?
Thực hành theo nhóm bài tập 2 (4’) lập hợp đồng cho thuê xe đạp dựa trên những thông tin cho sẵn.( đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác đóng góp- GV nhận xét)
Bài tập 3: Soạn thảo hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất.(thực hành mỗi cá nhân)
Viết một trong các hợp đồng sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch, sử dụng điện sinh hoạt. (về nhà)
I.Ôn tập lí thuyết
Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của 2 bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận của cam kết.
Văn bản có tính pháp Lí : Hợp đồng.
(HS trả lời, không phải ghi)
II. Luyện tập
 *Câu 1: Chọn cách diễn đạt.
C1
C2 
C2
C2
*Câu 2: Lập hợp đồng dựa trên những thông tin cho sẵn.
(HS trình bày)
*Câu 3: Soạn thảo hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất.( chọn 2-3 bài của HS để nhận xét)
*Câu 4: Về nhà thực hiện.
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Điểm nào cần tránh khi soạn thảo hợp đồng?
Cần người làm chứng.
Đủ chữ kí của các bên cam kết.
Đưa ra những lời bình luận cá nhân trong hợp đồng.
Đủ các mục của hợp đồng.
Câu 2: những yêu cầu hành văn, số liệu của hợp đồng?
Lời văn phải chính xác, chặt chẽ.
Các phần phải ghi rõ ràng.
Số liệu phải chính xác, cụ thể.
Tất cả các yêu cầu trên.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết 159-160: Tổng kết văn học nước ngoài (Chuẩn bị phần trả lời theo các câu hỏi gợi ý ở SGK)
Nhận xét tiết học.
TIẾT 159-160
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Giúp HS củng cố, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THCS (trừ các bài đọc thêm và văn bản VHDG nước ngoài)
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu
 - thái độ: Hiểu thêm tâm tư, tình cảm, đất nước, con người của các dân tộc trên thế giới.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra vở chuẩn bị của HS
3.Bài mới ( 36’)
Trong chương trình THCS ta dã được học những tác phẩm nào thuộc phần văn học nước ngoài (không tính những văn bản đọc thêm, VHDG, văn bản nhật dụng nước ngoài) hôm nay ta tiến hành tổng kết lại toàn bộ trong 2 tiết. Tiết 1, ta lập bảng thống kê, ở tiết 2 sẽ nhắc lại giá trị, nội dung của một số tác phẩm cũng như nêu cảm nghĩ của mình về tác phẩm yêu thích. (1’)
Hoạt động 1: Vấn đáp, gợi tìm để hoàn thành bảng thống kê.
Sô tt
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Tên tác giả-
Người dịch
Nước
Thế kỉ
Thể loại
Học lớp
1
Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Lý Bạch
Tương Như dịch
Trung Quốc
8
Ngũ ngôn tứ tuyệt
7
2
Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Hạ Tri Chương
Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch
Trung Quốc
8
Thất ngôn bát cú
7
3
Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)
Đỗ phủ
Khương Hữu Dụng dịch
Trung Quốc
8
Thất ngôn trường thiên
7
4
Đánh nhau với cối xay gió (trích Truyện Đôn-ki-hô-tê)
M.Xec-van-tet
Phùng Văn Tửu dịch
Tây ban Nha
16-17
Tiểu thuyết
8
5
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Đ.Đi-phô
Phùng Văn Tửu dịch
Anh
17-18
Tiểu thuyết
9
6
Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay Về giáo dục)
G.Ru-xô
Phùng Văn Tửu dịch
Pháp 
18
Nghị luận xã hội
8
7
Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang)
Mô-li-e
Tuấn Đô dịch
Pháp
18
Kịch
8
8
Chiếc lá cuối cùng
O.Hen-ri
Ngô Vĩnh Viễn dịch
Mĩ
19
Truyện ngắn
8
9
Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An-dát)
Đô-đê
Trần Việt- Anh Vũ dịch
pháp
19
Truyện ngắn
6
10
Cô bé bán diêm
H.An-đec-xen
Nguyễn Minh Hải, Vũ Minh Toàn dịch
Đan Mạch
19
Truyện ngắn
8
11
Bố của Xi-mông
G.Mô-pat-xăng
Lê Hồng Sâm dịch
pháp
19
Truyện ngắn
9
12
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
H.Ten
Phùng Văn Tửu dịch
pháp
19
Nghị luận văn chương
9
13
Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên)
T.Ai-ma-tôp
Ngọc bằng- Cao Xuân Hạo- Bồ Xuân Tiến dịch
Kiêc-ghi-đi
20
Truyện ngắn
8
14
Cố hương
Lỗ Tấn
Trương Chính dịch
Trung Quốc
20
Truyện ngắn
9
15
Mây và Sóng
R.Ta-go
Nguyễn Khắc Phi dịch
Ấn Độ
20
Thơ tự do
9
16
Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
G.Lân-đơn
Mạnh Chương, Nguyễn Công Ái, Vũ Tuấn Phương dịch
Mĩ
20
Truyện ngắn
9
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2: (22’)Thảo luận 
 Mỗi nhóm chọn 2 tác phẩm để trình bày về giá trị nội dung, tư tưởng tình cảm của tác phẩm ấy.(chia 4 nhóm thảo luân trong 6’)
Hoạt động 3: (20’) thuyết trình
 Gọi 4 HS (đại diện 4 nhóm) lần lượt trình bày tác phẩm mà mình thích nhất. Vì sao? 
4.Củng cố ( 2’ )GV nhấn mạnh lại nhựng vấn đề cơ bản vừa ôn.
5.Dặn dò (1’ )
Về nhà xem lại các kiến thức vừa ôn tập
Chuẩn bị tiết 161-162: Trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn (cần đọc kĩ trước phần chú thích về nội dung vở kịch, đọc kĩ vở kịch và trả lời các câu hỏi)
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 33.doc