NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
- Lê Minh Khuê-
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Giáo dục những phẩm chất cao đẹp: lạc quan, yêu đời, giàu nghị lực trong cuộc sống và biết phê phán tội ác của đế quốc Mĩ khi làm cho môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu về chân dung tác giả, hình ảnh những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, ca khúc cô gái mở đường.
Học sinh: Đọc, tập tóm tắt và soạn bài
III. Tiến trình lên lớp:
Tiết 141 + 142: Ngày dạy: 24 - 27/3/09 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - Lê Minh Khuê- I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh: - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.Thấy được nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. - Giáo dục những phẩm chất cao đẹp: lạc quan, yêu đời, giàu nghị lực trong cuộc sống và biết phê phán tội ác của đế quốc Mĩ khi làm cho môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật) II. Chuẩn bị: Giáo viên: Máy chiếu về chân dung tác giả, hình ảnh những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, ca khúc cô gái mở đường. Học sinh: Đọc, tập tóm tắt và soạn bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 9a / 35 (vắng) 2. Kiểm tra: Nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật bài Bến quê? 3. Bài mới: Cho Hs quan sát hình ảnh những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. -> giới thiệu bài mới. Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Hs Gv Tiết 141 * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Yêu cầu HS đọc chú thích (*) Sgk. - Gọi 1 Hs tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu thêm chân dung Lê Minh Khuê và sự nghiệp sáng tác của bà.. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản: - Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? (Tự sự) - Xác định ngôi kể? ( Ngôi 1) - Truyện kể về mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? - Ai là người trần thuật? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? + Tạo điều kiện để miêu tả nội tâm nhân vật, tạo điểm nhìn phù hợp. - Hướng dẫn Hs đọc kể và tóm tắt. + Ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. + Họ quan sát địch thả bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh giá vị trí trái bom chưa nổ, phá bom thông đường. + Họ sống hồn nhiên thanh thản, mơ mộng và rất yêu thương gắn bó với nhau trong tình đồng đội. + Phần cuối truyện tả hành động và tâm trạng của các nhân vật chủ yếu là Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự săn sóc của hai người đồng đội. + Tiến hành tóm tắt. * Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích. - Em hãy phân tích những điểm chung và điểm riêng của ba nhân vật? ( Chiếu cho Hs xem những hình ảnh gợi lên sự nguy hiểm trong chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn, với hình ảnh mội trường bị tàn phá nặng nề) + Hoàn cảnh sống, làm việc? + Xuất thân? + Tính cách của mỗi người? Tiết 142 - Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong được hiện lên như thế nào? + Tâm hồn trong sáng, dũng cảm hồn nhiên, lạc quan. - Gọi Hs đọc lại đoạn tự thuật – hồi tưởng của nhân vật Phương Định. - Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào ở phần đầu truyện? - Sự hồi tưởng của cô về tuổi niên thiếu ở Hà Nội? - Tâm trạng của cô ra sao trong lần phá bom ở cuối truyện? - Nhận xét về cách miêu tả tâm lí? Cách sử dụng ngôn ngữ? - Qua đó nêu cảm nhận của em về nhân vật này? + Là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. - Qua việc tìm hiểu văn bản trên em hãy nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật? + Tác dụng của việc sử dụng câu ngắn? + Cách xây dựng tình huống truyện? + Đọc phần Ghi nhớ Sgk. * Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập - Em hiểu gì về tên nhan đề “ Những ngôi sao xa xôi”? I. Giới thiệu chung: (Sgk) II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc – chú thích: 2. Tóm tắt: 3. Phân tích: a. Hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong. * Điểm chung: - Hoàn cảnh sống, chiến đấu: cùng công việc nguy hiểm, ác liệt. - Xuất thân: Từ Hà Nội - Tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm, tình đồng đội gắn bó, hay mơ mộng * Điểm riêng: (nét riêng) - Chị Thao: từng trải hơn, sợ máu, chăm chép bài hát. - Nho: Thích thêu thùa. - Phương Định: Thích ngắm mình, mơ mộng, thích hát. à Tình huống độc đáo. => Tâm hồn trong sáng, dũng cảm hồn nhiên, lạc quan. b. Hình ảnh Phương Định: - Khá đẹp, được nhiều người để ý. - Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. - Yêu mến đồng đội. - Dũng cảm, tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. à Miêu tả tâm lí độc đáo, độc thoại nội tâm. => Là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. III. Tổng kết: Ghi nhớ: Sgk. IV. Luyện tập: à ý nghĩa biểu tượng 4. Củng cố: Cho Hs nghe ca khúc “Cô gái mở đường” và đoạn phim “Mười cô gái trên ngã ba Đồng Lộc”. 5. Hướng dẫn – dặn dò: a. Bài học: - Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về những cô thanh niên xung phong trong truyện? b. Chuẩn bị: Chương trình địa phương Tập làm văn, tập thuyết trình ở nhà. *******************************
Tài liệu đính kèm: