Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

 (Trích: Vũ trung tuỳ bút ) - Phạm Đình Hổ -

 I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua, chúa, sự những nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực, cụ thể, sinh động.

- Giáo dục lối sống tiết kiệm, có ý thức xây dựng đất nước.

- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự.

 II. Chuẩn bị:

 Giáo viên:

 - Tham khảo tài liệu lịch sử về phủ chúa thời Thịnh vuơng Trịnh Sâm – Đặng Thị Huệ, chuẩn bị câu hỏi thảo luận ra giấy.

 - Phương tiện: bảng phụ, bút dạ.

 Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích, so sánh tuỳ bút hiện đại với trung đại.

 III. Tiến trình hoạt động:

 1. Ổn định: 9a /36 (vắng )

 2. Kiểm tra 15 : phần văn ( trong sổ bộ đề )

 3.Bài mới: Giới thiệu Tác giả sống vào thời kì khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến nên sớm có tư tưởng ẩn dật, và sáng tác trên nhiều lĩnh vực, văn học, triết học, sử học Nói qua về giá trị đặc sắc của Tuỳ bút.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22: Văn bản. Ngày giảng: 14 / 09 / 08
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích: Vũ trung tuỳ bút ) - Phạm Đình Hổ - 
 I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua, chúa, sự những nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực, cụ thể, sinh động.
- Giáo dục lối sống tiết kiệm, có ý thức xây dựng đất nước.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự.
 II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: 
 - Tham khảo tài liệu lịch sử về phủ chúa thời Thịnh vuơng Trịnh Sâm – Đặng Thị Huệ, chuẩn bị câu hỏi thảo luận ra giấy.
 - Phương tiện: bảng phụ, bút dạ.
 Học sinh: Đọc, tìm hiểu và phân tích, so sánh tuỳ bút hiện đại với trung đại.. 
 III. Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng) 
 2. Kiểm tra 15 : phần văn ( trong sổ bộ đề )
 3.Bài mới: Giới thiệu Tác giả sống vào thời kì khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến nên sớm có tư tưởng ẩn dật, và sáng tác trên nhiều lĩnh vực, văn học, triết học, sử học Nói qua về giá trị đặc sắc của Tuỳ bút.
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. + Đọc chú thích (*).
- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ?
(Vũ trung tuỳ bút gồm 88 câu chuyện lớn nhỏ, là mẫu mực của thể tuỳ bút).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
- Hướng dẫn cách đọc: Giọng điệu phê phán. 
 + Đọc văn bản và giải thích các từ khó.
- Hãy cho biết bài văn thuộc thể loại nào?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích văn bản.
+ Đọc đoạn văn từ đầu cho đến ”biết đó là triệu bất thường”
- Tìm hiểu những chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa?
+ Tìm chi tiết như: Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý “thích chơi đèn đuốc, việc xây dựng cứ liên miên -> hao tiền tốn của.
+Những cuộc dạo chơi của chúa Trịnh ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ: diễn ra thường xuyên “tháng ba bốn lần”, huy động rất đông người hầu hạ “binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”
 - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn?
+ Miêu tả cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉû vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
- Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn: “Mỗi khi đêm thanh, cảnh vắng biết đó là triệu bất tường”?
+ Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trâm cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” lại được bày vẽ tô điểm như“bến bể đầu non”
- Cảnh đó gợi lên cho người đọc cảm giác như thế nào?
=> gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp bình yên, phồn thực.
- Điều này nói lên số phận của triều đại nhà chúa ra sao?
+ Triều đại thối nát suy vong.
Bình:Âm thanh nghe ghê rợn trước một cái gì đó tan tác đau thương chứ không yên bình, phồn thịnh -> dự báo mộy điềm gở chẳng lành, báo trước sự suy vong của một triều đại chỉ biết chăm lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc tr6n mồ hôi, nước mắt thậm chí cả xương máu của dân lành. (Liên hệ bộ phim: Đêm hội Long Trì).
- Yêu cầu học sinh đọc phần 2.
- Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã những nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào ?
+ Nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay , thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” đêm đến lấy phăng đi. Rồi buộc tội đem dấu vật cung phụng để doạ lấy tiền” 
- Em nhận xét gì về các thủ đoạn của chúng?
+ Đó là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của đến hai lần, bằng không thì cũng tự tay phải huỷ bỏ của quý của mình. Đó là điều hết sức vô lí và bất công.
- Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài “Nhà ta ở phường Hà Khẩu  cũng vì cớ ấy”?
+ Kể sự việc xảy ra ở nhà mình làm làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết mà tác giả ghi ở trên, đồng thời làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động .
- Thể hiện cảm xúc và thái độ gì của tác giả?
+ Thái độ bất bình, phê phán.
- Theo em thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà các em đã học ở tiết trước? Tuỳ bút cổ có gì khác so với tuỳ bút hiện đại?
- Ở thể loại truyện Có nhân vật, cốt truyện -> xung đột, nội tâm, ngoại cảnh 
+ Thể tuỳ bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.
* Hoạt động 4:Hướng dẫn tổng kết. 
- Đánh giá về nghệ thuật viết tuỳ bút của tác giả?
- Giá trị hiện thực của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
+ Trình bày phần ghi nhớ.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
- Viết đoạn văn ngắn nhận xét xã hội phong kiến Việt Nam thời Chúa Trịnh.
- Cho HS đọc bài đọc thêm, tìm ý của đoạn văn đó, những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc, đói kém. Sau đó liên hệ với bài học tự viết về những nhận thức và cảm xúc của mình.
I .Giới thiệu chung:
 (Sgk/ 61 )
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Thể loại: Tuỳ bút
3. Phân tích:
a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại:
* Chúa Trịnh.
 - Xây dựng nhiều cung điện, đền đài.
- Thích: trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch
 - Ăn chơi trác táng, lố lăng làm hao tiền tốn của.
-> Miêu tả tỉ mỉ, liệt kê cụ thể, chân thực.
=> Lộng quyền, xa xỉ(dự báo sự sụp đổ, suy vong.)
* Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa:
- Cướp đoạt của quý trong thiên hạ.
- Được tiếng mẫn cán.
-> Cách viết phong phú, sinh động
=> Ỷ thế mặc sức vơ vét của cải của dân, tác oai tác quái
b. Thái độ của tác giả.
- Bất bình.
 - Phê phán gay gắt.
c. Tìm hiểu thể văn tuỳ bút:
- Ghi chép sự việc, con người chân thực, cụ thể.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ Sgk)
IV. Luyện tập: 
Viết đoạn văn.
4. Củng cố: Kết hợp nội dung bài học với kiến thức lịch sử đã học, em bình luận gì về chế độ phong kiến thời suy vong? 
 5. Hướng dẫn – dặn dò: 
- Nắm vững nội dung nghệ thuật bài học.
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi 14.
 + Chú ý những câu văn làm nổi bật hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệä.
 + Tìm chi tiết chứng minh cuộc hành binh thần tốc.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct- 22.doc