Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 46

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 46

TIẾT 42

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA HỒ DZẾNH

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Giúp học sinh

 Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình

 - Tìm hiểu những nét nổi bật của bài thơ Quê hương của Hồ Dzếnh đó là tình yêu quê hương xứ sở, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với Thanh Hóa

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm các tài liệu văn học, và phân tích thơ trước Cách Mạng

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 7/10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 42
Chương trình địa phương phần văn
Đọc hiểu bài thơ Quê hương của Hồ Dzếnh
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
	Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình 
	- Tìm hiểu những nét nổi bật của bài thơ Quê hương của Hồ Dzếnh đó là tình yêu quê hương xứ sở, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với Thanh Hóa
2. Kĩ năng:
	Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm các tài liệu văn học, và phân tích thơ trước Cách Mạng 
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
? Suy nghĩ về cái thiện và cái ác trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”
* Bài mới:
? Qua sưu tầm và tìm hiểu ở nhà em hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hồ Dzếnh?
? Hãy kể tên một số tác phẩm của ông mà em biết?
? Bài thơ Quê hương được rút ra từ tập thơ nào của Hồ Dzếnh?
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ với giọng chân thành, sâu lắng
Cho HS đọc và gọi HS khác nhận xét
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy xác định cách gieo vần của bài thơ trên ? 
? Nêu đại ý của bài thơ “ Quê hương” ?
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Hồ Dzếnh ( 1906 – 1991)
- Tên thật là Hà Triệu Anh, cha là người Trung Quốc, mẹ người làng Đông Bích, Quảng Trường, Quảng Xương, Thanh Hóa
- Lúc nhỏ theo cha sống ở Như Xuân sau đó về quê mẹ
- Năm 1937 ông bắt đầu viết văn làm thơ
- Các tác phẩm chính: Chân trời cũ ( truyện ngắn) Quê ngoại ( Thơ- 1943)...
2. Bài thơ Quê hương
- Rút ra từ tập Quê ngoại năm 1943
3. Đọc và tìm hiểu bài thơ
4. Thể thơ
Sử dụng thể thơ truyền thống: thơ lục bát
Đại ý: Hình ảnh quê hương và tình cảm gắn bó máu thịt với quê ngoại
? Hình ảnh quê hương hiện ra trong bài thơ là vùng quê nào ? 
? Chi tiết nào miêu tả cảnh làng quê ?
? Câu thơ “Trời trong ... ” tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? tác dụng ? 
? Nhận xét của em về cảnh làng quê hiện ra trong bài thơ ?
? Tình cảm với quê hương được bộc lộ ntn qua bài thơ ? 
? Em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ với quê hương ntn ? Tình cảm đó chân thật ra sao ? 
? Nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ ?
Luyện tập: Dựa vào bài thơ và thực tế bản thân, em hãy viết một bài văn ngắn có tiêu đề : Quê hương - tuổi thơ tôi.
HS viết bài, trình bày.
HS khác nhận xét. GV nhận xét.
II. Phân tích
1.Hình ảnh quê hương 
 Làng quê ven sông Ghép với nghề dệt lụa.
+ Con người: giặt lụa cầu ao, nắng ửng má đào ghẹo duyên 
+ Thiên nhiên: trời trong, nắng ửng, nước thắm mây huyền
Biện pháp nhân hóa 
 -> Phong cảnh hữu tình, cuộc sống thanh bình.
2. Tình cảm với quê hương
- “say” cảnh đẹp quê hương
- buồn nhớ, lưu luyến về quê hương: 
- nhớ kỉ niệm với làng quê: có lần tôi thấy tôi yêu,...
-> Tình cảm yêu mến, gắn bó máu thịt với quê ngoại.
III. Tổng kết, luyện tập
D. Củng cố, dặn dò
 - Sưu tầm một số tác phẩm văn học địa phương.
- Tìm hiểu đặc điểm văn học quê hương qua những sáng tác đó.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------- *** -------------------------------------
 Ngày soạn: 7/10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 43 
tổng kết về từ vựng
A- Mục tiêu
 Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng: từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ . 
B- Chuẩn bị
 - Ôn lại các khái niệm , nghiên cứu các bài tập.
C- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp
 * Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
 * Giới thiệu bài: nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
 * Tổ chức tổng kết
I- Từ đơn và từ phức
? Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức ? Phân biệt các loại từ phức ?
- GV chia lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 tìm từ ghép; nhóm 2 tìm từ láy trong mục 2; nhóm 3 phân biệt nghĩa của từ láy ở mục 3.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ trong 5 phút rồi đại diện nhóm trình bày. 
Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đưa đáp án. 
- Từ đơn: từ do một tiếng tạo nên
- Từ phức: từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên 
Các loại từ phức: từ láy và từ ghép
+ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh, 
+Từ láy nghĩa giảm nhẹ: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ,...
 Từ láy có sự tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt,... 
 II- Thành ngữ 
? Thành ngữ là gì ?
? Nghĩa của thành ngữ được hiểu ntn ?
(nghĩa đen, nghĩa chuyển)
- Bài tập 2: Xác định thành ngữ (HS làm bài cá nhân)
- GV tổ chức thi tiếp sức giữa 3 nhóm. Nội dung: viết các thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thực vật; đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
 HS thi trong 5 phút. GV nhận xét, đánh giá.
? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương ?
? Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong đời sống và văn chương ?
- Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Tác dụng: ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
III- Nghĩa của từ
? Nêu khái niệm nghĩa của từ ?
? có mấy cách giải nghĩa của từ ?
- Làm bài tập 2, 3
- Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị.
- Cách giải nghĩa của từ: trình bày khái niệm; đưa ra những từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
IV- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
? Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa ?
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
- Bài tập 2: tổ chức thảo luận nhóm
? Tìm thêm những từ có nhiều nghĩa. Đặt câu có từ với từng nghĩa đó.
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác (nghĩa chuyển)
D- Củng cố, dặn dò:
 - Nắm vững các khái niệm, làm hoàn chỉnh các bài tập. 
 - Chuẩn bị tiết 44: Ôn tập các khái niệm, nghiên cứu các bài tập trong phần tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 7/10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 44 
TổNG KếT Về Từ vựng (Tiếp)
A- Mục tiêu
 Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6->9: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
B. Chuẩn bị:
 - Ôn lại các khái niệm , nghiên cứu các bài tập.
C- Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: làm các bài tập còn lại của tiết trước
 * Giới thiệu bài: Nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
 * Tổ chức tổng kết
 V- Từ đồng âm
? Nêu khái niệm từ đồng âm ?
? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ?
- Làm bài tập 2: HS làm bài cá nhân 
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
 VI- Từ đồng nghĩa
? Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Bài 2: HS làm bài cá nhân
- Bài 3: tổ chức HS thảo luận theo nhóm nhỏ. Đại diên nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét, đưa đáp án.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
 VII- Từ trái nghĩa
? Thế nào là từ trái nghĩa ?
- GV lưu ý HS: đồng nghĩa, trái nghĩa là khái niệm thuộc về quan hệ giữa các từ. Khi xét, chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với một từ nào khác. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa khác nhau. (cho HS tìm dẫn chứng)
- Bài 2: HS làm bài cá nhân
- Bài 3: tổ chức thảo luận nhóm 5 phút. các nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét. 
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
? Nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ?
GV: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ thực chất cũng là vấn đề quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ.
- Bài 2: điền nội dung vào sơ đồ và giải nghĩa các từ ngữ. HS thảo luận nhóm 5 phút rồi trình bày. GV nhận xét, chuẩn xác.
- Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
IX- Trường từ vựng
? Nêu khái niệm trường từ vựng ? 
- Bài 2: HS thảo luận theo nhóm nhỏ. 
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
D- Củng cố, dăn dò:
 - Bài tập ngắn: Viết một đoạn văn 3 – 4 câu trong đó có sử dụng từ đồng âm hoặc từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng. (Có thể cho mỗi nhóm viết theo một yêu cầu)
 - Dặn dò: Nắm chắc các khái niệm, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị tiết 45: Xem lại bài làm văn số 2 của mình, tự nhận xét theo các tiêu chí đã nêu trong SGK.
* Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 7/10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
 Tiết 45
Trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn lại những về văn bản tự sự.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp mêu tả với cảnh vật, con người.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, trình bày.
B. Chuẩn bị:
- GV: chấm bài, thồng kê tỉ lệ % bài G,K,TB, Y. 
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
 * ổn định lớp. Giới thiệu nội dung, yêu cầu của tiết học.
 * Tổ chức trả bài
 - GV ghi lại đề bài lên bảng
Đề bài Tưởng tượng hai mươi sau vào một mùa hè em về thăm trường cũ .Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề:
 ? Xác định yêu cầu của đề bài ? 
 + Thể loại :Viết thư – tự sự. Có sự kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự
 + Nội dung : Kể về buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách
 Hoạt động 2 : Lập dàn bài
 1,Mở bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ ,vị trí của mình khi viết thư cho bạn 
- Cảm xúc của “tôi” 
 2, Thân bài:
 a Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những đổi thay (gắn với cảnh ngày hè) 
 + Nhà trường lớp học
 + Cảnh thiên nhiên
 b. Tâm trạng của mình 
 + Xúc động 
 + Kỷ niệm gợi về 
 + Kỷ niệm với người viết thư 
 c. Kết thúc buổi thăm 
 3, Kết bài: - Suy nghĩ về ngôi trường. Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp 
 - Kết thúc thư
* Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS căn cứ vào dàn ý và yêu cầu của bài, tự nhận xét bài làm của mình, hoặc cho HS nhận xét chéo bài của nhau.
- GV nhận xét chung về ưu- nhược điểm trong bài làm của HS:
	+ Những bài làm khá (Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp): Dung, Đạt, Hồng, Hiền, Nhung, Mai
+ Những bài chưa đạt yêu cầu (diễn đạt chưa lưu loát, bài viết thiếu sự lô gic, mạch lạc, nhiều em sa vào thăm hỏi sức khoẻ và tình hình gia đình) như: Vũ, Bình, Phi, Quang, Quân, Dũng...
	*Tỷ Lệ: 	 Khá, giỏi:
	 	 TB: 
	 Yếu: 
 * Sửa bài: Gv cho HS nêu cách sửa lỗi, tự sửa lỗi trong bài của mình. GV nhận xét, uốn nắn thêm về cách kết tạo lập một văn bản tự sự. 
- Giáo viên chốt lại 1 số vấn đề có liên quan đến kiến thức, kĩ năng.
 * Trả bài, đọc bài: GV trả bài, chọn 1,2 bài làm tốt nhất đọc trước lớp cho HS tham khảo.
D.Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc nhở, dặn dò học sinh sửa bài viết.
- Chuẩn bị tiết 46 soạn bài Đồng chí, tiết 47: soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Rút kinh nghiệm:
..
..
..
 Ngày soạn: 7/10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 46 
Đồng chí
 Chính Hữu
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
B. Chuẩn bị 
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học 
 *ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc 6 câu cuối "Lục Vân Tiên gặp nạn", phân tích quan niệm sống của ông chài.
 * Giới thiệu bài mới : Viết về người lính trong những năm đầu k/c chống Pháp, thơ ca cách mạng VN có cả một đội ngũ các cây bút hùng hậu. Chính Hữu là một trong số đó và bài thơ "Đồng chí" của ông có chỗ đứng danh dự. Bài thơ "Đồng chí" là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong 9 năm k/c chống Pháp với vẻ đẹp tình đồng đội, đồng chí cao cả và thiêng liêng được thể hiện bằng sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực.
? Dựa vào chú thích SGK em hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả?
HS phát biểu - GV bổ sung, nhấn mạnh.
? Hoàn cảnh ra đời bài thơ "Đồng chí"?
GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời, và tình hình VH ở thời kì này.
GV hướng dẫn đọc: Nhịp chậm -> cảm xúc được lắng lại dồn nén. Câu thơ "Đồng chí" -> đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ. Câu cuối: Giọng ngân nga. 
GV đọc mẫu, HS đọc lại.
Kiểm tra việc nắm chú thích của học sinh.
GV giải thích từ "Đồng chí".
? Hãy xác định thể loại của bài thơ?
? Dòng thứ 7 của bài thơ có gì đặc biệt? (là một lời khẳng định, như cái bản lề nối đoạn thơ: cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí).
? Từ đó em hãy chỉ ra mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Học sinh đọc 6 dòng thơ đầu.
? Hai câu thơ đầu tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết về điều gì ?
? Hai câu thơ tiếp theo cho biết quan hệ của họ trước khi gặp nhau như thế nào?
? Điều gì đã khiến họ thành "Đôi tri kỉ".
? Từ đó em hãy chỉ rõ cái cơ sở, cái gốc làm nên tình đồng chí của những người lính cách mạng ?
GV: Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt ? Hãy nêu ý nghĩa của câu thơ này?
GV bình: Câu thơ chỉ có 1 từ với hai tiếng và dấu chấm than, tạo1nốt nhấn, nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định về một tình cảm rất đỗi thiêng liêng. Đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ: Âm hưởng của câu thơ mạnh, chắc khẳng định 1 kết quả tất yếu, một sự quy nạp sau khi đưa ra các dữ liệu: Anh - tôi mỗi người một miền quê vốn xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, nhưng vì quê hương đất nước mà đã gặp nhau, cùng một mục đích lí tưởng, nhiệm vụ chung mà trở thành đồng đội, và với sự đồng cam cộng khổ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu, chia sẻ mọi gian lao, niềm vui trong cuộc sống, họ đã trở thành bạn tri âm tri kỉ, là đồng chí của nhau.
? Từ đó em hiểu tình đồng chí ở đây là gì?
( Đồng chí: Là tình đồng đội gắn bó, tình bạn tri âm, tri kỉ)
Học sinh đọc 10 dòng thơ tiếp theo?
? Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh biểu hiện của tình đồng chí ?
? Em hiểu từ mặc kệ ở đây nghĩa là thế nào ?
? Câu thơ biểu hiện tình cảm của người lính với quê hương, với đất nước ntn ?
GV bình: Những người đồng chí cùng chung một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy. Cách vận dụng ca dao đã được Chính Hữu đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Người lính đã để lại những gì gắn bó máu thịt với mình ở quê nhà, ra đi để làm việc lớn: đánh giặc để bảo vệ quê hương đất nước.Từ "mặc kệ" ở đây không phải thể hiện sự vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình mà thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt của người lính trẻ. Sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị, xúc động.
? Những câu thơ tiếp theo nói về điều gì?
Hình ảnh nào làm em xúc động? Vì sao? 
? Em có nhận xét gì về cấu trúc, hình ảnh của đoạn thơ này? Tác dụng của nó?
GV bình: Những ngày đầu k/c chống Pháp, quân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, quân trang, lương thực, thuốc men Những người lính ở đây cũng ra trận trong những khó khăn chung của đất nước: Đói, rét, bệnh tật, sốt rét rừng Chữ "biết" thể hiện sự nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau xuất hiện ở đoạn thơ như sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng cao đẹp. 
? Câu thơ “miệng cười buốt giá” thể hiện được điều gì ?
 (thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan cách mạng của người lính.)
GV: Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê những khó khăn gian khổ của người lính.Cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên "Thương  tay"
? Nhận xét của em cử chỉ tay nắm bàn tay có ý nghĩa gì ? 
GV: Đó là sức mạnh vô địch mà kẻ thù phải khiếp sợ, đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quý nhất của quân đội ta.
Học sinh đọc đoạn thơ kết.
? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ kết?
? Khung cảnh nào làm nền cho bức tranh? hình ảnh trung tâm, nổi bật của bức tranh ? hình ảnh đó có ý nghĩa gì ?
 (Sự khốc liệt, nghiệt ngã -> Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên trên mọi gian khổ thiếu thốn.
Súng - trăng mang ý nghĩa biểu tượng: Thực tại - mơ mộng, chiến tranh - hoà bình, chiến sĩ và thi sĩ Khẳng định ý nghĩa cao cả của cuộc c/đ mà những người lính tham gia: Họ cầm súng chính là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, bảo vệ vầng trăng hoà bình.
? Vì sao tg’ đặt tên bài thơ là "Đồng chí"?
? Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời k/c chống Pháp.
? Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Chính Hữu
- Nhà thơ - người chiến sĩ.
- Đề tài: về người lính và chiến tranh.
- Thơ ông giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng ngôn từ chọn lọc, cô đọng.
- Tác phẩm chính: “Đầu súng trăng treo” (1966), Tuyển tập thơ Chính Hữu (1988).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời: năm 1948 - là một trong những bài thơ thành công xuất sắc viết về người lính của VH kháng chiến chống Pháp.
b.. Đọc. Giải nghĩa từ khó:
c. Thể loại: Thơ tự do, nhịp thơ không cố định theo dòng cảm xúc.
6. Bố cục:
- 6 câu đầu: Sự lí giải những cơ sở của tình đồng chí.
- Còn lại: Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy.
II. Phân tích
1. Những cơ sở của tình đồng chí.
- Hoàn cảnh xuất thân: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá(đều là những nông dân nghèo)
 - Quan hệ: Xa lạ + chẳng quen = đôi chi kỉ (đôi bạn thân thiết):
- Cùng một mục đích, lí tưởng: súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Cùng chia ngọt sẻ bùi: "Đêm rét chung tri kỉ".
-> Cơ sở của tình đồng chí là sự tương đồng về cảnh ngộ, cùng lí tưởng, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi
- "Đồng chí!": 
+ Làm nhan đề, biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ.
+ Khẳng định, kết tinh tình cảm giữa những người lính.
+ Bản lề nối 2 đoạn thơ.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- Cảm thông sâu xa những tâm tư của nhau: "Ruộng - ra lính".
-> Nỗi nhớ quê hương thắm thiết, tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng 
- Cùng nhau chia sẻ gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: sốt run người, áo rách vai - quần vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá, chân không giày
Những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau -> gắn bó, chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, chiến đấu.
- " tay nắm bàn tay" -> hình ảnh chân thực, giản dị thể hiện sự gắn bó sâu nặng, động viên, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua mọi gian lao, thử thách.
3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
+ Khung cảnh: đêm khuya, rừng hoang sương muối, 
+ Hình ảnh: những người lính, khẩu súng, vầng trăng
Có sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và chất lãng mạn, khẳng định sức mạnh của tình đồng chí:
 Đầu súng trăng treo: hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: thực tại - mơ mộng, chiến tranh - hoà bình, chiến sĩ và thi sĩ-> Vẻ đẹp tâm hồn người lính
III. Tổng kết - Luyện tập.
1. Nội dung: ghi nhớ 
2. Nghệ thuật:
- Chi tiết và hình ảnh chân thực, giản dị, cô đọng vừa gợi tả,gợi cảm.
- Lời thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi
D. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố kiến thức cơ bản của bài
- HS học thuộc lòng bài thơ. Nắm vững nội dung bài học.
- Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ "Đồng chí".
- Chuẩn bị tiết 47: soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 _T9.doc