Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 14

Tuần 14

 Tiết : 66, 67. VĂN BẢN

LẶNG LẼ SA PA

 (Nguyễn Thành Long)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Có hiểu biết thêm về TG và TP truyện Việt Nam hiện đại viết về những người LĐ mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Kĩ năng: Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung NT của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

3. Thái độ: GD lòng tự hào, tình yêu đất nước quê hương.

II. Chuẩn bị .

 GV: SGK,G/A.

 HS: Soạn bài

III. Các bước lên lớp.

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Tại sao nói tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn ”Làng” là 1 tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo. Hãy PT và CM?

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :09/11/2011
 Ngày dạy : 
Tuần 14
 Tiết : 66, 67. VĂN BẢN
LẶNG LẼ SA PA
 (Nguyễn Thành Long)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Có hiểu biết thêm về TG và TP truyện Việt Nam hiện đại viết về những người LĐ mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Kĩ năng: Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung NT của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
3. Thái độ: GD lòng tự hào, tình yêu đất nước quê hương.
II. Chuẩn bị .
	GV: SGK,G/A.
 HS: Soạn bài
III. Các bước lên lớp.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Tại sao nói tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn ”Làng” là 1 tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo. Hãy PT và CM?
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:
?Trình bày khái quát về tác giả?
? Hoàn cảnh s/tác tác phẩm?
? Xác định thể loại ?
? XĐ vị trí của VB qua soạn bài ở nhà?
?Xác định bố cục văn bản?
?Truyện được kể với sự đan xen của những ph/thức biểu đạt nào?
Hoạt động 2:
 Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện?
Tác phẩm này theo lời t/g là một bức chân dung,đó là chân dung của ai?
? Nhân vật chính x/hiện ntn?(Qua lời kể của ai).Tác dụng của cách giới thiệu đó?
?Anh thanh niên được miêu tả ntn? (Hành động, cử chỉ) Tìm chi tiết thể hiện ? 
? Những cử chỉ, h/động đó thể hiện tính cách gì ở anh t/niên?
 ? Nhận xét nghệ thuật m/tả nhân vật trong truyện của t/giả?
? Anh thanh niên kể những gì với mọi người?
? Thông qua lời kể của anh t/niên em hiểu gì về công việc của anh?
? Anh làm với thái độ ntn?
? Thông qua lời kể, tâm sự về công việc, chứng tỏ anh t/niên là người ntn?
? Vì sao anh có thể vượt qua những khó khăn thử thách ấy?
? Bắt gặp 1 đề tài quí, người hoạ sĩ muốn vẽ về anh, anh đã t/hiện thái độ ntn? Thái độ đó thể hiện đức tính gì của anh?
? Nét đẹp trong tính cách của anh còn được t/hiện ngay cả trong suy nghĩ và quan niệm ra sao?
? Thái độ của anh khi kể chuyện ra sao?
- GV: T/giả đã khắc hoạ khá chân thực bức chân dung đẹp đẽ về anh t/niên, sống có lí tưởng vui vẻ, thích giao tiếp, chu đáo với mọi người.
*Củng cố: em hãy khái quát những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên?
Tiết:2
? Theo dõi phần truyện về bác lái xe. Cho biết bác là người ntn?
? Tìm những chi tiết nói về ông hoạ sĩ. Hãy nêu cảm nhận của em?
? Suy nghĩ của cô gái trẻ để lại cho người đọc ấn tượng gì?
? Tại sao cô lại có trạng thái “dạt lên ấn tượng hàm ơn”
? Trong chi tiết từ chối làm mẫu vẽ của anh t/niên có nhắc đến những n/v nào? Các n/v đó gợi cho người đọc suy nghĩ gì ?
Qua tác phẩm. Em có suy nghĩ gì về nhan đề của t/p? Theo em : Sa Pa có lặng lẽ không?
? Tại sao tất cả các n/vật trong VB đều không được gọi tên cụ thể?
? Sự x/hiện của tất cả các nhân vật có tác dụng ntn đối với nhân vật chính?
? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong truyện?
Kể ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dung của chất trữ tình đó
? Vậy chủ đề của truyện là gì?
 Nêu ý nghĩa văn bản? 
? Đọc phần ghi nhớ?
- Quê: huyện Duy Xuyên , Quang Nam.
- Ngoài truyên, bút kí, ông còn làm thơ,viết phê bình văn học.
- Tác phẩm: Viết nhân chuyến đi c/tác Lào Cai (1970), trong tập “Giữa trời xanh” 1972.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Văn bản: Vị trí: Phần sau của TP.
- 2HS đọc nối tiếp->GV nhận xét rồi đọc 
-Đ2:Từ đầu->kìa anh ta kìa”
Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ
-Đ2:Tiếp đến...kh có vật gì như thế”:diễn biến cuộc gặp gỡ
-Đ3:Còn lại:Cuộc chia tay cảm động giữa anh t/niên và đoàn khách.
-Tự sự, kết hợp với m/tả, biểu cảm, lập luận.
-Cốt truyện đơn giản.
Tình huống: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Sa pa.
- Chân dung của anh TN.
-Qua lời kể của bác l/xe
“Trên đỉnh Yên Sơn, người cô độc nhất thế gian, làm nghề khí tượng kiêm v/lí địa cầu...
+ Anh thanh niên 27t, làm c/tác khí tuợng....
+ Tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ, gói thuốc làm quà cho vợ bác lái xe.
+ Mừng quýnh vì có sách
+ Tặng hoa cho cô gái
+ Pha trà ngon mời khách..
-T/dụng: Gieo vào lòng người đọc ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ hấp dẫn
- M/tả nhân vật theocách gián tiếp qua nhận xét của bác lái xe.
- HS theo dõi phần vb trả lời.
- Say sưa dù bất kể thời tiết thế nào cũng kh bỏ 1 ngày,kh quên 1 buổi.
Câu hỏi thảo luận
- Xác định rõ mục đích công việc của mình làm, tìm thấy niềm vui in công việc, chủ động trong c/sống.
- Lạc quan say mê công việc, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ tài năng và sức lực cho đất nước.
- Bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu g/thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau hay nhà n/cứu sét 11 năm...
- Ta với công việc là 2
- Nỗi nhớ người thèm ng
- Kể 1 cách hồn nhiên, say sưa, sôi nổi.
-Bác lái xe,ông hoạ sĩ già,cô Kỹ sư trẻ
- Là ng sôi nổi có nhiều năm c/tác,có kinh nghiệm.
(32n chay trên tuyến đường..)
-Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như ” nhọc qua” vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Chi tiết đó giúp cho n/vật chính hiện lên rõ hơn.
- Sự toả sáng của n/vật chính giúp cô sức mạnh, vững tin hơn để bước tiếp con đường mà cô đã lựa chọn.
- Nhân vật ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ n/cứu sét.
-Đằng sau cái lặng lẽ của Sa Pa là sự sôi động của những con người l/động mới đang ngày đêm miệt mài, âm thầm cống hiến xây dựng tổ quốc.
- Gọi chung để nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện: Họ là những con người b/thường giản dị, không tên tuổi, họ ngày đêm l/đ làm việc...
- Làm nổi bật khắc hoạ n/v chính.
- Ca ngợi nét sống đẹp của ng l/đ mới:Cống hiến cho đời 1 cách thầm lặng...
H/S nêu ý nghĩa văn bản.
I. Tìm hiểu chung.
* Tác giả: (1925-1991)
- Quê: huyện Duy Xuyên , Quang Nam.
- Ngoài truyên, bút kí, ông còn làm thơ,viết phê bình văn học.
* Tác phẩm:
Viết nhân chuyến đi c/tác Lào Cai (1970), trong tập “Giữa trong xanh” 1972.
- Thể loại: Truyện ngắn.
* Văn bản: 
- Vị trí: Phần sau của TP.
- Bố cục: 3 phần.
- Phương thức: Tự sự, kết hợp với m/tả, biểu cảm, lập luận.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Nhân vật anh thanh niên.
- Xuất hiện qua lời kể của bác lái xe:
=> Thể hiện sự cởi mở, chân thành, ân cần chu đáo.
- Qua lời kể của anh:
+ Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...
=> Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác, công phu. Làm việc nghiêm túc đúng giờ, tận tuỵ, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
- Là người khiêm tốn luôn hoà mình vào đội ngũ những người trí thức.
=> Đây chính là suy nghĩ rất đẹp của 1 tâm hồn yêu đời, yêu c/sống.
2. Các nhân vật khác
*Nhân vật xuất hiện trực tiếp:
a) Nhân vật bác lái xe:
- Là ng sôi nổi có nhiều năm c/tác,có kinh nghiệm.
(32n chay trên tuyến đường..)
b)Nhân vật ông hoạ sĩ già:
- Là ng từng trải trong CS.
- Am hiếu nghệ thuật, khao khát đi tìm đối tượng nthuật.
- Nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.
c) Cô kĩ sư trẻ:
 Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo.
*Nhân vật gián tiếp:
- Họ là những đội ngũ tri thức cống hiến thầm lặng, hi sinh cả tuổi trẻ HP cá nhân góp phần xây dựng đất nước.
3. Nghệ thuật:
- Kể tự nhiên, hấp dẫn, nhiều chi tiết thực.
- K/hợp tự sự, m/tả, biểu cảm, nội tâm n/v.
- Khắc hoạ rõ nét t/cách n/v qua lời nói, cử chỉ. việc làm.
4.Ýnghĩa văn bản:
Tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp
đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho tổ quốc.
* Ghi nhớ/
4. Củng cô
Vì sao các nhân vật trong truyện này đều không có tên cụ thể?
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Phân tích hình tượng nhân vật anh thanh niên.
- Chuẩn bị : Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
IV.Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :10/11/2011
 Ngày dạy : 
 Tiết 68.
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức : Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II . Chuẩn bị 
GV: SGV - SGK - Soạn giáo án.
HS: SGK - Đọc và tìm hiểu ngữ liệu.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV cho hs đọc ngữ liệu cho HS tìm hiểu.
? Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai?
? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
? Câu “ Hà, nắng gớm, về nào”, ông Hai nói với ai?
? Đó có, phải một đối thoại không? Vì sao? Còn câu nào kiểu này không?
? Những câu : “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?...” là những câu hỏi ai?
? Vì sao trước những câu đó không có gạch đầu dòng?
- GV: Gọi các cách diễn đạt trong các câu đầu là đối thoại, các câu diễn tả thái độ của ông Hai là độc thoại và diẫn tả suy nghĩ của ông Hai là độc thoại nội tâm...
? Em hiểu thế nào là đối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK trang 178.
- HS đọc ví dụ.
- HS trả lời:
- Hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau.
- Có hai lượt lời qua lại.
- Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện là hai gạch đầu dòng.
- Ông hai nói một mình để đánh trống lảng tìm cách rút lui.
- HS tự chỉ ra các câu còn lại kiểu câu đó.
- Đó là câu diễn tả suy nghĩ và tình cảm của ông Hai -> Sự đau đớn dằn vặt -> độc thoại nội tâm.
- HS tự trình bày.
- HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
* Đoạn văn:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.(gạch đầu dòng).
- Độc thoại là lời một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng (gạch đầu dòng - nói ra thành lời).
- Độc thoại nội tâm là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng nhưng không thành lời, không gạch đầu dòng.
* Ghi nhớ: SGK- 178
Hoạt động 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV nhận xét – bổ xung.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV nhận xét – bổ sung.
- 2 HS lên bảng trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
- Viết đoạn văn, trình bày.
- Nxét, bổ sung.
II. Luyện tập:
Bài 1: 
- Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường: Có 3 lượt hỏi nhưng chỉ có 2 lượt đáp -> giúp người đọc nhận ra tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Bài 2:
 Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 4. Củng cố.
 - Nhắc lại thế nào là độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm.
 - Nêu tác dụng của các hình thức này trong VB tự sự?
 5. Hướng dẫn về nhà.
 - Học thuộc ghi nhớ SGK- 178.
 - Làm bài tập 2 trong SGK
 - Chuẩn bị bài: Luyện nói:Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
( HS làm bài 1 và 3- thảo luận nhóm và viết dàn ý)
IV.Rút kinh nghiệm 
 Ngày soạn :11/11/2011
 Ngày dạy :
 Tiết 69,70
LUYỆN NÓI : TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong VB tự sự.
 2. Kĩ năng: Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể truyện.
 3. Thái độ: Giáo dục sự tự tin, trình bày lưu loát trước tập thể.
II. Chuẩn bị.
GV: SGV- SGK- Soạn giáo án.
HS: SGK- Lập dàn ý.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV đưa đoạn văn yêu cầu HS xác định các câu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; trình bày khái niệm .
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :
? Trình bày đề cương đã chuẩn bị trước của em?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu đề cương mẫu.
GVMR:
- Mở đầu nói gì?
- Nội dung nói có mấy vấn đề?
- Kết thúc bài nói như thế nào?
 Hoạt động 2 :
? Trình bày bài nói theo sự chuẩn bị trước?
Cho hs thảo luận, cử đại diện lên nói trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Cho điểm những em nói tốt.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý, lắng nghe.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Trình bày bài nói.
- Nhận xét bài bạn.
HS nêu kinh nghiệm nói tốt.
I - Tìm hiểu đề
Đề bài: Tâm trạng của em khi để xảy ra một câu chuyện có lỗi với bạn.
a. Mở bài: 
- Câu chuyện xảy ra đã lâu 
- Muốn kể cho các bạn nghe.
b. Thân bài:
- Giờ kiểm tra Toán em không làm được bài, nhìn sang bạn hỏi bài nhưng bạn không trả lời.
- Loay hoay định mở vở thì bị cô giáo nhắc nên không mở được.
- Khi thu bài của các bạn em đã không nộp bài cho bạn mà giờ ra chơi giấu bài trong ngăn bàn của bạn.
- Vào lớp bạn hoảng hốt tưởng mình chưa nộp bài nên đi tìm cô giáo xin nộp bài nhưng cô giáo không nhận vì cho rằng bạn cố tình nộp bài muộn và nghiêm khắc phê bình bạn trước lớp.
- Bạn vẫn không hề hay biết sự thật.
c. Kết luận:
- Bạn đã chuyển trường theo gia đình sống nơi khác. khi chia tay bạn, em vẫn không dám nói thật về chuyện đó và trong lòng cảm thấy xấu hổ, ân hận.
II- Thực hành luyện nói
* Yêu cầu:
- Lời nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
- Tư thế tác phong chuẩn mực, nghiêm túc, nhìn thẳng người đối diện.
- Bài nói:
+ Nói về vấn đề gì? (Nội dung)
+ Nói thế nào? (cách thức)
+ Nói với ai? (đối tượng)
+ Nói để làm gì? (mục đích)
4. Củng cố.
 - Nhận xét giờ dạy.
 - Uốn nắn những lỗi hay mắc phải.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập chuẩn bị làm bài viết số 3.
- Ôn lí thuyết về văn tự sự kết hợp miêu tả và nghị luận.
- Lập dàn ý cho các đề bài trong SGK trang 191.
-Chuẩn bị bài:Ôn tập tiếng việt.
IV.Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc