Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 124

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 124

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện.

II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

4. Tiến trình hoạt động:

 

doc 52 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 124", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 	91, 92
NS: 
ND: 
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qu aviệc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Thiện.
II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài mới:
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu phần chú thích của SGK.
- Giáo viên đọc mẫu văn bản(gọi học sinh đọc lại, chú ý hướng dẫn và rèn cách đọc văn bản nghị luận.
- Bố cục chia ra làm 3 phần:
+ Từ đầu...thế giới mới:sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
+ Từ “Lịch sử...lực lượng “: cái khó khăn , cái nguy hại dễ găp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Từ “Đọc sách...học vấn khác” : bàn về phương pháp đọc sách.
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh đọc lại đoạn 1.
? Qua lời bàn của tác giả em thấy việc đọc sách có ý nghĩ a gì?
Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tượng mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.Sách trở thành kho tàng quý báo của di sản tinh thần mà loài người thu lượm nung nấu suốt mấy nghìn năm nay.
Đọc sách là một con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
* Hoạt động 3.
- Cho học sinh đọc lại đoạn 2.
? Theo em, đọc sách có dễ không? Tại sao?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” => không kịp tiệu hóa, không kịp nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí nhiều thời gian và sức lực vào nhữn gcuốn sách không thực có ích.
? Theo ý kiến tác giả, chúng ta cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Đọc thêm các loại sách thường thức, loại sách gần gũi, kề cận với chuyên môn của mình.
? Đọc sách không đúng đưa đến kết quả ra sau?
- Không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn.
* Hoạt động 4:
- Cho học sinh đọc lại đoạn 3.
? Từ đó chúng ta cần có phương pháp đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả cao?
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, trầm ngâm, tích luỹ tưởng tượng. Nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và có hệ thống.
- Đối với người nuôi chí lập nghiệp trong 1 môn học vấn thì đọc sách là 1 công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ.
- Đọc sách ngoài để học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
? Nguyên nhân cơ bản nào đã tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho VB “Bàn về đọc sách”?
- Phân tích cụ thể bằng giọng trò chuyện tâm tình, thân ái để chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von cụ thể và thú vị.
? Cho học sinh nêu suy nghĩ sau khi tìm hiểu xong về bài “Bàn về đọc sách”?
- Đọc có suy nghĩ, tìm hiểu nhất là sách có giá trị.
- Không đọc tràn lan, đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Rèn luyện tính cách -> học làm người.
* Hoạt động 5:
- Cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng phần Ghi nhớ và luyện tập SGK/7. 
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả Tác phẩm:
(SGK/4)
2. Bố cục:
- “ Từ đầu .. thế giới mới”
- “Lịch sử...lực lượng “.
- “Đọc sách...học vấn khác” 
II. Tìm hiểu văn bản:
Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách:
Kho tàng quý báo của di sản tinh thần nhân loại.
Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
Làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới
Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách:
Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
 Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng.
Phương pháp đọc sách:
Chọn cho tinh
Đọc cho kỹ 
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/7.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần I, II, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : “ Khởi ngữ” 
Tuần: 20
Tiết: 	93
NS: 
ND: 
KHỞI NGỮ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhận biết khởi ngữ để khỏi nhầm khởi ngữ với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”.
Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
Sử dụng tốt khởi ngữ, nhận biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng việt cho phép dùng nó ở đầu câu (trước các chủ ngữ)
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay?
Nêu suy nghĩ của em về phương pháp đọc sách.
Giới thiệu bài mới:
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1:
- Cho HS đọc các ví dụ trong SGK/7.8
? Chú ý những hình ảnh in đậm trong các câu và phân biệt từ ngữ đó với chủ ngữ có mặt trong câu chứa nó?
Ông không thích.
Anh không ghiền.
Ta.
Cả làng
Việc ấy
g. Ông giáo ấy.
? Hãy đặt các từ ngữ sau vào thay thế các từ ngữ in đậm trong mỗi câu?
Về phần ông ...
Về phần anh...
Đối với 1 bài thơ hay....
Về việc xây cái làng ấy...
? Như vậy, các từ ngữ n đậm có phải là từ ngữ nêu lên cái đề tài liên quan tới việc bàn trong các câu chứa chúng hay không?
Đúng như vậy.
? Thế nào là khởi ngữ ?
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ ( có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nới trong câu chứa nó.
? Nêu dấu hiệu dùng để phân biệt khởi ngữ với chủa ngữ của câu?
Trước từ ngữ làm khởi ngữ có thể có sẵn hoặc có thể thêm các quan hệ từ ngữ: về, đối với... 
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Cho HS làm các bài tập SGK/8.9.
I. Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu:
a. Ông
b. Anh
c.1 bài thơ hay
d. xây cái làng ấy
e. Cháu
f . Thuốc, rượu
--> Đứng trước chủ ngữ của câu.
--> Nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nới trong câu chứa nó.
--> Khởi ngữ
Ghi nhớ SGK/ 8
II. Luyện tập:
Làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7/8.9.10
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập vào vở.
- Soạn bài phép phân tích và tông hợp.
Tuần: 20
Tiết: 	94
NS: 
ND: 
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích , tổng hợp trong làm văn nghị luận .
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm và vai trò của khỡi ngữ trong câu ?
- Nhửng dấu hiệu để phân biệt khởi ngử với chủ ngử của câu ?
- Cho ví dụ ?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1 :
- Cho HS đọc và trả lời câu hỏi của văn bản “ Trang phục” .
? Trước khi nêu trang phục đẹp là thế nào , bài viết đã nêu những hiện tượng gì về trang phục ?
Mặc quần áo chỉnh tề ... đi chân đất .
Đi giày có bít tất ... phanh hết nút áo .
Tronh hang sâu ... váy xoè , váy ngắn ...
Đi tát nước, câu cá ... chải đầu bằng sáp thơm.
Đi đám cưới ... lôi thôi.
Dự đám tang ... quần áo loè loẹt, cười nói vang vang.
? Các hiện tượng trên đã nêu lên nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người?
Ăn cho mình, mặc cho người.
Y phục xứng kỳ đức.
? Như vậy trong trang phục cần có những quy tắc ngầm nào cần tuân thủ?
Quy luật ngầm của văn hóa. Đó là vấn đề ăn mặc chỉnh tề phù hợp với hoàn cảnh chung, riêng; phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình với cộâng đồng.
? để làm rõ vấn đề “trang phục”bài văn đã dùng phép lập luận nào?
Phép phân tích
* Hoạt động 2:
? Nhận xét câu “ăn mặc ra sao... toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không ?
Phải , vì nó thâu tóm được các ý trong từng ví dụ cụ thể .
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?
Có phù hợp thì mới đẹp.
Phải phù hợp với văn hóa, môi trường , hiểu biết và phù hợp với đạo đức.
? Như vậy bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ?
- Tổng hợp.
? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
Cuối bài văn, cuối đoạn.
Ở phần kết luận của 1 phần hoặc toàn bộ văn bản.
* Hoạt động 3:
? Nhận xét vai trò của các phép phân tích và tổng hợp đối với bài nghị luận như thế nào?
Để làm rõ ý nghĩa của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.
? Phép phân tích giúp hiển vấn đề cụ thể như thế nào? và phép tổng hợp giúp nâng cao vấn đề như thế nào?
Phân tích là để trình bày từng bộ phận của 1 vấn đề và phơi bày nội dung sâu kín bên trong của 1 sự vật, hiện tượng.
Tổng hợp là giúp rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
*Hoạt động 4:
luyện tập-cho HS làm bài tập 1.2.3.4SGK/13.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- văn bản “ Trang phục” 
* Phép phân tích:
- Ăn cho mình mặc cho người
- Y phục xứn gkỳ đức. 
-> đối chiếu
* Phép tổng hợp:
- Trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mơ ... , nhưng người dân tộc Tày luôn mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo phải “lên thác xuống ghềnh...cực nhọc”.
 Cha muốn nói với con phải gắn bó với quê hương, không được chê, không ngại lo khó khăn thử thách, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, phải lao động để “tự kê quê hương”:
 Người đồng mình:“Sống trên đá không......thì làm phong tục”)
- Đọc 4 câu thơ cuối! Cha muốn con phải có thái độ như thế nào với quê hương? Cha dặn dò con điều gì?
 (Cha nhắn con khi “lên đường” không bao giờ được sống tầm thường, “nhỏ bé”con phải sống có nghĩa tình, biết chấp nhận gian khó. Bằng ý chi niềm tin của mình con phải biết vượt lên số phận, sống thuỷ chung tình nghĩa, tự hào với truyền thống của quê hương để vững bước “lên đường”.)
*HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét nội dung nghệ thuật của bài thơ:
- Đọc thầm lại toàn bộ bài thơ, em có cảm xúc gì trong câu gọi“con ơi” được lồng vào điệp ngữ “Người đồng mình”? 
 (Lời thơ của Y Phương hồn hậu, đậm đà, ấm áp tình cảm thật cảm động: Trước mặt ta như diễn ra h/a người cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con. Đứa con cúi đầu lắng nghe cha dặn. 
 Cách gọi “ con ơi”được lặp lồng với điệp ngữ “người đồng mình” đứng đều trong bài thơ:
 “Người đồng mình yêu lắm con ơi!
 Người đồng mình thướng lắm con ơi!
 Người đồng mình thô sơ da thịt
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
 Lời thơ như những luyến láy, điệp khúc ngân vang âm điệu của tình cha thương con thật dạt dào và xúc động. Con lớn lên cùng “người đồng mình”-bà con mình, anh chị em mình... Vâng nó kết tụ bao tình thương, tự hào của Y Phương nói với con về quê hương, con người Cao Bằng khiến trong mát cả tâm hồn người đọc, người nghe.)
- Em có nhận xét gì về cách nói của nhà thơ Y Phương với con? 
 ( Nhuyễn vào lời thơ là những h/a ẩn dụ “cao đo...chí lớn”;cách so sánh“như sông như suối”; sử dụng thành ngữ dân gian: “lên thác xuống ghềnh; thô sơ da thịt; điệp ngữ “Sống” nhắc lại 3 lần để nhà thơ khẳng định cho con thấy một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng của quê hương làng bản -> điều mà cha muốn nói với con mong con nhận thấy -> cách nói của Y Phương thật cảm động và thấm thía, giản dị mà chắc nịch ,hi vọng sẽ lay động lòng con.)
I. ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH:
1.Tác giả: 1948.
- Tên là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng.
- Nhập ngũ 1968 ->1981 về sở văn hoá thông tin Cao Bằng.
- Thơ ông chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh, gần cách tư duy của người dân miền núi phía Bắc.
2.Tác phẩm:
Trích từ thơ Việt nam 1945-1985.
Thể thơ tự do.
3.Đại ý:
 Lời cha nói với con về cội nguồn quê hương, về đất nước, tình người dân quê và lời dăn dò với con.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1.Cha nói với con:
Tình cảm cha mẹ 
 -> nâng đỡ từng bước đi, đón nhận tiếng nói, tiếng cười của con.
Truyền thống của quê hương
 -> Rừng núi, con đường làng bản che chở, nuôi dưỡng tâm hồn cho con.
=> Tình cảm ngọt ngào, êm ái, vui tươi của gia đình, thiên nhiên nuôi dưỡng con khôn lớn.
Cha dặn dò con về những đức tính cao đẹp của người dân quê hương:
- Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn 
-> Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, cần cù,nhẫn nại, vượt khó.
không chê đá gập ghềnh
Không chê thung nghèo đói,
Không lo cực nhọc
-> Chịu vất vả và mạnh mẽ, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn đói nghèo.
Người đồng mình:
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Tự đục đá kê cao quê hương
-> Sống có nghĩa tình và thuỷ chung.
=> Dặn dò con trìu mến thiết tha:
 + Phải tự hào với truyền thống quê hương, biết vượt qua gian khó bằng ý chí nghị lực của mình. 
 + Biết tin tưởng vào truyền thống, phong tục tập quán tốt quán tốt đẹp của quê hương và vững bước trên đường đời.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật: giọng trìu mến thiết tha, cách nói dùng nhiều hình ảnh dân tộc miền núi.
2. Nội dung: Ngợi ca những truyền thống cao đẹp và phong cách của người dân quê hương -> cha nhắc nhở con “lên đường”.
IV.LUYỆN TẬP
GV cho hs làm luyệt tập tr 74.
( cho hs viết lên bảng và nhận xét)
- Đọc và phân tích một hình ảnh thơ mà em ân tượng nhất?
IV. DẶN DÒ:
Học thuộc bài thơ; Tiếp tục là phần luyện tập vào vở cho hoàn chỉnh.
Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
Tuần: 
Tiết: 	123
NS: 
ND: 
NGHĨA TỪ TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Giúp hs bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt, có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ :
Liên kết câu về hình thức là thực hiện những biện pháp thế nào?
Khi liên kết câu, ngoài liên kết về hình thức còn lên kết về mặt nào?
3.Bài mới:
Vào bài: GV ch tình huống: A và B ngồi trong phòng:
A. Rét quá!	B. Đóng cửa lại thì tối.
 Em nhận ra nội dung gì trong hai câu văn đối thoại và sự việc phản ánh trong câu? 
-> Từ ví dụ trên , trong cuộc sống giao tiếp ta sử dụng rất nhiều hàm ý- bài học ta học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
- Gọi hs đọc ví dụ tr 74 và trả lời 2 câu hỏi tr 75.
-> GV : Diễn đạt như câu: Trời ơi, chỉ còn có măm phút! Là theo lối hàm ý.
 Diễn đạt như câu: Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này! Là diễn đạt theo lối tường minh.
=> Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
-> Gọi hs đọc ghi nhớ tr 75.
-HS đọc bài 2 phần luyện tập II. Tr75:
 +Tìm hàm ý của câu in đậm !
 ( Thông báo nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè vì đi sớm quá)
 +Nếu không có câu in đậm thì ý thông báo trên có truyền đến người nghe không?
 ( không)
=> GV lưu ý: Để có hàm ý thì người nói phải đưa hàm ý vào câu nói và người nghe phải giải mã được hàm ý đó(đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý). 
 Hàm ý cũng có thể chối bỏ được ( khi người nói không muốn có trách nhiệm với hàm ý mình vừa thông báo)
*HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
1. HS đọc bài 1 tr75 tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
 GV: Muốn tìm hàm ý trong một câu nói ta cần xác định điều gì?
 ( Mục đích nói của câu đó không thông bao trực tiếp)
3. HS đọc bài 2 và tìm hàm ý.
4. Cho hs đọc đoạn văn-GV ghi câu in nghiêng đậm lên bảng:
Hai câu văn trên là lời của ai? Đang nói về điều gì? Mục đích của mỗi người?
Ông Hai nói có để mọi người biết không?
Bà Hai có ý định nói ra điều đó không? 
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1. Câu nói của anh thanh niên hàm ý về thời gian đi nhanh quá, phải chia tay với cô gái và anh hoạ sĩ.
2. Câu nói thứ 2 không chứa ẩn ý.
 * Ghi nhớ tr 75.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1.
a. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
b. Cô gái mặt đỏ ửng, quay vội đi.
( ngượng, quá mắc cỡ)
Bài 3.
Cơm chín rồi ->Mời ông vô ăn cơm.
Bài 4. 
 - Hà, nắng gớm, về nào...
- Tôi thấy người ta đồn...
Lưu ý:
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói lảng đi chuyện khác; Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không phải là hàm ý.
4.Củng cố: Đọc lại ghi nhớ.
5.Dặn dò: 	- Hoàn tất các bài tập vào trong vở.
 	- Sưu tầm 3 ví dục có hàm ý.
 	 	- Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Tuần: 
Tiết: 	124
NS: 
ND: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	Giúp HS:
Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Bước đầu rèn luyện các kĩ năng viết một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
	-hãy trình bày một hình ảnh thơ mà em cho là ấn tượng nhất?
3.Bài mới: GV nhận xét cách hs trình bày và chuyển tiếp vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG – GHI BẢNG
- GV cho hs đọc văn bản tr 77 và trả lời câu hỏi.
 HS là việc độc lập, trả lời, lớp góp ý, GV bổ sung.
- Để chứng minh các luận điểm người viết đã làm bằng cách nào?
 (Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn bình các câu thơ, h/a thơ đạc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.)
- Giữa các phần của văn bản thế nào?
 (Có sự liên kết tự nhiên về ý và lối diễn đạt)
- Em có nhận xét gì về lối diễn đạt của bài văn?
 ( Người viết đã trình bày, cảm nghĩ, thái độ đánh giá của mình bằng tình cảm thiết tha trìu mến tin yêu. Lời văn có rung động trước những hình ảnh, giọng điệu đăïc sắc và có sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải. 
- Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- Em nghị luận về nội dung, nghệ thuật cần tập trung vào những yếu tố nào?
- Bố cục và lời văn nghị luận một bài thơ, đoạn thơ có yêu cầu như thế nào?
=> GV cho hs tổng kết lại những ý theo ghi nhớ tr 78.
- Hãy đọc lyện tập trang 79 và trình bày ý kiến của em?
 (HS trình bày lên bảng – GV nhận xét) 
I TÌM HIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
a.Vấn đề nghị luận: Khát vọng hoà bình và dâng hiến cjo đời.
b. Các luận điểm:
- Mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa, mùa xuân của quê hương đất nước đẹp, gợi cảm đáng yêu
- Mùa xuân của thiên nhiên rạo rực, thiết tha trìu mến.
- Kát vọng hoà nhập được dâng hiến cho đời “một mùa xuân nho nhỏ”
c. Bố cục: 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu chung.
- Thân bài: Trình bày các luận điểm để chứng minh cho mùa xuân và khát vọng hoà nhập, dâng hiến.
- Kết bài: Đáng giá sức truyền cảm của bài thơ.
*ghi nhớ: tr 78.
II. LUYỆN TẬP:
 Gợi ý các luận điểm bổ sung:
- Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và cũng tràn đầy niềm tự hào, tin yêu hi vọng.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, trầm buồn mà thuỷ chung sâu lắng trong dân ca xứ Huế.
III. Củng cố: Hãy đọc lại ghi nhớ tr 78.
IV. Dặn dò: Soạn cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 hoc ky II 20092010.doc