Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161, 162: Bắc sơn

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161, 162: Bắc sơn

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: Nắm được nội dung, ý ngĩa đoạn trích lớp 2, 3. Sự xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh khởi nghĩa, đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

 Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật.

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời thoại giữa các nhân vật trong kịch.

 - thái độ: hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói; Giáo dục lòng yêu nước cho HS.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.

 + Phương pháp : Đọc phân vai, vấn đáp, diễn giải, phân tích.

 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.

III . Lên lớp:

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 161, 162: Bắc sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 161- 162
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Nắm được nội dung, ý ngĩa đoạn trích lớp 2, 3. Sự xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh khởi nghĩa, đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
 Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời thoại giữa các nhân vật trong kịch.
 - thái độ: hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói; Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Đọc phân vai, vấn đáp, diễn giải, phân tích.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Con chó Bấc– G.Lân-đơn
Câu hỏi 1:Vì sao nói Giôn Thooc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
Câu hỏi 2:Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có gì đặc biệt?
3.Bài mới ( 80’)
Bắc Sơn là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Vở kịch đã có tiếng vang lớn lúc bất giờ (đầu năm 1946) và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trường. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của cách mạng đã đoực đưa lên sân khấu một cách thành công.
Vở kịch bắc Sơn gồm 5 hồi, ta sẽ tìm hiểu 2 lớp ở hồi bốn (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (35’) Đọc –kể tóm tắt, phân tích, diễn giảng.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.
Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
(
Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác giả.
Cũng dựa vào SGK hãy tóm tắt nội dung vở kịch.
Em hiểu kịch là gì?
Đọc phân vai hồi 4 vở kịch.
Hãy thuật lại diễn biến sự việc và hành động các nhân vật trong các lớp kịch trích ở hồi 4.
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2 (40’) phân tích, diễn giải, thảo luận.
Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ, gây cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống đó có tác dụng gì? (chia nhóm thảo luận 3’).
GV nêu một số nét về nhân vật Thơm ở các hồi trước giúp HS hiểu thêm về các nhân vật này. (HS lắng nghe và hình dung hoàn cảnh nhân vật)
 Thơm – dân tộc Tày ở Bắc Sơn, con gái lớn cụ Phương, chị ruột Sáng – quen cuộc sống an nhàn, thích sắm sửa. Khi cuộc khởi nghĩa bắc Sơn nổ ra, cô vẫn thờ ơ ngoài cuộc trong khi cha và em trai tích cực tham gia cách mạng .
 Cha và em trai hy sinh, Thơm rất thương xót, và càng day dứt hơn khi biết chồng mình làm tay sai cho Pháp; mẹ Thơm phát điên bỏ đi, Ngọc thì đêm đêm dẫn quân Pháp đi lùng bắt những người cách mạng.
Trong lớp 2, với tình huống ấy, tâm trạng của Thơm ra sao?
Cô quyết định như thế nào?
Vở kịch càng thêm gay cấn bởi tình huống nào? Thơm xử lí ra sao?
Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
Các em có nhận xét như thế nào về Ngọc?
Tìm tính cách riêng và chung của 2 nhân vật Thái và Cửu (thảo luận nhóm 3’)
Hoạt động 3 (5’) vấn đáp
Ta hiểu được gì qua đoạn trích? (HS phát biểu, GV chốt lại bằng phần ghi nhớ)
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
I.Đọc – Hiểu khái quát
Tác giả: (SGK)
Tóm tắt nội dung vở kịch (SGK)
Kịch: Nghệ thuật dùng sân khấu trình bày hành động và đối thoại của các nhân vật, để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội.
Tóm tắt hồi 4:
Lớp 1: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm- Ngọc. Mâu thuẫn giữa 2 người. Thơm dần dần nhận ra sự thật về Ngọc cô đau xót và ân hận.
Lớp 2: Thái, Cửu- hai các bộ chiến sĩ cách mạng, chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn quân lính Pháp và bọn Tay sai (Ngọc). Trong lúc bối rối, vội vã họ đã chạy vào nhà Thơm- Ngọc, Thơm tạm để 2 anh trốn vào buồng ngủ của mình.
Lớp 3: Ngọc đột ngột về nhà, Thơm cố tìm cách giấu chồng, che chở cho 2 cán bộ cách mạng. Cuối lớp, Ngọc chạy theo bọn lính Pháp tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.
II. Đọc – Hiểu chi tiết
 1. Tình huống truyện trong đoạn trích
Cuộc khởi nghĩa thất bại, giặc lùng bắt cán bộ chiến sĩ và Thái, Cửu tình cờ chạy trốn đúng vào nhà Thơm- Ngọc. Ngọc – chồng Thơm lại là một tên chỉ điểm, tay sai.
Tạo mâu thuẫn, xung đột kịch (ta- địch; mâu thuẫn nội tâm Thơm) và đưa vở kịch phát triển.
2. Diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật Thơm.
Tâm trạng Thơm (khi 2 người chiến sĩ cách mạng trốn vào nhà): khó xử, phân vân, bỏ thì thương mà vương thì tội.
Cô quyết định cứu người (cho họ trốn vào buồng riêng).
Ngọc đột ngột quay về, Thơm tìm cách che mắt chồng bằng những câu hỏi, trả lời hết sức khôn khéo, tự nhiên và đã cứu thoát 2 người chiến sĩ cách mạng.
Khi cách mạng gặp khó khăn, kẻ thù đàn áp khốc liệt thì vẫn tiếm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cách mạng không thể bị tiêu diệt.
3. Các nhân vật khác.
a. Ngọc: thương yêu vợ con nhưng vì địa vị, quyền lực, tiền tài nên y cam tâm làm tên Việt gian phản quốc.
b. Thái và Cửu
Thái: tinh tế, dày dạn kinh ngiệm.
Cửu: hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn.
Cả hai đều dũng cảm, trung thành, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp đỡ của quần chúng.
III. Tổng kết
Ghi nhớ ( SGK)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trong SGK là gì?
Nỗi đau khổ của Thơm khi nhận ra bộ mặt thật của Ngọc.
Cuộc đấu tranh nội tâm và hành động cứu người của Thơm.
Nỗi buồn của Thơm trước bệnh tật của mẹ.
Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc.
Câu 2 : xung đột kịch được thể hiện trong hồi 4 như thế nào?
Cuộc đối thoại giữa Thơm với Ngọc.
Cuộc đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm.
Qua sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và qua mâu thuẫn nội tâm của Thơm.
Qua cuộc đối thoại của Ngọc, Thái, Cửu.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ, xem và nắm vững các kiến thức vừa học.
Chuẩn bị tiết 163- 164: Tổng kết Tập làm văn (đọc kĩ nội dung bảng tổng kết Tr.169-170/SGK và trả lời các câu hỏi bên dưới) 
Nhận xét tiết học.
TIẾT 163- 164
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa những vấn đề về lí thuyết Tập làm văn đã học.
 - kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng về văn bản nghị luận như: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, diễn đạt
 - thái độ: Biết đọc các kiểu văn bản- theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp và viết các văn bản thông thường. 
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, giải thích.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh (2’)
3.Bài mới ( 83’)
,Phần Tập làm văn trong chương trình THCS các em đã học gồm các kiểu văn gì? (HS kể). Hôm nay chúng ta tiến hành tổng kết lại tất cả các kiểu văn bản đó nhé (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (41’ ) Thảo luận.
Cho HS đọc thấm bảng tổng kết SGK Tr.169 (5’).
 *Thảo luận các ý sau (5’)
Tìm sự khác nhau của các kiểu văn bản trên.
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao?
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2 ( 5’) Vấn đáp, giải thích.
Hãy nêu mối quan hệ giữa Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn với Văn bản và Tiếng việt. (khi HS trình bày, có thể cho các em nêu ví dụ cụ thể để chứng minh, GV giải thích thêm)
I.Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
1.Các kiểu văn bản trong chương trình THCS khác nhau ở 2 điểm chính:
Phương thức biểu đạt
Hình thức thể hiện.
2.Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì:
Phương thức biểu đạt khác nhau.
Hình thức thể hiện khác nhau.
Mục đích khác nhau.
Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Vì ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.
II.Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS
Tiếng Việt: giúp sử dụng từ, đặt câu, cách sử dụng các biện pháp tu từtrong làm văn.
Văn bản: học cách viết, phương pháp kết cấu, cách diễn đạt trong phần làm văn.
Hoạt động 3 ( 36’) vấn đáp, diễn giảng.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm
Các kiểu văn bản trọng tâm
Thuyết minh
Tự sự
Nghị luận
Mục đích biểu đạt
Để nhận thức các đối tượng
Để cảm nhận được các sự việc, sự kiện
Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó
Các yếu tố tạo thành
 Đặc điểm khách quan của đối tượng
Sự việc, nhân vật
Luận điểm, luận cứ, luận chứng
Các phương pháp thường dùng
Giải thích
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định
Hệ thống lập luận
Kết hợp miêu tả tự sự
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Văn bản nghị luận không cần tuân thủ yêu cầu nào sau đây?
Bố cục chặt chẽ
Dẫn chứng sinh động
Lập luận sắc sảo
Quy định phải viết theo mẫu
Câu 2: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không nên sử d ... i đã nhận được thái độ như thế nào của mọi người? (cho HS đọc thầm (3’)
Cho 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm nhận xét một tính cách của nhân vật. (3’)
Hoạt động 3 ( 5’)
Hãy dự đoán xu thế và kết quả của cuộc đấu tranh trong vở kịch? (trên con đường đổi mới thì cuộc đấu tranh diễn ra giữa cũ- mới là điều tất yếu. Tuy nhiên kết quả không phải cái mới nào bao giờ cũng thắng mà chỉ có những cái tiến bộ, mang lại lợi ích cho mọi người, phù hợp với xu thế xã hội thì sẽ thắng lợi)
Tính cách các nhân vật và mâu thuẫn kịch được giải quyết và làm rõ chủ yếu bằng phương tiện gì? (bằng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật)
I.Đọc- Hiểu khái quát
Tác giả (SGK)
 Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
Tóm tắt vở kịch (SGK)
Nội dung đoạn trích: Diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa 2 phái (nhân vật Hoàng Việt- đại diện cái mới, còn nhân vật Nguyễn Chính- đại diện cái cũ) khi họ công khai bộc lộ quan điểm của mình.
II. Đọc – Hiểu chi tiết
1.Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch và ý nghĩa của nó.
Mâu thuẫn xung đột giữa cái cũ (cái tư tưởng bảo thủ, nguyên tắc lạc hậu) với cái mới (cái tư tưởng tiến bộ vì lợi ích mọi người)
Đây là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 của thế kỉ XX- Những năm đầu của cuộc đổi mới đất nước.
2. Tình huống kịch
Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp→ kết quả sản xuất thấp→ đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn→yêu cầu đổi mới phương thức làm ăn→một số ngưới đồng tình,một số người không thống nhất.
Thái độ của mọi người khi giám đốc Hoàng Việt trình bày kế hoạch sản xuất mới:
Kĩ sư Lê Sơn: hoài nghi và sợ hãi nhưng cuối cùng lại quyết định nhập cuộc.
Trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng tài vụ: phản đối việc tuyển nhân công, tăng tiền lương→ miễn cưỡng chấp nhận.
Quản đốc Trương phản đối.
Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối gay gắt: đe dọa giám đốc và bỏ ra ngoài.
Cảnh kịch đã hứa hẹn những cảnh đấu tranh giữa cũ và mới đấy phức tạp và quyết liệt.
3. Tính cách nhân vật
Giám đốc Hoàng Viết: dám nghĩ, dám làm, tin tưởng bản thân và quần chúng, thông minh và nghị lực, dũng cảm, mạnh dạn, đầy tin thần trách nhiệm.
Kĩ sư Lê Sơn: chuyên môn giỏi, hết lòng vì xí nghiệp nhưng nhút nhát, ngại va chạm.
Phó giám đốc Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn, khôn khéo xu nịnh và luồn cúi cấp trên, đánh đổ bốn đời giám đốc.
Quản đốc Trương: khô khan, hách dịch, máy móc, thích tỏ ra quyền thế.
III.Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK )
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: vở kịch ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Trong những năm 80 của thế kĩ XX.
Trong thời kì đất nước bước vào thế kỉ XXI.
Câu 2: xung đột của đoạn trích ở mức độ nào trong tiến trình của vở kịch?
Bắt dầu xung đột.
Xung đột phát triển.
Xung đột cao trào.
Xung đột được giải quyết.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Xem và nắm vững kiến thức vừa học.
Chuẩn bị tiết 167-168:Tổng kết văn học (thực hiện các công việc theo yêu cầu ở SGK Tr.181; đọc và trả lời các câu hỏi ở Tr.186-201)
Nhận xét tiết học.
.
TIẾT 167- 168
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Giúp HS hình dung lại hệ thống các tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn toàn cấp THCS; hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: Các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
 Củng cố và hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình. 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, khái quát hóa, tóm tắt các nội dung, tìm và chứng minh các luận đểm trong bài ôn tập (SGK), nhận diện và phân tích các thể loại văn bản đã học và đọc thêm.
 - thái độ: HS biết trân trọng những thành tựu, giá trị, tác dụng, ý nghĩa của nền văn học dân tộc.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp, diễn giảng, thuyết trình.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh (2’)
3.Bài mới ( 83’)
 GV nêu mục đích, tầm quan trọng của 2 tiết ôn tập cuối năm phần văn học. (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (41’ ) vấn đáp, thuyết trình
Gọi HS đọc đoạn mở đầu mục A (SGK Tr.186)
Nội dung đoạn vừa đọc nói gì?
VHVN cũng như nhiều nền văn học khác trên thế giới, bao gồm mấy bộ phận hợp thành. Kể tên. 
Riêng VHVN được cấu thành như thế nào? ở những thế kỉ nào? (GV ghi thành sơ đồ)
Cho HS kể tên các tác phẩm VHDG được học ở năm lớp 6(Con rồng, cháu tiên- ĐT Bánh chưng, bánh giày- Thánh Gióng- Sơn Tinh, Thủy Tinh- Sự tích Hồ Gươm- Thạch Sanh- Em bé thông minh- Ếch ngồi đáy giếng- Thầy bói xem voi- Chân, ĐT: Tay, Tai, Mắt, Miệng- Treo biển- ĐT: Lợn cưới, áo mới) ở năm lớp 7 (Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người- Những câu hát than thân- những câu hát châm biếm- Tục ngữ về thiên nhiên, LĐSX- Tục ngữ về con người và xã hội)
Cho HS kể tên các tác phẩm bằng chữ Hán đã học (Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn; Nam Quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn; Cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi; chuyện người con gái nam Xương- Nguyễn Dữ)
Các tác phẩm bằng chữ Nôm (Truyện Kiều- Nguyễn Du; Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
Các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ (Tôi đi học- Thanh Tịnh; Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng- Tức nước vỡ bờ- ngô Tất Tố)
Cho HS đọc mục III. Hãy nêu những nét đặc sắc nổi bật của VHVN về nội dung- tư tưởng? (mỗi nét nêu 1 dẫn chứng)
GV chốt lại nội dung tiết học bằng phần ghi nhớ SGK Tr.194- dặn HS về chép vào vở.
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2 ( 41 ’) Thảo luận, diễn giảng, vấn đáp
A. Nhìn chung về văn học Việt Nam
Vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam trong lịch sử Việt nam:
Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tộc Việt nam.
Góp phần làm nên đời sống văn hóa, tinh thần của đất nước Việt Nam.
Có lịch sử lâu dài, phong phú và đa dạng.
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt nam – tiến trình lịch sử của nó
Văn học Việt Nam
VHDG VH viết
Chữ Hán Chữ Nôm Chữ Quốc ngữ
(X-nửa (XIII-XX) (XVII, thay thế đầu XX) chữ Hán- Nôm
 ở TK XX)
II.Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN về giá trị tư tưởng
Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng (đặc điểm hàng đầu).
Tinh thần nhân đạo- tình yêu thương con người.
Ca ngợi giá trị, nhân phẩm của con người lao động, thể hiện ước mơ, nguyện vọng: ấm no, hòa bình, công bằng (VHDG).
Lên àn, tố cáo giai cấp thống trị phong kiến.
Cảm thông số phận người phụ nữ, đòi quyền bình đẳng giới.
Cac ngợi tình cảm đồng bào, đồng chí
Thể hiện sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan
Tiếng cười hồn nhiên và trí tuệ. 
Ghi nhớ (SGK )
B.Sơ lược về một số thể loại văn học
Cho HS đọc mục IB SGK Tr.195
Chia nhóm thảo luận: VDDG được xếp vào mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những loại nào? Mỗi loại tìm một tác phẩm tương ứng (5’) (ở SGK chỉ nêu 3 nhóm, GV nên gợi ý cho HS thấy nên thêm 1 nhóm là Nghị luận dân gian)
I. Một số thể loại VHDGVN
Trữ tình dân gian
Nghị luận dân gian
Tự sự dân gian
Sân khấu dân gian
Ca dao
Dân ca
Tục ngữ
Câu đố
Thần thoại
Truyền thuyết 
Cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Sử thi
vè
Chéo
Tuồng
Kịch rối
Vấn đáp, diễn giảng để hoàn chỉnh bảng thống kê
II. Một số thể loại văn học trung đại Việt nam
Trữ tình trung đại
Tự sự trung đại
Nghị luận trung đại
Thơ
Đường luật ( thất ngôn: bát cú, tứ tuyệt; ngữ ngôn trường thiên)
Cổ phong, ngâm (sau phút chia li- chinh phụ ngâm)
Lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù
Truyện ngắn chữ Hán
Truyện truyền kì
Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán
Truyện thơ Nôm
Kí sự
Tùy bút
Chiếu (biểu) (Chiếu dời đô)
Hịch (Hịch tướng sĩ)
Chí (hoàng Lê nhất thống chí)
Cáo (Bình Ngô đại cáo)
Luận ( bàn luận về phép học)
Tấu
Vấn đáp, diễn giảng để hoàn chỉnh bảng thống kê
III.Một số thể loại văn học hiện đại
Tự sự
Trữ tình
Kịch
Thể loại tổng hợp
Truyện ngắn, vừa, dài
Bút kí
Tự sự
Phóng sự
Tùy bút (tản văn)
Nhật kí
Du kí
Thơ mới
Thơ tự do
Thơ văn xuôi
Trường ca
Kịch nói chính kịch, bi kịch, hài kịch)
Truyện- kí
Truyện thơ
Kịch thơ
GV chốt lại nội dung vừa ôn bằng phần ghi nhớ SGK Tr.201)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Thể thơ nào của dân tộc được sử dụng nhiều trong ca dao Việt Nam?
Lục bát
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn bát cú
Thơ tự do
Câu 2: Trong thể loại cổ tích Việt nam, nhân vật thường ít được xây dựng về:
Tên tuổi, nguồn gốc
Hành động, tính cách
Miêu tả nội tâm, suy nghĩ
Theo hai tuyến thiện - ác
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết 169: Trả bài kiểm tra văn phần truyện (nhớ lại nội dung bài kiểm tra tiết 155)
Nhận xét tiết học.
.
TIẾT 169
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: HS thấy được kiến thức tiếp cận văn bản phần truyện đã học của bản thân mình.
 - kĩ năng : Rèn kĩ năng tự nhận nhận định, đánh giá kiến thức
 - thái độ : Nâng cao ý thức về khả năng tiếp nhận văn bản của bản thân để có hướng khắc phục
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu : Bài kiểm tra đã chấm
 + Phương pháp : Giải thích
 - học sinh : Sổ tay ghi chép
III . Lên lớp: 
 1.Ổn định ( 1’ )
2.Kiểm tra ( không tiến hành )
3.Tiến hành trả bài ( 38’ )
GV phát bài , lần lượt nêu đáp án , hướng dẫn HS sửa chữa
GV nêu tổng hợp số điểm , nhận xét chung cách làm bài
Lớp
Số HS
Số bài
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Trên Tb
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
93
94
Cộng
HS trình bày ý kiến ( nếu có ) GV giải thích
4 Đọc – ghi điểm ( 5’ )
5.Dặn dò ( 1’ )
Chuẩn bị tiết 170 : Trả bài kiểm tra Tiếng Việt (nhớ lại nội dung bài kiểm tra tiết 157)
Nhận xét tiết học
.
TIẾT 170
I . Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: HS nhận biết khả năng tiếp thu kiến thức phần Tiếng Việt đã học.
 - kĩ năng : Rèn kĩ năng tự nhận định, phân tích đúng- sai.
 - thái độ : Nâng cao ý thức về khả năng sử dụng Tiếng Việt của bản thân HS để khắc phục , trau dồi thêm vốn từ
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu : Bài kiểm tra đã chấm
 + Phương pháp : Trả bài viết
 - học sinh : Sổ tay ghi chép
III . Lên lớp: 
1.Ổn định ( 1’ )
2.Kiểm tra ( không tiến hành )
3.Tiến hành trả bài ( 38’ )
GV phát bài , lần lượt nêu đáp án , hướng dẫn HS sửa chữa
GV nêu tổng hợp số điểm , nhận xét chung cách làm bài
Lớp
Số HS
Số bài
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Trên Tb
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
93
94
Cộng
HS trình bày ý kiến ( nếu có ) GV giải thích
4 Đọc – ghi điểm ( 5’ )
5.Dặn dò ( 1’ )
Chuẩn bị tiết 171- 172: Thư (điện) chúc mùng và thăm hỏi (đọc ĩ bài và trả lời các câu hỏi trong SGK)
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 3435.doc