Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 115

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 115

Tiết 91 - Văn bản:

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức. ( 1 )

II. Kiểm tra bài cũ. ( 3 )

- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.

 

doc 50 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/01/2008 	
Ngày dạy: 16-17/01/2008
Tiết 91 - Văn bản: 
bàn về đọc sách
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
II. Kiểm tra bài cũ. ( 3’ )
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản. ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài.
- HS: Đọc chú thích tác giả.
? Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm?
- HS: Trả lời khái quát. 
- GV: Bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ văn bản "Bàn về đọc sách"?
- GV: Nhấn mạnh vai trò của văn bản. Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
- GV: Hướng dẫn đọc.
- HS: Đọc một vài đoạn. 
- GV: Kiểm tra việc nắm các từ ngữ khó của HS.
? Xác định thể loại của văn bản? Dựa vào những yếu tố nào để xác định?
- HS: Xác định và lí giải.
? Xác định bố cục của văn bản?
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận ấy ? 
- HS: Xác định bố cục và tóm tắt các luận điểm.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả Chu Quang Tiềm.
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986): nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
2. Tác phẩm.
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- "Bàn về đọc sách" trích "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" xuất bản 1995 .
b. Đọc, tìm hiểu chú thích.
c. Thể loại.
- Văn bản nghị luận (lập luận giả thiết 1 vấn đề xã hội): Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách như thế nào để có hiệu quả.
d. Bố cục : 3 phần
- Luận điểm 1(2 đoạn văn đầu): Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách .
- Luận điểm 2 (đoạn văn thứ 3): Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay . 
- Luận điểm 3 (3 đoạn văn cuố ): Bàn về phương pháp đọc sách .
Hoạt động 2: Phân tích văn bản. ( 20’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu văn bản. 
- HS: Đọc đoạn đầu. 
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? 
- HS: Liệt kê.
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ? 
- HS xác định.
? Vậy việc đọc sách có ý nghĩa gì ? 
- HS nêu ý nghĩa.
? Trong thời đại hiện nay , để trau dồi học vấn , ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? 
? Em hiểu câu " Có được sự chuẩn bị như thế ....... nhằm phát hiện thế giới mới " như thế nào ? 
- HS: Tự bộc lộ.
? Xác định câu văn mang luận điểm trong đoạn văn ? Và tên luận điểm chính đó là gì?
- HS: Xác định.
? Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận nào? ý nghĩa của nó?
- HS: Chỉ và phân tích.
II. Phân tích:
1 . Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
- Tầm quan trọng lớn lao của sách trên con đường phát triển nhân loại, vì : 
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ( Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại).
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới
2 . Thực trạng của việc đọc sách hiện nay
- Trong tình hình hiện nay, sách càng nhiều, việc đọc sách càng không dễ, người đọc đứng trước 2 điều nguy hại sau: 
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
+ Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
- Lập luận theo cách diễn dịch: nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích (luận cứ). Sử dụng các hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
 IV. Củng cố. ( 5’ )
- HS: Nhắc lại tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách và thực trạng của việc đọc sách hiện nay.
 V. Dặn dò. ( 1’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Nắm chắc các kiến thức đã học.
 	- Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách ( tiếp )
Ngày soạn:12/01/2008 	
Ngày dạy: 17/01/2008
Tiết 92 - Văn bản: 
bàn về đọc sách ( tiếp theo )
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, tổng kết luyện tập.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: Phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và thực trạng của việc đọc sách hiện nay ?.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích văn bản. ( 18’ )
- GV: Tiếp tục tổ chức cho HS tìm hiểu về văn bản.
- HS: Đọc 2 đoạn văn còn lại.
? Bàn về cách chọn sách và đọc sách, tác giả nêu ra các lí lẽ gì? 
- HS: Chỉ ra.
- GV: Bình: Tác giả đã khẳng định " Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời học vấn khác". Vì thế " Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn" - chứng tỏ , sự từng trải của 1 học giả lớn .
? ý nghĩa của việc tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn phát triển và học vấn chuyên môn với việc đọc sách?
- HS: Nhận xét.
? Luận điểm này được tác giả triển khai như thế nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chổ nào ?
- HS: Rút ra kết luận về nghệ thuật nghị luận.
- GV: Phân tích, bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
II. Phân tích:
1 . Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
2 . Thực trạng của việc đọc sách
 hiện nay.
3 . Phương pháp đọc sách.
 - Cách chọn sách và đọc sách:
+ Không tham đọc nhiều .......... phải chọn cho tinh , đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị , có lợi cho mình .
+ Sách đọc nên chia làm mấy mấy loại, sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
+ Đọc cần chú ý đến sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bổ sung cho nhau.
+ Bác bỏ quan niệm chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên học vấn phát triển mà đây là một chỉnh thể tự nhiên.
+ Đọc sách là học tập tri thức, rèn luyện tính cách, chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách.
- Cách lập luận của từng luận cứ:
+ Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ về đọc sách rất cụ thể, sinh động.
+ Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực.
Hoạt động 2: Tổng kết - luyện tập. ( 15’ )
- GV: Tổ chức hướng dẫn cho HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
? Bài viết này có tính thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? 
- HS: Thảo luận, tóm tắt lại.
- GV: Bổ sung. 
- HS: Đọc ghi nhớ. 
- GV: Cho HS làm việc theo nhóm: Qua văn bản " Bàn về đọc sách " em thu hoạch thấm thía nhất ở điểm nào? vì sao? 
- HS: Đại diện nhóm trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung.
- HS: Ghi nhớ, hoàn thành bài tập vào vở
III. Tổng kết - luyện tập 
1. Nội dung - nghệ thuật: 
+ Lí lẽ thấu tình đạt lí.
+ Tác giả sử dụng từ ngữ hóm hỉnh, giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
+ Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Giàu hình ảnh.
 - Đây là bài nghị luận rất chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động. 
Ghi nhớ SGK.
2. Luyện tập : 
Qua văn bản " Bàn về đọc sách " em thu hoạch thấm thía nhất ở điểm nào? vì sao?
 IV. Củng cố. ( 5’ )
- HS: Nhắc lại tầm quan trọng, ý nghĩa và phương pháp đọc sách.
 V. Dặn dò. ( 1’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm chắc các kiến thức đã học.đọc thuộc ghi nhớ .
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT: Viết thành một đoạn văn ngắn.
	- Chuẩn bị: khởi ngữ.
Ngày soạn: 12/01/2008
Ngày dạy: 08/01/2008
Tiết 93 - Tiếng Việt: 
khởi ngữ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là "bổ ngữ đảo".
- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó ( câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ?.)
- Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
	- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói , viết.
	b. Phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các VD ở phần I. 1
Học sinh đọc yêu cầu của mục 1: 
? Xác định chủ ngữ trong các câu văn?
- HS xác định.
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ và quan hệ với vị ngữ trong câu?
- HS phân biệt.
? Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào?
- HS phát hiện , nhận xét.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ? 
+ Nêu đặc điểm? Vai trò của khởi ngữ trong câu ? 
+ Vậy có thể thêm những quan hệ từ nào trước các khởi ngữ ?
- HS rút ra kết luận, nhận xét. HS đọc ghi nhớ SGK.
Giáo viên lưu ý học sinh :
- Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ đảo .
VD1: Quyển sách này tôi đọc rồi. 
 B N đảo
VD2 : Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
 Khởi ngữ.
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ .
VD1: Bông lúa này hạt mỏng quá .
 Chủ ngữ 
VD2: Bông lúa này, hạt mỏng quá .
 Khởi ngữ 
- Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại :
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác .
VD : Giàu, tôi cũng giàu rồi .
+ Quan hệ gián tiếp : 
VD : Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
I. Đặc điểm và vai trò của Khởi
ngữ trong câu.
1. Ví dụ:
1.1 xác định CN trong các câu: 
a. Anh in đậm : không là CN
 Anh không in đậm : là CN .
b. Tôi là CN .
c. Chúng ta là CN .
1. 2 Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN 
- Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước CN .
- Quan hệ với VN: Các tữ ngữ in đậm không có quan hệ trực tiếp với VN theo quan hệ C - V . 
- ý nghĩa trong câu: dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
* Những từ ngữ đứng trước CN, dùng để  ... n bản.
- GV: Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Cho HS luyện tập câu hỏi 2.
? Hãy chỉ ra cách khai thác lời ru ở hai bài thơ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
III. Tổng kết - Luyện tập.
1. Tổng kết.
a. Nghệ thuật.
- Giọng thơ: êm ái mượt mà.
- Nhịp đa dạng diễn tả linh hoạt cảm xúc...
b. Nội dung: ghi nhớ SGK.
2. Luyện tập.
 Cách khai thác lời ru.
- Bài: Khúc hát ru...
Tác giả vừa trò chuyện với em bé, vừa nói về ước mơ của mẹ qua lời ru.
- Bài "Con cò" gợi lại điệu hát ru nhằm ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- HS: Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Ngày soạn:	15/02/2009
Ngày dạy: 18/02/2009
Tiết 113 - Tập làm văn: 
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết cách liên kết câu, đoạn văn, kết hợp với miêu tả, tự sự trong bài nghị luận này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc và sửa, xây dựng dàn ý, củng cố kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định lớp. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?.
	III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề: Trực tiếp.
2. Khai triển.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS: Đọc 10 đề và trả lời câu hỏi SGK.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ?. 
? Rút ra nhận xét về dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí ?.
? Hãy lấy một vài đề văn tương tự ?.
- Học sinh tự nghĩ ra một vài đề bài.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
10 đề ở SGK:
- Giống nhau : Đều bàn về những vấn đề về tư tưởng , đạo lí .
- Khác nhau : Có hai dạng đề 
+ Dạng đề có mệnh lệnh : Đề 1, 3, 10 .
+ Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh:: Đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài văn nghị luận.
? Hãy nêu các bước làm một bài văn nghị luận ?.
- HS: Xác định: 4 bước.
? Xác định loại bài của đề ?.
- HS: Xác định.
? Đề yêu cầu nội dung gì ?.
- HS: Làm việc cá nhân.
? Để giải quyết đề này chúng ta phải vận dụng những tri thức nào ?. 
- HS: Trả lời: vốn sống trực tiếp, vốn sống gián tiếp.
? Hãy tìm ý cho đề văn ?.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. Lớp góp ý. GV bổ sung.
- GV: Dùng bảng phụ trình bày dàn ý đề văn "Uống nước nhớ nguồn" ở SKG trang 52 - 53. 
- HS: Đọc dàn bài.
? Em rút ra nhận xét gì về cách làm một bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ? 
- HS: Rút ra ghi nhớ.
- GV: Yêu cầu HS đọc bài.
- HS: Đọc bài ở SGK.
? Có mấy cách mở bài ? 
- HS: Phát hiện.
- GV: Chia nhóm cho HS viết hoàn thiện phần thân bài. Chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp miêu tả, tự sự vào bài viết.
- HS: Viết các đoạn thân bài theo nhóm dựa vào phần gợi ý ở SGK; đại diện các nhóm trình bày kết quả bài viết. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn chỉnh.
- HS: Đọc hai kết bài ở SGK.
? Em có nhận xét gì về cách viết kết bài ?.
- HS: Xác định: Kết bài phải kết thúc được vấn đề bàn luận và tương ứng với mở bài.
- GV: Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: Tìm hiểu đề, lập dàn bài cho đề: Tinh thần tự học.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Đề bài : Nêu suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" .
1 . Tìm hiểu đề , tìm ý 
a. Tìm hiểu đề : 
- Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về đạo lí qua câu tục ngữ; phân tích cách cảm, hiểu và bài học đạo lí qua câu tục ngữ .
- Tri thức cần có :
+ Vốn sống trực tiếp .
+ Vốn sống gián tiếp .
b. Tìm ý: 
- Giải thích câu tục ngữ : 
+ Nghĩa đen: 
+ Nghĩa bóng:
- Đánh giá câu tục ngữ : 
- Bài học đạo lí rút ra rừ câu tục ngữ ấy: 
+ Người hôm nay được hưởng thành quả phải biết ơn, kính trọng người đã làm ra nó.
+ Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người vì vậy phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có. 
- ý nghĩa của đạo lí :
+ Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
+ Là một vẻ đẹp văn hoá của con người Việt Nam .
2. Lập dàn bài
* Ghi nhớ : SGK .
3 . Viết bài : 
- Mở bài : 
+ Trực tiếp .
+ Gián tiếp . 
- Thân bài : 
+ Giải thích câu tục ngữ.
+ Nhận định, đánh giá câu tục ngữ.
- Kết bài :
4 . Kiểm tra và sửa chữa .
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- HS: Nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. ( tiếp )
Ngày soạn 17/02/2009
Ngày dạy: 20/02/2009
Tiết 114 - Tập làm văn: 
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
( tiếp theo )
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Biết cách liên kết câu, đoạn văn, kết hợp với miêu tả, tự sự trong bài nghị luận này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc và sửa, xây dựng dàn ý, củng cố kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định lớp. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ?.
	III. Bài mới. ( 34’ )
Luyện tập
Đề bài: Tinh thần tự học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm việc cá nhân.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luân: Tinh thần tự học
- Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về tinh thần tự học trong học sinh nói riêng và mỗi con người nói chung. 
- Phương pháp nghị luận: Giải thích.
Hoạt động 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn.
2. Lập dàn bài 
Mở bài : 
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí........ 
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài : 
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại .
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên, chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp miêu tả, tự sự vào bài viết.
 HS viết theo yêu cầu, đọc trước lớp. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn thiện. GV cho điểm những bài làm tốt.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh.
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
- BTVN: Chọn một trng các đề còn lại để lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh.
	- Chuẩn bị: Trả bài viết số 5.
Ngày soạn: 18/02/2009	
Ngày dạy: 21/2/2009 
Tiết 115: 	trả bài tập làm văn số 5	
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận và các kiến thức giữa các phân môn.
- Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
- Sửa những lỗi sai cơ bản cho học sinh về kĩ năng lập luận, hình thành luận điểm, ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận.
- Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
- Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
b. phương pháp:
- Giảng, giải thích, thảo luận.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm của HS, bảng chữa lỗi chung.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài. ( 7’ )
- HS: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- GV: Giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 104, 105.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. ( 10’ )
- GV: Nhận xét về mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả. 
	1. Ưu điểm 
	- Nội dung: Đa số học sinh nắm dược yêu cầu của đề.
	+ Biết vận dụng phương pháp viết bài văn nghị luận.
	+ Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí ( tả cảnh ) trong văn bản nghị luận.
	+ Có cảm xúc chân thực trong bài viết.
	- Hình thức: Trình bày sạch sẽ
	+ Bố cục rõ ràng ba phần: MB, TB, KB.
	+ Các đoạn văn rành mạch, diễn đạt lưu loát.
	+ Lỗi chính tả mắc ít hơn.
	2. Nhược điểm
	- Một số bài nội dung viết sơ sài.
	- Yếu tố miêu tả mờ nhạt, hoặc không có.
	- Một số chi tiết chưa chính xác.
	- Mắc lỗi diễn đạt chưa rõ ý. 
	- Một số bài trình bày bẩn, còn gạch xoá.
	- Câu dài, chấm câu chưa đúng nguyên tắc.
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. ( 5’ )
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9B
9C
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét. ( 10’ )
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi. ( Ngọc, Giang, Loan lớp 9B; Nga, Dinh, Thủy lớp 9C )
- Hai bài thuộc loại yếu. ( Trọng lớp 9 B, Phan Thủy lớp 9C )
- Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm. ( 7’ )
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - GV: Nhắc lại nhận xét về ưu khuyết điểm bài viết số 5.
 V. Dặn dò. ( 2’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về viết bài văn nghị luận.
 - BTVN: Viết lại bài văn dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	- Chuẩn bị: Mùa xuân nho nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9(101).doc