Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Cảm nhận được vẽ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán dân hại nước.

 - Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trân thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.

 - Giáo giục lòng yêu kính những vị anh hùng, căm ghét bọn ngoại xâm, bán nước.

 - Rèn kĩ năng tóm tắt, phân tích.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: ĐDDH: Tranh ảnh về anh hùng Nguyễn Huệ, Sơ đồ trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi.

 - Học sinh: Đọc, tìm hiểu và soạn bài và vẽ sơ đồ các mũi tiến công của Nguyễn Huệ.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 23: Hoàng Lê Nhất Thống Chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: Văn bản Ngày dạy: 13/10/208 
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Hồi thứ mười bốn
“Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng long Chiêu Thống trốn ra ngoài”
 - Ngô Gia Văn Phái -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Cảm nhận được vẽ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán dân hại nước.
 - Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trân thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
 - Giáo giục lòng yêu kính những vị anh hùng, căm ghét bọn ngoại xâm, bán nước.
 - Rèn kĩ năng tóm tắt, phân tích.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: ĐDDH: Tranh ảnh về anh hùng Nguyễn Huệ, Sơ đồ trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi.
 - Học sinh: Đọc, tìm hiểu và soạn bài và vẽ sơ đồ các mũi tiến công của Nguyễn Huệ. 
III.Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 9a /36 (vắng.) 
 2. Bài cũ: 
 a. Câu hỏi: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh gợi cho em có suy nghĩ gì về hiện thực đất nước thời đại nhà chúa Trịnh?
 b. Đáp án: Nêu được hiện thực xã hội phong kiến đen tối, vua chúa lộng hành, ăn chơi sa đoạ gây ra nhiều nỗi khổ cho dân.(10đ).
 3. Bài mới: GV tóm tắt những nét chính về diễn biến hai hồi trước (11.12).
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
 - Gọi HS đọc phần chú thích (*)
 - Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
- Hướng dẫn cách đọc. ( giọng hùng hồn, tự hào)
- Gọi 2 HS đọc văn bản, sau đó yêu cầu một em tóm tắt nội dung.
+ Nhận xét bổ sung.
- Qua việc chuẩn bị bài ở nhà cho biết bài văn thuộc thể loại nào?
- Em hiểu gì về thể chí?
- Gợi ý: Chí là thể văn vừa có tính chất văn vừa có tính chất sư. Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi (vd: Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa)
- Nêu bố cục của văn bản? Đại ý?
+ Chia bố cục. ( ba phần)
Đ1: “Từ đầu Mậu Thân (1788)” -> Tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
Đ2: “Vua Quang Trung tự mình  kéo vào thành” 
-> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng...
Đ3: Phần còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
+ Đọc phần 1,2.
- Bắc Bình Vương phản ứng như thế nào khi được tin quân Thanh đến Thăng Long và vua Lê thụ phong?
- Phản ứng đó cho thấy đặc điểm nào trong con người Bắc Bình Vương?
- Việc Bắc Bình Vương nghe lời tướng sĩ, lên ngôi lấy niên hiệu Quang Trung, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc cho thấy thêm điều gì ở vị vua này?
-Trong lời dụ của Vua Quang Trung với quân lính khi ở Nghệ An có những gợi nhớ đến Sông núi nước Nam và Bình Ngô đại cáo. Hãy tìm những câu văn ấy. Điểm chung ấy có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào?
- Em đọc được những tư tưởng cảm xúc nào của Quang Trung trong những lời chỉ dụ quân sĩ của ông?
- Qua đó em thấy được điều gì ở người anh hùng?
-Việc Quang Trung dùng Ngô Thì Nhậm chủ mưu rút quân khỏi Thăng Long, tha tội cho Ngô Văn Sở cho thấy năng lực gí ở vị vua này?
- Ý muốn lâu dài tránh chuyện binh đao với phương Bắc để phúc cho dân nói lên điều gì?
- Sự khao quân vào ngày 30 tháng chạp cúng lới hứa hẹn đón năm mới ở Thăng Long vào ngày mồng 7 tết cho thấy năng lực đặc biệt nào của vua?
- Các sự kiện trên đã nói với ta về một vị vua như thế nào?
+ Tìm và phân tích.
* Ngày dạy: 16/09/08 *Tiết 2
+ Theo dõi phần văn bản tiêp theo:
- Nếu hình dung cuộc tiến quân của Quang Trung vào Thăng Long bằng một sơ đồ ghi những trận thắng lớn, thì sơ đồ đó sẽ như thế nào? 
+ Lên bảng vẽ ( Phú Xuyên > Hà Hồi -> Ngọc Hồi -> Thăng Long)
- Tóm tắt hai trận đánh ở phú xuyên và Hà Hồi?
- Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang Trung ở hai trận này?
+ Dựa vào hai trận đánh nhận xét, so sánh.
- Trận Ngọc Hồi diễn ra như thế nào? ( Mũi chính? Mũi phụ? Cách đánh? Kết quả? )
- So với hai trận trước, trận đánh này tỏ rõ sức mạnh của quân Tây Sơn ra sao?
- Các trận thắng ấy khẳng định tài năng quân sự nào của vua Quang Trung?
- Tính lịch sử đan xen chất văn học của thể chí được bộc lộ rõ trong phần văn bản này. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
- Trong chiến trận hình ảnh vua Quang Trung hiện lên như thế nào?
+ Hình ảnh “Tấm áo bào màu đỏ của vua đã sạm đen khói súng....”
- Em có nhận xét gì qua đoạn văn trần thuật trên?
+ Đoạn văn không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian mà còn chú ý tới điều gì?
+ Miêu tả cụ thể hành động, lời nói, trận đánh...
- Qua những nét đẹp trên em hãy hình dung khái quát hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào?
a. Quả cảm.
b. Mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt.
c. Nhạy bén, tài dụng binh như thần.
d. Cả ba ý trên đều đúng.
- Tổ chức một trò chơi nhỏ để chuyển ý. (bảng phụ).
T
H
Ấ
T
B
Ạ
I
- Sự việc này đối lập với quân ta.
- Có nhiều đối tượng phải gánh chịu.
- Ô chữ gồm 7 chữ cái.
+ Đoán chữ (1ph).
* Hướng dẫn phân tích sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua quan Lê Chiêu Thống: 
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được miêu tả như thế nào?
- Em hiểu gì về Tôn Sỹ Nghị?
+ Tôn Sĩ Nghị vì kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, y cho quân lính mặc sức vui chơi ->Tên tướng bất tài.
- Khi quân Tây Sơn đến thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp.. nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.
- Sự thất bại của chúng nói lên điều gì?
+ Cả đội binh hùng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai, lúc lâm trận chỉ biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân.
- Số phận bi thảm của bọn vua tôi phản nước, hại dân thể hiện như thế nào?
+ Lê Chiêu Thống chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà trao cả vận mệnh của cả dân tộc vào tay kẻ thù xâm lược, chịu đựng sỉ nhục, cầu cạnh van xin không còn tư cách bậc Quân Vương. 
 -> Kết cục chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc. 
- Em hãy nhận xét về lối văn trình bày trong đoạn này?
+ Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh. 
- So sánh hai đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống có gì khác nhau? Cho biết thái độ của tác giả?
+ Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh “ngựa không kịp  mặc áo giáp”, “tan tác xô đẩy nhau...” -> giọng hả hê sung sướng của người thắng trận trước kẻ thù xâm lược.
+ Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm... âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết: 
 + HS đọc (Ghi nhớ Sgk/ 72).
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
 + Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
I. Giới thiệu chung: 
 (Sgk/ 70)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Thể loại:Tiểu thuyết chương hồi.
3. Bố cục: (3 phần)
4. Phân tích:
a. Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
- Giận lắm, họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay
- Biết nghe lẽ phải.
- Ý thức cao về chủ quyền đất nước.
- Có tài khích lệ quân sĩ.
- Bình công, luận tội rõ ràng.
- Tầm nhình xa trong rộng.
- Tiên đoán chính xác
-> Miêu tả hành động, lời nói cụ thể.
=> Vị vua yêu nước, sáng suốt, có tài cầm quân.
b. Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Cuộc tiến quân: Phú Xuyên 
- Trận phú xuyên: Nghĩa, quân Thanh tan vỡ chạybắt sống được hết.
- Trận Hà Hồi:địch trong đồn sợ hãi xin hàng.
=> Bí mật, bất ngờ, đảm bảo thắng lợi, không gây thương vong.
=>Hình ảnh người anh hùng quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. 
b. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua quan Lê Chiêu Thống.
- Bất tái, kiêu căng.
- Quen diễu võ,dương oai.
- Bị đánh: Sợ mất mật, tự vẫn, xin hàng giày xéo lên nhau mà chết.
-> Giọng văn hả hê, vui sướng.
=> Thất bại thảm hại.
 - Mưu cầu lợi riêng.
- Chịu đựng sỉ nhục, cầu cạnh van xin không còn tư cách bậc Quân Vương.
- Kết cục chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
-> Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót cho một triều đại mà mình đã từng phụng thờ.
=> Kẻ bán nước nhục nhã.
III. Tổng kết: 
(Ghi nhớ Sgk/ 72)
 IV. Luyện tập: Viết đoạn văn ngăn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung.
4. Củng cố: Nêu syu nghĩ của em về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm.
 - Đọc và soạn bài Sự phát triển của từ vưng.
 - Xem phần cấu tạo từ mới, mẫu: Điện thoại + di động = Điện thoại di động.
 - Giải nghĩa các từ Hán Việt: Thanh minh, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, giai nhân
 - Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tài liệu đính kèm:

  • doct-23.24.doc