I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, diệm mạo.
- Rèn kĩ năng miêu tả trong văn tự sự .
- Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước số phận con người bị chà đạp.
II-Chuẩn bị :
Bảng phụ
Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích
III-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Phân tích nổi nhớ của Thuý Kiều
Đọc 8 câu cuối- Phân tích cảnh vật và tâm trạng của Kiều
Tuần : 8 Tiết : 36, 37 Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU . (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) Ngày soạn: 2/10/09 Ngày giảng:12/10/09 I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách nhân vật qua cử chỉ, diệm mạo. - Rèn kĩ năng miêu tả trong văn tự sự . - Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước số phận con người bị chà đạp. II-Chuẩn bị : Bảng phụ Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích III-Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Phân tích nổi nhớ của Thuý Kiều Đọc 8 câu cuối- Phân tích cảnh vật và tâm trạng của Kiều 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: - Giới thiệu tranh Thuý Kiều, Mã Giám Sinh. HĐ2. HD đọc và hiểu chú thích - Nêu vị trí và nội dung đoạn trích Hỏi: Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ? - Nêu vị trí đoạn trích, nêu sự việc chính. HĐ3. Đọc, tìm hiểu văn bản. 1. Nhân vật Mã Giám Sinh. - Giải thích tên gọi mã giám Sinh. Hỏi: Tác giả tập trung khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh ở các phương diện nao? - Tác giả đã miêu tả diện mạo, cử chỉ nhân vật Mã Giám Sinh bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Nhận xét, giải thích các hình ảnh về diệm mạo, cử chỉ, hành động để chứng minh đây một kẻ lố lăng, vô học. Hỏi: Tác giả đã miêu tả bản chất, tính cách nhân vật như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong phần này? - Đọc câu: Cò kè bớt một thêm hai. Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm. Bình giảng: câu thơ gợi hình ảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng, tiền được cởi ra thắt vào, nâng lên đặt xuống. Hành động thể hiện bản chất keo kiệt, đây là tay buôn người. Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ? Qua đó tác giả nhằm khắc hoạ nhân vật như thế nào? - Giải thích, chốt kiến thức. 2. Phân tích hình ảnh nhân vật Thuý Kiều. - Yêu cầu hs đọc những câu thơ miêu tả Thuý Kiều. Hỏi: Tác giả đã miêu tả Thuý Kiều như thế nào? - Giải thích các từ: ngại ngùng, dợn gió, ... Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Kiều trong đoạn trích này? - Nhận xét, chốt nội dung. 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. - Hỏi: Đối với Mã Giám Sinh và bọn buôn người tác giả tỏ thái độ như thế nào? - Giải thích, phân tích Nguyễn Du đã tố cáo thế lực đồng tiền đã chà đạp lên con người. Dẫn chứng một số câu: Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. Trong tay đã sẵn đồng tiền, dù rằng đổi trắng thay đen khó gì. Hỏi: Đối với nhân vật Kiều, tác giả tỏ thái độ như thế nào? HĐ 5. Tổng kết. Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì? - Nghe giới thiệu. - Trả lời. Đoạn trích nằm ở phần gia biến và lưu lạc Đoạn trích khắc hoạ ngoại hình ,tính cách của Mã Giám Sinh và tâm trạng của Kiều - Nghe hướng dẫn đọc. - Trả lời. - Suy nghĩ, trả lời cá nhân, nêu hình ảnh, nhận xét về nghệ thuật. - Trả lời - Nêu nêu nhận xét. - Trả lời. Ghi nhớ kiến thức. - Trả lời, ghi nhớ nội dung. - Đọc phần 2. - Trả lời. - Trả lời, nhận xét nghệ thuật, - Ghi nhớ kiến thức. - Nêu nhận xét, hình ảnh. - Suy nghĩ, trả lời. - Nghe giảng, chốt kiến thức. - Nêu nhận xét - Trả lời- Ghi nhớ nội dung. - Đọc ghi nhớ SGK. I.Đọc và tìm hiểu chung 1-Vị trí đoạn trích. 2-Đại ý: II.Đọc, tìm hiểu văn bản: 1.Nhân vật Mã Giám Sinh. - Tên gọi Mã giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh cũng gần: lai lịch không rõ . - Diện mạo: ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Cách chải chuốt lố lăng, không phù hợp. - Cử chỉ: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Thái độ vô lễ, cậy tiền. - Cò kè bớt một thêm hai. Hành động của kẻ mua bán mặc cả, keo kiệt. - Miêu tả bằng ngoài bút hiện thực, nhân vật mã Giám Sinh dần hiện rõ bộ mặt buôn người. * Mã Giám Sinh là loại người giả dối, vô học, bất nhân. 2. Hình ảnh Thuý Kiều. - Kiều bị xem là món hàng để đem xem mặt đặt tiền. - ngại ngùng, thẹn, thềm hoa một ... mấy hàng, nứt uồn như cúc...như mai. Miêu tả ước lệ, diền tả vẻ đẹp của kiều trong tâm tâm trạng buồn rầu, tủi thẹn, đau đớn. 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. - Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc trước bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. - Niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp. IV. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: V. Luyện tập. Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích. 4- Củng cố:Yêu cầu HS đọc đoạn trích, trao đổi và rút ra nhận xét về nghệ thuật tả người của tác giả trong đoạn trích. 5- Dặn dò : Soạn bài Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga. Tuần : 8 Tiết : 38,39 Văn bản LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA. (Trích truyện Lục Vân Tiên) Ngày soạn:6/10/09 Ngày giảng:14/10/09 I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Nắm cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người giúp đờicủa tác giả thông qua những phẩm chất cao đẹp của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. - Rèn kĩ năng kể, phân tích nhân vật, miêu tả trong văn tự sự . - Bồi dưỡng hs lòng nhân đạo, đạo lí làm người, coi trọng nghĩa khí. II-Chuẩn bị Bảng phụ Tranh chân dung nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Những hiểu biết về tác giả, tư liệu và lời bình. Soạn bài, tóm tắt cốt truyện. III-Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”Phân tích chân tướng của MGS Đọc đoạn trích-phân tích tâm trạng của Kiều 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu tranh chân dung tác giả Nguyễn Đình Chiểu. - Yêu cầu hs đọc chú thích SGK. - Tóm tắt những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? - Chốt một số nét chính về cuộc đời, và những cống hiến của tác giả. - Nêu xuất xứ và đặc điểm của tác phẩm? - Chốt vài đặc điểm chính và giá trị tác phẩm. - Yêu cầu hs đọc phần tóm tắt truyện SGK. - Truyện viết ra nhằm mục đích gì? - Giải thích, nêu dẫn chứng trong tác phẩm. - Chốt giá trị của tác phẩm. HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung đoạn trích. - HD đọc: Giọng vui tươi, chú ý lời lẽ của từng nhân vật qua đoạn đối thoại. - Đọc đoạn trích. - Nhận xét HS đọc. - Giải thích một số từ địa phương : vô, mầy, hay vầy... - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - Nhận xét, chốt bố cục. HĐ4. Tìm hiểu văn bản. 1. Nhân vật Lục Vân Tiên. - Nhắc lại kiểu kết cấu của truyện. - Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện? - Giải thích kết cấu tác phẩm và đoạn trích. - Yêu cầu hs đọc 14 câu đầu. Quan sát tranh Lục Vân Tiên đánh cướp SGK. - Tác giả miêu tả Lục vân Tiên đánh cướp như thế nào? Nhận xét về hình ảnh, nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Nhận xét, giải thích, tích hợp với miêu tả trong văn tự sự. - Sau khi đánh tan bọn cướp Lục Vân Tiên đã cư xử với Nguyệt Nga như thế nào? Nhận xét về lời lẽ của Nguyệt Nga đối với Vân Tiên? - Giảng nội dung kết hợp với việc giải thích các từ địa phương để hiểu tính cách nhân vật, con người Nam Bộ. - Qua đó em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào? - Bình giảng: Những nét đẹp ở nhân vật Lục vân Tiên...là hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình. - Liên hệ giáo dục học sinh. 2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga. - Giới thiệu hoàn cảnh, thân thế nhân vật. - Được vân Tiên cứu nạn, Nguyệt Nga đã đối xử với Vân Tiên như thế nào? ( xưng hô, nói năng, thái độ, tình cảm nhân vật) - Giải thích, chốt kiến thức. - Qua đó em thấyNguyệt Nga là người như thế nào? - Nhận xét, chốt nội dung. HĐ 5. Tổng kết. - Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì? HĐ5: HDHS luyện tập. - Xem tranh. - Đọc chú thích - Nêu nét chính. - Ghi nhớ nội dung. - Trả lời. - Ghi nhớ nội dung. - Đọc. - Dựa vào nội dung trả lời. - Nghe hướng dẫn đọc. - Đọc lại. - Tìm hiểu phần giải thích từ. - Nêu bố cục. - Ghi nhớ bố cục đoạn trích. - Trả lời - Nghe giải thích, ghi nhớ nội dung. - Đọc văn bản, quan sát tranh. - Trả lời, nêu hình ảnh, nhận xét về nghệ thuật. - Trả lời, nêu nhận xét. - Nghe giảng, ghi nhớ kiến thức. - Trả lời, ghi nhớ nội dung. - Đọc phần 2. - Trả lời. - Trả lời, chốt nội dung. - Ghi nhớ kiến thức. - Trả lời, khái quát nghệ thuật, nội dung. - Đọc ghi nhớ SGK. I. Tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) - Cuộc đời gặp nhiều đau khổ và bất hạnh nhưng ông giàu nghị lực sống và cống hiến cho đời: Ông vừa là một thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ. - Ông là người giàu lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. 2. Tác phẩm: - Loại truyện Nôm, viết vào đầu thế kỉ 20, gồm 2082 câu lục bát, kết cấu truyền thống theo lối chương hồi. - Truyện viết ra nhằm răn dạy đạo lí làm người: + Xem trọng tình nghĩa con người: cha con, vợ chồng, bạn bè... + Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. - Thể hiện khát vọng của nhân dân nhằm hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. II. Đọc, tìm hiểu chung đoạn trích. 1. Đọc. 2. Chú thích. 3. Bố cục: 2 phần - 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp. - Còn lại: Cư xử của Vân Tiên và Nguyệt Nga. I. Tìm hiểu văn bản. 1.Nhân vật Lục Vân Tiên. - Nhân vật Lục Vân Tiên được xây dựng theo kiểu lí tưởng: học giỏi, khôi ngô, muốn cứu nước giúp đời. - Nhân vật được miêu tả thông qua hành động, cử chỉ, lời nói. - Vân Tiên đánh cướp: so sánh với Triệu Tử. Vẻ đẹp và sức mạnh của dũng tướng . - Cư xử với Nguyệt Nga: + Hỏi thăm, an ủi. + Động lòng trắc ẩn. + Từ chối việc đền ơn * Lục Vân Tiên là người anh hùng hào hiệp, tài ba, dũng cảm, vì việc nghĩa quên thân mình. 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga. - Xưng hô: quân tử, tiện thiếp. Chỉ thái độ khiêm nhường. - Nói năng: rõ ràng, dịu dàng thể hiện niềm cảm kích, xúc động. - Boăn khoăn tìm cách trả ơn. * Kiều Nguyệt Nga là hình ảnh cô gái thuỳ mị nết na trọng tình nghiã. IV. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: V. Luyện tập. Phân biệt lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích. 4-Củng cố: Gọi học sinh đọc đoạn thơ 5- Dặn dò : -Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm Kiều Nguyệt nga đi cống giặc ô Qua SGK- - Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Tuần : 8 Tiết : 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Ngày soạn:10/10/09 Ngàygiảng:17/10/09 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự -Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản II. Chuẩn bị: Bảng phụ Ôn lại : Miêu tả trong văn bản tự sự III.Tiến trình dạy học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Miêu tả có vai trò ntn trong t/sự? Đối tượng trong miêu tả trong tự sự là những yếu tố nào? 3.Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt ... õ. - nguyên nhân : vì thay đổi hoàn cảnh sống : rùng gthành phố; dưới hầm sâu, căn nhà sàn nhỏ, căn láng tranh nghèo gcăn phòng hiện đại với cửa gương và đèn điện. Không còn cần đến nó nữa. - ý nghĩa : khi thay đổi hoàn cảnh sống, có thể dễ lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Hs đọc - đèn điện tắt thình lình, nhà tối om, vội bật tung cửa để tìm ánh sáng trời, đột ngột thấy trọn vẹn mặt bạn xưa (trăng tròn). Tình huống được đặt ra trong câu chuyện là có thật ở thành phố khi mới giải phóng, một tình huống đối lập giữa cái tối và cái sáng để thấy giá trị của cái ánh sáng đây là sự đột ngột, đột ngột trong tấm lòng trong tâm hồn của nhà thơ khi gặp lại người bạn tri kỉ. -hs đọc - tư thế ngửa mặt lên nhìn mặt : tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng trào. Vầng trăng gợi cho anh nhớ lại bao nhiêu hình ảnh của quá khứ. Hình ảnh vầng trăng là thiên nhiên gợi nhớ thiên nhiên : sông, bể, núi, rừng....nơi anh đã đi qua, đã sống, gắn bó... - vầng trăng tròn vành vạnh : vẻ đẹp của tình nghĩa quá khứ tròn đầy, thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước - vầng trăng im phăng phắc : nghiêm khắc nhắc nhở, không vui là sự trách móc trong lặng im, là sự tự vấn lương tâm dẫn tới cái giật mình hs thảo luận nhóm là cảm giác và sự phản xạ tâm lí có thật của con người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sư vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình là sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay cách sống. Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, thiên nhiên, sùng bái hiện atị mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình rộng lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn bất diệt. - tự sự kết hợp với trữ tình trong thể thơ 5 tiếng rất phù hợp; hình ảnh vầng trăng, ánh trăng nhiều ý nghĩa liên tưởng - từ một câu chuyện riêng, bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu ... I.Đọc và tìm chú thích : 1Tác giả 2. Tác phẩm:viết 1984 3.Thể thơ 4.Bố cục 5.Các chú thích II. Đọc và hiểu văn bản : 1.Hình ảnh vầng trăng - ánh trăng trong quá khứ và hiện tại =>quá khứ : trăng là người bạn tình nghĩa. =>hiện tại : trăng bị con người đối xử tàn nhẫn, phụ bạc. 2.Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng: Tình cờ: đèn điện tắt, phòng tối =>hoàn cảnh để thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm. 3. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả: =>hồi tưởng, tự vấn, trách cứ, hoàn thiện mình. III. Tổng kết : * ghi nhớ : sgk IV.Luyện tập : 4-Củng cố: đọc lại bài thơ và nêu chủ đề của bài thơ. 5-Dặn dò: học thuộc bài thơ và nội dung , soạn bài : “tổng kết từ vựng (tt)” Tuần: 12 Tiết : 59 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (luyện tập tổng hợp) Ngày soạn: 11/11/09 Ngày giảng: /11/09 A. Mục tiêu cần đạt : giúp hs 1.Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương. 2.Luyện tập kiến thức tổng hợp về từ vựng đã học. B. Chuẩn bị : 1. Thầy: - bảng phụ 2. Trò: - đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định: - nề nếp đầu giờ. 2. Kiểm tra: Thế nào là từ tượng hình ,tượng thanh ,nêu ví dụ ( một đoạn thơ có dùng từ tượng hình ,tượng thanhvà phân tích giá trị gợi cảm của chúng) Kể tên các biện pháp tu từ đã học . Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu tư nào: Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn hoá bình minh 3.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : hướng dẫn hs xác định từ ngữ phù hợp. đọc và so sánh dị bản của câu ca dao và cho biêt trường hợp nào thích hợp hơn ? Hoạt động 2 : thực hiện yêu cầu của đề bài 2. cách nói của người chồng có cách hiểu ntn ? . Nhưng người vợ lại hiểu ra sao ? Hoạt động 3: hướng dẫn hs thực hiện bài tập 3 từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được hiểu theo nghĩa chuyển ? Hoạt động 4: hướng đãn hs tìm hiểu bài tập 4. Phân tích cái hay trong cách dùng từ của khổ thơ ? Hoạt động 5 : hướng dẫn hs tìm hiểu cách đặt tên cho sự vật. Cho hs đọc đoạn văn các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào ? Hãy tìm 5 vd về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm của chúng ? Hoạt động 6 : truyện cười đó phê phán về điều gì ? Hs đọc bài tập 1,thực hiện cá nhân - điểm khác biệt trong hai dị bản trên là gật đầu (1) và gật gù (2) + gật đầu : cuối đầu xuống, rồi ngẩn lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý. + gật gù : gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Hs đọc bài tập 2 , thực hiện theo nhóm - cách nói của người chồng cả đội bóng chỉ có một người Giỏi ghi bàn mà thôi - cách nói của người vợ cầu thủ chỉ có một chân mà làm sao chơi bóng, Học sinh đọc bài tập thực hiện vào bảng con - những từ dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay. - những từ dùng theo nghĩa chuyển : vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ). hs đọc bài tập , thực hiện theo nhóm - nhóm từ : đỏ, xanh, hồng (nằm cùng trường nghĩa “màu sắc”). - nhóm từ : lửa, cháy, tro (nằm cùng trường nghĩa “các sự vật, hiện tượng của liên quan đến “lửa”). - hai trường nghĩa này lại cộng hưởng với nhau về ý nghĩa để tạo nên một hình tượng về chiếc áo đỏ bao trùm không gian và thời gian và diễn tả một tình yêu nồng cháy Đọc rõ đoạn văn - các sự vật, hiện tượng được đặt tên theo cách : dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật : rạch, rạch mái giầm Hs đ ọc truyện cười - phê phán thói sính dùng chữ nước ngoài của một số người Bài tập 1: Gật gù thể hiện thích hợp hơn nghĩa cần biểu đạt: tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. Bài tập 2: -người chồng cả đội bóng chỉ có một ngườigiỏi ghi bàn mà thôi => nói theo cách hoán dụ -người vợ cầu thủ chỉ có một chân mà làm sao chơi bóng=>người vợ hiểu theo nghĩa gốc ,nên gây cười Bài tập 3: - những từ dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay. - những từ dùng theo nghĩa chuyển : vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ ) Bài tập 4: - nhóm từ : đỏ, xanh, hồng (nằm cùng trường nghĩa “màu sắc”). - nhóm từ : lửa, cháy, tro (nằm cùng trường nghĩa “các sự vật, hiện tượng của liên quan đến “lửa”). => nhằm diễn tả một tình yêu nồng cháy Bài tập 5: Cà tím ,cống ông nghệ ,xe cút kit, cống cửu qo Bài tập 6 Hê phán thói sính dùng chữ nước ngoài của một số người 4-Củng cố: củng cố lại nội dung các bài tập. 5-Dặn dò: - chuẩn bị bài : “luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” Tuần: 12 Tiết : 60 LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN Ngày soạn: 12/11/09 Ngày giảng:14/11/09 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Nhận biết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí. -Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận -Bồi dưỡng lòng bao dung độ lượng, kính yêu, biết ơn qua bài học II. Chuẩn bị: 1. Thầy: - Nghiên cứu sgk và sgv. - Bảng phụ 2. Trò: - Đọc trước bài và soạn bài theo câu hỏi. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: sĩ số, tác phong, vệ sinh. 2. Kiểm tra: Nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của 2 HS. 3. Bài mới: * Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn" Lỗi lầm" và" Sự biết ơn" - Yêu cầu 1 HS đọc rõ đoạn văn /160 và hướng dẫn HS: nắm vững những câu có yếu tố tự sự, phân biệt với các yếu tố nghị luận ? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? ?Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? - Nếu giả định ta bỏ những yếu tố nghị luận thì bài văn như thế nào ? HĐ 3: HD HS thực hành viết đoạn văn và phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 1.HD HS thực hành viết đoạn văn - HV hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. -Hướng dẫn hs : +Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? +Nội dung buổi sinh hoạt là gì? +Tại sao em phát biểu về Nam? +Em phát biểu về những nội dung gì để chứng minh Nam là người bạn tốt? -Yêu cầu hs làm việc cá nhân -Cho hs trình bày bài viết -Nhận xét, sửa chữa -Cho hs quan sát và đọc đoạn văn mẫu của gv ở bảng 2. HD HS phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn Bà nội (sgk) - GV yêu cầu HS tìm hiểu kĩ đoạn văn. ? Tìm hiểu những yếu tố nghị luận trong đoạn văn ? ? Theo em, các yếu tố nghị luận này nhằm mục đích gì? - Đọc rõ đoạn văn /160. -Tìm, nêu các yếu tố nghị luận trong đoạn văn và nêu ý nghĩa của nó +Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá đựơc những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. +Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Các yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lí về “cái giới hạn và trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người và nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống -Mất đi ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện - Đề bài: Viết đoạn văn kể lại buối sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt -Đọc kĩ đề, nghe gợi ý và làm tự lập. -Đọc kĩ đoạn văn. -Xácđịnh những yếu tố nghị luận và trình bày -Nhận xét Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. + Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi: Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gẫy. -Suy nghĩ, trả lời Có thể nói, các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những “suy ngẫm” của tác giả về các nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đạo đức hi sinh của người làm công tác giáo dục... -Nhận xét I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 1.Các câu văn nghị luận: +Những điều viết ân nghĩa lên đá +Vậy mỗi chúng tatrong lòng người 2.Vai trò câu văn nghị luận Câu chuyện sâu sắc , giàu tính triết lí, có ý nghĩa giáo dục II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: Viết đoạn văn kể lại buối sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt III. Phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn. HS phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn Bà nội (sgk) 4-Củng cố: Vai trò và tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 5-Dặn dò: Soạn bài “Làng”
Tài liệu đính kèm: