Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 47

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 47

TIẾT 41 Ngày 27 tháng 10 năm 2007

Lục vân tiên gặp nạn

A/ Mục tiêu: Giúp học sinh

- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

B/ Lên lớp

1. Ktbc

2. Vào bài

3. Bài mới

Ngữ văn: bài 9 Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn

 (Trích truyện Lục Vân Tiên)

 ( Nguyễn Đình Chiểu)

I/ Tìm hiểu chung

1. Đọc và tìm hiểu từ khó

2. Vị trí đoạn trích

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Ngày 27 tháng 10 năm 2007
Lục vân tiên gặp nạn
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
B/ Lên lớp
Ktbc
Vào bài
Bài mới
Ngữ văn: bài 9 Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn
 (Trích truyện Lục Vân Tiên)
 ( Nguyễn Đình Chiểu)
I/ Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Vị trí đoạn trích
?Nêu vị trí đoạn trích ?
? Nếu tóm tắt nội dung được kể trong văn bản thì em sẽ kể tóm tắt ntn?
? Đoạn trích trên được chia làm mấy phần?Từ đâu đến đâu? Nội dung của mỗi phần?
- Nằm ở phần 2 của truyện.
- Trong đêm, dưới thuyền . Trịnh Hâm đã đẩy Vân Tiên xuống sông. Nhờ Giao Long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài muốn VT ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới nhưng VT tỏ ý khước từ.
 2 phần
+ Phần1: ..............xót xa tấm lòng( VT gặp nạn)
+ Phần2: Còn lại( VT thoát nạn) 
II/ Phân tích:
LVT gặp nạn
? LVT đã gặp nạn gì?
? Trịnh Hâm đã dùng những thủ đoạn gì để hại VT?
? Em có nhận xét gì về các thủ đoạn giết người này của y?
? Qua đó em hiểu gì về con người của Trịnh Hâm?
? Nhưng vì sao Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại VT?
? Vậy vì lòng ghen ghét đố kị, Trịnh Hâm đã hãm hại bạn. Từ đó em suy nghĩ gì về lòng đố kị ghen ghét của con người?
?Thủ đoạn của Trịnh Hâm làm ta nhớ tới nhân vật nổi tiếng thâm độc nào trong truyện cổ tích dân gian nước ta?
? Các nhân vật ấy đều gợi lên trong ta cảm xúc gì?
* Trịnh Hâm âm miêu hại chết VT.
- Lừa VT xuống thuyền hứa chở về quê.
- đêm khuya mới ra tay.
Lợi dụng đêm khuya vắng vẻ đẩy VT xuống sông.
- Giả kêu trời phui pha( Vờ kêu trời, thương tiếc để xoá tội)
- Vờ nhân từ.
- Lén lút thực hiện
- Có tính toán để xoá tội
- Giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ, bất nhân, bất nghĩa.
- Vì lòng ghen ghét đố kị
- Lònh đố kị là nguyên nhân của sự phản bội và độc ác.
- Con người cần tránh xa thói xấu này.
- Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
- Căm ghét và ghê tởm.
2. Lục Vân Tiên thoát nạn
? Vân Tiên được cứu thoát chết ntn? 
GV: Như chú thích 5 cho biết: Giao long: con rồng nước, hay gây sóng dữ....
? Chi tiết này gợi cho em liên tưởng đến nhân vật đặc biệt nào trong 1 truyện cổ đã học?
? Có gì đặc biệt trong hành động cứu người của gia đình ông chài?
? Việc này nói lên đức tính gì của những người lao động ?
? Khi để VT được Giao Long và ông chài cứu sống tác giả NĐC đã thể hiện tình cảm ntn đối với người nghĩa hiệp và người lao động bình thường?
? Sau khi được cứu ai là người đã có ý định cưu mang VT?
? VT đã tỏ thái độ gì? Vì sao?
? Nhưng ông Ngư đã nói gì?
? từ đó em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong con ông Ngư?
? Để giữ VT ở lại ông Ngư đã cảm hoá chàng bằng cách nào?
? Em có nhận xét gì qua câu nói của ông Ngư?
- Rồng nước (cá xấu giúp)
- Gia đình ông chài cứu chữa.
( Đây chính là yếu tố hoang đường kì ảo và ngẫu nhiên được đưa vào để tiếp tục mach truyện phát triển, để cho câu chuyên thêm li kì, hấp dẫn và chủ yếu để thể hiện quan niệm thiện, ác của tác giả. Theo quan niệm của dân gian “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, ác giả ác báo”.........)
- Con Hổ có nghĩa
“ Vớt ngay lên bờ”- Mọi người khẩn trương, không hề tính toán.
“ Hối con, vầy lửa, ông hơ, bà hơ” – Không nề hà tận tình cứu chữa.
- Coi trọng tính mạng con người
- Sẵn lòng cứu giúp người khi hoạn nạn.
- Yêu quí con người nghĩa hiệp như VT
- Tin vào nhân nghĩa của những người lao động bình thường như gia đình ông chài.
- Ông Ngư.(ở cùng ta, hẩm hút, vui...)
-E ngại (Vì đã hỏng cả 2 mắt)
- Chẳng mơ ( Chẳng chờ trả ơn)
- Không vụ lợi, trọng nhân nghĩa.
- Gợi lên cảnh vui thú của chài lưới
“ Rày doi...............Hàn Giang”
+ Có cảnh thanh cao phóng khoáng( doi, vịnh, gió, trăng, thuyền)
+ Con người hoà trong cảnh ấy: Tự do, phóng khoáng, mệt mài chài lưới ( hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao, thung dung, vui say, tắm mưa, chải gió)
- Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là tiếng lòng của NĐC. Những khát vọng về 1 cuộc sống đẹp, về 1 lối sống đáng mơ ước đối với con người.
III/ Tổng kết
? Qua văn bản em hiểu được những loại tính cách nào của con người?
? Từ đó em tin vào điều gì ở con người?
? Tư tưởng và tình cảm mà nhà thơ NĐC muốn gửi gắm qua sự việc LVT gặp nạn?
? Từ văn bản em hãy nhận xét về cách miêu tả nhân vật của tác giả?
- Trịnh Hâm hiểm độc, tàn nhẫn
- Ông Ngư từ tâm, cao cả
- Lương thiện sẽ thắng độc ác
- Trọng nhân nghĩa, ghét bội bạc
- Tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động bình thường.
NT: Miêu tả nhân vật qua sự kết hợp hành động, lời nói và tâm lí.
IV/ Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
V/ Dặn dò
- Học và làm bài tập.
- Chuẩn bị tiết42
Ngày 28/10/2007
Tiết 42.
Chương trình địa phương phần văn
A. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tacs phẩm từ sau 1945 viết về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm , tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
B. Lên lớp
1. Ktbc.
2. Vào bài.
3. Bài mới.
I. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà.
Nắm các tác giả địa phương 
Kiểm tra bảng thống kê
Sưu tầm các tác phẩm hay
Bài viết giới thiệu và nêu cảm nghĩ về tác phẩm
II. Hoạt động lên lớp
- Hướng dẫn học sinh trình bày danh mục các tcá giả, tác phẩm của địa phương từ 1975 đến nay theo bảng sau:
TT
Họ và tên (bút danh)
Năm sinh
(mất)
Quê quán
Tên
tác phẩm
Nội dung,
NT chủ yếu
...
...
...
...
...
...
Chú trọng những tác giả có tác phẩm từ 1975 đến nay quê ở địa phương.
 Các tác phẩm viết về địa phương của các tác giả không phải là người địa phương .
Thống kê theo trình tự thời gian.
Tóm tắt thật ngắn gọn bằng một câu nội dung chính của tác phẩm 
Giáo viên gọi đại diện từng nhóm, tổ lên trình bày, bổ sung.
Giáo viên điều chỉnh những sai sót, nhầm lẫn.
III. Dặn dò
 Chuẩn bị tiết 43. Tổng kết về từ vựng. 
Tiết 43 - 44 Ngày 28/10/2007
Tổng kết về từ vựng ( Từ đơn, từ phức... từ nhiều nghĩa )
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9(Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ....)
B. Lên lớp:
1. Ktbc.
2. Vào bài.
3. Bài mới.
I/ Từ đơn và từ phức
? Từ đơn là gì?Cho ví dụ?
? Từ phức là gì ? Cho ví dụ?
? Phân biệt các loại từ phức? Cho ví dụ?
-Học sinh quan sát BT2-
? Phân biệt từ láy và từ ghép trong 2 VD?
? Xác định từ láy và từ ghép trong VD2?
-Là từ chỉ gồm một tiếng ( nhà, cây, biển, ghế...)
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng từ phức
- Từ phức gồm 2 loại: Từ ghép và từ láy
+ Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa ( xăng dầu, xe đạp, bàn ghế...)
+ từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng (đẹp đẽ, lạnh lùng, xôn xao...)
-Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng,mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi. lấp lánh
- Từ láy tăng nghỉa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
- Từ láy giảm nghĩa: Còn lại
II. Thành ngữ
1. ? Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ?
2. ? Xác định thành ngữ, tục ngữ trong ví dụ2 .Hãy giải nghĩa?
3.? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được?
? Tìm 2 thành ngữ trong văn chương?
-Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh...
VD: Mẹ tròn con vuông, lên voi xuống chó...
* Thành ngữ gồm: b, d, e
-giải nghĩa:
b. ... Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
d. ... Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác.
e. ... Hành động giả dói được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
* Tục ngữ gồm: a, c.
-giải nghĩa:
a. ... Hoàn cảnh sống môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
c. ... nghĩa đen: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo lên, vói mèo thì phải đậy lại.
+ nghĩa bóng: Muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.
-Chó: Chó cậy gần nhà, Chó cắn áo rách...
- Chuột: chuột sa chĩnh gạo 
- Nhờ gió bẻ măng, dây cà ra dây muống...
* Giải thích thành ngữ: Chó cắn áo rách là ẩn dụ chỉ hoàn cảnh khốn cùng của người nghèo.
nghĩa cả thành ngữ: Đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ hoặc các tai hoạ dồn dập ập đến đầu một kẻ bất hạnh nào đó.
-Đặt câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại cháy nhà, đúng là cảnh chó cắn áo rách.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi 3 chìm với nước non
-Hoạn Thư hồn lạc phách siêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
III. Nghĩa của từ
1..? Nghĩa của từ là gì?
2. ? Chọn cách hiểu đúng...?
3. ? Cách giải thích nào trong 2cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
- Là sự vật mà từ biểu thị.
a. Hợp lí
b. Chưa hợp lí.
c. Có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc(a)và nghĩa chuyển( thất bại là bài học kinh nghiệm ho thành công)
d. Sai: vì mẹ và bà có chung nét nghĩa(người phụ nữ)
a. không hợp lí. Vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
b. đúng vì rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng( từ đồng nghĩa) phần còn lại cụ thể hoá cho từ rộng lượng.
IV. từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Khái niệm?
- Học sinh đọc 2 câu thơ-
? Từ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Học sinh nhắc lại khái niệm-
- Nghĩa chuyển( thềm hoa, lệ hoa là các định ngữ nghệ thuật)
V. Từ đồng âm
1. Khái niệm?
? Trong hai trường hợp a,b trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? vì sao
- Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
a, Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
b, Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm
2. ? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau? (xem phần 2.)
3. xem câu hỏi trong sgk
- Học sinh nhắc lại khái niệm .
- a,b không đúng; c, đúng. 
- Từ “xuân“ chỉ một mùa trong năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ ( bộ phận chỉ toàn thể) ; bốn mùa bằng một tuổi là phép so sánh tương đồng
VII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm
2. Tìm các cặp từ  ... 
 Ký tên
IV. Nhận xét chung:
Về kiểu bài
Cấu trúc, nội dung, hình thức
Học sinh đọc những bài giỏi, khá, yếu để so sánh
Học sinh đổi bài cho nhau để trao đổi rút kinh nghiệm
V. Nhắc nhở: - Xem lại bài, sửa những lỗi cơ bản
 - Chuẩn bị tiết 46
Tiết 46 Ngày 1/11/2007
Đồng chí
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp chan thật giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng .
-Năm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
-Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, hình ảnh tẻong một tác phẩm thơ.
B. Lên lớp.
1 Ktbc
2. Vào bài
3. Bài mới
 Ngữ văn: Bài 10 Văn bản Đồng chí (Chính Hữu)
I.Tác giả-tác phẩm
-Học sinh đọc chú thích
? Tóm tắt đôi nét về tác giả, tác phẩm?
- Chính Hữu ( Trần Đình Đắc) sinh 1926
- Quê Can lộc- Hà Tĩnh
- tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ
- Làm thơ từ 1947 chỉ viết về người lính và cách mạng.
- Bài thơ được sáng tác đầu 1948
II. Tìm hiểu bài thơ
Đọc và tìm hiểu từ khó
Thể thơ: Tự do
Bố cục:
? Văn bản có mấy nội dung chính?
?Theo em cảm hứng của bài thơ là gì?
-3 nội dung chính
+ Những cơ sở của tình đồng chí (6 câu đầu)
+ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (11 câu tiếp)
+ Hình ảnh hai người lính trong phiên canh gác (3 câu còn lại)
-Cảm hứng về tình đồng chí đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp (chủ yếu)
- Hình ảnh anh bộ đội cách mạng.
III. Phân tích.
Những cơ sở của tình đồng chí
Học sinh đọc lại 6 câu đầu
? Trong cảm nhận của nhà thơ tình đồng chí lạc quan đến những con người với những không gian cụ thể nào?
? Có gì giống nhau trong không gian và con người để tạo thành tình đồng chí?
? Bên cạnh tác giả muốn thể hiện cảm nghĩ gì nữa?
? Những câu thơ tiếp theo gợi cảnh tượng như thế này?
? Từ những ngươì xa lạ, họ trở nthành những người bạn như thế nào?
? Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có hai tiếng đồng chí và dấu chấm cảm?
- Con người: tôi và anh
- Không gian:
+Nơi nước mặn đồng chua
+Nơi đất cày lên sỏi đá
 - Đều là nông dân trên các miền quê ngèo khó, dù đó là miền xuôi hay miền ngược 
- Đôi người xa lạ Tình đồng chí là tình cảm mới mẻ, tự nhiên, rộng rãi, mọi người cùng chí hướng
 - “ Súng ... đầu” tình cảm mới gắn bó từ xa lạ thành thân quen, sát cánh trùng điệp trong chiến tranh
 - Tình cảm mới là sự chia sẻ miền vui trong sinh hoạt thiếu thốn (đêm ... kỉ )
- Chung mục đích, lí tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
- Đây là câu thơ quan trọng của bài thơ được lấy làm nhan đề cho bài thơ, nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí
2. Những biểu hiện của tình đồng chí
? Lúc này những đồng chí của tác 
giả là ai?
? Họ tự biết gì về hoàn cảnh của nhau?
? Hiểu nhau từ ( ruộng nương, bạn thân cày, gian nhà lung lay, giếng nước, gốc đa) là một hiểu như thế nào?
? Emhiểu gì về từ “mặc kệ” ? 
? Vậy từ mặc kệ có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình không?
-Học sinh đọc đoạn thơ (anh với tôi biết ... bàn tay)
? Đến đây hiện thực nào được phản ánh trong đoạn thơ?
? Tình cảm đồng chí được biểu hiện ra sao ?
? Gian lao của người lính còn được nói tới bằng những chi tiết điển hình nào?
? Em hiểu gì về tình đồng chí từ những chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này?
? Các chi tiết “ Miệng ... giá; thương nhau ... tay “ gợi ra các cách hiểu về hiện thực và tình cảm của những người lính như thế nào?
- Là những người lính chống thực dân Pháp.
- “ Ruộng nương ... ra lính”
Hiểu thấu đáo, tường tận
Hiểu bằng lòng cảm thông chia sẻ, bạn bè
- Là bỏ tất, để lại, không quan tâm
- Không ...
- Cơn, sốt, trán ướt mồ hôi bệnh sốt rét rừng hành hạ những người lính 
- Cảm nhận, cùng trải qua, chia sẻ những đau đớn về thể xác
- áo rách, quần vá, chân đất.
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính
- Tg đã xây dựng những câu thơ song đôi đối ứng nhau (từng cặp hoặc trong từng câu)
Trong gian khổ vẫn có tiếng cười 
Những bàn tay truyền hơi ấm sang nhau
Tiếng cười yếu ớt không đủ xua đi cái buốt giá của khí trời
3.Hình ảnh hai người lính trong phiên canh gác
- Học sinh đọc ba dòng cuối
? Những câu thơ gợi cảnh tượng như thế nào?
? Cảnh tượng “ đêm ... giặc tới “ phản ánh hiện thực nào của người lính trong chiến tranh?
- Học sinh quan sát bức tranh 
? Em có nhận xét gì về bức tranh?
? Bên cạnh hai người lính trong cảnh rừng khuya còn có ai làm bạn hay không?
?Em có suy nghĩ gì về câu thơ này?
? Bài thơ còn thể hiện phẩm chất gì?
- “ Đêm ... muối “ đêm lạnh cóng nơi rừng già
- “ Đứng ... tới “ hai người lính bồng súng đợi giặc dưới chiến hào
-“ Đầu ... treo “từ đó nhìn lên thấy trăng treo đầu ngọn súng.
- Hiện thực klhắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Sát cánh đương đầu với kẻ thù
- Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng...
- Vầng trăng ( Đầu ... treo)
- Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng, gần và xa, hiện thực và mơ mộng, hiện thực và lãng mạng đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ- thi sĩ, vẻ đẹp cuộc đời anh bộ đội Cụ Hồ.
- Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân ngèo
- Vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ lại tất cả
- Vượt qua gian nan thiếu thốn, bệnh tật vẫn lạc quan yêu đời
- Đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí sâu nặng
IV. Tổng kết
? Em cảm nhận những điều tốt đẹp nào ở những con người gọi nhau là đồng chí?
? Văn bản sử dụng những phương thức nào? trong đó những phương thức nào là chủ yếu?
- Đó là sự sẻ chia tình cảm chân thành trên cơ sở đồng cảnh, đồng cảm, đồng khổ, đồng nghĩa vụ và hi vọng.
- Văn bản sử dụng phương thức tự sự, kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Biểu cảm là chủ yếu
- Thể thơ tự do, ít vần, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
V. Luyện tập
 - Học sinh làm bài tập
VI. Dăn dò 
Học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị tiết 47
Tiết 47 Ngày 2/11/2007
 bài thơ về tiểu đội xe không kính 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tương những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người líh lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêngcủa giọng điệu, ngôn ngữ trong bài thơ.
- Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
B. Lên lớp
1. Ktbc.
2. Vào bài
3. Bài mới.
Văn bản: bài thơ về tiểu đội xe không kính
 (Phạm Tiến Duật )
I. tìm hiểu chung
1.Tác giả - Tác phẩm:
 -Học sinh đọc chú thích-
? Tóm tắt đôi nét về tác giả?
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Sinh 1941
- Quê: Thanh Ba, Phú Thọ
- Năm 1964 ra nhập quân đội
- Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật, được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ 1969- đưa vào tập thơ:Vầng trăng quầng lửa.
2.Đọc và tìm hiểu chú thích
II. phân tích
? Bài thơ viết về xe không kính hay về những người lái xe không kính?
 ? Hiện tượng những chiếc xe không kính được giải thích ntn qua lời thơ mở đầu?
? Những chiếc xe không kính là hiện tượng bình thường hay bất bình thường?
? Nhận xét về cách nói trong lời thơ này và tác dụng của nó?
?Tiếp theo là những cảm giác gì?
?Trong tưởng tượng của em, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng là cách nhìn ntn của người lính lái xe không kính trên tuyến lửa?
?Về nghệ thuật đoạn thơ này có gì chú ý ? Tác dụng?
?Xe không kính gặp phải những khó khăn gì ? Từ đó nó phản ánh một hiện thực ntn?
? Tuy gặp khó khăn nhưng tinh thần của người lính ra sao?
? Từ đó những vẻ đẹp tính cách nào của người lính lái xe trên tuyến lửa được bộc lộ?
Học sinh đọc đoạn 5.
? Cách thành lập tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt ? ở họ có gì giống nhau?
?Trong đoạn thơ hình ảnh nào gây ấn tượng nhất? Hình ảnh đó nói với ta điều gì?
?Đoạn thơ tiếp theo cho người đọc thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của tiểu đội lính lái xe?
?Em hiểu gì về cách sống cuả họ?
? Từ đó hình ảnh những người lính lái xe không kính có thêm vẻ đẹp nào?
Học sinh đọc đoạn cuối.
?Tác giả tả lại hình dáng chiếc xe không kính như thế nào?
?Cách tả như thế để làm gì?
? Nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ này?
?Từ sự đối lập này tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
?Từ đó theo em vẻ đẹp nào của người lính được bộc lộ?
-Về những người lái xe không kính
Vì các dòng thơ tập trung kể, tả, biểu hiện cảm xúc của người lái xe.
-Không phải vì xe Xe vốn có kính ,bị bom 
không có kính trên đường giật vỡ 
- vỡ đi rồi. Hoá ra không kính. 
- Trong đời thường và cấu tạo: không bình thường 
- Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ở Trường Sơn: Bình thường
- Nói bằng giọng hồn nhiên, vui đùa.
- Biểu hiện thái độ bình thản, chấp nhận gian khó.
-Cảm giác nhìn của người lái xe ngòi trên xe không kính “ ung dung, nhìn đất, trời, thẳng, gió, con đường, sao trời ...”
- Tầm nhìn mở rộng, bao quát được nhiều không gian, có thể là những trở ngại trên đường như hố bom, máy bay địch bắn phá.
-nhìn thẳng ... cách nhìn tập trung chú ý 
-Sử dụng điệp từ: nhìn ; biện pháp so sánh
 + Điệp từ: góp phần tả cái cảm giác thị giác của người của lái xe
 + So sánh: cảm giác kì lạ, đột ngột do xe chạy nhanh .
-Có bụi Thời tiết khắc ngiệt có thể tác động xấu 
 - Mưa đến sức khoẻ của người lái xe 
-Châm điếu thuốc -Dũng cảm, lạc quan, coi 
 thường khó khăn gian khổ. 
-Cười 
-ừ thì -Luôn sảng khoái, bất cần 
-Chưa cần rửa không bận tâm. 
-Chưa cần thay 
Chấp nhận và vượt lên gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
-Trẻ khoẻ, yêu đời 
-Những chiếc xe bom rơi họp thành tiểu đội 
-Cũng làm nhiệm vụ chiến đấu
-Cùng chịu gian nguy.
-Đoàn kết.
-Bắt tay qua kính vỡtâm hồn cởi mở, ham bạn bè, thân thiện .
-Bếp Hoàng Cầm
-Chung bát đũa
-Võng mắc
Sẵn sàng thân ái , chia sẻ, đoàn kết, mong muốn những điều tốt đẹp.
Tình đồng đội cởi mở chân thành, tươi thắm , vượt lên trên mọi gian lao của cuộc chiến ác liệt.
-Không kính, không đèn không mui, thùng xe xướcxe vẫn chạy .
-Khẳng định những gian khổ, khó khăn ,nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn.
 -Đối lập (tất cả không có> < một cái có của con người)
-Những gian khó không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.
Lòng trung thành với lí tưởng cách mạng giải phóng dân tộc.
III.Tổng kết
? Qua bài thơ em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người lính lái xe trên đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ cứu nước?
? Nhận xét về thể thơ?
Cách sống hiên ngang, coi thường gian khó, vui tươi và thân thiện 
ý chí quyết tâm giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
- Thể thơ tự do 
VI. Luyện tập
Học sinh làm bài tập.
V. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị tiết 48

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41...47.doc