Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 147

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 147

Tiết 91, 92 Bàn về đọc sách

 A.Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc linmhx hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Bài soạn, hướng dẫn HS chuẩn bị

 - HS : Soạn bài, bảng phụ

C. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 54 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 147", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sNgày soạn : 13/1/2009
Ngày dạy : 14/1/2009
Tiết 91, 92 Bàn về đọc sách 
 A.Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp học sinh: 
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc linmhx hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Chuẩn bị :
 - GV : Bài soạn, hướng dẫn HS chuẩn bị
 - HS : Soạn bài, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 * Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là văn bản nghị luận ? Kể tên một số văn bản nghị luận mà em đã học?
 * Tìm hiểu bài mới :
Gv hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
? Em hãy nêu một số nét chính về tác giả?
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó 
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? 
A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Biểu cảm. D. Nghị luận
? Hãy tìm luận đề của văn bản đó? Để làm rõ luận đề đó, tác giả đã sử dụng các luận điểm nào?
? Theo lời của Chu Quang Tiềm, sách có tầm quan trọng như thế nào? 
 ? Nếu xoá bỏ sách( các thành quả nhân loại ) thì sẽ ra sao?
 ? Vì thế việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
IV.Củng cố: Yêu cầu học sinh mô hình hoá hệ thống luận đề, luận điểm trên bảng phụ.
V.Dặn dò. Chuẩn bị luận điểm hai và ba 
I .Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả , tác phẩm:
- Chu Quang Tiềm( 1897-1986), nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách...
2. Đọc :
3. Từ khó :
II .Tìm hiểu văn bản.
 1. Bố cục.
- Nghị luận
-Luận đề : Bàn về đọc sách.
+Từ đầu đến “ phát hiện thế giới mới”. Sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
+ Tự “tiêu hao lực lượng”: Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách (cách lựa chọn sách và các đọc như thế nào cho hiệu quả)
2. Phân tích:
a) Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi trí thức mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
Những cuốn sách có giá trị có thể xem là cột mốc trên đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần.
- Có thể bị đẩy lùi điểm xuất phát về đến trăm năm, nghìn năm ...
- Làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của thời qua.
Ngày soạn : 21/1/2009
Ngày dạy : 22/1/2009
 Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp
A. Mục têu cần đạt: Giúp học sinh.
 Rèn luyện thành thạo hai kĩ năng sau:
Kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp.
Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn 9.
Bảng phụ, phiếu học tập.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy và học:
Bài cũ: Thế nào là phép phân tích?
 Phép tổng hợp là phép như thế nào?
 Em hãy phân tích phép phân tích và tổng hợp trong văn bản “ Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm?
2. Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu của tiết luyện tập.
Hoạt động của GV và HS .
Kiến thức cần đạt.
HS đoc đoạn văn ở SGK.
GV nêu câu hỏi.
HS trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
?. Em hãy tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn ( a )?
?. Hãy tìm luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn ( b )?
?. Nguyên nhân khách quan là như thế nào?
?. Nguyên nhân chủ quan?
HS đưa phiếu học tập ra làm.
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
?. Học đối phó là học như thế nào?
?. Hãy nêu tác hại của việc học đối phó?
?. Đối với xã hội?
?. Đối với bản thân?
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV treo bảng phụ với nội dung: Tác hại của việc học đối phó.
HS theo dõi, ghi vào vở.
GV đưa ra yêu cầu:
Vấn đề: Tại sao phải đọc sách?
HS làm lên phiếu học tập.
GV gọi bất kì 1 em trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
?. Muốn đọc sách có hiệu quả thì phải làm những gì?
- GV nêu lên đọc sách có hiệu quả chính là tổng hợp các ý đã phân tích ở trên.
 1. Đọc đoạn văn: ( SGK ).
Yêu cầu: Nhận dạng, đánh giá.
Trả lời các câu hỏi:
Luận điểm:
 “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
 Trình tự phân tích:
+ Cái hay thể hiện ở các điệu xanh.
+ ở những cử động.
+ ở các vần thơ.
+ ở các chữ không non ép.
Luận điểm:
 “ Mấu chốt của thành đạt là ở đâu”.
 Trình tự phân tích:
+ Do nguyên nhân khách quan ( đk cần).
+ Do nguyên nhân chủ quan ( đk đủ ).
3.Thực hành phân tích:
Bản chất của học đối phó:
Học đói phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
Học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
Do học bị động nên không thấy hứng thú, chán học hiệu quả thấp.
Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức bài học.
Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
Tác hại:
Đối với xã hội: Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống, 
Đối với bản thân: Sẽ không có hứng thú học tập và do đó hiệu quả học tập càng ngày càng thấp.
4. Phân tích một văn bản:
Yêu cầu: Phân tích vấn đề: Tại sao phải đọc sách?
 Sỡ dĩ phải đọc sách là vì:
Sách là đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó thì rất có ích.
Bên cạnh đọc sâu còn phải đọc rộng hiểu kiến thức rộng hiểu chuyên môn tốt hơn.
= > Đọc sách có hiệu quả lớn nên mỗi người phải biết chọn sách và đọc cho kĩ.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Đọc lại bài, nắm chắc nội dung chính.
Tập phân tích một vấn đề xã hội nào đó.
Soạn bài “ Tiếng nói của văn nghệ”.
GV hướng dẫn soạn:
+ Đọc kĩ văn bản, nắm nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Bài soạn phải chỉ ra được các luận điểm, nhận xét được bố cục của văn bản.
Ngày soạn : 22/1/2009
Tiết 96 : Tiếng nói của văn nghệ 
A Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
+ Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con
 người.
 + Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và
 giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
B.Các hoạt động dạy- học:
(Tiết1) 
Bài cũ: 
Khi học xong bài Bàn về đọc sách, em rút ra được bài học gì cho
 bản thân?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của gV và HS
Nội dung bài học
GV hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Tìm bố cục của văn bản?
? Hãy nhận xét hệ thống các luận điểm đó?
? Cách thức phản ánh của văn nghệ như thế nào?
? So với nội dung của các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lí ra sao?
Đọc – hiểu chú thích
Đọc 
Hiểu chú thích
 II.Hiểu văn bản.
Bố cục.
Nội dung phản ánh, thể hiện của Văn nghệ 
Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người.
Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu 
-> vừa có tính khái quát lí luận vừa có gợi sự gần gũi, thân mật.Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ.
 2. Phân tích.
 a. Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ .
- Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “ chụp ảnh”. Nội dung không chỉ là câu chuyện, con người ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
- Những bộ môn này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội các quy luật khách quan. Còn văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người... 
 IV. Củng cố:
 ? Theo em, phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
 ? Nêu trình tự lập luận của văn bản?
 ? Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng
 nói của văn nghệ :
 A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm
 hồn con người.
 B. văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội 
 C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể 
 hiện độc đáo của văn nghệ.
 D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định
 cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn
 con người.
 HS chọn phương án đúng ( D) 
 V. Dặn dò: Tìm hiểu các luận điểm còn lại.
 Ngày soạn : 03/02/2009
Tiết 97: Tiếng nói của văn nghệ 
A Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
+ Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con
 người.
 + Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và
 giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
B.Các hoạt động dạy- học:
 (Tiết 2) 
 1. Bài cũ: 
 Trình bày lại bố cục ? Văn nghệ phản ánh cuộc sống như thế nào?
 2. Bài mới: (tiếp) 
Hoạt động của gV và HS
Nội dung bài học
 ? Đọc phần giữa?
 ? Tại sao cần tiếng nói của văn nghệ?
? Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?
? Tác phẩm văn nghệ đên người với người đọc bằng con đường nào?
? Nét đặc sắc nghệ thuật của bài tiểu luận này là gì?
HS tựn cảm nhận
b. Tiếng nói của văn nghệ cần thiết đối với cuộc sống.
- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình “ Mỗi tác phẩm lớn...óc ta nghĩ”
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống hoạt động, những vui buồn gần gũi.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho “ đời cứ tươi. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc.
c. Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó.
- Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm ( phân tích)
3. Nghệ thuật.
 -Về bố cục của tiểu luận chặt chẽ, hợp li, cách dẫn dắt tự nhiên .
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định các ý kiến, nhận định-> tăng sức hấp dẫn.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành niềm say sưa, nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối.
III. Luyện tập. 
 3. Củng cố:? Đọc ghi nhớ(sgk)
 ? ý nào sau đay nói về con đường độc đáo của văn nghệ đến với người đọc ?
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.
 Nghệ thuật khô ... h có
 hiệu quả.
 - Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh
 sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể.
 - Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác.
 c. Dẫn chứng.
 - Các tấm gương trong sách báo.
 - Các tấm gương ở bạn bè xung quanh.
 Kết bài. 
 - Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát
 triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
 - Đưa ra lời khuyên bảo
 * Cho học sinh chọn một trong các ý ở dàn bài rồi viết thành đoạn văn.
*. Củng cố. Đọc phần ghi nhớ ( sgk)
* Dặn dò. Về nhà hoàn thành bài viết theo ý trên
Ngày soạn: 10/4/2009
Ngày dạy : 11/4/2009
Tiết 141-142: Những ngôi sao xa xôi
 A. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh cảm nhận được:
 + Tâm hồn trong sáng, tính cách hồn nhiên, dũng cảm nhân vật nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu gian khổ.
 + phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 + Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 B. Các hoạt động dạy- học:
 I. ổn định lớp.
 II. Bài cũ:?Tóm tắt truyện Bến quê? Thông qua câu chuyện đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
 ? Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện là gì? Phân tích tác dụng của nó?
 III. Bài mới: Giới thiệu bài( có thể gọi học sinh hát bài Cô gái mở đường)
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung bài học
GV hướng dẫn HS đọc, kể.
? Em có hiểu biết gì về tác giả Lê Minh Khuê?
? Nêu hoàn cảnh viết tác phẩm?
? Em có hiểu biết gì về nhan đề của 
truyện?
 Gv :Cuộc sống ở cao điểm diễn ra trên hai phạm vi đó là không gian mặt đường và hang đá 
? Không gian mặt đường hiện lên qua những chi tiết nào trong truyện?
? Một cuộc sống như thế nào gợi lên từ không gian đó?
? Giữa không gian ấy, hình ảnh những cô thanh niên xung phong hiện lên qua các chi tiết nào?
? Cuộc sống như thế nào được gợi lên từ những chi tiết này?
? Từ đó hãy đặt tên cho không gian này theo cảm nhận của em?
Gv Không gian hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của những cô thanh niênn xung phong.
?Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
? Hiện thực được gợi lên qua những chi tiết đó là gì?
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mĩ?
I. Đọc hiểu chú thích
1. Đọc, kể
- HS vừa đọc vừa kể
2. Hiểu chú thích
- Lê Minh Khuê( 1949) quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá
 + Chị là thanh niên xung phong 
 + Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn.
- Những ngôi sao xa xôi( 1971)...
II. Hiểu nội dung văn bản.
* Những ngôi sao xa xôi : Đó là một cái tên mang ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa ẩn dụ đó là những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên trong sáng, dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ trên tuyến lửa Trường Sơn. Những ngôi sao ở đây là Phương Định, chị Thao, Nho
1. Cuộc sống ở cao điểm 
- Con đường: bị đánh lỡ loét...nằm trong đất”
- Máy bay rít: “ tiếng máy bay trinh sát rè rè...căng thẳng”
- Bom nổ: đất dưới chân chúng tôi rung một thứ kì quái đến váng óc; đất rơi lộp bộp; mãnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
- Bom nổ chậm: quả bom nằm lạnh lùng trên một cây bụi khô ...màu vàng ...
-> Căng thẳng, ác liệt, hiểm nguy đe doạ sự sống con người và con đường .
- Công việc: Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
- Chạy đếm bom giữa ban ngày ...
- Cảm giác căng thẳng : “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu ...”
- Đổ máu: “Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất...”
-> Hiện thực cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong trên mặt đường : nguy nan, khẩn trương, chấp nhận hi sinh 
- Hs tự bộc lộ
( Có thể là: Không gian chiến tranh)
- Nghỉ ngơi: nằm dài trên nền ẩm; có thể nghĩ lung tung.
- Hát: Tôi dựa vào thành đá và khe khẽ hát, bịa ra lời mà hát..
- Đòi ăn kẹo: “ Cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo...”
- Đón mưa đá: “Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!”, “Tôi chạy vào.... vui thích cuống cuồng.”
=> Êm dịu, yên bình, tươi trẻ.
=> Nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt, nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ... 
IV : Củng cố: Gv cho học sịnh đọc bài viết của Lê Minh Khuê ở Tạp chí văn học tuổi 
 trẻ để hiểu rõ hơn hoàn cảnh sáng tác truyện.
V. Dặn dò: Sưu tầm một số bài hát về những người thanh niên xung phong.
(Tiết2)
ổn định lớp
Bài cũ: ? Tóm tắt lại cốt truyện “Những ngôi sao xa xôi” ?
Bài mới: ( Tiếp)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Tìm những chi tiết kể về hành động và tính cách của chị Thao?
? Những biểu hiện ấy cho thấy tính cách nhân vật chị Thao như thế nào?
? Tìmtrong truyện những chi tiết liên quan đến nhaan vật Phương Định?
Gv: Về hình dáng, sở thích, hành động, tình cảm.
? Em thích nhất biểu hiện nào ở nhân vật này? Vì sao? 
? Tác giả đã có cách khắc hoạ nhân vật này như thế nào?
? Từ đó những đặc điểm nào trong tính cách nhân vật Phương Định được bộc lộ?
? Nho có những đặc điểm tính cách nào khác so với chị Thao và Phương Định?
? “ Những ngôi sao xa xôi” họ có đặc điểm gì chung?
? Qua đây, em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
2. Nhưng ngôi sao xa xôi
 a. Chi Thao
- Hành động: Mọc bánh quy trong túi thong thả nhai, “ Nhưng khi biết cái sắp tơi không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực”, “ Định ở nhà lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”
-> Bình yên trước thử thách, dứt khoát trong công việc .
- Can đảm, thích hát, thích làm duyên, sợ máu.
=> Can đảm trong công việc, yếu mềm trong tình cảm.
b. Phương Định 
- Những biểu hiện về hình dáng: Hai bím tóc dày; một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; cái nhìn xa xăm
- Sở thích: Thích ngắm mình trong gương
+ Mê hát, hay bịa lời mà hát
+ Mưa đá chạy ra thích cuống cuồng 
- Hành động: Tôi đến gần quả bom ; tôi sẽ không đi khom; Tôi dùng xuổng nhỏ đào đất dưới quả bom
 -Về tình cảm: Không thích gì ngoài khói bom.Tôi lo Bỗng dưng tôi la toáng lên vì thích thú.
+ Nho chống tay về đằng sau. Tôi muốn bế nó lên tay.
+ Tôi móc đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Tôi rửa cho nó bằng nước muối đun sôi. 
- Để nhân vật tự kể về mình, nhân vật được khắc hoạ trong nhiều thời gian, kết hợp tâm lí với hành động, ngoại hình.
-> Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm; hồn nhiên, mềm mại nhưng can đảm.
c. Nho
- HS tự phát hiện
=> Can đảm, không sợ gian khổ, nguy nan để hoàn thành nhiệm vụ; tâm hồn trong sáng lạc quan, giàu tình cảm. Đó là phẩm chất đẹp của lòng yêu nước.
- HS thảo luận nhóm- trả lời 
III. Luyện tập.
HS làm bài tập1(sgk)
IV.Củng cố: - Hệ thống nội dung và nghệ thuật( ghi nhớ)
Yêu cầu một số HS thể hiện bài hát đã chuẩn bị ở nhà.
 V. Dặn dò: Tìm đọc cuốn “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”, “ Nhật kí Vương Khả Sơn” 
 Ngày soạn15/ 4 / 2009.
 Tiết 146-147 
 Văn bản: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang.
 Đ.Đi-phô 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Hình dung đợc cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình ngoài đảo hoang nhằm bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật; nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả.
Củng cố và nâng cao kĩ năng tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B. Tài liệu, thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn 9.
Tranh chân dung Đi-phô, tranh minh hoạ Rô-bin-xơn, tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS, nhận xét cụ thể.
Bài mới: GV giới thiệu một số nét về nớc Anh, dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV hớng dẫn cách đọc.
HS đọc văn bản.
?. Em hãy nhận xét cáh đọc của bạn?
?. Qua chú thích dấu * ở SGK, em hãy nêu những nét chính về tác giả?
?. Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm?
?. Ngoài tác phẩm này, ông còn viết tác phẩm nào nữa?
?. Văn bản đợc kể theo ngôi thứ mấy?
?. Em hãy xác định bố cục của văn bản này?
?. Hãy nêu nội dung chính ở mỗi phần?
HS nêu bố cục.
GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV: bố cục của văn bản này đợc chia làm 4 phần.
?. Diện mạo của Rô-bin-xơn đợc tác giả giới thiệu nh thế nào?
- GV thông thờng trong bức hoạ chân dung thì gơng mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, nhng Đi-phô khi miêu tả chân dung Rô-bin-xơn thì gơng mặt lại đợc ông chỉ chú ý đến một chi tiết mà thôi.
?. Theo em, đó là chi tiết nào?
?. Vì sao Rô-bin-xơn lại đợc tác giả giới thiệu nh vậy?
?. Nếu truyện đợc kể ở ngôi thứ ba thì cách giới thiệu có thay đổi không?
?. Cuộc sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang nh thế nào?
?. Với cuộc sống nh thế, nhng tinh thần của Rô-bin-xơn nh thế nào?
?. Qua những chi tiết đó, em thấy 
Rô-bin-xơn là ngời nh thế nào?
?. Qua phân tích tác phẩm, em rút ra đợc bài học gì?
GV khái quát lên ghi nhớ SGK.
HS đọc ghi nhớ
I. Đọc- chú thích:
Đọc:
Chú thích:
a. Tác giả:
Đi-phô (1660 – 1731) là nhà văn của Anh thế kỉ XVIII.
Ông đến với tiểu thuyết khá muộn (gần 60 tuổi).
b. Tác phẩm:
- Trích từ tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô (1719), là tác phẩm đầu tay, nổi tiếng nhất của ông.
- Chuyện đợc kể ở ngôi thứ nhất, Rô-bin-xơn xng “tôi” tự kể chuyện mình.
Bố cục: 4 phần.
+ Từ đầu đến  “ nh tôi dới đây” -> Mở đầu.
+ Tiếp đó đến  “ áo quần của tôi” -> Trang phục của Rô-bin-xơn.
+ Tiếp đó đến  “ khẩu súng của tôi” -> Trang bị của Rô-bin-xơn.
+ Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.
II. Hiểu văn bản:
Diện mạo của Rô-bin-xơn:
- Về trang phục: mủ, quần áo, dày dép -> theo trật tự từ trên xuông dới.
- Về trang bị: các vật dụng mang theo ngời.
- Về diện mạo của chàng.
- Gơng mặt đặc tả bộ ria mép -> Điều này một phần do Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo ngời của chàng là chính.Do phơng thức tự sự ở ngôi thứ nhất nên chàng nhìn thấy gì thì chàng kể kỉ về cái đó.
- Rô-bin-xơn chú ý đến hai nét này vì đây là hai nét thay đổi nổi bật nhất dễ nhận ra nhất trong thời gian mời năm sống trên đảo.
- Nếu truyện đợc kể ở ngôi thứ ba thì diện mạo đợc kể rất kỉ và rất dài -> là trung tâm chú ý của độc giả.
*************************
Tiết 47
2.Cuộc sống, tinh thần của Rô-bin-xơn:
Cuộc sống hết sức khó khăn:
+ áo, quần, mủ, dày bằng da dê.
+ biết đúc lúa mì.
+ biết săn bắn.
+ biết bẩy dê rừng về nuôi.
+ chặt, ca cây làm lán, dựng nhà.
-> vợt lên khó khăn để tạo ra cuộc sống.
Tinh thần: giọng kể hài hớc -> lạc quan, yêu đời.
-> Rô-bin-xơn nh một vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình.
Bài học:
Giàu nghị lực, vợt qua gian khổ.
Tinh thần lạc quan, yêu đời, 
-> Muốn sống, làm ngời.
Ghi nhớ: SGK.
D. Hớng dẫn học ở nhà:
Đọc lại văn bản, nắm các nét chính về tác giả và về nội dung.
Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt đợc văn bản.
Soạn bài: “ Tổng kết ngữ pháp”
GV hớng dẫn soạn.
+ Các em xem lại nội dung ngữ pháp đã học để chuẩn bị tổng kết 2 tiết học trên lớp.
+ Làm các bài tập ở SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 Ky II Hien.doc