Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 80

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 80

TIẾT 26: TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nắm được những kiến thức chủ yếu về cuộc đời, con nguời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của "Truện Kiều", Từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác của "Truyện Kiều". Trong lĩnh vực văn học và đời sống tâm hồn dân tọc Việt Nam

Chuẩn bị cơ sở để hs học tốt các đoạn trích "Truyện kiều"

- Tích hợp với phần văn ở các đoạn trích về Truyện Kiều, voái phần Tiếng Việt ởphần Thuật ngữ voái Tập làm Văn ở bài miêu tả trong văn tự sự.

 Rèn luyện kĩ năng khái quát và trình bày nị dung, dựa vào sgk kể tóm tắt "Truyện Kiều"

B. CHUẬN BỊ:

- Giáo viên: Văn bản "Truyện Kiều, chân dung Nguyễn Du, một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* giới thiệu bài:

Trong bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" nhà thơ Tố Hữu viết

"Tiếng ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyên Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"

Tiếng thơ động đất trời ấy chính là "Truyện Kiều" – một kiệt tác của Nguyễn Du là tác phẩm đạt đến đỉnh cao của văn học cổ nước nhà

Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với chúng ta đôi nét về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều

 

doc 100 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiết 26: Truyện kiều (Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS nắm được những kiến thức chủ yếu về cuộc đời, con nguời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, nắm được cốt truyện, giá trị cơ bản của "Truện Kiều", Từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của Nguyễn Du và kiệt tác của "Truyện Kiều". Trong lĩnh vực văn học và đời sống tâm hồn dân tọc Việt Nam 
Chuẩn bị cơ sở để hs học tốt các đoạn trích "Truyện kiều" 
- Tích hợp với phần văn ở các đoạn trích về Truyện Kiều, voái phần Tiếng Việt ởphần Thuật ngữ voái Tập làm Văn ở bài miêu tả trong văn tự sự.
 Rèn luyện kĩ năng khái quát và trình bày nị dung, dựa vào sgk kể tóm tắt "Truyện Kiều" 
B. Chuận bị:
- Giáo viên: Văn bản "Truyện Kiều, chân dung Nguyễn Du, một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
* giới thiệu bài:
Trong bài thơ "Kính gửi cụ Nguyễn Du" nhà thơ Tố Hữu viết 
"Tiếng ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyên Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"
Tiếng thơ động đất trời ấy chính là "Truyện Kiều" – một kiệt tác của Nguyễn Du là tác phẩm đạt đến đỉnh cao của văn học cổ nước nhà
Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với chúng ta đôi nét về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
I. Tác giả: 
* Hs đọc trong sgk 
* Giáo viên lưu ý Hs các ý chính
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở Tiên- Điều – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học 
-Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: XH phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng khoảng trầm trọng , phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập 
- Nguyễn Du mồ côi cha từ lúc 9 tuổi và mồ côi mẹ lúc 12 tuổi. Cuộc đời ông đã nếm nhiều cảnh gian nan vất vả, tiếp xúc nhiều với những cảnh đời, số phận khác nhau 
- Là người có trái tim giàu lòng nhân hậu 
- Sự nghiệp Văn học 
+Truyện Kiều 
+"Thanh Hiên thi tập" "Nam Trung Tạp Ngâm" "Bắc hành Tạp lục"
+ Văn chiêu Hồn
II. Truyện Kiều:
* Giáo viên tóm tắt cho hs nghe ba phần 
1. Tóm tắt 
a. Gặp gở và đính ước 
b. Gia biến và lưu lạc
c. Đoàn tụ 
2.Giá trị nội dung và nghệ thuật 
a. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực 
+ Phản ánh chân thực, hiện thực xã hội đương thời bất công tàn bạo với sự đen tối xấu xa của thế lực đồng tiền 
+ Phản ánh số phận bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ 
- Giá trị nhân đạo;
+ Cảm thương sau sắc với số phận bi kịch của con người
+ Nói lên được những khát vọng chân chính của con người: Khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, hạnh phúc 
+ Lên án tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo
b. Giá trị nghệ thuật 
- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt Văn học trở nên giàu và đẹp với khẳ năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú 
- Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm lý nhân vật đã đạt những thành công vượt bậc.
III. Tổng kết:
* Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk 
* Một hs khác tóm tắt lại ý chính
- Nguyễn Du: Là thiên tài văn học danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chũ nghĩa, có đóng góp to lớn đến với sự phát triển của nền Văn học Việt Nam 
- Truyện Kiều là một tác phẩm văn học, kết tinh giá trị hiện thực – Giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Văn học dân tộc 
V. Luyện tập:
? Hãy cho biết nhân vật chính trong "Truyện Kiều" Nguyễn Du
D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tóm tắt "Truyện Kiều"
- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của "Truyện Kiều"
- Soạn bài "Chị em Thuý Kiều"
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiết 27: Chị em thuý kiều (Trích "Truyện Kiều")
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ, cổ điển, qua đó thể hiện cảm hứng nhâ đạo trong "Truyện Kiều"; Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của con người 
2. Rèn luyện kĩ năng truyện đọc thơ Kiều – Phân tích nhân vật bằng cách so sánh, đối chiếu
b. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Văn bản "TruyệnKiều", giáo án - Hs: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
C. Bài cũ:
? Hãy cho biết giá trị của "Truyện Kiều"
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
* Giới thiệu bài:
Truyện Kiều "là tác phẩm kết tinh nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật của của thiên tài Nguyễn du trong đó nghệ thuật miêu tả người với một bút pháp điêu luyện đã tạo nên những bức chân dung sống động đậm nét. Chúng ta sử cảm nhận đựơc những nét đăc sắc ấy qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"
I. Đọc tìm hiểu chung về đoạn thơ:
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc nhẹ nhàng, khoai thai êm ái - Hs đọc bài 
1. Vị trí đoạn trích
? Đoạn thơ nằm ở phần nào của tác phẩm?
- Nằm ở phần đầu của tác phẩm : Gặp gở và đính ước
- Sau khi giưói thuệu bài nhà Viên ngoại họ Vương tác giả dành hai mươi bốn câu để miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều 
2.Bố cục đoạn trích:
? Theo em đoạn thơ có thể chia làm mấy phần ?
- Chia làm bốn đoạn:
+ Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều
+ Bốn câu tiếp: Giỏi tả vẻ đẹp Thuý Vân
+ Mười hai câu tiếp: Nhận xét chung về đức hạnh của hai chị em
II. Đọc tìm hiểu đoạn trích 
1. Giới thiệu chung 
? Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã giới thiệu hai chị em Kiều như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp câu thơ" Mai cốt cách , tuyết tinh thần
? Câu thơ "Mỗi người ... vẹn mười" có tác dụng gì? 
- Hai ả tố nga: Hai người con gái đẹp 
- Câu thơ lục bát ngắt nhịp 3/3 tạo nên sự cân xứng hài hoà miêu tả hình giáng bên ngoài: Dáng vóc thanh tú, mảnh mai như cành mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Dùng cách nói ước lệ, tượng trưng để tả vẻ đẹp hoàn hảo cả về hình thức về cả tâm hồn của chị em kiều
- Kái quát được vẽ đẹp chung: Hoàn hảo hài hoà, trọn vẹn (mười phần vẹn mười) của hai chị em và nét riêng (mỗi người một vẽ) của từng người 
2. Vẽ đẹp Thuý Vân 
? Đoạn thơ đã gợi tả vẽ đẹp của Thuý Vân bằng những hình ảnh nào? 
? Bút pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Tác dụng? 
? Qua cách miêu tả của tác giả em có thể hình dung vẽ đẹp của Thuý Vân ra sao? 
* Hs tự do phát biểu 
? Qua cách cách miêu tả vẽ đẹp Thuý Vân em thấy tác giả đã ngầm dự đoán tương lai số phận của Vân như thế nào?
- Hình ảnh: Trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang hoa cười, ngọc thốt, đoan trang.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi tả vẽ đẹp và phúc hậu, hiền dịu đoan trang lại vừa cao sang quý phái. Vẽ đẹp tiêu biểu nhất mà tạo hoá đã ban tặng.
- Gương mặt Thuý Vân tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong trẻo như ngọc, mái tóc đen óng ẳ mềm mại hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. 
- Vẽ đẹp của Vân – Vẽ đẹp được ưu ái trân trọng, nâng niu, hoà hợp êm đềm với xung quanh – Dự đoán cuộc đời sẽ suôn sẻ bình lặng, êm đềm hạnh phúc 
3. Vẽ đẹp Thuý Kiều:
? Tại sao Thuý Kiều là chị nhưng tác giả lại tả Vân trước? Dụng ý ngệ thuật? 
- Tác giả đã gới thiệu vẽ đẹp của Thuý Kiều qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Cách miêu tả Kiều có gì giống và khác với cách miêu tả Vân?
? Bên cạch miêu tả sắc đẹp của Kiều Tác giả còn miêu tả tài năng của nàng như thế nào?
- Qua việc miêu tả chân dung T/C tác giả dường như đã dự đoán được về tương lai số phận của Kiều như thế nào?
- Các từ ngữ, sắc sảo, mặn mà, so phần hơn Nhấn mạnh vẽ đẹp hơn hẳn của Thuý Kiều cả về sắc đẹp và tài năng 
- Các hình ảnh: 
Vân thu thuỷ, nét xuân sơn 
Hoa ghen liễu hờn
Nghiêng nước nghêng thành
 Vẽ đẹp kiêu xa, lộng lẫy không ai sánh nỗi, không ai bì kịp – Vẽ đẹp của một trang truyện thế giai nhân 
- Giống: Cũng dùng bút pháp ước lệ tượng trưng.
- Khác: Không chú trọng miêu tả cụ thể về gương mặt mái tóc, làn da như Thuý Vân mà tập trung miêu tả ánh mắt – Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn điều liên quan đến đôi mắt – Hình ảnh ước lệ "Làn thu thuỷ"- Làn nước mùa thu trong trẻo gợi lên thật sống động vẽ đẹp của đôi mắt sáng trong linh hoạt.
Hình ảnh uớc lệ "Nét xuân son" – Nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung 
+ Dùng điển tích, điển cố: "Nghiêng nước nghiêng thành" Cực tả vẽ đẹp hơn đời hơn người của Thuý Kiều
- Tài năng: Ca hát làm thơ, sáng tạo nhạc – bàn nhạc "bạc mệnh" làm não lòng người. Tài năng của Kiều đạt tới lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến gồm đủ cả: Cầm kì thi hoạ Cực tả cái tài của kiều cũng là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng – Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sâu sắc, tài tình 
- Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá ghét ghen, vạn vật khác phải đố kị cộng với một tài năng hơn người – Dự đoán một số phận éo le trắc trở đau khổ.
4. Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em:
? Hai câu cuối giới thiệu cho ta biết thêm điều gì về hai chị em Kiều?
- Giới thiệu nếp sống của hai chị em: Phong lưu quý phái, êm đềm đoan chính, kín đáo nền nếp. 
III. Tổng kết:
? Học xong đoạn trích em hiểu thêm điều gì về chị em Kiều? 
? Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của Nguyển Du?
? Đoạn thơ đả thể hiện cảm hứng nhân đạo của tác giả như thế nào?
- Chân dung chị em Thuý Kiều: Những trang tuyệt thế giai nhân, tài sắc hiếm có 
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ tương đương: Lấy vẽ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, miêu tả chân dung và dự đoán được cuộc đời, tương lai, số phận của nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo: Sự đề cao giá trị của con người: Trân trọng vẻ đẹp, tài năng của con người 
IV. Luyện tập:
* Hs đọc thêm ở sgk 
? em có nhận xét gì về sự sáng tạo của ND?
- Sự sáng tạo: Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu kể về hai chị em Kiều còn Nguyễn Du thiên về gợi tả sắc đẹpcủa Thuý Vân, Thuý Kiều, tài sắc T/C
- Thanh Tâm Tài Nhân kể cề Kiều trước Vân sau còn ND ngược lại tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm nền tôn vẽ đẹp của Thuý Kiều.
E. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc đoạn trích - Nắm vững các ý chính trong bài giảng - Soạn bài "Cảnh ngày xuân"
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiết 28: Cảnh ngày xuân
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp Hs nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp tả và gợi sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để diển tả một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng, qua cảnh vật nói lên phần nào tâm trạng của nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên.
B. Chẩn bị:
- Giáo viên: Văn bản "Truyện Kiều", giáo án 
- Hs: Soạn bài trước khi đến lớp 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Giới thiệu bài:
Nguyễn Du không chỉ là nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà còn  ... ong tập " Gào thét"1923 
 II. đọc hiệu văn bản: 
* Tóm tắt văn bản 
* bố cục: 3 phần
- Từ đầu "Làm ăn sinh sống" Nhân vật tôi trên đường về thăm quê 
- Tiếp đó "Sạch như quét": Nhân vật trong những ngày ở quê 
- Còn lại: Nhân vật tôi trên đường rời xa quê.
1. Tâm trạng nhân vật tôi trên đường về quê 
- Hòan cảnh:
+Sau 20năm xa cách 
+ Thời gia: Giữa đông lạnh giá 
- Hình ảnh quê hương: Tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa 
- Tâm trạng: Lòng se lại
 Nỗi buồn đau xót 
- Nguyên nhân:
+ Sự thất vọng về guê hương, quê hương trong thực tại không giống như trong kí ức mà hiện lên ảm đạm thê lương quá dỗi 
* Nỗi tâm của nhân vật: Về quê lần cuối để từ giả quê hương 
- nghệ thuật: 
+ Lời văn tụe sự chứa đầy xúc cảm, tâm trạnh của nhân vật 
+ Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất làm cho cảm xúc nhân vật được thể hiện chân thực.
Hết tiết 1:
	Tiết 2: 
2. Tâm trạng của nhân vật trong những ngày ở quê 
 - Giáo viên chuyển tiếp: Mới về đến nhà mẹ của nhân vật tôi đã nhắc tới nhân vật tôi đã hiện lên rõ nét hình ảnh người bạn năm xưa.	
? Nhân vật nhuận thổ đã được hiện lên trong kí ức nhân vật tôi như thế nào?
? Những chi tiết trên gợi cho ta thấy hình ảnh chú bé Nhuận Thổ như thế nào?
? Những tình cản, những lời kể, những hồi ức của tác giả về nhân vật Nhuận Thể đã cho thấy trong quá khứ tình cảm giữa nhân vật Nhuận Thổ và nhân vật tôi như thế nào? 
? Những hồi ức về nhân vật Nhuận Thổ đã khơi dậy trong lòng nhân vật tôi những xúc cảm gì? 
? Sau những hồi ức về Nhuận Thổ nhân vật tôi đã được gặp lại người bạn thuở xưa của mình – Nhuận Thổ trong hiện tại như thế nào?
? Hình ảnh Nhuận Thổ và đặc biệt tiếng chào "Bẩm ông" đã tạo nên ấn tượng cảm xúc gì cho nhân vật tôi?
? Vì sao Nhuận Thổ lại trở nên như thế?
*Ngoài nhân vật Nhuận Thổ tác giả đã miêu tả một số nhân vật khác nữa để làm rõ cho bức tranh xã họi Trung Quốc
? Qua nhân vật Thím Hai Dương và những người hàng xóm tác giả còn muốn khắc hoạ thêm điều gì nữa?
? Hãy so sánh nhân vật Thuỷ Sinh với nhân vật Nhuận Thổ thời bé từ đó rút ra nhận xét gì?
? Qua những ngày ở quê hương nhân vật tôi đã nhận thức được điều gì về cuộc sống của người dân quê hương?
 - Nhân vật Nhuận Thổ trong ký ức:
+ Khung cảnh thần tiên kỳ dị :Một vầng trăng vàng thắm treo lơ lững tren nền trời xanh đậm, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn.
+ Nhuận Thể:
- Cổ đeo vòng bạc, tay cầm lăm lăm đinh ba .
- Khôn mặt tròn trĩnh, da bánh mật, đầu đội mủ lông chiên, cổ đeo vòng bạc.
- Là một chú bé khoẻ mạnh, lanh lợi, đáng yêu, nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Tình cảm: Là đôi bạn thân thiết gắn bó với nhau. Nhuạn Thổ đã đem đến cho nhân vật tôi những hiểu biết mới lạ, những xúc cảm mới mẻvề một thế giơí chưa bao giờ biết đến . Đó là một ký ức đẹp đẽ, hồn nhiên, trong sáng.
- Xúc cảm: Như bừng sáng lên chốc látnhư đã tìm thấy quê hương đẹp ở chổ nào. 
 Hình ảnh Nhuận Thể như một thứ ánh sáng kỳ diệu đã xua tan những cảm xúc buồn bã thất vọng của nhân vật tôi về quê hương. Vẻ đẹp của quê hương chính là những kỹ niện đẹp đẽ về người bạn thuở niên thiếu.
- Nhuận Thổ :
+ Da vàng sạm, những nếp răn sâu hoắn
+ Đội mủ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính.
+ Bàn tay thô kịch nặng nề, nứt nẻ.
+ Bẩm ông ...
- Cảm giác ngạc nhiên thất vọng vì Nhuận Thổ không còn giống như trong ký ức. Nếu trước kia Nhuạn Thể là chú bé lanh lợi , hồn nhiên thì bây giờ đã trở thành một người đàn ông tàn tạ, vàng vọt, gầy còm khúm núm.
- Nguyên nhân: Vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào, vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín , vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.
 - Thím Hai Dương: 
 - Trên dưới 50
 - Lưỡng quyền nhô ra 
 + Ngoại hình - Môi mỏng dính
 - chân dạng ra
 + Lời nói - The thé
 - Chan chát
 Giặt đôi bít tất 
 + Hành động Đổ oan cho NT để lấy bát và cẩu khí sát 
 Kẻ đến đưa chân, lấy đồ đạc
 -Hàng xóm: Vừa đến đưa chân vừa lất đồ
 Đời sống vật chất nghèo nàn – Diện mạo tinh thần: Bần tiện, tham lam, ích kỷ 
- So sánh:
+ Nhuận Thổ: Cổ đeo vòng bạc, dáng vẽ lanh lợi, hoạt bát. 
+ Thuỷ Sinh : Cổ đeo vòng dáng vẽ bẽn lẽn, nhút nhát 
 Sự sa sút về kinh tế. Cuộc sống hành ngày đói nghèo con người ngày càng mất tự tin.
- Nhận thức về thực trạng đời sống nhân dân Trung Quốc.
+ Vật chất: Nghèo đói, xơ xác, rách nát
+ Tinh thần: Bị đè nén áp bức. Con người ngày càng ngu muội, đần độn
Tiết 3:
* Bài cũ: Hãy cho biết sau hai mươi năm trở về nhân vật tôi đã cảm nhận được gì về sự thay đổi của quê hương?
* Bài Mới:
3. Tân trạng của nhân vật tôi khi lên đường xa quê.
?Nhân vật tôi cùng gia đình ra đi trong thời gian nào?
?Theo em tâm trạng " lòng không lưu 
luyến" của nhân vật tôi diễn tả điều gì?
?Nghĩ đến cháu Hoàng vàThuỷ Sinh nhân vật tôi mong ước điều gì?
-Từ niềm mong ước ấy trước mắt nhân vật tôi hiện lên điều gì?
?Em có suy nghĩ gì về hình ảnh"con đường" ở cuối câu chuyện?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong truyện Cố hương?
 - Nghệ thựât miêu tả nhân vật có gì nổi bật?
 - Nghệ thuật x ây dựng các chi tiết có gì đặc sắc?
? Qua truyện "Cố hương' tác giả muốn nói điều gì?
- Ra đi trong hoàng hôn với tâm trạng không lưu luyến, cảm thấy lẽ loi, ngột ngạt, lòng ảo não
- ở đây cần phải hiểu là: Không muốn nghĩ về quá khứ mà muốn hướng mọi ý nghĩ về tương lai.
- Mong ước:
+ Sẻ không giống chúng tôi, không phải cách bức nhau 
+ Không phải vất vả chạy vạy
+ Không phải khốn khổ, đần độn tàn nhẫn
+ Có một cuộc đời mới 
 Mong ước có sự đổi đời cho thế hệ tương lai mơ ước về sự đổi thay của quê hương đất nước 
- Hình ảnh: Một cánh đồng cát màu xanh biếc, trên nền trời treo lơ lửng một vừng trăng vàng thẫm
 Diễn tả: Niềm hi vọng về một tương lai rực rỡ tươi sáng
-Hình ảnh con đường-Hình ảnhcó ý nghĩa biếu tượng
+Đây không phải là con đườngđi mà là con đường giả phóng cho nông dân, cho xã hội Trung Quốc thoát khỏi cảnh trì trệ bế tắc trong hiện tại
+Để tìm ra con đương đi đu ngs cần phải tìm cách khai phá
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật kể chuyện:
- Kếthợp hài hoà giữa yếu tố tự sự biểu cảm nghị luận
- Sử dụng ngôi kể: Kế theo ngôi thứ nhất-ngườikể chuyện trực tiếp bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ giúp việc bộc lộ cảm xúc tự nhiên hơn
- Sử dụng yếu tố hồi kí-tăng thêm tính chân thực cho nội dung câu chuyện
- Miêu tả nhăn vặt;
+ miêu tả ngoại hình,hành động cử chỉ
+ Đối chiếu so sánh
- Các chi tiết chọn lọc giàu ý nghĩa biểu tượng
2. Nội dung :
-Phê phán xã hội phong kiến lễ giáo phong kiến
- Đặt ra vấn đề con đường đi của xã hội để mọi người suy nghẫm
VI. Luyện tâp:
- Kể tóm tắt truyện
E. Củng cố:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ 
- Chi tiết nào trong truyện làm cho em suy nghĩ nhiều nhất?
F. Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Tóm tắt truyện 
-Nắm vững nội dung nghệ thuật
-Chuẩn bị bài (Ôn tập Tập làm văn)
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiết 79+80: Ôn tập tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá kiến thức về văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 
- Tích hợp với các văn bản Văn và các bài Tiếng Việt đã học 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tự sự và cách viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của học sinh
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học;
* Trên cơ sở hs đã chuận bị giáo viên yêu cầu chs trình bày các câu hỏi trong sgk giáo viên hệ thống lại các ý chính .
1.Các nội dung lớn và trọng tâm:
a. Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghị luận, miêu tả.
b. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm , giữa tự sự và nghị luận .
- Các hình thứ đối thoại , độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, vai trò của người kể chuyện.
2. Vai trò,vị trí ,tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: 
- Các biện pháp nghệ thuật: Giúp văn bản thuyết minh thêm sinh động , gây được hứng thú .
- Miêu tả giúp cho người nghe người đọc có hứng thú khi tìm hiểu đối tượng, tránh được sự khô khan nhàm chán . 
3. Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự:
a. Văn bản thuyết minh: 
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan khoa học.
- Cung cấp đày đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc. 
- ít dùng tưởng tượng, so sánh .
- Dùng nhiều đối tượng chi tiết cụ thể.
- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học.
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.( màu)
- Đòn nghĩa.
b. Văn bản miêu tả:
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng.
- mang nhiều xúc cảm chủ quan của người viết .
- ít dùng số liệu cụ thể chi tiết .
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thật .
 - ít tính khuôn mẩu. 
- Đa nghĩa
4. Nội dung của văn bản tự sự ở SGK ngữ văn 9:
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự. 
- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận .
- Vai trò, tác dụng của đối thoại độc thoại của việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự.
5. 
a. Đối thoại:
 + Hình thức trao đổi lời nói qua lại giữa hai nhân vật.
 + Trước mổi lượt lời có dấu gạch ngang.
b. Độc thoại:
 + Lời nói, ý nghĩa của nhân vật tự nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. 
 + Lời nói đựơc thốt ra thành lời.
 + Trước câu nói có gạch đầu dòng 
- Độc thoại nội tâm :
+Lời nói,ý nghĩ của nhân vật tự nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng
+Trước lời nói không có gạch đầu dòng
 Vai trò:Góp phần thể hiện nhân vật khắc hoạ tính cách nhân vật
6 HS tìm các ví dụ
-GV nhận xét
7. So sánh văn bản tự sự ở lớp 9 với văn bản tự sự đã học ở lớp dưới
 a Giống nhau;Văn bản tự sự phải có
-Nhân vật chín h và nhân vật phụ 
 -Cốt truyện:Sự việc chính và sự việc phụ
b Khác nhau :ở lớp 9 có thêm
+Sự kết hợp giữa tự sự 'biểu cảm và miêu tả nội tâm
+Sự kết hợp giữa tự sự với yếu tố nghị luận
+Đối thoại và độc thoại nội tâm
+Người kể chuyện và vai trò ngươi kể chuyện trong văn tư sự
8. Cách nhận diện văn bản 
aKhi gọi tên m ột văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó
-Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan Miêu tả
-Phương thức lập luận Nghị luận
-Phương thức tác động vào cảm xúc Biểu cảm
-Phương thức cung cấp tri thức về đối tượng Thuyết minh
-Phương thức tái tạo bằng nhân vật và cốt truyện Tự sự
b. Lí do:Các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là kể lại hiện thực bằng con người và sự việc
c. Trong thực tế ít có hoạc không có văn bản nào chỉ có một phương thức biểu đạt là duy nhất
9. Khả năng kết hợp
1. Tự sự+miêu tả +nghị luận +biểu cảm + thuyết minh
2. Miêu tả + tự sự +biểu cảm +thuyết minh
3 Nghị luân +miêu tả +biểu cảm +thuyết minh
4. Biểu cảm+tự sự +miêu tả + nghị luận
 (Hết tiết 1)
-

Tài liệu đính kèm:

  • docLop9 tiet 26 -90.doc