Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 98

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 98

TIẾT 91-92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 Chu Quang Tiềm

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Thấy được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.

 3. Thái độ:

 - Coi trọng tầm quan trọng của đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.

B. Tiến trình bài dạy

 I. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Soạn bài.

 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 98", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/12/2014
Ngày dạy: 2/1/2015 
 TIẾT 91-92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 Chu Quang Tiềm
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Thấy được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
 3. Thái độ: 
 - Coi trọng tầm quan trọng của đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
 II.Kiểm tra bài cũ
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài: Sách là kho tàng kiến thức quý báu của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên đó là lượng kiến thức khổng lồ nên muốn đọc sách có hiệu quả cũng phải có phương pháp học đúng đắn.. Hôm nay chúng ta cùng bàn về vấn đề này.
 2.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-Y/c: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng tâm tình nhẹ nhàng như là kể chuyện
-GV đọc 1 đoạn, gọi các em đọc tiếp.
-HS, GV nhận xét.
 ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu những hiểu biết của em về vbản? -Hướng dẫn tìm hiểu các từ khó 2,4,6
? Xác định thể loại của văn bản?
? Tác giả đưa ra mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?
? Văn bản được chia thành mấy phần?
? Nhận xét bố cục của văn bản?
? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách tác giả đã đưa ra luận điểm căn bản nào? 
? Để làm sáng tỏ luận điểm trên tác giả đã đưa ra luận cứ nào?
? Theo t/g: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”. Em hiểu ý kiến này ntn?
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả? Từ đó em nhận thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
? Tìm những luận cứ nói về ý nghĩa của việc đọc sách?
? Từ trên, em hãy rút ra ý nghĩa của việc đọc sách?
? Để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách, còn có những con đường nào khác?
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
 1. Đọc
 2. Chú thích 
 a.Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
b.Tác phẩm: trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” (1995) do nhà văn Trần Đình Sử dịch 
b.Tác phẩm: SGK
 c. Từ khó
3. Thể loại: : Nghị luận
4.Bố cục: 3 phần
- Từ đầu à “Thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Tiếp à lực lượng”: cần phải chọn sách để đọc
- Còn lại: Phương pháp đọc sách .
II.Đọc - hiểu văn bản
1.Tầm quan trọng và ý/n của việc đọc sách 
-Đọc sách vẫn là một con đường của học vấn.
+Mỗi loại học vấn đều là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+Thành quả đó không bị vùi lấp đi đều nhờ sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
+Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
àTủ sách của nhân loại rất đồ sộ, có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Sách là quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
- Lập luận chặt chẽ, lô gíc, chính xác, thấu tình đạt lý, cho ta thấy đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức của con người.
- Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy từ mấy nghìn năm.
- Đọc sách là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để đi xa trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
- Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
- Xem ti vi, nghe đài, mạng In tơ nét, thực tế cuộc sống nhưng không bao giờ có thể thay thế được việc đọc sách.
 3. Luyện tập 
 4. Bài tập vân dụng
 - Học thuộc nội dung đã tìm hiểu 
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
Ngày soạn: 30/12/2014
Ngày dạy: 2/1/2015 
 TIẾT 92: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 Chu Quang Tiềm
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Thấy được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận.
 3. Thái độ: 
 - Coi trọng tầm quan trọng của đọc sách, biết lựa chọn và có phương pháp đọc sách đúng nhất.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
 II.Kiểm tra bài cũ
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài: Sách là kho tàng kiến thức quý báu của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên đó là lượng kiến thức khổng lồ nên muốn đọc sách có hiệu quả cũng phải có phương pháp học đúng đắn.. Hôm nay chúng ta cùng bàn về vấn đề này.
 2.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Tìm ý kiến của tác giả chỉ ra các thiên hướng sai lạc trong việc đọc sách hiện nay?
? Để chứng minh cho cái các thiên hướng sai lạc thứ nhất tác giả đã dùng biện pháp NT gì?
? Qua đó tác giả có cách nhìn như thế nào về vấn đề này? Tác giả khuyên chúng ta điều gì?
? Hãy liên hệ thực tế để thấy được tác hại của việc đọc sách sai lạc của HS?
? Tác giả khuyên chúng ta chọn sách như thế nào?
? Tác giả đưa ra phương pháp đọc sách như thế nào?
? Tác giả trình bày vấn đề bằng cách nào? Qua đó tác giả tỏ thái độ như thế nào qua cách đọc này?
? Theo tác giả cần đọc như thế nào để có kiến thức phổ thông ?
? Vì sao tác giả lại đặt ra vấn đề này?
? Qua đó tác giả muốn chúng ta hiểu gì về phương pháp đọc sách phổ thông? 
? Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên. Điều này tác giả lý giải như thế nào?
? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả? Từ đó em thu nhận được điều gì từ lời khuyên này?
? Liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em?
HS đọc ghi nhớ, GV chốt kiến thức.
II.Đọc - hiểu văn bản
2. Cần phải chọn sách để đọc
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- So sánh với cách đọc của người xưa, đọc kĩ, ghi sâu; So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống-> đau dạ dày.
àTác giả báo động về việc đọc sách lan tràn, thiếu mục đích. Đọc sách cần đọc chọn lọc và có mục đích rõ ràng.
3.Phương pháp đọc sách.
 a.Cách chọn sách.
 - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
 - Chọn sách nên hướng vào 2 loại:
 +Loại sách phổ thông (50 cuốn)
 +Loại sách chuyên môn (chọn kỹ, đọc nghiên cứu suốt đời)
b.Cách đọc sách.
 - Đọc không cốt lấy nhiều, cần đọc kĩ, đọc tinh 
 -Vùa đọc vừa ngẫm nghĩ. 
 -Đọc sách phổ thông và sách chuyên sâu
 -Đọc rộng nhưng nắm cho gọn
àTác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh ví von cụ thể mà thú vị cho ta thấy đọc sách cần đọc chuyên sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kĩ 
-Lấy việc đọc sách để nói đến nhân cách con người
.
III. Tổng kết
- Cách trình bày thấu tình đạt lý; Bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên; Cách viết giàu hình ảnh ví von cụ thể mà thú vị.
- Sách là tài sản quý giá của nhân loại, muốn có học vấn phải đọc sách; Coi trọng đọc kĩ, chọn tinh, đọc có mục đích, đọc chuyên sâu kết hợp với mở rộng học vấn.
*Ghi nhớ: SGK
 3. Luyện tập 
 - Nêu các phương pháp đọc sách
 4. Bài tập vân dụng
 - Học thuộc nội dung đã tìm hiểu
 -Soạn bài khởi gữ
Ngày soạn: 1/1/2015
Ngày dạy: 3 /1/2015 
 TIẾT 93: KHỞI NGỮ 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết khởi ngữ,phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
 - Thấy được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện khởi ngữ trong câu, đặt câu có khởi ngữ.
 3. Thái độ: 
 - Coi trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ bài, soạn bài.
 II.Kiểm tra bài cũ
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài: 
 - Người VN có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nói như vậy cũng có nghĩa là tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Trong một câu tiếng Việt, ngoài thành phần chính của câu còn có các thành phần phụ. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một thành phần phụ của câu : “Khởi ngữ
 2.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
”
? Xác định chủ vị trong các VD trên?
? Phân biệt từ in đậm với CN về vị trí trong câu ?
 -Vị trí: Các từ in đậm đứng trước CN
? Từ in đậm có quan hệ gì với vị ngữ?
- Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
? Vai trò của các từ in đậm trong các vd? -Công dụng: nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
? Đứng trước từ in đậm có từ nào đi kèm?
-Nhận diện: Có thể thêm còn, về, đối
GV: Thành phần in đậm có đặc điểm như trên gọi là khởi ngữ.
? Thế nào là khởi ngữ?
? Theo em, KN thường trả lời cho câu hỏi nào? 
-Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?
? Đặt câu có chứa khởi ngữ, chỉ ra khởi ngữ đó
HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại kiến thức.
Luyện tập.
HS đọc, xác định yêu cầu.
Hướng dẫn làm bài
Hs nhận xét
Gv kết luận
HS làm, đọc đ/v đã viết.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1.Ví dụ
2.Nhận xét
a, Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh/ không ghìm 
 CN 
nổi xúc động. 
 VN
b, Giàu, tôi/ cũng giàu rồi.
 CN VN
c, Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta /có thể tin ở tiếng ta, 
 CN VN
không sợ nó thiếu giàu và đẹp[]
-Đặc điểm: Các từ in đậm đứng trước CN
-Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
-Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
-Trước từ in đậm có thể thêm từ: Còn, về, đối với.
*.Khái niệm
3. Ghi nhớ (SGK)
Lưu ý: 
-Khởi ngữ có thể trùng với CN
-Vd:Tôi là họa sĩ. Còn anh, anh làm nghề gì? = Tôi là họa sĩ. Anh làm nghề gì?
-Khởi ngữ có thể đưa vào câu làm bổ ngữ
-Vd: Văn tôi viết rồi = Tôi viết văn rồi
 KN	BN
II. Luyện tập.
Bài 1: Tìm khởi ngữ.
 a, Điều này.
 b, Đối với chúng mình.
 c, Một mình
 d, Làm khí tượng
 e, Đối với cháu.
Bài 2: Chuyển phần in đậm thành kh/ngữ
 a, Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 b, Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài 3. Viết một đoạn văn trong đó có câu chứa khởi ngữ.
3. Luyện tập
 - Đặt câu có dùng khởi ngữ
4. Bài tập vân dụng
 -Học ghi nhớ, làm hoàn thiện bài tập.
 -Chuẩn bị bài: “Phép p/tích và tổng hợp
 ===========================================================
Ngày soạn: 3/1/2015
Ngày dạy: 5/1/2015 
 TIẾT 94: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được đặc điểm của phép phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận.
 - Phân biệt được sự kh ... 2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc cảm thụ phân tích văn bản
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ yêu mến thơ văn, thấy được ý/n, tầm quan trọng của văn nghệ đối với đ/s.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ bài, soạn bài.
 II. Kiểm tra bài cũ
 -Trình bày phương pháp đọc sách?
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài:
 Văn nghệ có nội dung và sức mạnh độc đáo riêng như thế nào? Người nghệ sĩ sáng tác với mục đích gì? Văn nghệ đến với người đọc với quần chúng ndân bằng con đường nào? Nhà văn NĐT đã góp phần trả lời các câu hỏi trên qua bài nghị luận giàu tính thuyết phục “Tiếng nói văn nghệ”
 2.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Y/c: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng diễn cảm các dẫn chứng thơ.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu t/g sáng tác?
? Xác định thể loại của văn bản?
? Văn bản được chia thành mấy phần?
? Nhận xét bố cục của văn bản?
? Nd phản ánh của văn nghệ là gì?
GV: TP nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự “sao chép” cái đã có sẵn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
? Để làm sáng tỏ nhận định trên tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào?
? Tiếng nói của văn nghệ đem đến cho con người những gì ?
? Nhận xét về hệ thống luận cứ đưa ra?
Tìm hiểu chi tiết vb.
? Ở đoạn văn này, tác giả đã phân tích sức mạnh của NTqua những VD điển hình nào?
? Qua đó thấy được văn nghệ đã đem lại điều kì diệu gìcho con người?
GV: Văn nghệ không thể xa rời c/s nhất là đối với c/s của ndân lao động. Làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên tươi mát đỡ khắc khổ, như một món ăn tinh thần bổ ích không thể thiếu giúp con người biết sống và ước mơ vượt lên khó khăn, gian khổ.
? Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?
? Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào?
? Qua phân tích vb em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của vb?
-HS đọc ghi nhớ 
I.Đọc - hiểu chung
1.Đọc
2.Chú thích
a.Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) quê ở Hà Nội.
- Là nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
b.Tác phẩm: Viết năm 1948
c.Từ khó
3.Thể loại: Nghị luận
4. Bố cục: 2phần
 a.Từ đầu ..... tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ 
 b.Còn lại: Sức mạnh kì diệu của v/nghệ.
III.Đọc - hiểu văn bản. 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ.
- TP văn nghệ được xây dựng từ những vật liệu cở thực tại
-Nd của văn nghệ không chỉ là những câu ch đời thường mà còn có cả tư tưởng
-TPVN mang đến cho người đọc những rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
-TPVN khám pha chiều sâu tính cách, số phận của con người và cả thế giới nội tâm của con người
2.Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người
-Tiếng nói của văn nghệ nối cuộc sống của con người với bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài
-Văn nghệ sua đi những cơ cực trong cuộc sống con người
-TPVN nuôi dưỡng tình cảm con người thêm lạc quan yêu đời
-Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục
2.Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
-Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn phong phú, giúp ta nhận thấy xung quanh và nhận thấy chính mình. Văn nghệ giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách.
 -T/p NT lay động cx, đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường t/c. 
-Phản ánh cảm xúc của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm của con người. 
Văn nghệ làm lan toả tư tưởng thông qua các cảm xúc tâm hồn con người.
III. Tổng kết.
-Bố cục chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống làm tăng sức thuyết phục, tăng sức hấp dẫn.
Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa
* Ghi nhớ (SGK)
 3. Luyện tập
 4. Bài tập vân dụng 
 -Học ghi nhớ, đọc lại văn bản
-Chuẩn bị bài: các thành phần biệt lập.
Ngày soạn: 5/1/2015 
Ngày dạy: 9 /1/2015 
 TIẾT 97: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - HS nắm được hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán.
 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ yêu mến thơ văn, thấy được ý/n, tầm quan trọng của văn nghệ đối với đ/s.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ bài, soạn bài.
 II. Kiểm tra bài cũ
 -Thế nào là khởi ngữ?
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài:
 2.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 HS đọc 2 ví dụ a,b (SGK)
? Những từ “Chắc”, “Có lẽ” thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
? Nếu không có từ in đậm nói trên thì nghĩa cơ bản trong câu có thay đổi không? vì sao?
- Không thay đổi , vì các từ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc trong câu, nó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu 
? Qua đó, em hãy rút ra đặc điểm của thành phần đó trong câu?
GV: Thành phần này gọi là thành phần tình thái.
? Thế nào là thành phần tình thái?
? Các từ in đậm “ồ”, “Trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay việc gì không?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà ta hiểu được người nói nào lại kêu lên “ồ” “Trời ơi”?
? Các từ “Ồ”, “Trời ơi”dùng để làm gì?
 Đó là tp cảm thán.Vậy thành phần cảm thán là gì?
? Thành phần cảm thán có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không?
? Thành phần tình thái và thành phần cảm thán có tác dụng gì trong câu?
Lưu ý: Thành phần cảm thán có thể tách thành 1 câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, khi tách như vậy nó là câu cảm thán:
 VD: Ồ! Trời mưa!
- Khi đứng trong một câu cùng với thành phần câu khác, thành phần cảm thán thường đứng ở đầu câu.Thành phần sau giải thích cho tâm lý của người nói nêu ở thành phần cảm thán.
 VD: Ơi, hoa đẹp của bùn đen!
-HS đọc ghi nhớ.GV chốt kiến thức
Bài tập nhanh: Đặt câu có thành phần cảm thán, thành phần tình thái.
 + Có lẽ tôi không bao giờ đến đó nữa.
 + Ôi, đau quá!
Bài 1. Xác định thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
Bài 2. Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy hay độ chắc chắn.
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập 2.
Đọc, xác định yêu cầu bài tập.
HS viết bài cá nhân.
GV kiểm tra, nhận xét.
I. Thành phần tình thái.
 1.Ví dụ (SGK. tr18)
 2. Nhận xét
-“Chắc” thể hiện thái độ tin cậy cao.
-“Có lẽ” : thể hiện thái độ tin cậy thấp
-“Chắc” “có lẽ” thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
-Đứng biệt lập, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa.
3.Kết luận: Ghi nhớ: sgk (tr.18)
II.Thành phần cảm thán
1.Ví dụ (sgk) 
2. Nhận xét:
- Không chỉ vật hay sự việc.
 + Ồ à Thái độ vui vẻ.
 + Trời ơi à Tiếc thời gian
- Nhờ những từ ngữ, các thành phần tiếp theo đã giải thích cho người đọc biết.
- Giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình.
-“Ồ”, “trời ơi” àgóp phần bộc lộ cảm xúc của người nói gọi là thành phần cảm thán.
- Đứng biệt lập.
- Không, nó đứng độc lập.
3.Kết luận: Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập.
Bài 1
* Thành phần tình thái:
- Có lẽ, hình như, chả nhẽ.
* Thành phần cảm thán: Chao ôi.
Bài 2. 
-Dường như- hình như-> Có vẻ như-> có lẽ-> chắc là-> chắc hẳn-> chắc chắn.
Bài 3.
-“Chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất (người nói phải chịu trách nhiệm của sự việc do mình nói ra)
- “Hình như” có độ tin cậy thấp nhất.
- Tác giả dùng từ “chắc” vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo hai khả năng:
+Thứ nhất: Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+ Thứ 2: Do thời gian và ngoại hình, sự việc có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
 3. Luyện tập
 4. Bài tập vân dụng 
 - Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
=========================================================
Ngày soạn: 8/1/2015 
Ngày dạy: 10 /1/2015 
 Tiết 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết thêm hai thành phần biệt lập: gọi đáp và phụ chú.
- Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu có thành phần câu có thành phần gọi đáp và phụ chú.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ yêu mến thơ văn, thấy được ý/n, tầm quan trọng của văn nghệ đối với đ/s.
B. Tiến trình bài dạy
 I. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài.
 2. Học sinh: - HS: Đọc kĩ bài, soạn bài.
 II. Kiểm tra bài cũ
 -Thế nào là khởi ngữ?
 III. Bµi míi
 1.Giới thiệu bài:
 2.Tổ chức các hoạt động
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Theo em các từ in đậm ở ví dụ thì từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
- Hstk- Gvkl và ghi bảng:
? Các từ đó có tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc của câu hay không?
- Hstl- Gvkl:
Những từ dùng để gọi, đáp không tham gia diễn đạt nghĩa của câu.
? Vậy những từ đó dùng để làm gì? Từ nào dùng để tạo lập, từ nào dùng để duy trì cuộc thoại?
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk.
? Các từ in đậm thêm vào câu để chú thích cho phần nào (cụm từ nào) của câu?
- Hstl- Gvkl:
Câu (a) chú thích thêm cho đứa con gái đầu lòng.
Câu (b) chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm C-V còn lại diễn đạt việc tác giả kể.
? Nếu bỏ đi các từ in đậm đó thì nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao?
- Hstl- Gvkl:
Nghĩa của câu không thay đổi vì phần đó không thuộc bộ phận cấu trúc cú pháp của câu, mà chỉ dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
? Em hiểu thế nào là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk/ 32.
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong sgk
Bài tập1: Xác định thành phần gọi đáp và cho biết tác dụng của các từ đó.
Bài tập 2: Xác định thành phần gọi đáp và cho biết đó là lời của ai.
Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú và công dụng của nó.
Bài tập 5: Gv cho hs viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn
I/ Thành phần hô đáp
1.Ví dụ: sgk
2. Nhận xét
- Này (gọi)
- Thưa ông (đáp)
ž Không tham gia diễn đạt nghĩa của câu.
- Này (tạo lập)
- Thưa ông (duy trì)
ž Dùng để duy trì và tạo lập cuộc gọi.
II/ Thành phần phụ chú
1.Ví dụ: sgk
2. Nhận xét
- Không thuộc bộ phận cú pháp của câu.
- Dùng bổ sung cho nội dung chính.
* Ghi nhớ: sgk/ 32.
III/ Luyện tập: 
1. Bài tập1
- Này (gọi)
- Vâng (đáp)
ž Quan hệ trên dưới.
Bài tập 2:
- Bầu ơi (gọi)
ž Không hướng đến đối tượng cụ thể nào cả.
Bài tập 3: a, Kể cả anh
b, Các thầy
c, Những người
žGiải thích cho cụm danh từ
d, Có ai ngờ
 Thương thương quá đi thôi
ž Thái độ người nói
Bài tập 5: Viết đoạn văn
3. Luyện tập
 4. Bài tập vân dụng 
 - Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 Tuan20-21nam 2014-2015.doc