Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 10

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 10

A. MTCĐ: Giúp HS:

 - Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cách mạng trong bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – phân tích thơ tự do, các chi tiết, hình ảnh chân thực, giàu biểu cảm và biểu trưng.

 - Yêu mến hình ảnh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 124-125

Văn bản Đồng chí

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

 + So sánh hành động, tính cách của hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư.

- Dẫn vào bài mới: Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: Đồng chí

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
ĐỒNG CHÍ
 * Chính Hữu *
 Tiết 46
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS: 
 - Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cách mạng trong bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc – phân tích thơ tự do, các chi tiết, hình ảnh chân thực, giàu biểu cảm và biểu trưng.
 - Yêu mến hình ảnh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 124-125 
Văn bản Đồng chí
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
 + So sánh hành động, tính cách của hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư.
- Dẫn vào bài mới: Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: Đồng chí
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (22 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
- Trần đình đắc (1926), tham gia hoạt động kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ; chuyênviết về người lính và chiến tranh.
- Thơ ông có cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm xúc.
- Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vè văn học nghệ thuật năm 2000.
+ Xuất xứ bài thơ? (hoàn cảnh ra đời)
- Sáng tác 1948- thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ dội ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn– Bài thơ được viết nơi ông nằm điều trị bệnh. Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp.
* HS đọc đoạn trích (giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý vần chân, từ đồng chí cần đọc lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối giọng ngân nga) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: đồng chí, nước mặn đồng chua, tri kỉ, sương muối.
 +Thể thơ: thơ tự do
 +Kết cấu đoạn trích? ( 3 phần), 
* HS đọc bài thơ suy nghĩ,trả lời câu hỏi:
+ Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước dòng thơ thứ 7?
Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt, như một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính (ở 6 dòng đầu) và khơi mở những chi tiêt biểu hiện cụ thể, thấm thíatình đồng chí, đồng đội (10 dòng tiếp theo)
* Đọc 7 câu đầu:
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí là gỉ? Chi tiết thể hiện?
-Họ xuất thân như thế nào? Hoàn cảnh cuộc sống?Chi tiết: nuớc mặn đồng chua?
- Vì sao “chẳng hẹn quen nhau”?
- Điều gì khiến họ thành tri kỉ?
Định hướng:
 - Cùng cảnh ngộ; cùng chung nhiêm vụ; cùng chung cảnh sống chiến đấu gian khổ.
* HS đọc 10 câu tiếp, thảo luận trả lời:
+ 3 câu : “Ruộng nương . Ra lính”gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình? Ý kiến của em
Định hướng:
 - Đồng chí, trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc.
 - “ mặc kệ” thể hiện quyết tâm mãnh liệt – đi đánh giặc cứu nước.Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Mặc khác còn thể hiện tính hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của ngừơi lính. Đây chính là sự hy sinh tình nhà cho việc nước.
 +Những câu tiếp theo thể hiện tình đồng chí như thế nào?Hình ảnh nào làm em xúc động?
Chia sẻ những gian lao, khó khăn trong cuộc sống chiến đấu. Những câu thơ đối xứng nhau: áo anh – quần tôi, rách vai – vài mảnh vá, họ chia sẻ về kỉ niệm những trận sốt rét rừng.
Tình cảm gắn bó sâu nặng: “tay nắm lấy bàn tay”
à Tình đồng chí đã tạo nên sức mạnh để các anh có thể vượt qua mọi gian khổ, khó khăn.
* Đọc 3 câu thơ cuối, thảo luận trả lời:
+ Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh gì? Bức tranh đó gợi lên điều gì? Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ?
hs thảo luận trình bày, nhận xét.
+ Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là đồng chí?
tên một tình cảm mới, xuất hiện, phổ biến trong thời kì cách mạng và kháng chiến.Đó là biều tượng của tình cảm cách mạng, của người cách mạng trong thời kì mới.
Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
 + Em cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thờikháng chiến chống Pháp?
là những nông dân nghèo
vì nghĩa lớn mà ra đi kháng chiến nhưng không quên làng quê, gia đình
Vượt qua những gian khổ thiếu thốn, bệnh tật, vẫn lạc quan yêu đời.
Đẹp nhấtlà tính đồng đội, đồng chí sâu nặng, thắm thiết.
Kết tinh biểu tượng là hình ảnh Đầu súng trăng treo + Nhận xét nghệ thuật biểu hiện của bài thơ
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 131
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
+ Đọc diễn cảm đoạn thơ
+ Đọc tham khảo (Sách thiết kế bài giảng)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: (SGK)
II/ Kết cấu:
+ 6 câu đầu: Sự lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí
+ 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí.
+ 3 câu cuối: Hình ảnh người lính trong phiên gác
III. Phân tích:
1. Sự lí giải về cơ sở tình đồng chí:
 - Cùng cảnh ngộ : xuất thân từ những nông dân nghèo từ những vùng khác nhau.
- Cùng chung nhiệm vụ: chiến đấu vì quê hương, đất nước.
- Cùng cảnh sống chiến đấu gian khổ, khó khăn, thiếu thốn.
2 Những biểu hiện của tình đồng chí:
- Sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau.
- Chia sẻ những hó khăn, gian lao trong cuộc sống chiến đấu.
- Tình cảm gắn bó sâu nặng.
à Tình đồng chí, đồng đội đã tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi gian lao thử thách.
3.Hình ảnh người lính trong phiên gác:
- là bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ.
- Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”:súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 131)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Tình cảm nào trong em được bồi đắp khi đã học – hiểu bài thơ Đồng chí?
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Học thuộc lòng đoạn trích; Soạn “BaØi thơ về tiểu đội xe không kính” (phân tích Hình ảnh chiếc xe và hình ảnh người lính)
* * *
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 *Phạm Tiến Duật*
 Tiết 47
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp hS:
- Cảm nhận nét độc đáo của những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn: hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích thơ tự do.
- Cảm phục, học tập tinh thần vượt khó, lạc quan.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 145-146 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí
 + Hình ảnh ngừơi lính trong thời kì kháng chiến chống pháp?
- Dẫn vào bài mới: Cuối những năm 60 đầu 70, ở Việt Nam xuất hiện một lớp nhà thơ trẻ tài năng, mỗi người một vẻ: Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương, Lê Anh Xuân Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm và vui tính, những cô gái thanh niên xung phong xinh xắn, dũng cảm trên những nẽo đường Trường Sơn đầy bom đạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tài thế hệ trẻ Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (23 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
PTD được xem là cây bút tiêu biểu của lớp các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.
Thơ ông có giọng tinh nghich mà sôi nổi, tươi trẻ
+ Xuất xứ bài thơ? (hoàn cảnh ra đời)
- Bài thơ trích trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970
* HS đọc văn bản (giọng vui tươi, khoẻ khắn, ngang tàng) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: bếp Hoàng Cầm
 +Thể thơ: thơ tự do
 +Kết cấu đoạn trích? 
 - Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về những chiếc xe và người lính lái xe trên chiến trường Trường Sơn (không thể chia đoạn)
* HS đọc bài thơ suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nhan đề bài thơ có gì khác lạ?Tại sao thêm vào hai chữ Bài thơ? Hình ảnh nổi bật: những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói đây là hình ảnh độc đáo?
+ Những chiếc xe được miêu tả như thế nào? Nhận xét điều gì về chiến tranh thời kì này?
Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
“Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu là tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm,trẻ trung vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả: không kính, không có mui, không có mui, thùng xe có xước à xe bị biến dạng đến trần trụi tạo dáng vẻ kì lạ độc đáo, ấn tượng.
Vì : xưa nay, hình ảnh xe cộ, tàu thuyền được đưa vào thơ thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực
à nhà thơ có hồn thơ nhạy cảm, nét ngang tàng, tinh nghịch, thich cái lạ như nhà thơ mới nhận ra và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo
 - “ Bom giật, bom rung” à chiến tranh diễn ra rất ác liệt.
* Đọc bài thơ:
+ Hình ảnh những chiến sĩ lái xe được thể hiện như thế nào?
-Với những phương tiện thiếu thốn như vậy, các anh đã b ...  kẻ sĩ lánh đục, tìm trong, thung dung nhàn nhã. 
	D. Tất cả A, B, C đều đúng.
II. TỰ LUẬN (6 điểm):
	Câu 1: Ghi lại tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều Ở lầu Ngưng Bích” và phân tích để thấy tâm trạng của Thuý Kiều.	(3 điểm)
	Câu 2: Cho biết ý nghĩa của câu thơ trích trong truỵên Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
	 “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
	Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”	( 3 điểm)
***
* Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
	+ Cẩn thận khi làm trắc nghiệm. Tránh tẩy xoá
	+ Trình bày các ý rõ ràng (tự luận)
* Đáp án – Biểu điểm:
	I/ TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
D
B
B
B
C
C
D
D
II/ TỰ LUẬN:
	Câu1 : (3điểm)
	+ Ghi lại 8 câu thơ cuối đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
	“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
	Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
	Buồn trông ngọn nước mới sa,
	Hoa trôi man mác biết là về đâu?
	Buồn trông nội cỏ rầu rầu.
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
	Aàm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
- Chép đúng nguyên văn: 1,5 điểm; 
- Sai từ : mỗi từ trừ 0,5 điểm; 
- Sai chính tả: mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
+Phân tích: 
- Ở lầu Ngưng Bích, dưới cái nhìn của Thuý Kiều, mỗi cảnh vật gợi cho Kiều một nỗi buồn khác nhau:
	. Nhìn thấy cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm à gơi nỗi buồn cô đơn, nhớ quê nhà.
	. Nhìn cánh hoa trôi trên ngọn nước mới sa à buồn liên tưởng cuộc sống trôi dạt vô định.
	. Nhìn cánh đồng cỏ mênh mông đến tận chân trời với màu xanh xanh à buồn về cuộc sống vô vị tẻ nhạt biết đến bao giờ mới chấm dứt.
	. Nhìn gió cuốn mặt duềnh à buồn lo, sợ hãi về những tai biến, sóng gió của cuộc đời nàng.
- Bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình ( cảnh vật chỉ là cái cớ để thể hiện tâm trạng)
Trình bày đầy đủ các ý : 1,5 điểm
Tuỳ theo mức độ phân tích có thể cho trong thang điểm từ 0 – 1,5 điểm
Câu 2: ( 3 điểm)
	+ Ý nghĩa của câu thơ: thấy việc nghĩa mà không hành động (ra tay cứu giúp hoặc can ngăn) thì không phải là con người anh hùng.
 Hoạt động 3: Dặn dò ( 5 phút)
 * Chuẩn bị cho tiết Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng  Trau dồi vốn từ) ôn lại các kiến thức cũ – vận dụng nhận biết, thực hành.
* * *
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG 
 ( Sự phát triển của từ vựïng  Trau dồi vốn từ)
 Tiết 49
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học.
- Rèn luyện kĩ năng về sử dụng từ và chữa lỗi dùng từ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Hệ thống các kiến thức liên quan
+ HS: Xem lại kiến thức đã học ở lớp 8 về từ vựng 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ ( thông qua)
Dẫn vào bài mới: Bài học nhằm mục đích nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thúc về từ vựng đã học: sự phát triển củ atừ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ-biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (37 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
I/ 
*HS trao đổi, thảo luận về các cách phát triển từ vựng kết hợp điền vào sơ đồ:
Các cách phát triển từ vựng
Nghĩa của từ ngữ
Số lượng từ ngữ
Thêm nghĩa
II/
* HS trao đổi trả lời câu hỏi:
- Khái niệm từ mượn? Cho ví dụ.
Chuyển nghĩa
Tạo
từ mới
Vay mượn
 - Làm bài tập 2,3
III/ 
* Thảo luận trả lời câu hỏi:
- Từ Hán Việt? Ví dụ.
- Bài tập 2
IV/ 
* Trao đổi trả lời câu hỏi:
- Thuật ngữ? Đặc điểm?
- Thảo luận vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay .
- Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
V/ 
* Thảo luận các hình thức trau dồi vốn từ.
- Bài tập 2,3
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 3 phút)
- Hệ thống nội dung kiến thức đã học.
I. Sự phát triển của từ vựng:
1- Các cách phát triển từ vựng:
2- Tìm dẫn chứng minh họa cho sơ đồ
3- Không thể có ngôn ngữ nào trên thế giới mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng vì nếu như thế thì số lượng từ ngữ tăng lên rất nhanh.
II. Từ mượn:
1- Khái niệm: mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
2- Nhận định đúng: (c)
3- + xăng, lốp, săm, ga, phanh là những từ vay mược đã được Việt hoá.
 + axit, vitamin  chưa được Việt hoá
III. Từ Hán Việt:
 1- Là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng tiếng Việt.
2- Quan niệm đúng: (b)
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khia niệm hoặc ngược lại.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2- Vai trò của thuật ngữ rất quan trọng: Xã hội phát triển, nhận thức của con người phát triển, con người càng phải tích luỹ một vốn khái niệm khá lớn, mà mỗi khái niệm khoa học thường tương ứng với một thuật ngữ.
3- Biệt ngữ xã hội: sập tiệm, vỡ nợ, trúng tủ
V. Trau dồi vốn từ:
 1- Các hình thức trau dồi vốn từ:
 - Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
 - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết.
2- Giải thích nghĩa của từ ngữ:
3- Sưả lỗi dùng từ:
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 3 phút)
 * Nắm kĩ các kiến thức đã ôn, vận dụng vào bài tập, tìm các ví dụ trong các văn bản đã học.
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 5: Dặên dò ( 2 phút)
 * Chuẩn bị bài Nghị luận trong văn bản tự sự. Xem lại lí thuyết về văn bản nghị luận.
* * *
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Tiết 50
 TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp HS:
- Oân tập và củng cố kiến thức về văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 155 -156. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: (thông qua)
Dẫn vào bài mới: Có thể nói trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống. Mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú, với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hằng ngày. Để tập trung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ, trăn trở, về lí tưởng, về cuộc đời, về yêu ghét, buồn vui,người ta thường dùng các yếu tố nghị luận để tô đậm tính cách nhân vật mà mình múôn khắc hoạ.Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (18 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VB TỰ SỰ
* HS đọc ví du 1-a,b trong SGK/ 137, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Tìm những câu chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích.
+ Nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 Định hướng:
a- Suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông Giáo. Ông Giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để “ chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Các luận điểm và lập luận:
- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề: vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ.Vì sao vậy?
 + Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau.
 + Khi người ta quá khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.
 + Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”
* Sử dụng nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện sự phán đoán dưới dạng: nếu thì; vì thế cho nên; sở dĩ là vì; khi A  thì B  Các câu văn: câu khẳng định, ngắn gọn.
b- Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều với Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận.
- Thuý Kiều: Sau câu chào đầy mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm gay nghiệt như mụ – và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốt lấy oan trái .
- Hoạn Thư : 
+ Ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).
+ Cảnh chồng chung chưa chắc ai nhường cho ai.
+ Tôi cũng đã đối xử tốt với cô (kể công).
+ Dẫu sao cũng đã gây khổ cho cô nên bây giờ chỉ còn biết nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô.(nhận tội, đề cao Kiều)
* HS tìm hiểu:
 + Dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản?
 Đinh hướng:
 - Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
- Trong đoạn nghị luận thừơng dùng các từ: tại sao?, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, nói tóm lại, tuy nhiênThường dùng các câu : khẳng dịnh, phủ định, câu ghép có các cặp từ hô ứng
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 2 phút)
* HS đọc Ghi nhớ SGK/ 138
 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố (15 phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
BT1,2: - HS nhắc lại nội dung theo yêu cầu bài tập.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 II. Tổng kết:
 Ghi nhớ: (SGK/ 138)
B/ Luyện tập
Bài tập1: Xác định lời văn trong đoạn trích Lão Hạc
Bài tập 2: Tóm tắt các lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 138
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm nội dung bài học; Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận ( Tìm hiểu nguồn cảm hứng của tác giả về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động, hình ảnh, ngôn ngữ thơ)
 * * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc10-VAN9-TUAN10.doc