Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 18: Xưng hô trong hội thoại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 18: Xưng hô trong hội thoại

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 1. Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong TV. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

 2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ xưng hô hợp lí trong giao tiếp.

 3. Có ý thức cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ vào hoạt động giao tiếp.

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Nêu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Ví dụ.

(2) Nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại ? Ví dụ.

 b) Đáp án :

 (1) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp : Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. ( Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ? )

 (2) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau :

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp ;

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 18: Xưng hô trong hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
08
09
2009
Tuần :
4
Ngày dạy :
10
09
2009
Tiết :
18
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 1. Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong TV. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
 2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ xưng hô hợp lí trong giao tiếp.
 3. Có ý thức cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ vào hoạt động giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 a) Câu hỏi :
Nêu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Ví dụ.
(2) Nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại ? Ví dụ.
 b) Đáp án :
 (1) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp : Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. ( Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ? )
 (2) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau :
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp ;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Bài mới : Để vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoại thì đối tượng giao tiếp phải có vốn từ vựng nhất định, vốn sống và kĩ năng giao tiếp. Việc sử dụng từ ngữ để xưng hô trong hội thoại một cách hợp lí cũng góp phần quan trọng vào thành công của cuộc giao tiếp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu phần I
-H: Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó ?
-H: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
* Gọi HS đọc câu hỏi I.2 -> GV nhắc lại từng vế của câu hỏi và gọi HS trả lời, HS khácbổ sung -> GV góp ý, kết luận.
-H: Qua bài tập 2, em thấy, khi dùng từ ngữ xưng hô chúng ta phải chú ý điều gì ?
Hđ 1 : Tìm hiểu Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
* Từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt : ông , bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, câu, mợ, dì, anh, chị, em, cháu .... ; thầy , cô, ..... ; tôi, chúng tôi, ta , chúng ta, em, mày, nó, hắn, y ....
-> Cách dùng : Tuỳ vào đối tượng, quan hệ, tình huống giao tiếp, ...
* Phát biểu.
* Phát hiện -> Nêu :
- Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích : 
 (a) : em – anh ( của Dế Choắt nói với Dế mèn), ta – chú mày ( của Dế Mèn nói với Dế Choắt )
 (b) Tôi – anh ( của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế mèn )
* Sự thay đổi của cách xưng hô : 
- Trong đv (a), sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vã người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch. Nhưng trọng đoạn trích (b) , sự xưng hô thay đổi hẵn, đó là sự xưng hô bình đẵng, không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại.
* Có sự thay đổi về cách xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích (a) nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vã, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
* Khái quát -> Trả lời.
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- TV có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hơp.
Hđ 2 : Hd HS luyện tập
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 1.
* Cho HS trả lời từng vế của câu hỏi -> GV góp ý, kết luận.
Hđ 2 : Luyện tập
* Xác định yêu cầu của bt -> Tìm đáp án 
-> Trả lời :
II. Luyện tập
1. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ. Thay vì dùng chúng em, cô học viên người Châu Âu lại dùng chúng ta. Trong tiếng Việt, có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hô chỉ “ngôi gộp” (tức chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có người nói và cả người 
* GV nêu yêu cầu bt 2 -> Gọi HS trả lời -> GV kết luận.
* Lưu ý : Khi viết bài bút chiến, tranh luận, khi cần nhấn mạnh ý kiến riêng của cá nhân, thì tác giả dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn.
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 3 -> Nêu đáp án -> GV chốt.
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 4 -> HS nêu đáp án -> GV chốt.
* GV nêu yêu cầu của bt 5 -> Gợi ý thực hiện -> cho HS phát biểu -> GV góp ý.
* GV nêu yêu cầu của bt 6 -> Gợi ý thực hiện -> cho HS phát biểu -> GV góp ý.
* Suy luận -> Nêu
* Phân tích từ ngữ xưng hô -> Tìm tác dụng -> Trả lời.
* Phân tích từ ngữ xưng hô -> Khái quát tác dụng -> Trả lời.
* Phân tích tác dụng của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác -> Phát biểu.
* Phân tích .
nghe như chúng ta) và phương tiện xưng hô chỉ “ngôi trừ” ( tức chỉ một nhóm ít nhất là hai người, trong đó có người nói, nhưng không có người nghe như chúng tôi, chúng em, ... ) . Ngoài ra có phương tiện xưng hô vừa có thể dùng để chỉ “ngôi gộp”, vừa có thể dùng được để chỉ “ngôi trừ” như chúng mình. Khác với tiếng Việt, nhiều ngôn ngữ Châu Âu không có sự phân biệt đó, chẵng hạn Wa trong tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Việt là chúng tôi hoặc chúng ta tuỳ thuộc vào tình huống. Do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ ( không phân biệt được “ngôi gộp” và “ngôi trừ” ), cô học viên đã có sự nhầm lẫn. Điều đáng chú ý là việc dùng chúng ta, thay vì dùng chúng em / chúng tôi, trong tình huống này làm cho ta có thể hiểu là lễ thành hôn là của cô học viên người châu Âu với vị giáo sư Việt Nam.
2. Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong các vb khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong các vb. Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
3. Trong truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường. Nhưng xưng hô với sứ giả thì sử dụng những từ ta – ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường.
4. Vị tướng, tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng con. Ngay khi thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô. Cách xưng hô đó thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó là bài học sâu sắc về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, rất đáng để noi theo.
5. Trước năm 1945, đất nước ta còn là nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua. Vua không bao giờ xưng với dân chúng của mình là tôi mà xưng là trẫm. Việc Bác, người đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng tôi và gọiï dân chúng là đồng bào tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặc trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
6. Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích này là của một kẻ có vị thế, quyền lực (cai lệ) và một người dân bị áp bức (chị Dậu). Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng, hống hách. Cách xưng hô của chị Dậu ban đầu là hạ mình, nhẫn nhục ( cháu – ông ), nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn thái độ và hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng.
Hđ 3: Củng cố – Dặn dò :
* Gọi HS lên bảng củng cố bài ( nhắc lại nội dung kiến thức bài học ).
* Dặn dò : 
Nắm nội dung kiến thức bài học. Làm các bài tập vào vở bài tập.
Soạn bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”và bài “Sự phát triển của từ vựng”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc4 - XUNG HO TRONG HOI THOAI.doc