Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng

Tiết 90: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Tiết2)

 An – phông – xơ Đô - đê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giúp học sinh nắm được cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của nhân vật. Qua câu truyện “Buổi học cuối cùng” ở vùng An – dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

- Naộm ủửụùc taực duùng vaứ phửụng thửực keồ chuyeọn theo ngoõi thửự nhaỏt vaứ ngheọ thuaọt theồ hieọn, taõm lyự nhaõn vaọt qua ngoõn ngửừ, cửỷ chổ, ngoaùi hỡnh, haứnh ủoọng.

- Tích họp với phần tiếng việt qua bài phép so sánh, phần tập làm văn bài phương pháp tả người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu projecto

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc và tìm hiểu về hình ảnh thầy giáo Ha – men.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

1. ổn định

2. Kiểm tra: 5

Câu hỏi: Nêu nhận xét diễn biến tâm trạng nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng?

Đáp án: Tâm trạng và suy nghĩ của Phrăng diễn biến hợp lý: từ chỗ lông bông, trẻ con, chú càng lúc càng ngạc nhiên và bị cuốn hút vào không khí trang nghiêm của lớp học. Em cảm thấy xấu hổ, ân hận, thương và càng kính yêu thầy giáo Ha – men. Phrăng đã thấm thía hơn về lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn, em càng cảm thấy dày vò, day dứt. Phút chốc em đã lớn, già dặn hơn, nghĩ ngợi nghiêm túc, thấy được phần nào vẻ đẹp của tiếng Pháp.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 2
Năm học 2008 – 2009
Họ và tên giáo viên: Bùi Hồng Huấn
Đơn vị:Trường THCS Song Vân
Môn: Ngữ văn
Ngày soạn: 13/02/2009
Ngày dạy: 16/02/2009
 Tiết 90: Buổi học cuối cùng (Tiết2)
 An – phông – xơ Đô - đê
Mục tiêu bài học
Giúp học sinh nắm được cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của nhân vật. Qua câu truyện “Buổi học cuối cùng” ở vùng An – dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
Naộm ủửụùc taực duùng vaứ phửụng thửực keồ chuyeọn theo ngoõi thửự nhaỏt vaứ ngheọ thuaọt theồ hieọn, taõm lyự nhaõn vaọt qua ngoõn ngửừ, cửỷ chổ, ngoaùi hỡnh, haứnh ủoọng.
Tích họp với phần tiếng việt qua bài phép so sánh, phần tập làm văn bài phương pháp tả người. 
Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, máy chiếu projecto
Học sinh: Học bài cũ, đọc và tìm hiểu về hình ảnh thầy giáo Ha – men.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
ổn định 
Kiểm tra: 5’
Câu hỏi: Nêu nhận xét diễn biến tâm trạng nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng?
Đáp án: Tâm trạng và suy nghĩ của Phrăng diễn biến hợp lý: từ chỗ lông bông, trẻ con, chú càng lúc càng ngạc nhiên và bị cuốn hút vào không khí trang nghiêm của lớp học. Em cảm thấy xấu hổ, ân hận, thương và càng kính yêu thầy giáo Ha – men. Phrăng đã thấm thía hơn về lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn, em càng cảm thấy dày vò, day dứt. Phút chốc em đã lớn, già dặn hơn, nghĩ ngợi nghiêm túc, thấy được phần nào vẻ đẹp của tiếng Pháp.
Bài mới: 35’
Giới thiệu bài: Qua tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật Phrăng, thái độ và nhận thức của cậu bé ngây thơ đã giúp chúng ta hiểu được một khía cạnh chủ đề tư tưởng của câu truyện: Nỗi đau mất đất, mất nước, mất tự do không được nói tiếng dân tộc là nỗi uất ức, tủi nhục khó có gì so sánh nổi. Chủ đề tư tưởng đó còn được thể hiện rõ hơn qua hình ảnh nhân vật thầy giáo Ha – men. Hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu tiếp tiết 2 của văn bản Buổi học cuối cùng để hiểu rõ được nội dung tư tưởng mà nhà văn An phông xơ Đô-đê muốn thể hiện trong tác phẩm.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung hoạt động
Hoạt động I: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
HS: đọc đoạn 2 văn bản
H. Thầy Ha – men được miêu tả qua mấy phương diện? Đó là những phương diện nào?
HS. 4 phương diện : 
 - Trang phục
Thái độ đối với hs
Những lời nói về việc học tiếng Pháp
Hành động cử chỉ khi buổi học kết thúc
H. Thầy Ha – men đã mặc trang phục gì trong buổi học cuối cùng?
H. Trang phục của thầy cho thấy ý nghĩa của buổi học đó như thế nào?
GV. Khác với buổi học thông thường, sáng hôm nay thầy Ha – men mặc thật đẹp đẽ và trang trọng: Chiếc áo Rơ - đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa thêu đen. Trang phục mà thầy chỉ dành cho buổi lễ trang trọng hay đón thanh tra. Trang phục đó chứng tỏ sự hệ trọng của buổi học cuối cùng.
H. Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của thầy Ha – men khi học trò mắc lỗi?
Hs. – Thầy Ha – men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng. 
Với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào thầy nói với chúng tôi.
Thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi
H. Những chi tiết đó thể hiện thái độ như thế nào?
H. Chi tiết nào miêu tả thái độ thầy Ha – men khi giảng bài?
HS. “...và cả thầy giáo ...tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi”. 
H. Từ đó em có nhận xét gì về thái độ của thầy?
H. Hãy xác định lời thầy Ha – men bày tỏ lỗi lầm của mình? Thầy đã bày tỏ với ai?
Gv. Bình.Thái độ của thầy Ha-men trong buổi học hôm nay khác hẳn. Với những lời lẽ thật dịu dàng thầy Ha – men chỉ nhắc nhở chứ không trách phạt khi học sinh mắc lỗi. Thầy đã nhiệt tình và kiên nhẫn giảng giải bài học như muốn truyền đạt hết mọi hiểu biết, mọi kiến thức của mình tới học sinh. Thầy giảng bài mà như chút được nỗi niềm tâm sự, tự thấy mình có lỗi với học trò, với nghề nghiệp và với cả nước Pháp. -> tình huống truyện giúp ta thấy được những mặt tích cực trong nhà trường hiện nay là tạo được môi trường thân thiện.
H. Thầy Ha – men đã nói điều gì về tiếng Pháp với học trò của mình? 
Hs: “Thầy bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới....chìa khoá chốn lao tù”
H. Em hiểu gì về những lời nói đó?
- Tiếng Pháp là ngôn ngữ ntn?
- Thầy nhắc nhở hs điều gì?
- Ngôn ngữ Pháp có sức mạnh ntn?
Gv. Bình
Tiếng Pháp là ngôn ngữ giàu đẹp, mọi người hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi tiếng nói của dân tộc mình bởi vì tiếng nói của dân tộc chính là chìa khoá để mở cửa gông cùm, xiềng xích nô lệ.
Liên hệ: Chính sách cai trị của thực dân PK ở Việt Nam là chính sách ngu dân bởi vì ngôn ngữ của dân tộc chính là vũ khí giành lại nền độc lập cho dân tộc.
H. Xác định phép nghệ thuật tu từ được sử dụng trong lời của thầy Ha-men?
Hs. Khi một dân tộc.chìa khoá chốn lao tù”
Tích hơp: Đó là phép so sánh ngang bằng chúng ta đã được học ở tiết trước.
H. Tác dụng của phép so sánh đó?
Hs: Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc,sức sống của một dân tộc nằm trong chính tiếng nói của dân tộc đó. Yêu tiếng nói chữ viết của dân tộc chính là một trong những biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
H. Qua lời nói về tiếng Pháp với học trò thầy 
ha-men đã bộc lộ được tình cảm gì?
Gv. Bình: Lời thầy Ha-men biểu lộ tình yêu nước sâu đậm, niềm tự hào về tiếng nói của dân tộc mình.Đó là tình cảm của thầy Ha-men với nước Pháp, cũng là tiếng nói tình cảm của những người yêu nước. đã có nhiều nhà thơ, nhà văn ca ngợi ngôn ngữ của dân tộc, khẳng định tình yêu tiếng nói, chữ viết của dân tộc chính là biểu hiện của lòng yêu nước.
Nhà thơ Nga Gam-da-tốp đã khẳng định sức mạnh nhôn ngữ của dân tộc:
Mơ hồ thấm từng õm thanh tiếng mẹ
Tụi bỗng tỉnh ra. Tới giõy phỳt lạ lựng 
Tụi chợt hiểu, người chữa tụi khỏi bệnh 
Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thõn thương
 Những tiếng khỏc dành cho dõn tộc khỏc
 Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người
Tụi chỉ biết nếu tiếng tụi biến mất 
Thỡ tụi sẵn sàng nhắm mắt buụng xuụi
Xuân Diệu cũng đã từng nói về tiếng Việt để ca ngợi sức mạnh của ngôn ngữ dân tộc.
“ Học quốc văn, núi rộng ra là học văn học Việt Nam, viết bằng Tiếng Việt trong sỏng, giàu đẹp. Yờu quốc văn, yờu văn Việt thỡ tõm hồn ta thờm dạt dào sức sống, sức cảm xỳc...Văn học là tõm hồn của một dõn tộc”
Rõ ràng tiếng nói, chũ viết của một dân tộc có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và lớn lao.
Hs. Đọc đoạn văn cuối của văn bản.
H. Trong những giây phút cuối của buổi học có những âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý?
Hs: - Tiếng chuông đồng hồ nhà thờ báo hiệu 12 giờ trưa
Tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa
Tiếng kèn của bọn lính Phổ 
H. Những âm thanh đó có ý nghĩa như thế nào?
- Thời gian trôi mau, chấm dứt buổi học cuối cùng, chấm dứt giai đoạn sống cuộc sống thầy trò trong vùng giặc chiếm đónh.
- Hoà bình và chiến trang, tự do và nô lệ cùng hiện diện trên một lớp học nhỏ, một làng nhỏ ở Pháp?...
H. Trước những âm thanh đó thầy Ha-men hiện lên như thế nào? Tìmchi tiết miêu tả
Hs. Đứng trên bục, người tái nhợt.
H. Người tái nhợt thể hiện tâm trạng gì của thầy Ha-men?
Gv. Bình.- Thầy Ha-men cực kì xúc động trong những giây phút cuối khi những âm thanh vẳng tới. Thầy đau đớn xót xa, nuối tiếc, uất ức vì không còn được dạy học bằng tiếng Pháp thân yêu được nữa. vì ngày mai thầy đã phải ra đi vĩnh biệt làng quê nhỏ bé đã từng gắn bó suốt 40 năm với thầy.
Thầy tái nhợt người, thương xót cho một vùng đất của nước Pháp mất tự do, đau đớn quằn quại dưới ách kẻ thù xâm lược.
H. Trong tâm trạng đó thay vì lời nói, thầy Ha-men đã có hành động gì?
Hs. Dằn mạnh, cố viết to dòng chữ “Nước pháp muôn năm”.
Gv.Bình: Dòng chữ như một câu châm ngôn, một khẩu hiệu. Thầy Ha-men đã trút vào dòng chữ trên bảng bằng tất cả sự đau đớn, niềm hy vọng của mình và cũng là của nhân dân Andát về nước Pháp. Câu khẩu hiệu cũng khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp.
H. Qua những chi tiết miêu tả gợi cho em hình dung thầy Ha-men là người như thế nào?
Hs. Thầy Ha-men là người yêu ngề, yêu tiếng dân tộc,yêu nước, luôn tự hào về tiếng mẹ đẻ của mình.
H. Tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật thầy Ha-men bằng nghệ thuật gì?
Hs. Xây dựng nhân vật qua miêu tả qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói.
H. Ngoài hai nhân vật chính, có các nhân vật phụ nào cũng góp phần làm nổi bật nội dung chủ đề tác phẩm?
Hs. Dân làng Andát (Cụ giá Hode)
H. Chi tiết nào miêu tả hình ảnh dân làng Andát trong buổi học cuối cùng đó?
Hs: Dân làng andát, tiêu biểu là cụ già Hôde cũng chăm chú tập đọc tập viết cùng lớp học.
H. Qua đó em hiểu thêm điều gì về người dân vùng Andát?
Hs: Người Andát có tình cảm sâu sắc và thiêng liêng đối với tiếng nói của dân tộc, thể hiện tình yêu nước pháp sâu nặng.
H.Việc miêu tả từ chú bé Phrăng tới thầy Ha-men cho tới các cụ già vùng Andát có ý nghĩa như thế nào?
Hs: Tình yêu nước Pháp có ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi.
Gv:Bình và tích hợp – cđ tư tưởng đó được thể hiện rõ trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – lớp 7”
Hoạt độngII: Hướng dẫn học sinh tổng kết
H. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn qua văn bản?
H. Khi tả người em học được phương pháp nào của nhà văn qua văn bản?
Gv: Tích hợp: Đó là phương pháp tả người chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học sau.
H. Tư tưởng chủ đề được thể hiện trong văn bản là gì?
Hs: Đọc phần (ghi nhớ – sgk)
Hoạt động III: Hướng dẫn luyện tập củng cố
Bài tập 1: Chọn từ, cụm từ thích hợp diền vào chỗ trống trong đoạn văn.
Nô lệ thống trị tiếng nói
dân tộc chìa khoá lòng tin
 “khi một (1). rơi vào vòng (2)chừng nào họ vẫn giữ được (3).của mình thì chẳng khác gì nắm được(4)chốn lao tù.”
20
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích 
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nhân vật chú bé Phrăng
2. Nhân vật thầy giáo Ha-men 
a. Trang phục
Trang trọng và khác thường
b. Thái độ đối với học sinh
+ Dịu dàng và nhẹ nhàng nhắc nhở không trách mắng khi học trò mắc lỗi.
+ Nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài để truyền thụ hết những hiểu biết của mình cho học sinh.
c. Những lời nói về tiếng Pháp với học sinh.
Tiếng pháp là ngôn ngữ giàu và đep, phải yêu quý, trau dồi cho mình ngôn ngữ của dân tộc vì nó chính là biểu hiện của lòng yêu nước, là tài sản quý, là chìa khoá mở cửa ngục tù khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.
d. Cử chỉ và hành động
-Đứng trên bục, người tái nhợt.
- Dằn mạnh, cố viết thật to dòng chữ “Nước pháp muôn năm”
* Thầy Ha-men là người yêu nghề, yêu tiếng dân tộc, yêu nước, luôn tự hào về tiếng nói của dân tộc mình
NT xây dựng nhân vật: miêu tả qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói.
III. Tổng kết.
1. NT: xây dựng nhân vật qua miêu tả qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tâm trạng.
2. Nội dung:Truyện thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiềng nói của dân tộc.
IV. Luyện tập
 Bài1:
1.dân tộc
2. nô lệ
3. tiếng nói
4. chìa khoá
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Đọc, tóm tắt lại truyện
- Phân tích hình tượng các nhân vât để thấy rõ nội dung chủ đề của truyện.
- Làm bài tập số 2 – sgk
- Tìm hiểu phép nhân hoá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11.doc