Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20

Tiết 16

Văn Bản : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 ( Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương - người phụ nữ trong xã hội xưa.

 - Nắm được những đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kỳ với nghệ thuật dựng, kể chuyện, dựng nhân vật, kết hợp với yếu tố kỳ ảo với tình tiết thực, sử dụng điển tích, lời văn biền ngẫu.

- Rèn kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

II/ CHUẨN BỊ :

+ Giáo viên : Soạn bài - Sưu tầm tác phẩm truyền kỳ mạn lục

+ HS : Đọc trước tác phẩm - kể tóm tắt

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

A. Ổn định tổ chức :

B. Kiểm tra bài cũ : ? Qua văn bản “ Tuyên bố về sự sống còn.” em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

C. Bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 30/8/09	
Tiết 16 
Văn Bản : chuyện người con gái nam xương
	( Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
	- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của Vũ Nương - người phụ nữ trong xã hội xưa.
	- Nắm được những đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kỳ với nghệ thuật dựng, kể chuyện, dựng nhân vật, kết hợp với yếu tố kỳ ảo với tình tiết thực, sử dụng điển tích, lời văn biền ngẫu.
- Rèn kỹ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
II/ Chuẩn bị : 
+ Giáo viên : Soạn bài - Sưu tầm tác phẩm truyền kỳ mạn lục
+ HS : Đọc trước tác phẩm - kể tóm tắt
III/ Tiến trình lên lớp : 
A. ổn định tổ chức : 
B. Kiểm tra bài cũ : ? Qua văn bản “ Tuyên bố về sự sống còn...” em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
C. Bài mới : 
 Bước sang thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào con đường khủng hoảng. Các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, làm cho cuộc sống của người dân Việt Nam đã khổ lại càng cùng cực hơn. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ. 
? Nêu những hiểu biết về tác giả.
? Em hiểu gì về tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục"
- GV nêu yêu cầu đọc- đọc mẫu 1 đoạn - học sinh đọc - giáo viên nhận xét
- Gv hỏi 1 vài từ khó trong phần chú giải
- Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện.
- Gọi 1 vài học sinh nhận xét lời kể tóm tắt của bạn
? Truyện thuộc thể loại gì
? Văn bản có thể chia làm mấy phần
 ? Nêu nội dung từng phần
I/ Vài nết về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
- Sống vào thế kỷ 16 thời Lê - Mạc
- Quê: Thanh Miện - Hải Dương, học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đỗ cử nhân, làm quan 1 năm, cáo quan về ở ẩn.
2. Tác phẩm:
 Đây là một trong những chuyện hay nhất của Truyền kỳ mạn lục
II/ Đọc- tìm hiểu chung:
* Thể loại: truyện truyền kỳ
* Bố cục 3 phần:
+ P1: từ đầu đến “... như đối với cha mẹ đẻ”
-> Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
+ P2: Tiếp “nhưng việc đã trót qua rồi”
-> Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
+ P3: Phần còn lại 
-> Vũ Nương được giải oan
D. Củng cố: GV khái quát nội dung tiết học
 E. Dặn dò: + Tập tóm tắt truyện + Chuẩn bị phần phân tích. 
 IV.Kinh nghiệm: .
Ngày soạn:30/8/09	
Tiết 17 . Văn bản : chuyện người con gái nam xương (tiếp)
	 ( Trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Như tiết 16
II/ Chuẩn bị : 
+ Giáo viên : Soạn bài - Sưu tầm tác phẩm truyền kỳ mạn lục
+ HS : Soạn kĩ bài
III/ Tiến trình lên lớp : 
A. ổn định tổ chức : 
B. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương.
C. Bài mới : 
- Học sinh theo dõi phần 1 của truyện 
? Phần đầu của truyện tác giả giới thiệu nhân vật Vũ Nương qua những chi tiết nào.
? Thuỳ mị nết na là thế nào? (hiền dịu, lễ phép)
? Tư dung là nói vẻ đẹp nào? (nhan sắc)
? Qua cách giới thiệu của tác giả, em thấy Vũ Nương là người thế nào
? Cách giới thiệu tính tình trước nhan sắc ý nói điều gì? 
(đức hạnh là nét nổi bật của nàng)
GV: là cô gái vừa đẹp người, đẹp nết nên Trương Sinh đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ.
? Tác giả đã giới thiệu đôi nét về Trương Sinh thế nào? 
(con nhà hào phú, không có học, có tính đa nghi, phòng xa quá sức)
? Em có nhận xét gì về tính cách của 2 vợ chồng (hoàn toàn trái ngược có phần mâu thuẫn)
? Mặc dù vậy, khi lấy Trương Sinh, để gia đình yên ấm nàng đã cư xử với chồng và gia đình chồng thế nào?
? Theo em, giữ gìn khuôn phép là thế nào (lễ phép, cư xử đúng mực)
? Thất hoà ( mất hoà thuận)
GV: Cuộc sống gia đình đang hạnh phúc thì biến cố gì xảy ra?
? Khi tiễn chồng xa trận, nàng đã có những lời nói và cử chỉ gì?
? Nàng không mong áo gấm, chỉ mong 2 chữ bình yên nói lên điều gì? 
(không ham danh lợi).
? Đất thú? (Nơi biên ải xa xôi)
? Quan san? (chỉ nơi xa xôi).
Gv: Sau khi chồng đi lính, nàng sinh con, mọi việc trong gia đình đều 1 vai nàng gánh vác: Nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. 
? Mẹ chồng nàng vì nhớ con, sinh bệnh mà ốm với phận sự là người con dâu nàng đã đối xử với mẹ chồng ntn?
? Qua những việc làm và cách đánh giá của bà mẹ chồng em thấy Vũ Nương là người con dâu ntn ?
? Tóm lại: Em có thể nhận định 1 cách khái quát Vũ Nương là 1 người ntn?
Đó chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam .
? Khi ca ngợi vẻ đẹp Vũ Nương em thấy thái độ của tác giả thế nào? (trân trọng tự hào và kính phục).
? Với vẻ đẹp toàn diện đó, Vũ Nương đã có những ngày thật hạnh phúc. Vậy theo em hạnh phúc đó do ai mang lại? (do chính nàng).
? Em có linh cảm như thế nào về số phận và hp của nàng khi phải sống với 1 người chồng có tính đa nghi như Trương Sinh?
? Quãng đời hp của VN gợi cho em cảm nghĩ gì (Quý trọng, yêu mến, lo lắng)
 GV: Vậy khi mẹ chồng mất, 1 mình nuôi dạy con thơ, chờ ngày chồng trở về gđ đoàn tụ, hp . Nhưng ngày Trương Sinh trở về ước nguyện của nàng có đạt đựơc không?
- Nếu phải kể về nỗi oan trái của VN thì em sẽ kể ntn / ( HS tóm tắt)
? Người gây ra nỗi oan trái cho Vũ Nương là ai? ( Trường Sinh)
? Cái cách mà Trương Sinh gây đau khổ cho Vũ Nương là gì?
GV: Chỉ tin lời con trẻ, 1 mực nghi ngờ sự chung thuỷ của vợ, không cho vợ một cơ hội để giải thích.
? Qua những việc làm của TS với vợ chứng tỏ anh ta là kẻ ntn?
? Đau đớn xót xa vì bị nghi oan vậy, Vũ Nương đã có những cách nào để cởi bỏ oan trái của mình? ( dùng lời nói)
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của Vũ Nương khi thốt ra những lời nói đó?
? Cũng từ những tâm trạng đó, em hiểu thêm được điều đáng quý nào trong tâm hồn của người phụ nữ đang phải chịu nhiều oan trái.
? Vì oan trái quá VN đã phải tìm đến cái chết trước khi chết nàng tắm gội sạch ngửa mặt lên trời mà than. Theo em cái chết đó nói với ta điều gì về nhân cách con người Vũ Nương ?
 (Trong sạch ngay thẳng)
? Theo em nỗi oan khuất của Vũ Nương là do những nguyên nhân nào? 
(Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bỉnh đẳng)
- Trương Sinh có tính đa nghi hay ghen.
- Lời nói của đứa trẻ ngây thơ, chứa đầy dữ kiện đáng ngờ
- Cách xử sự hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh.
? Cái chết của Vũ Nương có ý nghĩa gì? 
(Là lời tố cáo XH phong kiến, chế độ nam quyền, tố cáo những kẻ đa nghi, độc đoán.)
? Theo em ai đã giải oan cho Vũ Nương.
 ( Trương Sinh)
GV: lẽ ra câu chuyện đến đây là kết thúc được bởi nút thắt của truyện đã được mở mọi việc đã được giải quyết, nhưng tại sao truyện lại thêm phần “ Vũ Nương ở dưới thuỷ cung”.
(vì đó là đặc trưng của chuyện truyện kỳ có yếu tố li kỳ...)
? Trong cuộc sống dưới thuỷ cung Vũ Nương được miêu tả chủ yếu bằng các lời nói. Vũ Nương đã nói những lời nào?
? Theo em, lý do nào mà Vũ Nương lại có sự thay đổi trong quyết định của mình như vậy? Liệu có phải nàng muốn đoàn tụ với Trương Sinh không?
( Vì nàng nhớ quê hương, nhớ con, không muốn bị mang tiếng xấu xa ngay cả khi đã chết, nàng muốn 1 lần nữa thanh minh với Trương Sinh với mọi người. Cũng có thể nàng muốn quay trở về với chồng con nhưng không được nữa ( vì nàng đã chết)
? Những lời nói ấy cho ta hiểu thêm gì về đức tính của nàng?
? Ngoài tác dụng an ủi và tố cáo, yếu tố kỳ ảo còn có tác dụng gì ? ( làm cho câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn, làm cho phẩm chất của Vũ Nương được trọn vẹn hơn)
? Vậy theo em có cách nào giải thoát nổi oan trái cho những người như Vũ Nương và bao phụ nữ oan trái khác?
(Chỉ có thể xoá bỏ chế độ áp bức bất công tạo 1xã hội công bằng như chế độ XH, XHCN như chúng ta ngày nay)
? Truyện có nét đặc sắc nào về nghệ thuật.
? Từ biện pháp nghệ thuật đó, tác giả muốn thể hiện nội dung gì?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
III/ Phân tích:
1. Hạnh phúc của Vũ Nương. 
- Tính thuỳ mị, nết na
- Tư dung tốt đẹp
=> đẹp người, đẹp nết
- giữ gìn khuôn phép.
- không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hoà.
- Chỉ xin ngày về mang 2 chữ bình yên
- băn khoăn, thổn thức tâm tình thương nhớ người đất thú.
- Lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san
- Hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật
- Ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ.
- > Người con dâu hiếu thảo
=> Vũ Nương: 1 người vợ hiền, đảm đang chung thuỷ, 1 người con hiếu thảo.
-> Hạnh phúc thật mong manh không trọn vẹn, dễ ta vỡ.
2/Nỗi oan trái của Vũ Nương
* Trương Sinh:
- Nghe con nói, đinh ninh là vợ hư
- Họ hàng làng xóm bênh vực cũng không nghe.
- Mắng nhiếc, đánh - đuổi đi
=> đa nghi, độc đoán, tàn nhẫn
* Vũ Nương:
- Đâu có mất nết hư thân
- ... đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa
-> Đau đớn thất vọng đến tột độ
-> Khát vọng hạnh phúc,sâu sắc chân thật dễ tổn thưởng, cao thượng
- Gieo mình xuống sống chết
3. Vũ Nương được giải oan.
- Còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa.
- tôi tất phải tìm có ngày ... tôi sẽ về
- Thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.
=> Độ lượng, thuỷ chung ân nghĩa, tha thiết với hạnh phúc gia đình.
IV/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK
D. Củng cố: GV khái quát lại bài.
E. Hướng dẫn: Học bài - soạn: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
IV/ Kinh nghiệm: .
Ngày soạn:4/9/08	
Tiết 18 xưng hô trong hội thoại
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- HS nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại
- Rèn kỹ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hôịi thoại
II/ Chuẩn bị : 
+ GV : Soạn giáo án.
+ HS : Đọc SGK - làm bài tập
III/ Tiến trình lên lớp : 
A. ổn định tổ chức : 
B. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 ? Cho ví dụ và giải thích nguyên nhân?
C. Bài mới : 
? Trong tiềng Việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? cách sử dụng của chúng ra sao?
(Tôi, tao, tớ, mình, anh, em, chú, bác...)
? Nêu cách dùng? (tương ứng với các từ ngữ trên là các ngôi nào?)
- Học sinh đọc đoạn trích
? Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích trên?
? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dễ Choắt qua 2 đoạn trích?
? Giải thích sự thay đổi về cách xưng hô đó?
- Qua phân tích 2 ví dụ trên em rút ra kết luận gì về việc sử dụng từ ngữ xưng hô
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Học sinh thảo luận - trả lời .
- GV và H nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh thảo luận - trả lời .
- GV và H nhận xét.
? H đọc yêu cầu bài 3.
I/ Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 
1. Ví dụ 1:
+ Những từ ngữ xưng hô thường gặp:
- Tôi, tao, chúng tôi, chúng ta... -> Ngôi thứ nhất
- Mày, mi, cậu, chúng mày -> ngôi thứ hai
- Nó, hắn, chúng nó, họ -> ngôi thứ ba
+ Suồng sã: mày , tao...
+ Thân mật: anh, chị, em...
+ Kính trọng: Quý ông, quý bà, quý cô...
2. VD2: Đọc đoạn trích
+ Các từ ngữ xưng hô: em, anh, ta, chú mày
* Đoạn a: 
+ Sự thây đổi cách xưng hô trong 2 đoạn trích
- Đoạn thứ nhất: khi Choắt nói Mèn thì Choắt xưng hô là anh em còn khi Mèn xưng hô với chắt: ta - chú mày
-> Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. Dễ Choắt thì có mặc cảm thấp hèn còn dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch
* Đoạn b
- Cả 2 nhân vật đều xưng hô là: tôi - anh
- Đây là cách xưng hô bình đẳng: Mèn không còn ngạo mạn, hách dịch vì đã nhận ra “tội ác” của mình, còn Choắt thì hết mặc cảm hèn kém và sợ hãi.
3. Ghi nhớ: SGK
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Lời mời trên có sự nhầm lẫn”chúng ta” với “chúng em” hoặc “chúng tôi”
+ Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe
+ Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.
2. Bài tập 2:
- Khi 1 người xưng hô là “chúng tôi” chứ không xưng hô là “tôi” là để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn.
- Tuy nhiên trong những tình huống đặc biệt (bút chiến, tranh luận, nhấn mạnh ý kiến cá nhân thì dùng tôi thích hợp hơn.
3. Bài tập 3:
- Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường.
- Chú bé xưng hô với sứ giả là "ta" - "ông": cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là đứa bé khác thường. 
D. Củng cố: Học sinh đọc lại phần ghi nhớ trong SGK
E. Hướng dẫn: học bài - làm các bài tập còn lại.
D/Kinh nghiệm:.
Ngày soạn:1/9/09	
Tiết 19 Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong khi viết vă bản
- Tích hợp với văn qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” với tập làm văn “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
- Rèn luyện kỹ năng trích dẫn khi viết văn bản
II/ Chuẩn bị : 
+ GV : Soạn giáo án
+ HS : Đọc SGK 
III/ Tiến trình lên lớp : 
 A. ổn định tổ chức : 
 B. Kiểm tra bài cũ: Trong bài dạy
 C. Bài mới : 
? Cho biết phần in đậm trong các ví dụ (a) và ví dụ (b) thì phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời?
?Phầnin đậm nào là ý nghĩ ở trong đầu?
? Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng những dấu gì?
? Ta có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không? Khi đảo, hai bộ phận sẽ được ngăn cách = dấu gì?
GV: Những phần in đậm trong đoạn trích (a) và (b) là cách dẫn trực tiếp
? Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp
? Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói hay ý nghĩ.
? Phần in đậm ở VD b là lời nói hay ý nghĩ? 
? Các phần in đậm ở VD(a) và (b) có được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì không? 
? Có thể đặt từ “rằng” hoặc từ “là” trước phần in đậm ở VD (a) không? 
GV: Phần in đậm trong 2 VD trên là lời dẫn gián tiếp.
? Thế nào là lời dân gián tiếp.
GV : Như vậy có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của 1 người, 1 nhân vật đó là dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS đọc yêu cầu bài tập1.
? Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau. Đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn.
? Viết một doạn văn nghị luận có sử dụng một trong 3 ý đã cho.
- HS chuẩn bị vào vở nháp.
- Lên bảng viết
I/ Cách dẫn trực tiếp:
1.Ví dụ: đoạn trích “Lặng lẽ SaPa”
- Phần in đậm ở VD (a) là lời nói được phát ra thành lời.
- phần in đậm ở VD (b) là ý nghĩ ở trong đầu
- Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo được: Khi đảo, cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách 2 phần
2. KL: Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
II/ Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ: SGK
- Phần in đậm ở Ví dụ (a) là lời nói. Đây là nội dung lời khuyên.
- Phần in đậm ở ví dụ (b) là ý nghĩ. vì trước đó có từ hiểu.
- ở VD (a) không có dấu hiệu gì.
- ở VD (b) có dấu hiệu là từ “rằng”
- Có thể đặt 1 trong 2 từ đó trước từ “hãy”
2. Kết luận: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
 III/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Cả 2 tình huống đều là cách dẫn trực tiếp.
- Ví dụ (a) là dẫn lời; VD (b) là dẫn ý.
2. Bài tập 2: 
- Dẫn trực tiếp:
 Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, HCT nhấn mạnh “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng”
- Dẫn gián tiếp:
 Trong báo cáo chính trị... Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
D. Củng cố: - HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
 E. Hướng dẫn: Học bài, làm bài tập 3 , chuẩn bị Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 	
 IV. Rút kinh nghiệm:..
Ngày soạn:1/9/09	
Tiết 20 Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học từ lớp 8 và nâng cao ở lớp 9.
- Tích hợp các văn bản đã học.
- Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
II/ Chuẩn bị : 
+ Giáo viên : Nghiên cứu soạn giáo án
+ HS : Đọc trước SGK 
III/ Tiến trình lên lớp : 
ổn định tổ chức:
KTBC: Trong giờ học.
Bài mới : 
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? 
? Khi tóm tắt cần chú ý những điểm nào.
- HS đọc 3 tình huống trong SGK.
? Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Từ các tình huống đó rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
? Vậy em hãy nêu sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong CS mà em thấy cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
(HS nêu một vài ví dụ như : Chú Ba kể vắn tắt 1 trận đánh, người đi đường kể cho nhau nghe 1vụ tai nạn ... ) 
- HS đọc BT1 : 
? Các sự việc chính được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc nào? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu? 
? Các sự vật nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi? 
? Nếu phải tóm tắt lại tác phẩm này 1 cách ngắn gọn hơn em sẽ tóm tắt ntn để số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản? ( HS tóm tắt - GVnhận xét ) 
? Như vậy, em hiểu TN là tóm tắt VB tự sự ? 
( HS đọc phần ghi nhớ SGK ) 
- HS chuẩn bị.
- Gọi HS đọc, GV nhận xét.
? HS đọc yêu cầu BT2. 
- HS tóm tắt-> HS và GV nhận xét, bổ sung.
I. Ôn lại kiến thức lớp 8: 
+ Tóm tắt VB tự sự là kể lại 1 cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
+ Khi tóm tắt cần chú ý :
- Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là : Sự việc và nhân vật chính (hoặc cốt truyện và nhân vật chính ) 
- Có thể xen kẽ có mức độ những yêu tố bổ trợ các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm.
II/ Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu các hình huống.
+ Tình huống 1: Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với 1 tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được, do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
+ Tình huống 2: Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm ( Gồm nhân vật chính và cốt truyện ) thì người đọc sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc - Hiểu và phân tích.
+ Tình huống 3: Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, do đo người kể phải trung thực với cốt truyện khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình.
2. Kết luận: Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học. Vì vậy có thể nói, việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
III. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự : 
- Nhìn chung 7 sự việc và các nhân vật do bạn nêu ra là đủ, tuy vậy còn thiếu 1 sự kiện quan trọng là 1 đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn .... nhờ việc này mà Trương Sinh hiểu ngay là vợ bị oan, nghĩa là chàng biết sự thật từ trước khi gặp Phan Lang.
+ Như vậy sự việc thứ 7 là chưa hợp lý, cần phải sửa lại như sau : 
- Giữ nguyên sự việc từ 1- 6 
- Sự việc 7 : Một đêm, TS cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói rằng .... bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng sự việc đã chót qua rồi.
- Sự việc 8 : Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bên lập đàn giải oan bên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về : “Ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng ... lúc ẩn, lúc hiện” .
*Ghi nhớ : SGK/59 
IV. Luyện tập : 
1. Bài tập 1: Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học.
VD : Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
2. Bài tập 2:
- Yêu cầu ngắn gọn, cân đối và hoàn chỉnh (mở đầu, phát triển, kết thúc)
- Chú ý đến nhân vật chính, chi tiết tiêu biểu.
D. Củng cố: Gv khái quát lại bài, HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
E. Hướng dẫn: Về soạn, tập tóm tắt văn bản : “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” 
 IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2009
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(4).doc