Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 151, 152: Bố của xi mông

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 151, 152: Bố của xi mông

BỐ CỦA XI MÔNG

 Mô-pa-xăng

I. Mục tiêu cần đạt

 Học sinh:

- Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản.

- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện.

II. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định: 9a /35 (vắng )

2. Kiểm tra: - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”đã hiện ra trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào?

- Tại sao lại gọi anh ta là vị chúa đảo? Qua việc miêu tả,ta đã thấy thấp thoáng những phẩm chất,tính cách gì của nhân vật?

3. Bài mới : Giới thiệu bài: Ở lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản nào của những tác giả nào thuộc văn học Pháp? -> Dẫn dắt vào bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 151, 152: Bố của xi mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 151, 152:	Văn bản:	 Ngày dạy: 14/ 04 /09
BỐ CỦA XI MÔNG
	Mô-pa-xăng
I. Mục tiêu cần đạt 
 Học sinh: 
- Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản. 
- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện. 
II. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định: 9a /35 (vắng ) 
2. Kiểm tra: - Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”đã hiện ra trước mắt người đọc qua nghệ thuật miêu tả của Đi-phô như thế nào?
- Tại sao lại gọi anh ta là vị chúa đảo? Qua việc miêu tả,ta đã thấy thấp thoáng những phẩm chất,tính cách gì của nhân vật?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Ở lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản nào của những tác giả nào thuộc văn học Pháp? -> Dẫn dắt vào bài mới. 
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Gv
Gv
Gv
 Gv
 Hs
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả,tác phẩm 
- Cho Hs đọc chú thích * Sgk/142.
+ Tóm tắt những nét chính về tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng? 
- Ngoài những ý có trong Sgk, GV cung cấp cho Hs một số thông tin về tác giả.
(Là nhà văn Pháp. Cha ông thuộc dòng dõi quý tộc đã sa sút. Khi chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ (1970), ông nhập ngũ. Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình , ông lên Pa-ri kiếm ăn, làm việc ở bộ hải quan và giáo dục. Sáng tác thơ văn.)
- Em biết gì về văn bản “Bố của Xi-mông”? 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản
- Yêu đọc giọng chú ý phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của Xi-mông, bác Phi-líp và chị Blăng-sốt. 
GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc.
+ Giải thích các từ khó.
- Xác định ngôi kể? 
+ ( ngôi thứ 3 )
- Văn bản có thể chia bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần?
+ Từ đầukhóc hoài: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. 
+ Tiếp .một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp. – Tiếp ..bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà,bác gặp chi Blăng-sốt.
+ Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. 
- Chuyện kể theo trình tự nào?
+ Tóm tắt nội dung chính. 
- Chuyển ý: Xi-mông là một bé trai, độ 7-8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát,gần vụng dại. Nó không biết bố mình là ai. Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bạn bè trong trường thường hay trêu chọc vì nó không có bố. Nó đau khổ lắm, đến mức .
+ Đọc đoạn 1.
- Đoạn văn kể,tả lại chuyện gì, cảnh gì?
- Xi-mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
* Thảo luận 5p: Tâm trạng Xi-mông được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lý lứa tuổi của em không? Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ điều đó?
TIẾT 2:
 Ổn định:
- Khái quát tiết 1 – chuyển y.ù
* Hoạt động 2: (TT)
+ Đọc diễn cảm đoạn văn:Bỗng một bàn tay chắc nịch .bỏ đi rất nhanh.
- Xi-mông tỏ thái độ ntn khi bất ngờ gặp bác Phi-líp ở bờ sông?
- Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em lúc này? 
* Thảo luận 3p: Khi gặp mẹ, tại sao bé Xi-mông lại oà khóc. Những câu nói, câu hỏi của bé đối với bác Phi-líp ngay sau đó nói lên điều gì? 
+ Đọc đoạn cuối cùng. 
- Tại sao trước những lời trêu cợt và tiếng ười ác ý của lũ bạn ở trường, Xi-mông đầu tiên quát vào mặt chúng mạnh mẽ như ném một hòn đá? Sau đó lại không trả lời gì hết? Trong lòng em, khi ấy đã có những suy nghĩ và tình cảm gì hướng về người bố mới-bác thợ rèn Phi-líp? 
- Tóm lại,em có nhận xét gì về nhân vật Xi-mông? 
- Theo em, chị Blăng-sốt có phải là người phụ nữ xấu không?
- Việc tác giả tả sơ qua vài nét hình dáng chị qua cái nhìn của bác Phi-líp có ý nghĩa gì?
- Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng. Nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ như thế nào?
- Trước câu hỏi ngây thơ của con, thái độ của chị như thế nào?
- Ta có thể nói gì về người phụ nữ, người mẹ trẻ này? 
- Qua đoạn tả chân dung Phi-líp, em có cảm tình với nhân vật này không?Vì sao?
- Tại sao bác Phi-líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với chị Blăng-sốt?
- Tại sao bác nhanh chóng nhận lời khi làm bố của Xi-mông? Đây có phải là câu đùa để dỗ dành, an ủi một đứa trẻ con của một người đàn ông tốt bụng?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Khái quát diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong đoạn trích,qua đó nhân xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả? 
- Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông?
+ Đọc ghi nhớ sgk/144.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (Sgk)
2. Tác phẩm: (Sgk)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Bố cục: 4 phần
3. Phân tích
a. Nhân vật Xi-mông.
* Tâm trạng ở bờ sông.
 - Đau khổ, bỏ ra bờ sông định tự tử. 
- Trước cảnh đẹp thiên nhiên quên đi chuyện đau khổ, muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa. 
- Chợt nhớ mẹ, em lại khóc.
-> Tâm trạng nhân vật thiếu nhi rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. 
=>Tuyệt vọng, bất lực.
* Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà. 
- Được dịp trút nỗi lòng đau khổ ngây thơ của mình. 
- Trả lời bác bác thợ: giọng nghẹn ngào trong tiếng nấc .
- Gặp mẹ: đau đớn, buồn tủ, ôm cổ mẹ và oà khóc.
- Hỏi bác: “Bác có muốn làm bố của cháu không?”.
-> Khao khát có bố của bé nhất định phải thực hiện. 
=> Là nhân vật đáng thương, tình cờ cuộc sống đem lại hạnh phúc cho em. 
b. Nhân vật Blăng- sốt. 
- Cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình 
- Ôm con, nghe con khóc, má đỏ ửng, tê tái đến tận xương tuỷ, 
 - Hôn con, nước mắt lã chã tuôn rơi. 
- Trước câu hỏi ngây thơ của con: im lặng, hổ thẹn, quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực.
=> Phụ nữ đức hạnh, sống đứng đắn, nghiêm túc, yêu thương con.
c. Nhân vật Phi-líp.
- Là người lao động lương thiện, nhân hậu, giản dị, yêu trẻ.
III. Tổng kết
 Ghi nhớ Sgk/144
4. Củng cố: Suy nghĩ của em về tư tưởng của tác giả thể hiện qua văn bản?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
a. Bài học: Học bài, Thuộc ghi nhớ.
 - Đọc lại các văn bản truyện trong Sgk (cả 2 tập);vở ghi bài học các tác phẩm đó. 
b. Chuẩn bị: Ôn tập về truyện theo bảng sau:
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
n Tg sáng tác
Nghệ thuật
Nội dung.
 - Tóm tắt toàn bộ nội dung những tác phẩm truyện đã học.
- Chọn một số nhất vệt má em thích và viết đoạn văn nêu cảm nhận.
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 151 -152.doc