Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc (đoạn trích) hướng dẫn làm tập bài văn số 6 ở nhà viết bài tập làm văn số 6 ở nhà

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc (đoạn trích) hướng dẫn làm tập bài văn số 6 ở nhà viết bài tập làm văn số 6 ở nhà

LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

HOẶC (ĐOẠN TRÍCH)

HƯỚNG DẪN LÀM TẬP BÀI VĂN SỐ 6 Ở NHÀ

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Củng cố kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận để viết tốt bài Tập làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 - Giáo dục tình yêu, niềm tự hào, biết cảm thông chia sẻ với những đau thương của nhiều gia đình trong chiến tranh và tình cha con sâu sắc.

 - Rèn kĩ năng lập dàn ý, dựng đoạn và làm bài Tập làm văn nói chung.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 120: Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc (đoạn trích) hướng dẫn làm tập bài văn số 6 ở nhà viết bài tập làm văn số 6 ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 120: Tập làm văn Ngày dạy: 7/ 03/ 08 
LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
HOẶC (ĐOẠN TRÍCH)
HƯỚNG DẪN LÀM TẬP BÀI VĂN SỐ 6 Ở NHÀ
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Củng cố kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận để viết tốt bài Tập làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Giáo dục tình yêu, niềm tự hào, biết cảm thông chia sẻ với những đau thương của nhiều gia đình trong chiến tranh và tình cha con sâu sắc.
 - Rèn kĩ năng lập dàn ý, dựng đoạn và làm bài Tập làm văn nói chung.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: Nêu các bước của một bài văn nghị luận?
 3. Bài mới:
 Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hướng dẫn luyện tập
- Ôn lại lý thuyết 
- Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Các bước làm bài văn nghị luận?
- Các yêu cầu về kĩ năng viết bài văn nghị luận?
- Để có luận cứ xác thực cần phải làm như thế nào?
+ Phải nắm nội dung cốt truyện và các nhân vật.
- Hướng dnẫ thực hành – lập dàn ý.
- Ghi đề bài trên bảng. 
- Đề bài trên thuộc dạng đề nào? 
-Thuộc dạng đề mệnh lệnh
- Hãy xác định yêu cầu của đề? Gạch chân những từ ngữ quan trọng?
+ Thảo luận theo nhóm hình thành dàn bài chi tiết (7’)
- Dùng câu hỏi cho từng nhóm để đưa ra dàn ý thống nhất.
- Em hiểu gì về hoàn cảnh cụ thể của Miền Nam nước ta trước đây? (khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình)
- Nêu những nhận xét (ý kiến) về hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích?
+ Những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hy sinh, nghị lực 
- Tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng của bé Thu trong những ngày ba về phép và khi trưởng thành?
- Tâm trạng của ông Sáu khi con không chịu nhận mình? Khi con nhận ra và phải xa con vào chiến trường?
- Việc anh sáu công phu làm chiếc lược có ý nghĩa gì?
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết của Nguyễn Quang Sáng có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào?
+ Trình bày kết quả thảo luận – lớp nhận xét và bổ sung.
- Sửa chữa.
I. Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đọan trích)
 1. Ôn lý thuyết:
 2. Luyện tập:
* Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 1. Tìm hiểu đề – tìm ý:
 2. Lập dàn ý: (Bảng phụ)
 a.Mở bài:
 -Truyện chiếc lược ngà là truyện xuất sắc
 -Viết về tình cha con và nỗi đau chiến tranh do quân Mĩ gieo rắc vào miềm Nam.
 b.Thân bài:
 * Hình ảnh bé Thu:
 - Năm ba đi: bé một tuổi
 - Năm gặp ba: bé chín tuổi
 + Vì vết theo trên mặt: không nhận ra ba, bướng bỉnh, không gọi ba.
 + Khi nghe ngoại kể: ân hận
 + Khi ba đi: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài 
 + Dang cả hai chân câu chặt 
->Giây phút dã biệt trở thành vĩnh biệt -> nỗi đau tê tái.
 - Khi trưởng thành: làm giao liên trả thù nhà, thù nước => anh dũng
* Hình ảnh ông Sáu:
 - Tham gia hai cuộc chiến.
 - Khao khát ngày về, gặp con, nghe tiếng gọi ba không trọn vẹn -> đau đớn
 - Lúc ra đi: con thé lên “ba  ba” “Rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”
->Nỗi nhớ con da diết.
 + Hứa: mua lược
 -Vào chiến trường: ân hận “Sao mình lại đánh con”
 + Tìm ngà voi cùng với vỏ đạn rồi tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo khắc “Yêu nhớ Thu con của ba”
->Tình cảm sâu nặng, tha thiết.
 - Trước lúc hy sinh “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho bạn 
=> Chiến tranh – hy sinh nhưng “Tình cha con không thể chết được”
 c.Kết bài:
 - Xây dựng tình huống độc đáo, tính cách nhân vật có chiều sâu.
-> Ca ngợi tình cha con thiêng liêng.
II. Hướng dẫn viết bài
 - Thể loại: nghị luận văn học.
 - Yêu cầu: Cảm nhận được nét mới trong tình cảm với làng quê của nhân vật ông Hai. Một trưòng hợp tiêu biểu cho những chuyển biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dnâ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp (tình yêu làng quê đặt trong tình yêu nước, tình cảm đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.)
 - Phạm vi: tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã được học.
 - Phương pháp: Những nhận xét, suy nghĩ cần gắn với việc vận dụng linh hoạt các thao tác phân tích, chứng minh, giải thích, chứng minh trong quá trình viết bài...Lựa chọn những câu văn tiêu biểu, chi tiết tình huống hay trong tác phẩm Làng để làm dẫn chứng cho bài viết. Tránh sa vào kể, tóm tắt
 - Hình thức trình bày: phải mạch lạc, bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng. 
 - Không được sao chép các bài văn mẫu.
 III. Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà:
 1. Đề bài: Truyện “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 2. Đáp án – biểu điểm:
 a.Mở bài: 1,5 đ
 - Nêu được truyện ngắn “làng” của Kim Lân đã làm nổi bật được những chuyển biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt nam thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (0,75 đ)
 - Tiêu biểu là nhân vật ông Hai (0,75 đ) 
 b.Thân bài: (7 đ)
 - Nêu nổi bật được những chuyển biến mới trong tình cảm:
 + Trước cách mạng: Tình cảm của người nông dân chỉ hạn hẹp phục tùng địa chủ (1 đ)
 - Sau cách mạng:
 + Có ánh sáng cách mạng soi đường -> nhận ra sai trái -> thù địa chủ -> đi theo cách mạng (Khoe làng kháng chiến) (1,5 đ)
 + Khi đi tản cư : không muốn rời làng -> quyết định “Tản cư là kháng chiến” (1,5 đ)
 + Khi nghe tin làng theo Tây (đau khổ, dằn vặt, thù làng)
-> Tình yêu nước, yêu kháng chiến bao trùm lên tình yêu làng (1,5 đ)
 + Khi nghe tin cải chính (vui sướng, hả hê) tình cảm trọn vẹn. 
 -Ýù văn mạch lạc, có dẫn chứng cụ thể, phân tích được bút pháp xây dựng tình huống độc đáo và diễn biến tâm lí sâu sắc. (1,5 đ)
 c.Kết bài: 
 - Khẳng định lại tình cảm của ông hai tiêu biểu cho người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (0,75 đ)
 -Tình cảm của bản thân (0,75 đ)
( Bố cục phải mạch lạc, trình bày được những nhân xét, đánh giá của người viết bằng lời văn trong sáng, hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác, rõ ràng lấy từ tác phẩm Làng của Kim Lân)
 * Chú ý: Nộp bài đúng quy định vào tiết văn hôm sau.
4. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Nộp bài vào tiết học sau.
 - Chuẩn bị: Soạn bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 + Hình ảnh, chi tiết nào lạ so với những bài thơ thu em đã từng đọc. 
 + Tìm thêm một số bài thơ viết về mùa thu trong thi ca Việt Nam.
 + Có ý kiến cho rằng: “Đọc sang thumùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức trong ta những gì da diết lắm”. Em có đồng ý không? Vì sao?
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 120.doc