Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 78: Cố hương. trả bài kiểm tra thơ – truyện hiện đại

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 78: Cố hương. trả bài kiểm tra thơ – truyện hiện đại

CỐ HƯƠNG.

TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ – TRUYỆN HIỆN ĐẠI

 - Lỗ Tấn –

 I .Mục tiêu yêu cầu:

 Học sinh:

 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới , xã hội mới.

 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm. Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.

 - Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự nước ngoài.

 II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a 36/ (vắng .)

 2.Kiểm tra: Kiểm tra phần tóm tắt của học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 78: Cố hương. trả bài kiểm tra thơ – truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16. Bài 15, 16.
Cố hương, trả bài kiểm tra thơ – truyện hiện đại 
Ôn tập Tập làm văn. 
Tiết 78 : Văn bản	 Ngày dạy: 29 /11/08
CỐ HƯƠNG. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ – TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 	- Lỗ Tấn –
 I .Mục tiêu yêu cầu:
 Học sinh:
 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới , xã hội mới.
 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm. Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước. 
 - Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự nước ngoài.
 II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a 36/ (vắng .) 
 2.Kiểm tra: Kiểm tra phần tóm tắt của học sinh.
 3. Bài mới: 
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Đọc chú thích Sgk.
- Em hiểu gì về tác giả Lỗ Tấn?
- Đánh giá về mục đích sống của nhà văn?
 + Nhà văn với nhân dân?
 + Sự nghiệp cách mạng? Văn chương?
 + Tóm tắt sơ lược.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu, tóm tắt văn bản. 
 - Đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc: đọc đúng ngôn ngữ của mỗi nhân vật, biểu thị đúng tâm lí của nhân vật.
+ Đọc một số đoạn tiêu biểu 
- Hãy tóm tắt tác phẩm, nêu phương thức biểu đạt?
+ Đứng tại chỗ tóm tắt.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nêu đại ý của văn bản?
+ Cảm xúc suy nghĩ của nhà văn trong chuyến về thăm quê cuối cùng để rời nhà đi lên thành phố.
-Truyện được kể làm mấy chặng? (Theo hành trình chuyến về quê của tác giả?)
- Bố cục ba phần – tác dụng?
+ Chia bố cục.
 * Tiết 79, 80: ( Ngày dạy: 02 /12/ 08
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích phần 1 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
- Dòng cảm xúc về con người và cảnh vật quê hương trong lòng nhân vật “Tôi” có thống nhất từ đầu đến cuối câu chuyện nữa không?
+ Không thống nhất
- Hãy phát hiện những đối tượng được phản ánh qua cái nhìn của nhân vật “Tôi”?
- Cảnh vật quê hương, con người được tác giả tái hiện bằng phương thức nào là chủ yếu?
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hồi ức và đối chiếu.
- Hướng dẫn phân tích nhân vật Nhuận Thổ.
+ Đọc sgk/209->214
- Vì sao đoạn hồi ức về quá khứ lại xuất hiện ở chỗ khi mẹ vừa nhắc đến Nhuận Thổ?
- Sau đoạn hồi ức về Nhuận Thổ mẹ “Tôi” nói tình cảnh của anh ta chẳng ra g, tại sao tác giả chưa cho nhân vật ấy xuất hiện ngay mà phải đợi đến bốn ngày sau?
+ Tạo nên sự khao khát gặp bạn mãnh liệt nhưng không được bộc lộ -> chua xót.
- Hình ảnh Nhuận Thổ xuất hiện trước nhân vật “Tôi” so với Nhuận Thổ 20 năm về trước khác nhau như thế nào?
+ Tìm chi tiết về hình dáng, cử chỉ, hành động, biểu hiện.
- Kẻ bảng thành hai cột để học sinh dễ so sánh.
- Bé Thuỷ Sinh con của Nhuận Thổ có gì khác với anh trong quá khứ? Việc đối chiếu ấy có tác dụng gì?
+ Đọc lại 3 đoạn:
“Nhưng tiếc thay  không hề gặp nhau”; “Người đi vào là Nhuận Thổ . Nứt nẻ như vỏ cây thông”
- Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
- Đoạn nào dùng phương thức tự sự, còn dùng yếu tố của phương thức nào?Hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
+ Sự kết hợp linh động các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm nhằm khắc hoạ rõ nét tính cách, suy nghĩ 
- Qua trò chuyện Nhuận Thổ lí giải về cuộc sống của mình như thế nào?
+ Nạn thuế má, mất mùa, con đông.
- Nhân vật thím Hai Dương và Nhuận Thổ có điểm gì giống nhau?
- Qua đó em hiểu gì về xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ và tư tưởng của nhà văn qua cái nhìn về quê hương và con người?
+ XHPK Trung Quốc sa sút , xuống dốc về mọi mặt.
- Điều đó cũng được phản ánh trong tác phẩm nào, của tác giả nào về xa õhội Việt Nam?
- Tích hợp văn bản “Tắt đèn”
- Mối quan hệ Nhuận Thổ và “Tôi” biểu hiện điều gì ở người nông dân?
- Thím Hai Dương nghĩ gì về Nhuận Thổ bà cũng có hành động như thế nào?
- Em hiểu gì về người nông dân Trung quốc trong xã hội đó?
+ Người nông dân bị phân biệt đẳng cấp về lễ giáo phong kiến -> có những tiêu cực về mặt tinh thần cả tâm hòn và tính cách .
-Tổng kết tiết 77 bằng trò chơi ô chữ.
- Treo bảng phụ, phổ biến luật chơi.
+ Trong 1 phút đoán được 4 ô hàng ngang ( 10 đ )
+ Đoán được ô hàng dọc: ( 10 đ )
- Thông tin về các ô số có trong phiếu cá nhân. 
+ Tiến hành chơi.
T
I
Ê
U
Đ
I
Ề
U
T
R
A
T 
H
U
Ế
N
G
H
È 
O
K
H
Ổ
C
O
N
Đ
Ư
Ờ
G
C
O
N
Q
U
A
N
X
U
Ố
N
G
D
Ố
C
T
Ấ
T
T
Ố
C
O
M
P
A
- Cổ vũ, cho điểm. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích nhân vật tôi.
+ Đọc đoạn “Thuyền chúng tôi  đếùn hết”
- Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích? Thông qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Phương thức lập luận -> thổ lộ ước mơ của “Tôi” ở cuối truyện .
 - Chỉ ra những câu văn trực tiếp thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “Tôi” trước cảnh và người quê 
hương?
+ Chỉ ra câu văn và nêu được nỗi buồn chua xót trước sự sa sút của những người ở quê.
- Cảm xúc khi rời quê của “Tôi” được biểu hiện như thế nào?
- Tại sao ông “Không một chút lưu luyến”?
Tiết 80:
* Hoạt động 5: Hướng dẫn phân tích hình ảnh con đường ở cuối truyện.
+ Đọc đoạn cuối “Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
- Em có suy nghĩ như thế nào về hình ảnh con đường nhân vật Tôi muốn nói ở cuối truyện? (Quan hệ toàn truyện và ý nghĩ?)
+ Thảo luận theo nhóm. 5ph
+ Trình bày, khái quát kiến tức cơ bản.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết.
 - Nêu khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện? 
+ Nhận xét ngôi kể và tác dụng. 
* Hoạt động 7: Hướng dẫn luyện tập.
- Kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện?
- Đặt vào tư tưởng của con người Lỗ Tấn câu chuyện giúp em hiểu gì về tác giả?
+ Thảo luận và trình bày theo nhóm.
- Nhận xét, củng cố kiến thức khái quát.
* Hoạt động 8: Trả bài kiểm tra văn
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề.
+ Đọc lại đề trắc nghiệm, nêu nội dung yêu cầu.
- Phần tự luận thuộc phạm vi mấy tác phẩm? Yêu cẩu?
- Nhắc lại đáp án, biểu điểm.
 ( Ở giáo án tiết 77 )
- Nhận xét ưu – nhược điểm chính của học sinh.
- Nêu những ưu điểm chính cuả học sinh về cách đánh trắc nghiệm trình bày kiến thức, kĩ năng diễn đạt 
 + Nắm được kiến thức cơ bản.
 + Phần trắc nghiệm một số em làm khá tốt.
 + Phần tự luận nhiều em biết cách trình bày đoạn văn, làm nổi bật được yêu cầu của đề.
- Đọc một số bài làm để cả lớp nhận diện những điều đạt được qua.
 - Chỉ ra những nhược điểm chính về kiến thức, kĩ năng, lỗi chính tả...
 + Còn đánh phần trắc nghiệm theo cảm tính, may rủi.
 + Tự luận chỉ gạch đầu dòng, nêu ý, chưa biết viết đoạn văn.
 + Kiến thức ở câu 1 sai nhiều
- Một số bài còn mắc nhiều nhược điểm ( Trâm, Chiến, Bắc, Xuân Đức)
I. Giới thiệu chung:
 1.Tác giả:
 Nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn của Trung Quốc.
 2.Tác phẩm:
- Rút từ tập “Gào thét”
II. Đọc – hiểu văn bản: 
1. Đọc – tìm hiểu chú thích:
2.Tóm tắt:
3. Bố cục:
4. Đại ý:
5. Phân tích:
a.Cảnh vật và con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật tôi:
* Cảnh vật:
Hiện tại
Trong hồi ức
Xơ xác, tiêu điều
Đẹp, thơ mộng
* Hình ảnh Nhuận Thổ:
Hai mươi năm trước:
- Cậu bé khoẻ mạnh.
- Nhanh nhẹn, thông minh, hiểu biết nhiều.
-Trang phục: đẹp, sang trọng, cổ đeo vòng bạc
- Nói chuyện tự nhiên, vô tư .
=> Đẹp, tràn đầy sức sống.
Hiện tại:
- Da vàng sạm.
- Đần độn, mụ mẫm.
-Trang phục: rách rưới - - Nói chuyện: thưa, bẩm 
=>Tàn tạ, bần hàn.
" Hình ảnh đối lập, bút pháp hồi tưởng, tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
9 Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX -> người nông dân tiêu cực, mang gánh nặng tinh thần..
b. Những cảm xúc, suy nghĩ của “Tôi”
* Những ngày ở quê:
- Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Hai Dương và Nhuận Thổ.
- Điếng người trước lời chào.
- Than thở cho gia cảnh của Nhuận Thổ.
-> Buồn, đau xót.
* Khi rời quê:
- Không chút lưu luyến, thấy ngột ngạt, lẻ loi.
->Bức bối, thất vọng.
c. Hình ảnh con đường.
-> Biểu tượng, phương pháp lập luận.
9 Niềm tin, ước mơ tìm được một đường đi mới cho người dân Trung Quốc.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ (Sgk)
IV. Luyện tập:
V. Trả bài kiểm tra văn
* Đề ra: ( Trong bộ đề)
 I. Xác định yêu cầu của đề. 
 1. Phần trắc nghiệm.
 Lựa chọn ý đúng, nhận diện nội dung các đơn vị bài học.
 2. Phần tự luận:
II. Đáp án – biểu điểm
 ( Ở tiết 77 )
III. Nhận xét.
 1. Ưu điểm:
2. Khuyết điểm:
 * Hoạt động 4:. Trả bài – sửa lỗi.
- Sửa phần trắc nghiệm: câu 7, 11 ( Học sinh sai nhiều )
- Phần tự luận: đưa ra những đoạn văn mắc nhiều lỗi để học sinh phát hiện và hứớng dẫn sửa.
Đoạn văn
Nguyên nhân lỗi
Đoạn văn sửa
họ luôn sãn sàng cóng hiến sức lực của mình để giải phóng đất nước. Vì một nền hoà bình mà họ vẫn anh dũng chiến đấu. Trông khổ thơ nói về những chiếc xe tuy tan nát nhưng vẩn xử dụng đến nỗi khong có kính thấy chạy nó trong đêm tối
- Chính tả: sãn, cóng, trông, vẫn, xử dụng, khong
- Dùng từ tối nghĩa: tan nát, thấy chạy nó trong đêm
- Diễn đạt: Lủng củng
- Chưa có kĩ năng phân tích thơ.
Xe không kính, không đèn, không có mui xe, thùng xước. Điều đó gợi lên biết bao gian khổ, thiếu thốn mà những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa phải chịu đựng. Nhưng trong muôn vàn cái không ấy đoàn xe vẫn băng băng ra trận bởi có cái luôn luôn tồn tại “ một trái tim”. Giọng thơ thật mộc mạc, chân tình. Tác giả đã lấy cái không để khẳng định cái có nhằm làm nổi bật hình ảnh một thế hệ trẻ đã từng: 
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
 Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
 Họ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bất chấp tất cả vì Miền Nam ruột thịt và khát vọng hoà bình
* Thống kê kết quả: 
Lớp
ss
o
1
2
3
4
Dưới 5
5
6
7
8
9
10
Từ 5 -10
9a
36
 4. Củng cố: Qua tiết trả bài em rút ra bài học gì cho bản thân?
 5. Hướng dẫn – dặn dò
 a. Bài tập:
 - Nắm đặc điểm nghệ thuật của kể chuyện và ý nghĩa lớn lao trong tư tưởng của nhà văn.
 - Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị biểu tượng của hình ảnh “Con đường” ở cuối tác phẩm.
 b. Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản tự sự tìm một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn văn có sử dung yếu tố nghị luận Sau đó nêu tác dụng của sự kết hợp ấy. Nghiên cứu lại các văn bản: Cổng trường mở ra, Dế Mèn phiêu lưu kí Lão Hạc của lớp dưới.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 78,79,80.doc