Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91, 92: Bàn về đọc sách

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91, 92: Bàn về đọc sách

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 - Chu Quang Tiềm -

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh hiểu được:

- Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh đọng, giàu tính thuyết phục.

- Giáo dục ý thức lựa chọn sách hay, bổ ích để đọc.

- Rèn kĩ năng phân tích các luận điểm luận cứ.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a: / 26 ( Vắng )

 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài học kì II của học sinh.

 3. Bài mới: Danh ngôn có câu: “Sách mở ra trước mắt chúng ta một chân trời mới” . Vậy bằng cách khám phá ấy phải như thế nào? Đó mà điều Chu Quang Tiềm đặt ra trong “Bàn về đọc sách”

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 91, 92: Bàn về đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần 19 . Bài 18.
Bàn về đọc sách. 
Khởi ngữ.
Phép phân tích và tổng hợp.
Luyện tập phép phân tích và tổng hợp.
Tiết 91, 92:	Văn bản	 Ngày dạy: 30/12/08
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 - Chu Quang Tiềm -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được:
- Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh đọng, giàu tính thuyết phục.
- Giáo dục ý thức lựa chọn sách hay, bổ ích để đọc.
- Rèn kĩ năng phân tích các luận điểm luận cứ.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: / 26 ( Vắng ) 
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài học kì II của học sinh.
 3. Bài mới: Danh ngôn có câu: “Sách mở ra trước mắt chúng ta một chân trời mới” . Vậy bằng cách khám phá ấy phải như thế nào? Đó mà điều Chu Quang Tiềm đặt ra trong “Bàn về đọc sách”
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Em hiểu gì về Chu Quang Tiềm?
Ông là nhà văn của nước nào? Ta bắt gặp (nhớ) lại tác giả nào đã học người Trung Quốc HKI?
+ Ông là ngưồi Trung Quốc, là nhà Mĩ học và là nhà lí luận học nổi tiếng. Ôâng bàn về đọc sách rất nhiều lần
- Hiểu biết của em về tác phẩm?
- Văn bản là một lời bàn tâm huyết truyền lại cho thế hêï sau .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích .và tìm bố cục văn bản.
- Qua nhan đề bài văn gợi cho ta đây là kiểu văn bản gì?
+ Văn bản nghị luận.
- Giảng giải: Là văn bản nghị luận giọng đọc phải khúc chiết, rõ ràng, thể hiện được giọng điệu lập luận.
- Đọc mẫu đoạn một đoạn -> gọi học sinh đọc tiếp.
- Bố cục văn bản được chia làm mấy phần?
+ Phần 1: “Học vấn thế giới mới” Nêu tầm quan trong và ý nghĩ của việc đọc sách.
+ Phần 2: “Lịch sử  tiêu hao năng lựơng” .Nêu các khó khăn , các thiên hướng sai lạc của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Phần 3: Còn lại. Bàn về phương pháp đọc sách.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích tác phẩm.
- Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy đọc sách có tầm quan trọng như thế nào? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
- Tác giả đã chỉ ra những lí lẽ nào?
- Phương thức lập luận nào được sử dụng ở đây? Nhận xét cách lập luận?
+ Tìm chi tiết.
- Để nâng cao học vấn thì bước đọc sác có lợi ích quan trong như thế nào?
+ Đọc sách là nâng cao nhận thức.
- Quan hệ giữa hai ý nghĩa đó như thế nào?
- Thử chứng minh một tác phẩm sách có ý nghĩa?
+ Truyện Kiều, Đồng chí 
* Chốt lại: Đối với mỗi con người, sách là sự chuẩn bị để đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được thành tựu trên con đường học thuật nếu không biết kế thừa thành tựu trong quá khứ.
Tiết 92 ( dạy ngày 31 / 12 )
* Hoạt động 4: Phân tích lời bàn về những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phân tích lời bàn về những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay?
- Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại thì việc đọc sách có khó khăn gì?
- Tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp đó là gì ?
+ Sách nhiều -> người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “Ăn tươi nuốt sống”, khó tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm; khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Liên hệ về chàng kị sĩ Đôn-ki-hô-têâ say mê truyện kiếm hiệp, đọc sách và hành động theo sách (có hại)
- Như vậy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
+ Đọc đoạn còn lại.
- Cần lựa chọn sách đọc như thế nào?
- Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ cho việc học văn ?
- Giới thiệu một số sách nêu cách lựa chọn những sách có nhiều tác phẩm hay, sách tham khảo, sách nâng cao 
- Ngoài việc đọc, học những môn văn hoá trong nhà trường, có nên dành nhiều thời gian đọc sách thưởng thức không?Vì sao?
+ Sách có liên quan, hỗ trợ cho nhau.
- Cho học sinh làm bài tập nhanh để củng cố kiến thức.
Câu 1: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?
a. Vì “trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”
b. Vì “ không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”.
c. Vì “ biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
d. Cả ba lí do trên.
+ Đọc đoạn cuối.
- Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào?Em đã rút ra cách đọc sách nào tốt nhất?
- Đọc sách không chỉ để mà đọc, mà còn để làm gì?
+ Để làm người.
- Nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản?
+ Nhận xét. 
- Bổ sung: Lí lẽ thuyết phục, bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết. 
Cho học sinh làm bài tập nhanh.
 Câu 1: Ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản?
a. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
b. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
c. Sử dung phép so sánh và nhân hoá.
d. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
Câu 2: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuêyn của tác giả đối với người đọc sách?
a. Nên lựa chọn sách mà đọc.
b. Đọc phải kĩ.
c. Cần có phương pháp đọc sách.
d. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ khoe của.
+ Khái quát các ý kiến, rút ra kết luận và đọc phần ghi nhớ.
- Em rút ra được lời khuyên gì từ văn bản?
* Hoạt đông 6: Hướng dẫn luyện tập
- Đọc sách khi học giảng văn được kết hợp ở những khâu nào ? Cách đọc đó có ý nghĩa gì?
+ Lấy ví dụ để chứng minh.
- Phát biểu điều mà em thích nhất khi đọc bài:”Bàn về đọc sách”?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1897 – 1986)
 2. Tác phẩm: Triùch từ sách “Danh nhân Trung Quốc – bàn về niềm vui, nỗi buồn của người đọc sách”
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích:
 2. Thể loại:
 Văn nghị luận.
3. Cấu trúc văn bản: 
 3 phần
4. Phân tích:
 a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
 + Lưu truyền, cô đúc mọi mọi thành tựu, tri thức loài người 
 + Cột mốc của sự phát triển 
 + Kho tàng kinh nghiệm  mấy nghìn năm.
=>Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao kiến thức.
 b. Những khó khăn thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách:
 - Sách nhiều tràn ngập, không chuyên sâu.
- Khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực.
-> So sánh cụ thể.
=>Đọc sách không dễ.
c. Các phương pháp đọc sách:
 * Cách lựa chọn:
 - Chọn và đọc kĩ những cuốn có giá trị và có lợi.
 - Đọc kĩ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Đọc thêm sách thưởng thức.
=> Sách có mỗi liên quan, hỗ trợ.
* Cách đọc sách:
- Vừa đọc, vừa ngẫm nghĩ.
- Đọc có kế hoạch, hệ thống.
- Không đọc tràn lan.
-> Lí lẽ thuyết phục, bố cục chặt chẽ 
=>Đọc rèn luyện tri thức, nhân cách, học làm người.
 III.Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
 1.Đọc văn trong giảng văn:
 - Đọc chú thích.
 - Đọc sáng tạo.
 - Đọc hiểu nội dung, nghệ thuật.
 2. Nêu cảm nghĩ:
4. Củng cố:
- Đọc sách có lợi ích gì?
- Việc đọc truyện tranh có nội dung bạo lực có ảnh hưởng như thế nào? Cần làm gì để tránh được điều đó?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài tập:	
 - Trau dồi việc đọc sách
 - Thử vận dụng phương pháp đọc sách mà Chu Quang Tiềm đã nêu đối với văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”
 b. Chuẩn bị: 
 - Mỗi nhóm 1 bảng phụ, 1 viết lông.
 - Đọc kĩ các ví dụ và tìm thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu, tìm những cụm từ đứng đầu chủ ngữ và nêu tác dụng của nó trong câu.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 91,92.doc