Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 115: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 115: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

TIẾT 115 Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC

(Viễn Phương)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu

- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả,của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Những đặc sắc về hình ảnh ,tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3. Thái độ:

- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.

- Tình yêu thiên nhên qua những hình ảnh thơ sáng tạo ,đẹp, độc đáo.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: 9a2 .

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ mùa xuân nho nhỏ, nêu ý nghĩa văn bản., nội dung và nghệ thuật ?

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 115: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10 ./2 /2011
Ngày dạy:14./02./2011
TIẾT 115 Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC 
(Viễn Phương)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu
- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả,của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh ,tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách HCM.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
- Tình yêu thiên nhên qua những hình ảnh thơ sáng tạo ,đẹp, độc đáo.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 9a2.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ mùa xuân nho nhỏ, nêu ý nghĩa văn bản., nội dung và nghệ thuật ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và - học sinh
Nội dung học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm
HS đọc phần chú thích SGK
- Hãy nêu vài nết sơ lược về tác giả Viễn Phương?
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 GV hướng dẫn HS đọc bài thơ
 GV đọc một lần- 2 HS đọc
- Bài thơ miêu tả lăng Bác hay miêu tả xúc động lòng người khi vào lăng viếng Bác?
- Từ đó hãy xác định PTBĐ của bài thơ?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Mạch cảm xúc của nhà thơ diễn ra theo trình tự không gian và thời gian nào?
6. Mạch cảm xúc của bài thơ
Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác( Trước khi vào lăng, Khi vào lăng, Trước khi ra về)
* Cảm xúc bao trùm của bài thơ: Là niềm xúc động thiêng liêng thành kính lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền nam ra viếng lăng bác.
- Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?
- Hãy tìm bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
- Chú thích trong SGK cho biết người con ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
- Khổ thơ thứ nhất được bắt đầu bằng từ xưng hô “con”Ý nghĩa của lời xưng hô cho ta thấy tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
GiaoViên bình giảng
- Ấn tượng đầu tiên của tác giả về lăng bác là hình ảnh gì?
- Hình ảnh hàng tre có gì đáng chú ý? Tác giả sử dung nghệ thuật gì?
Học Sinh phát hiện
GViên nhận xét và bình giảng thêm cho Hsinh hiểu.
- Hình ành hàng tre còn được tác giả miêu tả như thế nào?
Gviên bình: Lăng Bác thật gần gũi, ở trong tre, ở giữa tre như một làng quê thân thuộc. Đồng thời tác giả cũng nhằm thể hiện nét tượng trưng: Cây cối mang màu đất nước biểu tượng của dân tộc đã tập trung về quanh Bác, xếp thành đội ngũ chỉnh tề giữ giấc ngủ bình yên cho Người.Đó cũng là tấm lòng của nhà thơ đới với Bác.
? Khi vào lăng viếng Bác hình ảnh đầu tiên tác giả miêu tả lả hình ảnh gì? Phân tích hình ảnh đó?
- Không gian yên tĩnh trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo
GViên bình
- Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác diễn tả bằng tình cảm như thế nào? Cách diễn đạt có nét gì độc đáo?
GViên bình
- Khổ thơ thứ 3 tác giả miêu tả điều gì? 
- Tại sao tình cảm của tác giả bổng nhiên đột biến nghe nhói ờ trong tim?
- Khổ thơ cuối cùng nhà thơ nêu lên những ước muốn gì?
- Hãy suy nghĩ trình bày cảm nhận của em về ước muốn của tác giả? Hãy liên hệ với bản thân để thể hiện ý thức phấn đấu học tập và làm theo tấm gương cao cả của Bác Hồ.
HSinh suy nghĩ trả lời
- Tại sao câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?Em đã được học bài thơ nào có lặp lại như thế?
( Bổ sung: cây tre trung hiếu. Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.) 
Hoạt động 3: Tổng kết bài
- Qua văn bản em hãy trình bày những cảm nhận ấn tượng sâu đậm của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?( Trình bày 1 phút)
Gv tích hợp thêm cho HS hiểu về Bác: Vẻ đẹp tỏa sáng của lảnh tụ HCM: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc tình yêu thương nhân loại lối sống giản dị,đức khiêm tốn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Tên thật là Phan Thanh Viễn sinh năm 1928, quê ở An Giang.
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm
2. Tác phẩm
Sáng tác năm 1976 và được in trong tập thơ Như mấy mùa xuân của tác giả(1978)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc- hiểu chú thích
2. tìm hiểu văn bản
a. Phương thức biểu đạt
Miêu tả+Biểu cảm- Thơ trữ tình
b. Thể thơ 8 chữ( có câu 7 chữ, 9 chữ)
3. Phân tích
1. Cảm xúc trước lăng Bác
a. Ấn tượng ban đầu
- Con, thăm Bác:-> tình cảm trân trọng kính
yêu đối với Bác.
- Hàng tre bát ngát, xanh xanh Việt Nam , Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng 
-> Tả thực, từ láy,ẩn dụ, nhân hóa: Tre là biểu tượng của con người, đất nước Việt nam kiên cường, bất khuất, hiên ngang.
b. Cảm xúc khi đến gần:
 - Mặt trời (1) mặt trời thiên nhiên: tả thực
- Mặt trời ( 2) rất đỏ: Ẩn dụ
- > Mang lại ánh sáng, sự sống cho con người
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tráng hoa dâng 79 mùa xuân
- > Điệp ngữ, tả thực, hoán dụ: Tấm lòng thành kính đối với Bác
=> Tâm trạng vô cùng xúc động của người con từ chiến trường Miền Nam được ra viếng Bác
2. Cảm xúc khi vào trong lăng:
Bác nằm: trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
-> Tả thực, ẩn dụ nói giảm nói tránh: Tâm hồn trong sáng cao đẹp của Bác.
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim
-> Ẩn dụ: sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc Việt
- Nhói: nỗi đau xót tột cùng của dân tộc Việt vì sự ra đi của Bác
=> Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp,sáng trong của Người. Nỗi đau xót tột cùng của tác giả và của nhân dân Việt Nam.
3. Cảm xúc khi rời lăng
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
-> Cảm xúc dâng trào mãnh liệt của nhà thơ
Muốn làm con chim
Muốn làm đóa hoa
Muốn làm cây tre..
=> Điệp ngữ, liệt kê, biểu cảm trực tiếp, gián tiếp: Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác,
3.. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp vời nội dung cảm xúc của bài thơ.
- Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Lựa chọn ngôn ngữ niểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.
b. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính,biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
E.. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_115_van_ban_vieng_lang_bac_vien_p.doc