Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22 đến tiết 26

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22 đến tiết 26

TIẾT 22

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích Vũ trung tùy bút)

 Phạm Đình Hổ

A- Mục tiêu : Giúp HS

 1- Kiến thức: - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả

 - Đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

 2- Giáo dục: thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu dân.

 3- Kĩ năng: tóm tắt, phân tích tác phẩm tuỳ bút cổ.

B- Chuẩn bi:

C- Tiến trình lên lớp

 * Ổn định lớp.Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện

 * Giới thiệu bài:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 22 đến tiết 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/ 9/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 22 
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Trích Vũ trung tùy bút)
 Phạm Đình Hổ
A- Mục tiêu : Giúp HS
 1- Kiến thức: - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả
 - Đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.
 2- Giáo dục: thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu dân.
 3- Kĩ năng: tóm tắt, phân tích tác phẩm tuỳ bút cổ.
B- Chuẩn bi:
C- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp.Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện 
 * Giới thiệu bài:
 * Dạy bài mới: 
I- Tìm hiểu chung
? Giới thiệu những nét chính về tác giả ?
- GV nhấn mạnh 2 điểm:
 + P. Đ. Hổ là 1 nho sĩ sống ở thời CĐPK đã khủng hoảng trầm trọng nên ông có tư tưởng ẩn cư.
 + Ông sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.
? Giới thiệu xuất xứ của VB?
? Tác phẩm được viết theo thể loại gì? Nêu đặc điểm cơ bản của thể loại ấy?
GV hướng dẫn đọc mẫu. HS đọc Giải nghĩa các từ khó 2, 5, 7, 8, 13, 14, 19 
? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần ?
1- Tác giả: Phạm Đình Hổ
 SGK
2- Tác phẩm
a- Xuất xứ: trích “Vũ trung tuỳ bút” viết khoảng đầu đời Nguyễn.
b- Thể loại: tuỳ bút
Đặc điểm: ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
c- Đọc – Giải nghĩa từ khó.
d- Bố cục: 2 phần
P1 (từ đầu đến “triệu bất tường” ): thói ăn chơi của chúa Trịnh.
P2 (còn lại): Thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn hoạn quan, cung giám. 
 II- Phân tích:
 1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh
? Tìm những chi tiết thể hiện thói ăn chơi của chúa Trịnh và quan lại hầu cận?
? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả ?
? Qua lời văn ghi chép của tác giả, em hiểu gì về thói ăn chơi của chúa Trịnh ?
? Kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả nói: “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa gì ? 
-> Đó là “triệu bất tường”(điềm gở): báo trước sự suy vong tất yếu của 1 triều đại chỉ chăm lo đến việc ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân lành. 
- GV: điều đó xảy ra không lâu sau khi Thịnh Vương mất.
+ thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung.
+ Xây dựng đình đài liên miên.Tháng ba bốn lần dạo chơi, huy động nhiều người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém.
+ Tìm thu vật “phụng thủ”
Tác giả ghi chép rất cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình, liệt kêvà miêu tả tỉ mỉ để khắc hoạ ấn tượng. 
=>Thói ăn chơi của chúa vô cùng xa hoa.
Thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn quan lại 
? Bọn quan lại trong phủ chúa đã nhũng nhễu dân bằng những thủ đoạn nào ?
? Hậu quả mà người dân phải gánh chịu là gì ? 
? Hãy đọc câu văn cuối cùng và cho biết ý nghĩa của câu văn ấy ?
(tác giả kể lại sự viêc xảy ra ngay tại nhà mình làm tăng tính thuyết phục, cách viết thêm phong phú, sinh động đồng thời gửi gắm kín đấo thái độ bất bình, phê phán.)
? Qua những dòng ghi chép của tác giả, em hiểu gì về bọn hoạn quan hầu cận đương thời?
- Thủ đoạn: vừa ăn cướp vừa la làng.
- Hậu quả: người dân bị cướp của tới 2 lần hoặc phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình
=> Bọn quan lại hầu cận ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái.
 III- Tổng kết- Luyện tập
? Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật ghi chép của tác giả ?
? Giá trị nội dung của VB “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là gì ?
? Bài tuỳ bút giúp em hiểu thêm gì về t/giả ?
 ? Thể văn tuỳ bút có khác gì so với thể truyện mà các em đã học ở bài trước ? 
- Nghệ thuật: ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động .
- Nội dung: phản ánh chân thực đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. 
- Luyện tập: viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
 HS viết bài , đọc trước lớp. HS nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
D- Củng cố, dặn dò
 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuâth của VB. Viết hoàn chỉnh bài Luyện tập
 - Chuẩn bị tiết 23- 24: tóm tắt VB và soạn bài “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ 14)
* Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------- *** ---------------------
Ngày soạn:07/ 9/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 23 – 24: Hoàng Lê nhất thống chí 
 Hồi thứ mười bốn
A. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng d.tộc Ng. Huệ trong đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
 - Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : 
? Cảm nghĩ của em về vua chúa và quan lại đời Lê - Trịnh qua tp’ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ?
? "Chuyện cũ... Trịnh'' đề cập đến vấn đề gì?
* Giới thiệu bài: Hoàn cảnh LS -> k/n nông dân Tây Sơn -> Tp’ Hoàng Lê nhất thống chí. Tóm tắt diễn biến ở hồi 12, 13, dẫn vào hồi 14.
* Dạy bài mới:
Hoạt động I : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Trình bày hiểu biết của em về nhóm Ngô Gia Văn Phái ?
? Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm ''Hoàng Lê nhất thống chí"
Giáo viên giới thiệu thêm về tác phẩm.
? Hãy giới thiệu vị trí đoạn trích.
- GV cho HS tóm tắt đoạn trích
- GV kiểm tra việc nắm từ khó của HS.
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần, tóm tắt từng đoạn.
- Đoạn1: Từ đầu........năm Mậu Thân 1788: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long , Bắc Bình Vương Ng.Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: Tiếp.......kéo vào thành
Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: Còn lại : Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
? Từ đó em hãy nêu đại ý của đoạn trích
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích.
? Cảm nhận chung của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ như thế nào? 
HS tự do phát biểu. 
? N/v Quang Trung - Ng. Huệ được khắc họa ở những phương diện nào ? 
? Tìm những chi tiết nói về hành động, QT - Ng.Huệ ? Nhận xét về hành động đó? 
? Tìm những chi tiết thể hiện rõ trí tuệ của QT - Ng.Huệ ?
+ Phân tích tình hình, tương quan giữa ta và địch một cách chính xác. Dụ lính ở Nghệ An (khẳng định chủ quyền dân tộc, lên án hoạt động xâm lăng phi nghĩa của giặc, gợi truyền thống chống ngoại xâm của d.tộc)...
+ Xét đoán dùng người (phê bình và khen ngợi tướng Sở, Lân)
+ Khiêm tốn, biết tìm người tài giỏi để bàn mưu lược......
? Em đánh giá như thế nào về việc Nguyễn Huệ ra lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An?
(Lời dụ như bài hịch ngắn gọn và sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc )
? Nhận xét về trí tuệ của QT- Ng.Huệ ? 
? Em hãy tìm chi tiết chứng tỏ tài dụng binh như thần của QT - Ng. Huệ?
+ 24 tháng chạp: Tại PXuân (Huế) nhận tin báo, họp bàn việc quân.
+ 25: Lập đàn tế trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân.
+ 29: Đến Nghệ An, gặp Nguyễn Thiếp, tuyển quân, duyệt binh, ra lời dụ
+ 30: Ngày đi 150 km hành quân ra Tam Điệp gặp tướng Sở, Lân, ăn tết trước. Đêm tiến quân ra Thăng long.
+ Vừa hàng quân, vừa đánh giặc, nữa đêm ngày 3 Tết đánh quân Hạ Hồi
+ Ngày 5 Tết Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày.
? Nhận xét về tài dụng binh đó ?
GV đọc đoạn văn miêu tả hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh đồn Ngọc Hồi. 
? Hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi ntn ? Thể hiện điều gì ? 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này? Tác dụng ?
? Cảm nghĩ của em về hình ảnh người anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm được thể hiện ở đoạn trích này?
? Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh vị anh hùng dân tộc QT - Ng.Huệ ?
 (Tôn trọng sự thực lí tưởng, ý thức dân tộc. Mặc dù các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ không thể bỏ qua sự thật về chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung, là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc) 
- GV giới thiệu về n/v Tôn Sĩ Nghị
 ? Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào?
? Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào?
+ Lê Chiêu Thống, Thái hậu chạy bán sống bán chết, luôn mấy ngày không ăn.
+ May gặp người thổ hào cứu giúp chỉ đường cho chạy trốn, gặp được Tôn Sĩ Nghị ''nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt''. 
GV kể cho HS biết thêm về số phận của Lê Chiêu Thống sau khi sang TQ.
? N. xét về lối văn trần thuận ở đoạn 2 .
? Ngòi bút của tg’ khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy (1 của quân tướng nhà Thanh, 1 của vua tôi L.C.Thống) có gì khác biệt ? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó ?
HS trình bày. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động III : Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập 
Qua đoạn trích hồi 14 tác phẩm''Hoàng Lê Nhất Thống Chí'' em cảm nhận được những gì? 
? Hãy phát biểu chủ đề của văn bản?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
* Ngô Gia Văn Phái: 1 nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều Nguyễn.
2. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí :là tiểu thuyết lịch sử (chữ Hán), ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê. Gồm 17 hồi.
* Đoạn trích: hồi 14(trích), viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
3. Đọc- giải nghĩa từ khó.
4. Bố cục: 3 phần.
5. Đại ý :Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của vua quan phản nước, hại dân.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
* Hành động :
+ Nghe tin giặc chiếm Thăng Long: không hề nao núng, ''định thân chinh cầm quân đi ngay''.
+ Trong 1 tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: tế cáo Trời đất, lên ngôi hoàng đế, xuất quân, tuyển mộ quân lính duyệt binh ở Nghệ An
-> Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn.
* Trí tuệ 
+ Dự đoán chính xác, tầm nhìn xa trông rộng: Định hoạch kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh để bảo vệ hoà bình lâu dài.
-> Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt
* Tài dụng binh 
-> Tài dụng binh như thần: Cuộc hành quân thần tốc, thế giới phải khâm phục.
* Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh Ngọc Hồi: 
Vừa là tổng chỉ huy cả chiến dịch vừa trực tiếp cầm quân trong từng trận đánh
-> ý chí quyết thắng, tinh thần dũng cảm 
* Nghệ thuật: vừa kể những sự kiện, lịch sử diễn ra gấp gáp, khẩn trương vừa miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh.
Tác dụng: Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét 
2. Sự thảm bại của quân xâm lược nhà Thanh và bọn bán nước của quân xâm lược Thanh.
a) Sự thảm hại của quân xâm lược Thanh.
+ Tướng thì sợ hãi lo chuồn trước
+ Quân: ai nấy rụng rời, xin hành bỏ chạy.
+ Quân sĩ hoảng hồn, tan tác, xô đảy nhau rơi xuống sông mà chết. Sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được.
b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân.
- Chịu chung số phận bi thảm cuả kẻ vong quốc:
-> Nghệ thuật: kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây ấn tượng mạnh. 
III. Tổng kết
1) Ghi nhớ: SGK
2) Chủ đề:
- Phản ánh chiến dịch hành quân thần tốc, giải phóng Thăng Long, sự bạc nhược của vua tôi nhà Lê.
- Ca ngợi người anh hùng dân tộc tài ba Nguyễn Huệ, khẳng định quyết tâm của dân tộc ta trong cuộc chống xâm lược , bảo vệ nền độc lập vững bền.
D. Củng cố, dặn dò
 - Làm phần luyện tập. Kể tóm tắt, nắm nội dung, ý nghĩa của đoạn trích.
 - Chuẩn bị tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
* Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn:07/ 9/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
A- Mục tiêu: giúp HS
 - Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
 - Trau dồi, phát triển vốn từ vựng của bản thân.
B- Chuẩn bị:
 Đọc kĩ các ví dụ và bài tập, tra từ điển để hiểu nghĩa của các từ ngữ được nêu trong bài
C- Tiến trình lên lớp
 * Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu cách phát triển từ vựng của một ngôn ngữ ?
 ? Làm bài tập 3, 4 (SGK)
 * Giới thiệu bài: ngoài cách phát triển nghĩa của từ, còn có cách phát triển về số lượng từ.
 * Dạy bài mới:
 I- Tạo từ ngữ mới
? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ ?
? Em hãy giải nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó ?
 HS giải nghĩa. GV chuẩn xác.
- Tổ chức thảo luận nhóm: tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình “x+ tặc”
GV cho các nhóm thi xem nhóm nào tìm được nhiều từ nhất. Thời gian 5 phút.
? Từ các bài tập trên, em hãy rút ra cách tạo từ ngữ mới ? 
- Dùng các yếu tố có sẵn ghép lại với nhau
 II- Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
- GV gọi HS đọc 2 đoạn trích
- Chia nhóm thảo luận (7’)
Nhóm 1: Tìm những từ Hán Việt trong đoạn a
Nhóm 2: Tìm những từ HV trong đoạn b
Nhóm 3: Tìm từ chỉ những khái niệm sau:
Bệnh mất khả năng miễn dịch.
Nghiên cứu một cách có hệ thốngnhững điều kiện để tiêu thụ hàng hoá
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, chuẩn xác.
-GV lưu ý HS: mượn từ ngữ tiếng nước ngoài là cách thức tất yếu để phát triển từ vựng đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
? Trong tiếng Việt, từ mượn của nước nào chiếm vị trí quan trọng nhất ?
? Khi sử dụng từ mượn cần lưu ý điều gì ? 
- GV cho HS đọc Ghi nhớ
- Bộ phận từ mượn tiếng Hán là quan trọng nhất.
- Khi sử dụng từ mượn cần có sự chọn lọc, tránh lạm dụng.
III- Luyện tập
Bài 1: GV cho HS đọc bài, xác định yêu cầu, tổ chức các nhóm thi tìm mô hình và tìm những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình đó. Thời gian chuẩn bị 3 phút, thời gian thi 5 phút
 GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: HS đọc bài, xác định yêu cầu, làm bài cá nhân.
Bài 3: HS làm bài cá nhân, trình bày. Cả lớp nhận xét, sửa chữa. GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: HS thảo luận theo nhóm nhỏ, trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa. GV nhận xét, đưa đáp án.
D- Củng cố, dặn dò:
 - Nắm chắc 2 cách phát triển từ vựng. Làm hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chuẩn bị tiết 26: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”, tóm tắt được truyện.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------- *** --------------------------
 Ngày soạn:07/ 9/ 2010
 Ngày dạy: / 9/ 2010
Tiết 26: 
Truyện Kiều của Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh :
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. 
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị của thầy trò: - Tranh: ảnh khu tưởng niệm Nguyễn Du.
 - Tranh: ảnh truyện Kiều dịch ra tiếng nước ngoài.
C. Tiến trình dạy học.
* ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Nêu cảm nghĩ về người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
* Giới thiệu bài : 
Đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X - hết thế kỉ XI là đại thi hào - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều.....Đây là một tác giả quan trọng được học trong chương trình ngữ văn THCS - THPT. ở chương trình lớp 9 chúng ta được học 6 tiết về Nguyễn Du và Truyện Kiều. ở tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du; về cốt truyện cũng như giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
Hoạt động I: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du. 
? Giới thiệu vài nét chính về tiểu sử của Nguyễn Du ?
? Hãy nêu những nét chính gia đình, thời đại của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều ?
GV : Nguyễn Du sống ở g/đ lịch sử đầy biến động, nhiều s/k lịch sử trọng đại: k/n nông dân Tây Sơn, Quân Thanh xâm lược, Quang Trung phá tan quân Thanh, đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. Nguyễn ánh lật đổ Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn -> vì vậy đã tác động mạnh tới tình cảm và nhận thức của ông, làm xuất hiện những quan niệm mới về nhân sinh, xã hội, con người trong đó có t2 nhân đạo CN.
? Em biết gì về cuộc đời Nguyễn Du ? 
? Gia đình, thời đại và cuộc đời ông đã có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Ng. Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng ?
HS phát biểu, GVkhái quát, bổ sung.
? Kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Du ? Chữ Hán ? Chữ Nôm?
GV chuyển ý sang mục II.
Hoạt động II: Giới thiệu Truyện Kiều.
- GV treo tranh giới thiệu Truyện Kiều
? Vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam ?
? Em hãy nêu nguồn gốc của Truyện Kiều ? 
?Truyện Kiều có phải là tác phẩm phiên dịch không?
Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã thay máu đổi hồn, làm cho tác phẩm trở thành một kiệt tác vĩ đại.
? Xác định thể loại của Truyện Kiều ?
Giáo viên giới thiệu thêm về truyện Nôm.
? Hãy tóm tắt Truyện Kiều theo 3 đoạn lớn của cuộc đời Kiều.
? Trình bày giá trị nội dung của Truyện Kiều?
GV đọc một số câu thơ thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo trong truyện Kiều
GV: HThanh nhận xét: " Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc "
? Nêu giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ? 
I. Tác giả : Nguyễn Du ( 1765 - 1820 )
- Tên chữ : Tố Như.
- Hiệu : Thanh Hiên.
- Quê quán : Làng tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.
* Gia đình : g/đ đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học 
* Thời đại : Có những biến đổi kinh thiên động địa, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực quyết liệt.
* Cuộc đời 
+ Có năng khiếu văn học bẩm sinh.
+ Bản thân mồ côi sớm, cuộc đời đã có những năm tháng gian truân, trôi dạt.
->Vốn sống vô cùng phong phú, trái tim yêu thương vĩ đại tạo nên thiên tài Nguyễn Du.
* Sự nghiệp văn học 
Tác phẩm chính: 
- Chữ Hán : Các tập thơ : Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. ( 243 bài ).
- Chữ Nôm : Truyện Kiều, Văn Chiêu hồn,....... 
II.Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh ) 
1, Vị trí : Đỉnh cao chói lọi của nền VH Việt Nam, một trong những kiệt tác của VH thế giới, và của nghệ thuật thi ca .
2, Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ).
3, Thể loại :
- Truyện thơ chữ Nôm, theo thể lục bát.
- Dài 3254 câu.
4, Tóm tắt : 
- Gặp gỡ đính ước.
- Gia biến lưu lạc.
- Đoàn tụ.
5, Giá trị của Truyện Kiều :
a, Nội dung :
* Giá trị hiện thực :
-Truyện Kiều là một bức tranh về một xã hội bất công, tàn bạo.
- Số phận bất hạnh của một người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc :
- Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do khát vọng công lý và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
-Truyện Kiều là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
b, Giá trị nghệ thuật :
- Là một kiệt tác nghệ thuật với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, là sự kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên hai phương diện ngôn ngữ và thể loại. Thành công của Nguyễn Du là trên tất cả các phương diện mà đặc sắc nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc
D. Củng cố, dặn dò
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều .
 - Nắm giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều
 - Chuẩn bị tiết 27: soạn bài Chị em Thúy Kiều
* Rút kinh nghiệm :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- *** --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 _T5.doc