Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 6 đến tiết 10 - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 6 đến tiết 10 - Trường THCS Minh Thắng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

 Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng:

 Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án

- Xây dựng dàn ý.

2. Chuẩn bị của HS:

- Học bài cũ

- Lập dàn ý chi tiết đề bài ở SGK tr28 và viết phần mở bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của HS

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 6 đến tiết 10 - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
4
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Các phương châm hội thoại (tt)
Sử dụng yếu tố MT trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sd yếu tố MT trong văn bản TM
6-7
8
9
10
Tiết 6-7
 Ngày soạn: /08/2010
 Ngày dạy: /08/2010
 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 G.g. Mac – két
Gabriel García Márquez
Sinh ngày:
Ngày 6 tháng 3 năm1928
tại Aracataca, Magdalena, Colombia.
Nghề nghiệp:
nhà văn, nhà báo, nhà hoạt dộng chính trị
Tác phẩm chính:
Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, đọc tư liệu, tranh chân dung về Mac - két 
2. CHUẨN BỊ CỦA HS:
- Soạn bài, học bài cũ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nội dung kiểm tra:
? Bác đã làm những gì để có vốn tri thức uyên thâm? 
? Phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện ntn?
- Yêu cầu trả lời:
+ Bác đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng; làm nhiều nghề; học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
+ Là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Giáo viên kiểm tra vở bài soạn, nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Cuộc chiến tranh Iraq đã gây bao chết chóc, mất mát, đau thương. Chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác. Muốn loại trừ chiến tranh chúng ta phải cùng nhau “Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình”. Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Giới thiệu về tác giả,tác phẩm
- Đọc chú thích * SGK tr 19.
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Mac – két.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Học sinh nêu xuất xứ.
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ –TÁC PHẨM:
1. Tác giả:
Gacxia Mac - két (1928), nhà văn Côlômbia.
2. Tác phẩm:
 Trích tham luận của Mac - két đọc tại cuộc họp mặt bàn về chống chiến tranh hạt nhân.
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Hướng dẫn cách đọc: đọc chính xác, rõ ràng từng luận cứ.
GV đọc mẫu 1 đoạn.
- HS Nghe 
- 3 HS đọc 3 đoạn
- HS nhận xét cách đọc.
II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
1. Đọc
Giải thích các chú thích 1,12
2. Từ khó
? Hãy cho biết thể loại của văn bản?
Văn bản NLV - nội dung đề cập đến 1 vấn đề mang tính thời sự, XH à văn bản nhật dụng.
 3. Thể loại
Văn bản nhật dụng
? Hãy nêu luận điểm của văn bản?
? Luận điểm trên được triển khai trong 1 hệ thống luận cứ ntn?
- 4 Luận cứ tương ứng với 4 đoạn.
? Các luận cứ đó được thể hiện qua các đoạn nào của văn bản?
- Giáo viên dựa vào SGV – trang 18 khái quát lại 4 luận cứ ứng với 4 đoạn của văn bản.
4. Luận điểm và bố cục
+ Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
+ Bố cục:
- Đoạn 1: “Chúng ta  thế giới”
- Đoạn 2: “Niềm an ủi  toàn thế giới”
- Đoạn 3: “Một nhà  của nó”
- Đoạn 4: phần còn lại.
v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản
- Quan sát lại đoạn 1.
? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất được tác giả chỉ rõ ntn?
HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân?
? Bằng cách lập luận ntn tác giả đã làm cho người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp ấy?
III. Đọc-hiểu văn bản
1/ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Thời gian: 8.8.1986.
- Số liệu: hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân
- Ảnh hưởng: Một người với bốn tấn thuốc nổ (không kể trẻ em)
- Nguy cơ: Nổ tung cả hành tinh.
]Tính chất thực hiện và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
Þ Cách vào đề trực tiếp, dùng chứng cứ xác thực, rõ ràng.
Quan sát đoạn 2
? Những chứng cứ nào cho thấy sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang?
- HS đưa ra chứng cứ.
1 HS khác bổ sung
HS thảo luận nhóm:
? Cuộc chạy đua vũ trang tác động đến đời sống con người ntn?
- Đại diện trình bày
? Để thấy được sự vô lý của cuộc chạy đua vũ trang, tác giả đã dùng cách lập luận ntn?
 Giáo viên giảng: nghệ thuật lập luận của tác giả đơn giản mà có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được; những con số là những số biết nói khiến người đọc phải ngạc nhiên bất ngờ.
2/ Cuộc chạy đua vũ trang:
 - Xã hội: 100 máy bay ném bom B.1B + 7000 tên lửa cứu trợ 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới 
 - Y tế: giá 10 chiếc tàu sân bay chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét, cứu 14 triệu trẻ em.
 - Tiếp tế thực phẩm: 27 tên lửa MX ó đủ trả tiền nông cụ trong 4 năm.
 - Giáo dục: 2 chiếc tàu ngầm đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
 à Tốn kém ghê ghớm và phi lý.
 à Cướp đi nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Þ Nghệ thuật: so sánh trên nhiều lĩnh vực, lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao
Chạy đua vũ trang
Không thể /  /
Không thể /  /
Không thể xóa nghèo 
Không thể /  /
Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập: Dùng ý trong đoạn 2 bổ sung vào chỗ trống để hoàn chỉnh lược đồ sau
HS quan sát lược đồ. 
-3 HS lên bảng điền.
-1 HS khác nhậh xét
-Giáo viên nhận xét, sửa.
Tiết 2
Nội dung kiểm tra:
? Cuộc chạy đua vũ trang đã tác động đến cuộc sống con người như thế nào?
à YCTL: Cướp đi nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống: Y tế; giáo dục; tiếp tế thực phẩm à làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
? Vì sao “Đấu tranh  bình” lại thuộc thể loại văn bản nhật dụng?
à YCTR: Nội dung văn bản đề cập đến 1 vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống: Đấu tranh cho cuộc sống hoà bình.
 Giáo viên kiểm tra vở bài soạn, nhận xét , cho điểm.
Quan sát đoạn 3.
? Nhà văn đã cảnh báo điều gì về chiến tranh hạt nhân?
? Để làm rõ luận cứ này, tác giả đưa ra những lập luận ra sao?
HS đưa ra dẫn chứng
Gv khái quát: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.
? Em hiểu như thế nào về “lí trí của tự nhiên”?
Qui luật của tự nhiên, lô gic tất yếu của tự nhiên
 ? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
HS thảo luận nhóm.
Đại diện trình bày: Chiến tranh là tội ác, là sự huỷ diệt, phi lí 
3. Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân:
 - Tiêu diệt nhân loại + mọi sự sống trên trái đất.
 · Từ khi mới nhen nhúm  380 triệu năm  bướm bay được  180 triệu  thối.
 · 4 kỉ địa chất  chết vì yêu.
à Quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
 - Đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ quá trình tiến hoá sự sống à Tính chất phản tiến hoá, phản lí trí của con người và lí trí tự nhiên.
- Quan sát đoạn 4.
? Trước những tai hoạ do chiến tranh gây ra, Tác giả đưa ra lời đề nghị gì?
+ Đề nghị: 
 - Mở nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân.
 - Kêu gọi, đòi hỏi, làm cho thế giới không có vũ khí, 1 cuộc sống hoà bình công bằng.
? Lời đề nghị của tác giả có ý nghĩa gì?
+ ý nghĩa:
 - Nhân loại cần gìn giữ kí ức của mình.
 - Lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân
? Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã có cách nói ntn để đấu tranh bảo vệ hoà bình? Em hãy chỉ ra các chi tiết đó?
Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã nói"chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hoà bình". Kết thúc lời kêu gọi tác giả đã có một đề nghị"cần lập một nhà băng lưu trữ trí nhớ".
? Em hiểu gì về tiêu đề của văn bản"đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả và gvkl: Đây là luận đề, chủ đích của thông điệp mà tác giả gửi đến mọi người.
Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường:
? Theo em chiến tranh nói chung và chiến tranh hạt nhân nói riêng ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.
? Bản thân em làm gì để giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất chúng ta?
HS thảo luận nhóm trình bày – GV bổ sung thêm về kiến thức môi trường cho HS
4. Nhiệm vụ đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân, cho 1 thế giới hoà bình.
- Đem tiếng nói đòi một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
- Chống lại vũ khí hạt nhân đến cùng.
] Nhiệm vụ của toàn nhân loại.
v HĐ4: Tổng kết
? Dưạ trên tình hình chiến tranh trên thế giới, em có suy nghĩ gì về bài văn?
Hs phát biểu.
? Nội dung mà tác giả muốn chuyển đến người đọc là gì?
- Đọc ghi nhớ 1
? Bài viết đã sử dụng những cách diễn đạt nào?
- Đọc ghi nhớ 2.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung phần ghi nhớ
IV. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK/12)
v HĐ5: Luyện tập 
Nêu yêu cầu luyện tập
HS làm nháp ra giấy.
- 1 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV cung cấp thêm cho hs tài liệu về tác hại của chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- GV nhận xét, sửa.
- Lưu ý HS: Cần phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ thành thực của bản thân, tránh nói và viết theo công thức lối mòn.
V. Luyện tập: 
Phát biểu cảm nghĩ
Để củng cố thêm kt GV treo sơ đồ 
 Lập luận của văn bản “Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình”:
Đấu tranh cho 1thế giới hoà bình.
Nguy cơ chiến tranh thế giới
Chạy đua vũ trang làm mất khả năng sống tốt đẹp.
Chiến tranh hạt nhân là phi lí
Phải đấu tranh chống chiến tranh,vì hoà bình.
-Học sinh quan sát sơ đồ,khắc sâu kiến thức.
v HĐ6: Dặn dò
Học bài, làm bài tập phần luyện tập vào vở.
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
 Chuẩn bị bài mới:
Soạn “Các phương châm hội thoại”(tt) cho tiết sau.
Đọc kĩ các ví dụ
Trả lời câu hỏi SGK
Sưu tầm một số truyện cười
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 8
 Ngày soạn: /08/2010
 Ngày dạy: /08/2010
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) 	 	 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng:
Biết vận dụng những phương châm này trong hoạt động giao tiếp.
Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm này trong một tình huống giao tiếp cụ thể
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Giáo án
 - Sơ đồ so sánh 2 phương châm
 - Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của HS:
 - Bảng phụ ghi ví dụ ở SGK.
- Xem lại bài “Hội thoại” đã học ở lớp 8
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học?
 ? Cho ví dụ về sự vi phạm các phương châm hội thoại đó?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
GTBM
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
Bước1: Tìm hiểu phương châm quan hệ.
- Gv gọi hs đọc ... hị : nói ấp úng không rõ ràng.
" Giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch
b) Câu " Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy."
Có thể hiểu theo hai cách
" Giao tiếp tránh cách nói mơ hồ
? Cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
GV nhấn mạnh khái niệm. 
2. Bài học
Giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ 
Bước 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự
- Gv gọi hs đọc câu chuyện trong sgk
? Qua câu chuyện em nhận ra điều gì ở cậu bé và người ăn xin?
Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh người ăn xin mà vẫn có thái độ, lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Ngược lại người ăn xin cũng rất khiêm nhường với cậu bé mặc dù ông không nhận được vật chất từ cậu bé đó.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của hai người này?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày- gv nhận xét và kết luận:
Cả hai đều không có tiền bạc, của cải gì mà cả hai đã nhận được tình cảm mà họ dành cho nhau. Đặc biệt là tình cảm của cậu bé với người ăn xin.
III. Phương châm lịch sự: 
1. Bài tập
Truyện: Người ăn xin
- Thái độ lịch sự, nhã nhặn của hai người.
? Em có thể rút ra điều gì từ câu chuyện này?
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 23.
HS kể một số truyện cười đã sưu tầm được, phân tích vì sao truyện lại gây cười (đã vi phạm phương châm hội thoại nào (nếu có))
HS khác nhận xét
GV nhận xét -> cho điểm
2. Bài học
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
v HĐ3: HD HS luyện tập, củng cố
Bài 1:
- HS: Đọc bài tập.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận về ý nghĩa các câu ca dao tục ngữ.	
- HS: Làm theo yêu cầu
III. Luyện tập
Bài tập 1
Những câu ca dao, tục ngữ đó khẳng định vai trò ngôn ngữ trong đời sống và khuyên chúng ta trong giao tiếp phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
Ví dụ: 
-Chim khôn kêu tiếng rãnh rang/ Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe.
- Một câu nhịn, chín điều lành.
Bài 2:
- GV: Tổ chức cho các em sưu tầm
- HS: Làm theo yêu cầu
Bài tập 2
Phép tu từ nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại lịch sự.
Bài 3:
- GV cho HS xác định yêu cầu.
- GV cho HS lên bảng làm (2 em)
Bài tập 3: Điền từ vào chỗ trống.
a, Nói mát.
b, Nói hớt.
c, Nói móc.
d, Nói leo.
e, Nói ra đầu ra đũa.
Bài 4:
- GV: cho HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo bàn và trả lời.
Bài tập 4
Giải thích các kiểu nói:
a, Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng đề tài mà hai người đang trao đổi" Tuân thủ phương châm quan hệ.
b, Người đó muốn nói một điều mà sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại, nên nói như vậy để giảm nhẹ ảnh hưởng " Tuân thủ phương châm lịch sự.
c, Báo cho người đối thoại biết là họ đã tuân thủ phương châm lịch sự, phải chấm dứt cách đối thoại đó ngay.
Bài 5: (Gợi ý cho HS làm ở nhà)
- GV: cho HS xác định yêu cầu bài tập.
Bài tập 5
Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo. (phương châm lịch sự)
.........
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn: SD yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Đọc văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 9
 Ngày soạn: /08/2010
 Ngày dạy: /08/2010
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiệu lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận họăc nổi bật, gây ấn tượng
Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng:
Quan sát các sự vật, hiện tượng
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án
- Xem lại văn bản thuyết minh.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
- Vở ghi, ôn lại văn bản thuyết minh
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn cho vănbản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm các BPNT gì? Nêu tác dụng?
 Đáp án .
-Người ta vận dụng thêm một số BPNT như kể chuyện tự thuật, miêu tả , nhân hoá , liên tưởng và tưởng tượng.
-Tác dụng: Góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
-HS nhận xét.GV nhận xét .Cho điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM) 
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
GV gọi HS đọc văn bản.
? Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
-Vị trí và vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người VN từ xưa đến nay.
? Em hãy tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm của cây chuối?
 HS : Gạch chân bằng bút chì dưới ngững câu văn ấy.
 - Hầu như ở nông thôn .
 - Cây chuối rất ưa nuớc.
 - Qủa chuối là món ăn ngon..
 - Người ta có thể chế biến..
 ? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và tác dụng của yếu tố ấy?
 HS : Gạch chân dưới những câu văn đó.
 -Đi khắp Việt Nam.núi rừng.
 -Chuối xanh có vị chát..
 ? Theo yêu cầu chung của vănbản thuyết minh, có thể thêm hoặc bớt những gì?
* Gợi ý:
? Chẳng hạn bằng ấy câu văn thuyết minh ở trên đã làm nổi bật về đặc điểm, chủng loại của cây chuối chưa?
? Em hãy lịêt kê tên các loài chuối?
? Thân cây còn dùng để làm gì?
? Nêu cấu tạo của lá?
? Nõn chuối có màu gì?
? Hoa có màu gì? ? Gốc có cấu tạo ra sao?
-Phân loại chuối: Chuối tây (thân cao, màu trắng, quả ngắn )
 -Thân gồm nhiều lớp bẹ, dễ bóc, phơi khô tước lấy sợi.
 -Lá: Gồm cuống lá và lá.
-Nõn: màu xanh.
-Hoa : màu hồng có nhiều lớp bù
-Gốc có củ và rễ.
 ? Còn yếu tố miêu tả ta cần thêm gì?
_Thân tròn, mát, mọng nước.
-tàu lá xanh rờn, bay xào xạc 
? Hãy kể thêm một số công dụng như thân, lá nõn ?
-Thân cây chuốí non có thể thái ghém làm rau sống.
 -Thân cây chuối tươi có thể làm phao tập bơi, làm bè.
 -Hoa chuối: để ăn.
-Qủa chuối chín thái mỏng tẩm bột rán.
-Lá chuối dùng gói bánh.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
1. Bài tập
Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
- Vị trí, vai trò của cây chuối trong đời sống Việt Nam
- Nguồn gốc, thân, quả các loại chuối.
 - Câu văn có yếu tố miêu tả: Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật , gây ấn tượng.
? Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn bài thuyết minh sử dụng thêm yếu tố nào ? Tác dụng ra sao
- Giáo viên khái quát
- Đọc ghi nhớ SGK tr25.
2. Bài học
Ghi nhớ (SGK tr25)
v HĐ3: HD HS luyện tập, củng cố
GVhướng dẫn cho HS hoạt động nhóm (3nhóm)
 Nhóm 1:- Thân cây chuối .
 -Lá chuối tươi ..
 Nhóm 2:- Lá chuối khô..
 -Nõn chuối 
 Nhóm 3:- Bắp chuối .
 -Qủa chuối..
 +Nhóm trưởng ghi lại và báo cáo.
HS nhận xét. GV nhận xét .Cho điểm.
III. Luyện tập
Bài tập 1
Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
-Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như cái cột trụ mọng nước.
-Lá chuối tươi xanh rờ nưỡn cong dưới ánh trăng.
-Lá chuối khô gói bánh thoảng mùi thơm.
-Qủa chuối chín vàng dậy lên mùi thơm quyến rũ.
HS chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn .
HS gạch chân bằng bút chì dưới những câu văn miêu tả.
GV liên hệ và giáo dục .
Bài tập 2:Yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- Tách .,nó có tai.
- Chén của ta.
 - Khi mời ai..
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Ra bài tập về nhà:
 + Học thuộc phần ghi nhớ SGK tr25
 + Làm bài 3 SGK tr26
Chuẩn bị bài mới:
 + Xem trước bài: “Luyện tập sử dụng  văn bản thuyết minh”.
 + Lập dàn ý chi tiết và viết phần “mở bài” đề bài: Con trâu ở làng quê VN
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 10
 Ngày soạn: /08/2010
 Ngày dạy: /08/2010
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Xây dựng dàn ý.
2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ
- Lập dàn ý chi tiết đề bài ở SGK tr28 và viết phần mở bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: KT sự chuẩn bị nhà của Hs
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
v HĐ2: TÌM HIỀU ĐỀ, TÌM Ý, LẬP DÀN Ý
- GV cho HS đọc lại đề bài và ghi lại lên bảng.
? Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? Cụm từ Con trâu ở làng quê Việt Nam bao gồm những ý gì?
- HS trả lời.
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nêu ý và lập dàn ý theo bố cục.
? Mở bài cần trình bày những ý gì?
? Thân bài em vận dụng được ở văn bản thuyết minh khoa học về con trâu những ý nào?
? Cần những ý nào đề thuyết minh? Sắp xếp các ý như thế nào? 
? Để cho bài văn sinh động và hấp dẫn em hãy cho biết nghệ thuật sử dụng trong bài là nghệ thuật nào?
Để bài văn sinh động và hấp dẫn khi thuyết minh cần sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp vận dụng những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ thể hiện tình cảm của người nông dân đối với con trâu
I. CHUẨN BỊ:
II. TÌM HIỀU ĐỀ, TÌM Ý, LẬP DÀN Ý
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề thuyết minh: Con trâu ở làng quê Việt Nam
- Cụm từ Con trâu ở làng quê Việt Nam bao gồm chỉ ý: con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống của làng quê...
 2. Tìm ý, lập dàn ý.
Mở bài: 
 Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
Thân bài:
 - Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe.... 
 - Con trâu trong lễ hội, đình đám.
 - Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ.
 - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
 - Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
 + Thổi sáo trên lưng trâu
 + Làm trâu bằng lá mít, cọng rơm.
Kết bài: 
 Con trâu trong tình cảm với người nông dân.
v HĐ3: HD HS VIẾT BÀI
Thảo luận nhóm: 3 nhóm
N1: Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng.
N 2: Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội. N3: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn
Cả lớp đều viết đoạn mở bài, kết bài.
GV: Chia lớp HS thành 3 nhóm để HS hoạt động. 
Yêu cầu: 
 + Tất cả HS đều tham gia dựa vào sự chuẩn bị sẵn ở nhà và hướng dẫn ở hoạt động 1 của GV.
 + Các phần viết phải vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam.
 + Sau thời gian 10 - 12' HS trình bày kết quả trước lớp theo các bước.
 HS: Làm vào vở và trình bày theo sự chỉ định của GV và phân tích, đánh giá.
III. VIẾT BÀI
v HĐ4: Dặn dò
Ra bài tập về nhà:
 + Viết hoàn chỉnh bài văn
 + Đọc bài “Dừa sáp” SGK tr30 
Chuẩn bị bài mới: Tuyên bố TG về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
+ Đọc kĩ tác phẩm
+ Tìm luận điểm, luận cứ, luận chứng
+ Bố cục văn bản
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (BGH)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan9tuan 2Soan theo Chuan KT.doc