Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 33 đến tiết 83

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 33 đến tiết 83

Dạy thứ

Tiết 33. Văn . Hướng dẫn tự học

Ông lão đánh cá và con cá vàng.

(Truyện cổ tích Nga của A. Puskin)

Vũ đình Liên và Lê Trí Viễn dịch

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS nắm được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc của truyện thơ đặc sắc của Puskin.

- Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện diễn cảm.

B. Chuẩn bị: tranh minh hoạ cho truyện.

C. Tiến trình dạy học:

*Kể diễn cảm tóm tắt truyện "Cây bút thần" và nêu ý nghĩa của truyện.

*Bài mới:

 

doc 80 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 33 đến tiết 83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Soạn ngày
Dạy thứ
Tiết 33. Văn . Hướng dẫn tự học
Ông lão đánh cá và con cá vàng.
(Truyện cổ tích Nga của A. Puskin)
Vũ đình Liên và Lê Trí Viễn dịch
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc của truyện thơ đặc sắc của Puskin.
- Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện diễn cảm.
B. Chuẩn bị: tranh minh hoạ cho truyện.
C. Tiến trình dạy học:
*Kể diễn cảm tóm tắt truyện "Cây bút thần" và nêu ý nghĩa của truyện.
*Bài mới:
- GV kể tóm tắt toàn truyện..
Thảo luận: 
1) Hãy tóm tắt ngắn gọn lại truyện.
2) Hãy chỉ ra bố cục của văn bản? 
3) Nhận xét về bố cục trên.
4) Truyện có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật nào là chính? Vì sao? (4 nhân vật. Mụ vợ (và ông lão) là nhân vật chính - bộc lộ tư tưởng chủ đề của truyện.).
- Công việc hàng ngày của ông lão là gì?
- Hoàn cảnh của gia đình ông như thế nào? (nghèo khổ)
- Thảo luận: 
1) Khi bắt được cá vàng, ông lão đã làm gì trước lời van xin của cá?
2) Ông lão là người như thế nào? Đại diện cho những ai?
(Tốt bụng, nhân hậu. Đại diện cho nhân dân lao động Nga)
3) Trước những đòi hỏi của mụ vợ, ông lão có những thái độ và hành động gì? Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng, thái độ của ông lão khi đi ra biển làm theo yêu cầu của mụ vợ? (Lại đi..., lóc cóc, lủi thủi...)
4) Em nhận xét như thế nào về những hành động ấy?
(Nhu nhược, sợ vợ. Có phản ứng nhưng rất yếu ớt.)
5) Qua nhân vật ông lão, em thấy có điều gì đáng phê phán, điều gì đáng ca ngợi?
- Mấy lần mụ vợ đòi cá đền ơn? Nội dung của từng lần?
(5 lần)
- Thảo luận: Trong các lần đòi hỏi của mụ, lần nào đáng được cảm thông? Lần nào thực sự đáng lên án? Vì sao?
(Lần 1, 2:cảm thông, chấp nhận vì bình thường, phù hợp hoàn cảnh. Lần 5 đàng lên án vì tham quyền lực...)
- Tính chất và mức độ đòi hỏi đền ơn của mụ như thế nào? (tăng dần)
- Tính cách của mụ bộc lộ rõ là gì? ( Tham lam vô độ)
- Đối với chồng, là người mang lại niềm sung sướng và hạnh phúc cho mụ, mụ lại có thái độ và cư xử như thế nào? Bộc lộ tính cách gì ở mụ? (hành hạ, quát mắng, đánh đập -> Bội bạc, tàn nhẫn)
Thảo luận:
1) Mụ vợ mang tính cách đại diện cho giai cấp nào trong xã hội xưa? (Thống trị)
2) Yếu tố nào giúp cho mụ ngày càng quá quắt? (Sự nhu nhược, cam chịu của ông lão)
3) Vì sao cá vàng trừng trị mụ vợ? (Do lòng tham lam. bội bạc, tàn nhẫn...)
4) Nhận xét về sự trừng trị của cá vàng? (Rất đích đáng với kẻ tham lam, tàn bạo, bội bạc.)
- Trong truyện, cá vàng đền ơn cho ai? Vì sao? (Bề ngoài: đền ơn cho mụ vợ. Thực chất đền ơn ân nhân của mình là ông lão)
- Qua nhân vật cá vàng, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Thảo luận:
1) Biển cả thay đổi thái độ như thế nào khi mỗi lần ông lão ra biển thực hiện yêu cầu của mụ vợ?
2) Cảnh biển thay đổi ttrong truyện như vậy có ý nghĩa gì? (Sự căm giận bất bình, báo hiệu sự trừng phạt ghê gớm đối với kẻ tham lam, tàn nhẫn...)
I. Đọc - Kể:
1. Tóm tắt:
(HS kể)
2. Bố cục:3 phần
*Mở bài: Giởi thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
*Thân bài: 
+Ông lão đánh bắt rồi thả cá vàng.
+ Cá nhiều lần đền ơn cho vợ chồng ông lão.
*Kết bài: Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa.
II. Hướng dẫn tự học:
1. Nhân vật ông lão:
- Làm nghề đánh cá
- ở trong túp lều nát
=> người lao động nghèo, lương thiện.
- Thả cá, không cần đền ơn. -> tốt bụng, nhân hậu ,không tham lam.
*Ông lão:
+ Hiền lành, chân thật, nhân hậu
+Nhu nhược, cam chịu, không dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
2. Nhân vật mụ vợ:
*Với cá vàng: Đòi đền ơn 5 lần
->Từ giàu sang (của cải vật chất) đến danh vọng, quyền lực.
=> Tham lam vo độ, thực dụng.
*Với chồng: 
- Quát, mắng, tát vào mặt, bắt dọn chuồng nhựa, đuổi đi => bội bạc, bất nghĩa, tàn nhẫn, ngang ngược.
=> đại diện cho giai cấp thống trị tàn ác, tham lam.
3. Nhân vật cá vàng và biển cả
*Cá vàng: đền ơn
-> Lòng biết ơn sâu nặng với tấm lngf nhân hậu.
=>Đại diện cho lòng nhân ái, biết ơn và sự nghiêm khắc.
*Biển cả: Qua những lần nổi sóng
->Tượng trưng cho công lí của nhân dân và thái độ của nhân dân trước những kẻ tham lam và bội bạc.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Xây dựng truyện hấp dẫn với những thủ pháp tương phản, trùng lặp và tăng cấp, trí tưởng tượng kì diệu
2) Nội dung:
- Ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn...
- Lên án thói tham lam, bội bạc.
- Bài học sâu sâu sắc về sự nhu nhược, cam chịu.
*Ghi nhớ: Sgk
D. Củng cố- Hướng dẫn:
- Kể diễn cảm truyện trong vai mụ vợ hoặc cá vàng.
- Kể một kết thúc kháccho truyện.
- Soạn "ếch ngồi đáy giếng"
Soạn ngày
Dạy thứ
Tiết 34. Tập làm văn
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
-HS nắm vững đặc điểm của 2 loại ngôi kể: ngôi 3 và ngôi 1; tác dụng của từng loại ngôi kể.
- Phân tích các ngôi kể trong các truyện đã học, sử dụng vào bài viết
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi một số đoạn văn khác nhau về ngôi kể.
c. Tiến trình dạy -Học:
* Kiểm tra: Kể lại một việc làm tốt của em trong tuần.
*Bài mới:
- Khi kể chuyện, tại sao có khi người kể xưng "tôi", có khi không? (Khi xưng "tôi" :ngôi 1; Khi giấu mình không xưng "tôi": ngôi 3)
- Vậy ngôi kể là gì?
Đọc đoạn văn 1 (sgk- tr. 88)
- Người kể gọi tên các nhân vật là gì? (bằng chính tên gọi của chúng)
(HS gạch dưới các tên gọi trong văn bản)
- Khi sử dụng ngôi kể ấy, tác giả ở đâu? (Tự giấu mình, coi là người chứng kiến)
- Cách kể ấy có tác dụng gì? (Tự do kể những gì đang diễn ra với nhân vật)
Đọc đoạn văn 2 (sgk- tr. 88)
- Người kể tự xưng là gì? (Tôi)
- Tác dụng của cách kể này?
- Người xưng "tôi" trong đoạn là Dế Mèn hay tác giả? (Dế Mèn)
- Đổi ngôi kể, thay "Tôi" bằng Dế Mèn, ta có đoạn văn như thế nào? (ngôi 3)
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
1. Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện
2. Các ngôi kể thường gặp:
* Ngôi kể thứ 3:
Người kể tự giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên của chúng
(HS nêu VD)
*Ngôi kể thứ nhất
- Người kể xưng "tôi".
- Trực tiếp kể những gì mình nghe thấy...
*Củng cố- Hướng dẫn:
- Nắm vững các ngôi khi kể chuyện.
- Hãy kể lại truyện " Ông lão đánh cá và con cá vàng " bằng các ngôi kể sau:
+ Đóng vai mụ vợ để kể lại truyện.
+ Đóng vai ông lã để kể lại truyện.
Soạn ngàỳ
Dạy thứ 
 Tiết 35. Tập làm văn.
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. (tiếp theo tiết 34)
A. Mục tiêu cần đạt: (như đã soạn tiết 34)
B. Tiến trình dạy - học:
*Kiểm tra: Kể lại truyện "Ông lão đánh cá..." bằng các ngôi kể thích hợp (Bài đã giao về nhà)
*Bài mới: (tiếp )
Nhắc lại các ngôi kể thường gặp?
- Ngôi kể 3 và 1 có những ưu điểm gì? Có những hạn chế gì?
HS đọc ghi ngớ (sgk- tr. 89)
Nhóm: Mỗi nhóm làm 1 bài tập (từ bài tập từ bài 1 đến bài 5)
3. Vai trò của các ngôi kể:
Ngôi
Ưu điểm
Hạn chế
Ngôi 3
Ngôi 1
khách quan
Chủ quan
Chủ quan
Khách quan
=> người viết có thể chọn ngôi kể thích hợp
*Ghi nhớ: (sgk- tr. 89)
II. Luyện tập:
(Các nhóm hoàn thành bài tập)
D. Củng cố- Hướng dẫn:
1) Kể lại truyện "Thạch Sanh" bằng các ngôi kể sau:
+ Đoạn 1: Ngôi 3
+ Đoạn 2: Ngôi 1- Vai Thạch Sanh
+đoạn 3: Ngôi 1 - vai Lí Thông.
2) Dùng ngôi 1 kể về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.
Soạn ngày
Dạy thứ
Tiết 36. Tập làm văn.
Thứ tự kể trong văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được thứ tự kể chuyện theo trình tự thời gian hoặc không theo trình tự thời gian.
- Bước đầu vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình.
B. Chuẩn bị:
GV: Đề tập làm văn - dàn ý sơ lược
C. Tiến trình dạy - học:
*Kiểm tra: Trình bày các bài tập giao về nhà về ngôi kể.
*Bài mới:
 Thảo luận:
- Tóm tắt sự việc trong " Ông lão đánh cấ..." (HS nêu các sự việc chính)
- Các sự việc ấy trình bày theo trình tự nào? (Thời gian)
- Tại sao? (đặc điểm của truyện cổ dân gian)
- Tác dụng của cách kể ấy? (Cốt truyện mạch lạc. dễ theo dõi)
- Vậy, khi kể chuyện, có thể kể các sự việc theo trình tự nào?
- các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào? (Chuyện hiện tại -> quá khứ -> hiện tại)
- Người kể đã kể lại theo trình tự nào? ( Theo mạch cảm xúc của nhân vật, không theo trình tự thời gian)
- Tác dụng của cách kể như vậy? (trình bày sự việc như thật)
- Ngôi kể của bài văn? ( Ngôi 3)
- Ngoài cách kể sự việc theo trình tự thời gian, còn có cách kể nào khác?
Đọc truyện sgk- tr. 98.
Thảo luận:
1) Chỉ ra ngôi kể? Thứ tự kể? (Theo mạch hồi nhớ và cảm xúc ...)
2) Yếu tố hồi tưởng có vai trò gì trong truyện? (Kết dính, xâu chuỗi sự việc)
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý và trình bày theo dàn ý.
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
Ví dụ 1:
Kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự thời gian tự nhiên (từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc)
Ví dụ 2 : Bài văn (sgk - tr. 97)
Đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại kể tiếp các sự việc ở quá khứ.
*Ghi nhớ: (sgk- tr. 98)
II. Luyện tập
Bài 1(tr. 99)
Ngôi 1
Bài 2 (tr. 99)
Lập dàn ý cho đề: kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa.
-Yêu cầu:+ Chọn ngôi kể.
 + Chọn thứ tự kể'
D. Củng cố - Hướng dẫn:
- Thuộc ghi nhớ (sgk - tr. 98)
- Làm dàn ý cho 2 đề sau:
1 - Kể lại một kỉ niệm ấu thơ mà em nhớ mãi.
2- Kể về một người thầy (cô) kính yêu nhất của em.
- Chuẩn bị: Ôn tập tốt, tiết 39, 40 viết bài số 2
Kiểm tra của nhà trường tuần 10
Tuần 11. 
Soạn ngày
 Dạy thứ
Tiết 37. Văn 
ếch ngồi đáy giếng
(truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật, đồ vật... để khuyên răn con người.)
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản: Chủ quan, kiêu ngạo là tính xấu làm hại con người. Cần học tập không ngừng để nâng cao hiểu biết.
B. Tiến trình bài giảng:
*Kiểm tra: Hãy nêu ý nghĩa, bài học của truyện " Ông lão đánh cá và con cá vàng"
*Bài mới:
 GV hướng dẫn HS kể truyện.
- Truyện kể về nhân vật nào? Sống ở đâu? Làm những gì? 
- Khi ra ngoài giếng, ếch đã gặp những chuyện gì? Kết quả?
 -GV cho HS đọc chú thích sgk. Đọc chú thích dấu *
- Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? (Đối tượng kể? Mục đích? ý nghĩa? )
 HS đọc lại truyện
- Truyện có mấy phần? ( 2 phần )
- Giếng là một không gian như thế nào? (chật hẹp, quanh quẩn, không thay đổi)
- Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của ếch? (chật hẹp, đơn giản)
- Thái độ của các con vật khác đối với ếch? (rất hoảng sợ)
- ếch tự thấy mình như thế nào?
- Nhận xét về cách kể chuyện? (phù hợp với đặc điểm của loài ếch)
- Em thấy ếch có tính cách như thế nào? (ngông cuồng, ngạo mạn)
- Từ chuyện loài ếch, nhân dân muốn ám chỉ điều gì về chuyện con người? (Chỉ loại người kiêu ngạo)
- ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? (mưa to, nước tràn, ếch ra ngoài)
- Sự ra ngoài ấy thuộc về ý muốn của ếch hay do ngẫu nhiên? (Do hoàn cảnh khách quan, ếch bị buộc ra ngoài)
- Có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch? 
- ếch có cử chỉ, thái độ ntn khi ra ngoài giếng? (Nhâng nháo, nghênh ngang...)
- Tai sao ếch lạ ... t chính xác, )
? Từ đó em hãy nêu vai trò của yếu tố quan sát, 
? Để làm rõ hơn điều này, chúng ta cùng đến với VD tiếp theo.
- So sánh đoạn văn đã bị lược bớt từ ngữ với nguyên văn?
(Tất cả những từ ngữ bị lược bỏ đều là những ĐT, T2, những hình ảnh so sánh, liên tưởng & tưởng tượng. Chính vì vậy, khi thiếu những từ ngữ đó đ/v trở lên chung chung, khô khan, các hình ảnh không còn sinh động, không gợi ra được hình dáng, tưởng tượng của người đọc về cảnh vật và chính vì lẽ đó không gây được hứng thú cho người đọc về cảnh vật được miêu tả.)
? Qua đó em thấy cần chú ý việc dùng từ ngữ trong văn miêu tả như thế nào?
? Hãy nêu vai trò của các yếu tố quan sát, liên tưởng, tưởng tượng 
I. Quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
1. Ví dụ :(sgk)
+ Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, như người nghiện thuốc phiện 
+ Đoạn 2: -Càng đổ dần về hướng  chi chít như mạng nhện.
-Trời xanh, nước xanh, chung quanh toàn một sắc xanh cây lá.
-Tiếng rì rào bất tận của khu rừng; tiếng sóng rì rào từ biển Đông.
- Dòng sông mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá Thuyền trôi giữa dòng, .; Rừng đước 
+ Đoạn 3: -Từ xa,  cây Gạo như hàng ngàn bông hoa 
* BT3:
* Ghi nhớ: SGK.
III. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập.
- Ghi lại những điều mà em cần nhớ về cách viết bài văn miêu tả.
- Viết đoạn văn BT4.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Kiểm tra của nhà trường tuần 20
Tuần 21
	Soạn ngày 12 -1- 08
	 Dạy thứ
Tiết 80 . Tập làm văn
Quan sát, tưởng tượng, So sánh và nhận xét
 trong văn miêu tả (2 tiết)
A/ Mục tiêu bài học: (tiết 79- 80)
Giúp học sinh:
- Thấy được vai trò và tác dụng của việc quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong bài văn miêu tả.
- Bước đầu hình thành cho học sinh kỹ năng trên.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên với đọc và tạo lập văn bản miêu tả.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả?Trình bày một đoạn văn miêu tả.
*Bài mới:
 Đọc đoạn văn miêu tả cảnh Hồ Gươm.
? Tác giả đã quan sát và miêu tả những hình ảnh nào?
? Những hình ảnh này có vai trò gì trong cảnh Hồ Gươm.
? Những hình ảnh đó được miêu tả qua những từ ngữ nào? Qua bài tập 1 em hãy nhắc lại lưu ý về hình ảnh trong văn miêu tả (Hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu).
Bài tập 2:
Đọc đoạn văn miêu tả Dế Mèn.
? Tìm những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc.
? Tác dụng của việc xây dựng những hình ảnh đó?
Bài tập 3: - Thảo luận
-Quan sát đặc điểm nổi bật của lớp học.
- Viết đoạn ngắn tả về đặc điểm nổi bật nhất mà em vừa quan sát được.
Bài tập 4: Thảo luận
- Nếu nhận được đề văn: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ chọn đề miêu tả những hình ảnh, sự việc tiêu biểu, nổi bật nào?
- Giả sử em đã chọn một số hình ảnh thì em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sv ấy với những gì?
? Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp?
II. luyện tập :
Bài tập 1:
Cảnh Hồ Gươm
Mặt Hồ.
Cầu Thê Húc.
Tháp Rùa.
=> Lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu của cảnh để miêu tả.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
- Mặt trời.
Bầu trời.
Những toà nhà.
Tiếng còi xe.
Dòng người trên đường.
III. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập.
- Ghi lại những điều mà em cần nhớ về cách viết bài văn miêu tả.
- Tiếp tục tìm hiểu “Những k/n  miêu tả” – Tô Hoài.
- Viết đoạn văn BT4.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Soạn ngày 27- 01- 08
Dạy thứ Hai 28 -01 - 08 
Tiết 81+82. Văn
 Bức tranh của em gái tôi
 (Tạ Duy Anh)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu đối với thói tự ái và lòng đố kỵ.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện hiện đại.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Nêu giá trị nổi bật về nghệ thuật miêu tả của văn bản “SNCM” ?
- Trình bày đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng sông nước ấy ?
* Bài mới:
H đọc chú thích *
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
? Đọc, phân biệt lời kể, lời thoại, diễn biến tâm lý nhân vật.
? Em hãy tóm tắt cốt truyện?
? Truyện được kể ở ngôi nào?
? Cách kể bằng ngôi thứ nhất như vậy có tác dụng gì ?
? Nhân vật chính trong truyện là ai ?
(H thảo luận).
? Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Theo dõi truyện em thấy tâm trạng của nhân vật này diễn biến qua các thời điểm nào?
(H thảo luận).
? Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì?
? ý nghĩ ấy cho biết thái độ gì của người anh đối với người em gái?
? Và lúc đó người anh có tâm trạng như thế nào?
? Còn khi tài năng của người em gái được phát hiện, người anh có suy nghĩ, hành động gì ?
? Tại sao người anh lại nén trút tiếng thở dài sau khi xem tranh của em gái. Đằng sau dấu  là điều gì?
(H thảo luận).
? Còn khi em gái tham dự cuộc thi và đoạt giải thì thái độ của người anh như thế nào?
? Tại sao người anh lại có cử chỉ như vậy ?
? Cử chỉ đó cho chúng ta thấy tâm trạng gì của người anh?
? Em có nhận xét gì về tính cách đó của người anh?
(Tính xấu vì )
? Khi xem tranh em gái vẽ mình, người anh có thái độ gì?
? Vì sao lại như vậy? 
? Hãy nêu lý do cụ thể dẫn đến diễn biến tâm trạng của người anh?
? Có ý kiến cho rằng chỉ có một câu văn, tác giả đã làm thay đổi t/c của người đọc đối với nhân vật người anh. Theo em, đó là câu văn nào ?
? Vì sao lại có ý kiến như vậy?
? Có thể nói chính bức tranh là yếu tố có sức cảm hoá nhân vật người anh? Em hãy nói rõ điều này?
? Trong truyện nhân vật người em hiện lên qua những nét đáng yêu, đáng quý nào?
? Theo em tài năng hay tấm lòng của người em đã cảm hoá người anh?
(Cả hai song nhiều hơn là tấm lòng của người em: Trong sáng, hồn nhiên, nhân hậu).
? Nhân vật này đã chiếm được tình cảm của mọi người ở đặc điểm nào?
? Tại sao tác giả lại để cho người em vẽ bức tranh người anh hoàn thiện đến thế?
? Đoạn kết truyện đã hé mở ý nghĩa của truyện. Vậy đó là ý nghĩa nào?
? Em học tập được nghệ thuật miêu tả, k/c như thế nào qua văn bản này?
? Tình cảm của em đối với các nhân vật trong truyện như thế nào?
? Nêu ghi nhớ của bài?
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả:
Tạ Duy Anh (1959) – quê ở Chương Mỹ, Hà Tây.
Tác phẩm:
Truyện ngắn này đạt giả nhì trong cuộc thi viết về “Tương lai vẫy gọi” do Báo TNTP tổ chức.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục:
4. Phân tích:
a. Nhân vật người anh:
Tâm trạng diễn biến qua các thời điểm:
* Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ:
“Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ”.
=> ngạc nhiên, xem thường.
=> Tâm trạng vui vẻ.
* Khi tài năng của em gái được mọi người phát hiện:
- Cảm thấy mình bất tài.
- Lén xem tranh của em.
- Thở dài.
- Hay gắt gỏng, xa lánh em.
* Khi em gái đoạt giải:
- Đẩy em ra.
-> Vì thấy mình thua kém.
=> Tức tối, ghen tỵ với người hơn mình.
* Khi xem tranh em gái vẽ mình:
- Muốn khóc.
- Vì ngạc nhiên, hãnh diện và xấu hổ.
- Người anh muốn nói với mẹ “Không phải con đâu mà đó là ”
=> Người anh đã kịp nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của em gái mình.
 Người anh sẽ phấn đấu thành người tốt như hình ảnh và bức tranh của em gái.
b. Nhân vật người em:
- Tính tình hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.
- Tài năng: Vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất.
* ý nghĩa truyện:
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kỵ.
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn sự ghen ghét, đố kỵ.
- Truyện đề cao sức mạnh của nghệ thuật: Góp phần hoàn thiện con người, nâng con người lên tầm cao của chân, thiện, mỹ.
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, hồn nhiên, chân thực.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lý của nhân vật người anh, người em gái.
* Ghi nhớ:
Iii. luyện tập:
- Làm bài tập 2 theo nhóm.
- Câu chuyện không đơn thuần chỉ gói gọn trong diễn biến không gian của một gia đình mà đã nói lên một vấn đề xã hội. Em có ý kiến như thế nào ?
- Tưởng tượng và tả về nhân vật người anh, người em bằng các đoạn văn.
Iv. hướng dẫn về nhà:
- Nắm được bài.
- Chuẩn bị bài “Luyện nói 
 	Soạn ngày 27- 01- 08
Dạy thứ Ba 29 - 01 - 08
 Tiết 83 
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, So sánh, nhận xét trong văn miêu tả (Tiết 1)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể.
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức, rèn kỹ năng t2, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: Chuẩn bị bài ở nhà.
* Bài mới:
Bài tập 1: 
G giao nhiệm vụ theo nhóm:
Lập dàn ý, tưởng tượng hình ảnh nhân vật người anh và nhân vật người em qua văn bản “Bức tranh ”.
- Thống nhất dàn ý cho cả lớp:
* Nhân vật Kiều Phương: 
Là bé gái hồn nhiên, dễ thương.
+ Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng.
+ Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, nghịch ngợm. Được mọi người quan tâm, không kiêu kì, tự mãn, quý anh trai, vẽ anh trong lần thi quốc tế.
+ Tài năng: Có tài về hội hoạ, được đánh giá cao.
* Nhân vật người anh:
Là chú bé còn có lúc suy nghĩ chưa chín chắn nhưng cũng không đáng ghét:
+ Buồn, ghen tỵ khi thấy em gái được mọi người quan tâm.
+ Gắt gỏng vô cớ khi thấy thua kém em.
+ Hối hận khi ngắm bức tranh của em gái về mình. (Qua bức tranh của em gái, có thể tưởng tượng đôi nét về gương mặt của nhân vật người anh).
- Sau khi thống nhất dàn ý, cho đại diện nhóm trình bày, có chấm điểm.
Bài tập 2:
Nói về anh, chị hoặc em của mình.
- Học sinh chuẩn bị dàn ý theo nhóm.
- Trình bày dàn ý của nhóm
* Tham khảo: Kể về anh trai.
- Tên của anh trai.
- Hơn mình mấy tuổi
- Hình dáng (cao lêu đêu như một con Sếu).
- Tính cách, hành động: (Hiền, dễ thương; ham đá bóng, hai chân chắc như hai cột lim).
- Tình cảm của mình dành cho anh: (Hay làm nũng anh; Đòi anh đưa đến trường, nhờ anh giảng cho những bài tập khó, yêu quý anh).
Bài tập 3:
Tả đêm trăng đẹp.
- Phân công các nhóm chuẩn bị dàn ý theo: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, bổ sung các phần trong dàn ý.
- Thống nhất dàn ý chung.
- Phân công các nhóm triển khai ý trong dàn ý thành các đoạn văn và trình bày các đoạn văn.
- Một học sinh trình bày bài văn.
Bài tập 4:
Tả cảnh bình minh trên biển.
(Lưu ý học sinh: Vận dụng khả năng tưởng tượng là chính vì đa số các em chưa quan sát trực tiếp cảnh này).
- Cho học sinh đọc tham khảo “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
- Học sinh chuẩn bị dàn ý theo nhóm.
- Trình bày dàn ý của nhóm mình.
=> G khẳng định lại vai trò của các yếu tố quan sát,  trong văn miêu tả
Nhận xét chung về quá trình chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị bài theo nhóm của học sinh & kỹ năng nói của các em.
- Rút kinh nghiệm giờ học.
C. Hướng dẫn về nhà :
- Viết thành văn hoàn chỉnh bài tập 2,3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Kiểm tra của nhà trường tuần 21

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6(3).doc