CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHOCHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
( Học sinh sẽ làm ở nhà )
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Biết vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng vào tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương, có thái độ đúng đắn trước hiện tượng đó.
- Có ý thức thực hiện đúng trình tự các bước khi viết văn.
- Rèn kĩ năng nhận đề, kĩ năng xây dựng dàn ý và viết hoàn chỉnh bài văn.
II. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng )
2. Kiểm tra:
Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận này?
Tiết 100, 101: Tập làm văn. Ngày dạy: 12/01/09 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHOCHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN ( Học sinh sẽ làm ở nhà ) I. Mục đích yêu cầu: Học sinh: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Biết vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng vào tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương, có thái độ đúng đắn trước hiện tượng đó. - Có ý thức thực hiện đúng trình tự các bước khi viết văn. - Rèn kĩ năng nhận đề, kĩ năng xây dựng dàn ý và viết hoàn chỉnh bài văn. II. Tiến trình hoạt động: 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng ) 2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ? Yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận này? 3. Bài mới: Hs Gv Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Hs Gv Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Gv Gv Hs Gv Gv Hs Gv * Hoạt động 1: Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. * Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Đọc 4 đề bài trên bảng . + Học sinh nghèo vượt khó. + Chất đọc màu da cam. + Trò chơi điện tử. + Trạng nguyên Nguyễn Hiền. - Nêu điểm giống nhau ở 4 đề trên? - Hãy chỉ ra những điểm giống nhau đó? - Xung quanh cuộc sống của mình em thấy những sự việc, hiện tượng nào tương tự cần đưa ra bàn luận? Hãy đặt một đề nghị luận? + Nạn chặt phá rừng. + Thanh niên uống rượu, đua xe, lạng lách. * Hướng dẫn cách làm bài - Giới thiệu các dề bài trong Sgk - Muốn làm bài văn nghị luận phải tiến hành những bước nào? - Với đề bài trên có thể thực hiện được mấy bước - Đề thuộc thể loại gì? - Đề nêu sự việc gì? - Nêu yêu cầu của đề? + Tiến hành phân tích đề. - Phạm Văn Nghĩa là ai? Làm việc gì? - Những việc làm của nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? Ý nghĩa của các việc đó ra sao? - Vì sao Thành Đoàn phát động phong trào học tập như bạn Nghĩa? - Nếu mọi hs đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào? + Thảo luận nhóm. + Trình bày những ý kiến tìm được. - Dàn ý của một bài văn gồm mấy phần? - Dựa vào các ý đã tìm được hãy sắp xếp theo bố cục của một bài văn nghị luận? + Tự sắp xếp. a. Mở bài: + Phạm Văn Nghĩa ở Hóc Môn là một hs có nhiều việc làm tốt . + Có thẻ xem Nghĩa là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. b.Thân bài: + Việc làm của Nghĩa có ý nghĩa lớn lao. . Thụ phấn cho bắp để đạt năng suất cao (biết kết hợp học – hành) . Nuôi gà, heo tăng gia sản xuất. . Làm tời – một sự sáng tạo giúp mẹ đỡ vất vả. - Đó là một việc làm thể hiện tấm lòng hiếu thảo của một người con. -Việc Thành Đoàn phát động phong trào học tập bạn Nghĩa được ạoc sinh hưởng ứng vì rất thiết thực (yêu cha yêu mẹ lao động sáng tạo) c. Kết bài: - Việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn . - Mọi học sinh nên học tập và noi gương. - Hướng dẫn cách viết bài hay đoạn văn nghị luận là phải phân tích ý nghĩa của việc bạn Nghĩa thụ phấn cho bắp + Tiến hành viết vào giấy nháp. - Quan sát, hướng dẫn sau đó gọi một số em trình bày bài làm của mình. - Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng cần thực hiện những bước nào? + Đọc phần ghi nhớ. * Bài tập nhanh: Câu 1: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống? a. Suy nghĩ về sự ô nhiễm môi trường hiện nay. b. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận. c. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” d. Suy nghĩ của em về “bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay. Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội? a. Nêu rõ vấn đề nghị luận. b. Lời văn gợi cảm, trau chuốt. c. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng. d. Vận dụng các phép lập luận phù hợp. - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. + Lên bảng chọn câu thích hợp. Tiết 101: * Hướng dẫn luyện tập. - Lập dàn bài cho đề 4 / mục II? + Dựa vào phần gợi ý để làm. - Gọi 1 – 2 em trình bày. - Nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: Hướng dẫn chuẩn bị chương trình địa phương Tập làm văn. - Ở địa phương em có những sự việc, hiện tượng nào cần biêûu dương hay phê phán? + Nêu những sự việc, hiên tượng có thực ở địa phương. - Nhận xét, chọn lọc. * Hoạt động 2: Hướng dẫn chuẩn bị. - Chọn một hiện tượng ở địa phương: “Ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Suy nghĩ của em về vấn đề đó ở địa phương ta.” làm đề bài để học sinh lập dàn ý. + Thảo luận theo nhóm rút ra dàn ý. - Đại diện nhóm trình bày – nhận xét và bổ sung. - Hướng dẫn cách viết: +Về nội dung: Tình hình, ý kiến hay nhận định của cá nhân học sinh phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết phục * Lưu ý: Đây là bài tập làm văn, không phải là báo cáo, tường trình hay khiếu nại trong thực tế nên bài viết phải đảm bảo các yêu cầu như trên. I. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. 1. Đề bài nghị luận về một sợ việc, hiện tượng trong đời sống: a. Ví dụ: - Điểm giống: đề cập đến sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. - Đề yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ, nhận xét, ý kiến. b. Các dạng đề nghị luận. - Nạn chặt phá rừng. - Thanh niên uống rượu, đua xe, lạng lách. 2. Cách làm bài: a. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề: - Thể loại: Nghị luận - Nội dung: Bàn về việc làm tốt của Nghĩa. -Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về việc làm đó * Tìm ý: - Nghĩa giúp mẹ việc đồng áng. - Người biết kết hợp học với hành: thụ phấn cho bắp, nuôi gà, heo - Người biết sáng tạo: làm tời cho mẹ kéo nước. -Ý nghĩa: việc nhỏ -> nhưng ý nghĩa lớn lao -> thương mẹ. =>Yêu cha mẹ, học lao động biết kết hợp học với hành, học sáng tạo - Nếu mọi người đều làm được như bạn-> cuộc sông tốt đẹp. b. Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng - Nêu sơ lược ý nghĩa * Thân bài: - Phân tích ý nghĩa việc làm - Đánh giá việc làm - Đánh giá ý nghĩ của việc phát động phong trào * Kết bài: - Khái quát ý nghĩ. - Bài học c. Viết bài: Qua việc Nghĩa cầm tờ giấy hứng phấn rồi tự thụ phấn cho bắp, cho thấy em là người biết kết hợp giữa học và hành: dùng lí thuyết học được từ môn sinh do thầy cô giảng trên lớp để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Nếu để gió hoặc ong làm điều đó sẽ có cây được, cây mất, còn tay người làm cho từng cây thì năng suất sẽ cao hơn. Việc làm đó giúp ta nghĩ ngay đến bác kĩ sư ở vườn xu hào trong “Lặng lẽ Sa Pa”. Chỉ có những ai có lòng kiên trì, nhẫn nại mới làm được như thế! d. Đọc lại bài viết và sữa chữa: * Ghi nhớ: Sgk. 3. Lyện tập: Lập dàn bài ( Bảng phụ ) II. Hướng dẫn chuẩn bị chương trình địa phương 1. Các sự việc hiện tượng ở địa phương: - Phong trào giúp nhau làm kinh tế. - Phong trào xanh, sạch đẹp xóm làng. - Xây nhà tình thương.. - Một số tệ nạn: đua xe, cờ bạc - Hiện tượng xả rác bừa bãi. - Ô nhiễm môi trường. II. Dàn ý chung: * Đề bài: Ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Suy nghĩ của em về vấn đề đó ở địa phương ta. 1. Mở bài: - Nêu vai trò của môi trường đối với đời sống con người. - Hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương. 2. Thân bài: - Giải thích được môi trường là gì? - Biểu hiện của môi trường bị ô nhiễm. - Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm. - Tác hại của sự ô nhiễm đến đời sống con người. - Biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trườg sống. 3. Kết bài: - Liên hệ trách nhiệm bản thân. - Những hành động trước mắt, trong tương lai. 4. Củng cố: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? 5. Hướng dẫn – dặn dò: a. Bài học: - Nắm vững cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày. - Viết hoàn chỉnh hai đề bài trên (Khoảng 1500 chữ) nộp vào sau dịp tết, bài 28 tiến hành phát biểu. b. Chuẩn bị: - Đọc kĩ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” + Tìm những câu văn tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận trong văn bản. + Nghiên cứu trước các dạng đề đã học chuẩn bị làm bài viết số 5 **********************
Tài liệu đính kèm: