Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. Mục đích yêu cầu:

Học sinh:

 - Nắm được yêu cầu và nội dung bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề đó

 - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận( cách sử dụng dẫn chứng, lập luận, bố cục, cách diễn đạt, trình bày.

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng .)

 2. Kiểm tra: vở bài tâp: 5 em ( Chiến, Hải, Hậu, Nga, Hà)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 108: Tập làm văn.	 Ngày dạy: 10/02/09
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
 - Nắm được yêu cầu và nội dung bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề đó
 - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận( cách sử dụng dẫn chứng, lập luận, bố cục, cách diễn đạt, trình bày.
II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định: 9a: / 36 ( vắng.) 
 2. Kiểm tra: vở bài tâp: 5 em ( Chiến, Hải, Hậu, Nga, Hà)
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài. 
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Đọc bài “Tri thức là sức mạnh”
- Văn bản bàn vấn đề gì?
+ Bàn về giá trị trị của tri thức khoa học và người trí thức.
- Văn bản chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau?
+ Tiến hành phân tích.
- Đưa ra bảng phụ phân tích thêm:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tư tưởng “tri thức là sức mạnh”
+ Thân bài: Giải quyết vấn đề (gồm hai đoạn)
chứng minh sức mạnh của tri thức trên các lĩnh vực: khoa học, cách mạng..
+ Kết bài: Kết thúc vấn đề
Phê phán những nhận thức, thái độ sai lệch, đề xuất thái độ đúng với tri thức.
- Luận điểm thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn?
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết hay chưa?
+ Tìm ra các câu mang luận điểm chính.
( Các câu mang luận điểm chính:
4 câu đầu: “Nhà khoa họcĐó là một tư tưởng sâu sắc.
Tri thức là sức mạnh.
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
Tri thức có sức mạnhchưa biết quý trọng tri thức.
Các luận điểm đã diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.
- Tác giả làm rõ luận điểm bằng những luận cứ nào?
- Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? cách lập luận có sự thuyết phục hay không? 
+ Văn bản sử dụng phép chứng minh là chủ yếu (dùng sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức)
- Qua đó giúp người đọc hiểu rõ điều gì?
- Bài nghị luận trên khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
+ Phân biệt sự khác nhau.
- Phân tích thêm sự khác nhau giữa hai dạng nghị luận:
+ bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống xuất phát từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra vấn đề tư tưởng, bày tỏ thái độ;
+ bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì ngược lại xuất phát từ một vấn đề, một tư tưởng mà bàn bạc vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống.
- Qua văn bản đã tìm hiểu, hãy rút ra nhận xét: 
- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
- Yêu cầu về nội dung của dạng bài này?
- Về hình thức bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì?
+ Đọc phần ghi nhớ.
* Bài tập nhanh: Khoanh tròn vào đầu chữ cái câu em cho là đúng nhất:
 Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là:
 a. Khác nhau về nội dung nghị luận.
 b. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
 c. Khác nhau về cấu trúc bài viết.
 d. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
+ Trả lời nhanh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của đề bài. 
- Văn bản trên thuộc nghị luận nào?
- Văn bản nghị luận bàn về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?
- Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh thuyết phục về giá trị của thời gian.
- Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì?
- Cách lập luận có sức thuyết phục như thế nào?
+ Làm bài tập.
- Nhận xét chung, sửa chữa.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ nhằm củng cố kiến thức:
- Dán bảng phụ có ô chữ
- Nêu luật chơi.
+ Tiến hành chọn ô chữ để chơi.
+ Cổ vũ, tuyên dương.
 HD
B
Á 
C 
H 
Ồ
D
À 
N
B
À
I
P
H
Â
N 
T
Í
C
H
L
Ậ 
P 
L 
U 
Ậ
N
L 
U
Ậ 
N 
C 
Ứ
L
U
Ậ 
N
Đ
I
Ể
M
C
H
Ứ
N
G 
M
I 
N
H
- Qua trò chơi em hiểu thế nào là nghị luận?
- Kết luận.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
1. Ví dụ:Văn bản “Tri thức là sức mạnh”
 - Vấn đề: Bàn về giá trị trị của tri thức khoa học và người trí thức.
 - Bố cục: 3 phần
=> Có quan hệ chặt chẽ.
 - Luận điểm chính:
 + 4 câu của đoạn mở bài.
 + câu mở đoạn và hai câu kết đoạn 2.
 + câu mở đoạn 3.
 + câu mở đoạn 4
- Phép lập luận chủ yếu:
 chứng minh.
=> Giúp người đọc nhận thức được vai trò, sức mạnh của tri thức trong sự phát triển xã hội.
2. Ghi nhớ: Sgk.
II. Luyện tập:
Văn bản: Thời gian vàng 
- Loại nghị luận: về một vấn đề tư tưởng.
-Vấn đề nghị luận: giá trị của thời gian.
- Luận điểm chính:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
- Phép lập luận chủ yếu: phân tích và chứng minh.
=> Lời khuyên con người phải biết quý trọng thời gian.
4. Củng cố: Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
5. Hướng dẫn - dặn dò: 
 a. Bài học:
 - Yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?
 - Về hình thức bài viết phải có bố cục mấy phần? Lời văn? Luận điểm?
 - Đặt nhan đề và lập dàn ý cho câu ca dao: 
 “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 
 b. Chuẩn bị: Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 + Đọc kĩ đoạn văn Sgk / 42và trả lời câu hỏi 1,2,3 /Sgk/43.
 + Xem lại Sgk lớp 8 kiến thức về phép liên kết.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng phụ, một viết lông.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 108.doc