Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9

Tuần 1-Bài 1 (Tiết 1)

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 (Lê Anh Trà)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Thấy được Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

-Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.

-Biết sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

 

doc 370 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 9
Tuần 1-Bài 1 (Tiết 1)
Phong cách Hồ Chí Minh.
 (Lê Anh Trà) 
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy được Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
-Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và chất để vận dụng trong giao tiếp.
-Biết sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
II. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động
 của trò
Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài 
 Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà cách mạng vị đại thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết được những phẩm chất cao đẹp của người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà văn hoá lớn của dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét đẹp nổi bất trong phong cách HCM.
Học sinh lắng nghe
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
1.Thể loại: Văn bản nhật dụng.
? Qua quá trình hoạ trong những năm lớp 6, 7, 8, hãy nêu lại định nghĩa về văn bản nhật dụng?
2. Chủ đề
? Theo em, chủ đề của tác phẩm này là gì?
I. Tìm hiểu chung:
1.Thể loại: Văn bản nhật dụng.
2. Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
HĐ 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục. 
Cách đọc: Đọc thật chậm rãi, nhấn mạnh vào những từ nói về sự giản dị của B.
- Giọng đọc cảm phục, kính trọng
Các chú thích quan trọng: 
- Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.
Bố cục. 
Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
- Hai phần:
+ 1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM.
 + 2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người.
Hai học sinh thay nhau đọc.
Học sinh khác nhận xét.
Đọc chú thích.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục 
1. Đọc
2.Tìm hiểu chú thích(SGK) 
3. Bố cục.
- Hai phần:
 + 1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của HCM.
 + 2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người.
HĐ 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. 
Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM
? Tại sao HCM có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới?
Gv chuẩn xác và ghi bảng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, HCM đã có dịp đi rất nhiều nước, tiếp xúc nhiều 
? Hãy kể tên các nước mà Bác đã từng đặt chân đến?
? Vậy, theo em, vốn hiểu biết của Người về các nền văn hoá ra sao?
Đó là một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng và uyên thâm.
? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?
- Am hiểu sâu về các dân tộc và nhân dân thế giới.
? BH đã làm những gì để có được vốn văn hoá sâu rộng ấy?
Gv bổ sung nếu cần.
? Tất cả những điều trên có ảnh hưởng ntn đối với việc hình thành nhân cách ở Người?
Học sinh trả lời
Học sinh tự kể.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM:
- Bác có điều kiện đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
 => Có vốn tri thức văn hoá sâu rộng:
+ Người nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng)
+ Học hỏi qua công việc và lao động đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá của nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
=> Hình thành 1 nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
=> Vừa hội nhập được với thế giới, lại vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc)
Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
? Cuộc sống của vị lãnh tụ vĩ đại được tái hiện ntn?
? Biểu hiện nào chứng tỏ Bác là người giản dị?
- Nơi ở và làm việc.
- Trang phục.
- Ăn uống hàng ngày. 
? Hãy liên hệ với bài “ đứcc tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7 t2 ) để hiểu thêm về lối sống của Người ?
? Em hãy kể 1câu chuyện nói về đức tính giản dị của B?
Còn thời gian Gv kể thêm để học sinh hiểu rõ.
? Có người cho rằng cuộc sống của HCM là 1 cuộc sống khắc khổ. ý kiến của bản thân em ntn?
? Những biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dùng trong văn bản trên?
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ, dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VN.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh tự lý giải.
Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
- Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
- Ăn uống đạm bạc.
Cách sống có văn hoá của Người đã trở thành 1 quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
HĐ 5: Tổng kết. 
 ý nghĩa văn bản ( sgk)
Bài tập về nhà:
Hãy chỉ ra phương pháp lập luận trong văn bản trên?
Hãy liên hệ sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác với tình hình hội nhập của nước ta hiện nay?
IV. ý nghĩa văn bản (sgk)
Tiết 2.
Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh;
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II. tiến trình bài dạy :
1.ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy.
Hoạt động 
của trò
Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 
Bước 1: Gọi học sinh đọc đoạn đối thoại.
? Hãy giải nghĩa từ “bơi”? 
Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao? 
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như tên bể bơi, sông, hồ, biểnCâu trả lời đó quá ít thông tin mà câu hỏi cần giải đáp.
? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của An ra sao?
Học sinh tự trả lời.
? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
I. Phương châm về lượng.
Đoạn hội thoại :
Câu trả lời của Ba lượng thông tin quá ít mà câu hỏi cần giải đáp.
BH: Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Bước 2: Gv gọi học sinh kể lại truyện 
 “ Lợn cưới, áo mới”.
? Vì sao chuyện này lại gây cười?
 - Vì các nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.
? Hãy đóng vai hai nhân vật trong truyện , hỏi và trả lời lại cho dủ thông tin cần biết.
? Nếu trong giao tiếp chúng ta nói nhiều hơn những gì cần nói thì sao?
2. Truyện “ Lợn cưới, áo mới”.
Các nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.(lượng thông tin thừa nhiều, không cần thiết)
- Thông tin dài dòng không cần thiết.
- Người nghe khó nắm bắt thông tin chính
? Như vậy, cần tuân thủ những gì khi giao tiếp?
BH : Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
Bước 3: hệ thống hoá kiến thức.
Gv gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk.
3. Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 
Bước1: Gv kể lại truyện “Quả bí khổng lồ”
? Truyện này phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác.
? Theo em nói khoác sẽ có tác hại ntn? Hãy lấy 1 vd minh hoạ.
Học sinh tự lấy vd.
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
II. Phương châm về chất.
* Truyện “Quả bí khổng lồ”
- ý nghĩa : Phê phán tính nói khoác.
BH : Trong giao tiếp không nên nói những gì mình không tin là đúng sự thật.
Bước 2:
? Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi tham quan, em có nói cho các bạn biết điều đó không?
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em có trả lời với thầy cô là bạn ấy bị ốm không?
Bước 3:
? Sự khác nhau giữa nói khoác (nói điều mình không tin là đúng sự thật) và nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực là gì?
? Nếu có ý định nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực thì cần làm thêm điều gì?
- Báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng:
Thêm từ hình như, nghĩ là..
*Lưu ý: Phân biệt giữa nói khoác (nói điều mình không tin là đúng sự thật) và nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực.
-Phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng:
Thêm từ hình như, nghĩ là..
Bước 4: Hệ thống hoá kt : Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk.
Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 4: Luyện tập .
Yêu cầu 3 học sinh lên lần lượt chữa các bài tập trong sgk. Các học sinh còn lại làm trực tiếp vào vở ghi.
Bài tập 1: Vận dụng các phương châm về lượng để pt lỗi trong các câu sau:
Trâu là 1 loại gia súc nuôi ở nhà.=> Thừa cụm từ nuôi ở nhà vì từ gia súc đã hàm chứa ý nghĩa là thú nuôi trong nhà.
én là 1 loại chim có 2 cánh. => Tất cả các loài chim đều có 2 cánh, vì thế có 2 cánh là 1 cụm từ thừa.
Bài tập 2: Chọn tờ thích hợp điền vào chỗ trống:
Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
Nói sai sự thật 1 cách cố ý nhằm che giấu 1 điều gì đó là nói dối.
Nói 1 cách hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa khoác lác cho vui gọi là nói trạng
Các từ ngữ trên đều tuân thủ hoặcvi phạm phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3: Đọc đoạn hội thoại và cho biết phương châm hội thọai nào không được tuân thủ.
Với câu hỏi Rồi có nuôi được không người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi 1 điều rất thừa).
Bài tập 4: Học sinh tự làm.
Bài tập 5: Giải nghĩa các thành ngữ:
Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi mà không có lí lẽ gì cả.
Khua môi múa mép: nói năng ba hoa khoác lác, phô trương.
Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
Hứa hươu hứa vượn: hứa chỉ để ở trong lòng rồi không thực hiện lời hứa.
Tất cả những thàng ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ những phương châm về chất.Đó là những điều tối kị trong giao tiếp.
 Tiết 3
Sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
 - Hiểu được việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Biết cách sử dụng nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II. tiến trình bài dạy: 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài 
Lắng nghe
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 
Ôn tập văn bản thuyết minh.(Có thể đưa vào phần kiểm tra bài cũ)
? Văn bản thuyết minh là gì?
? Đăc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì?
? Có các phương pháp thuyết minh nào?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
I. Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết m ... 
1963
Bằng Việt
Những kỉ niệm tuổi thơ về người bà, bếp lủa và nỗi nhớ quê hương da diết. Giọng thơ truyền cảm, da diết; Hình ảnh thơ chân thực giàu sức biểu cảm.
Mưa
1967
Trần Đăng Khoa
Cảnh vật thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê Việt Nam. Thể thơ tự do, nhịp nhàng, mạnh, óc quan sát tinh tế; ngôn ngữ phóng khoáng.
Tiếng gà trưa
1968
Xuân Quỳnh
Những kỉ niệm của người lính trên đường ra trận và sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Cách sử dụng điệp ngữ “Tiếng gà trưa” và ngôn ngữ tự nhiên.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1969
Phạm Tiến Duật
Những gian khổ hi sinh và niềm lạc quan của người lính lái xe. Lời thơ giản dị, tự nhiên dễ đi vào lòng người.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1971
Nguyễn Khoa Điềm
Tình yêu con gắn với tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà -ôi. Giọng thơ ngọt ngào, trìu mến, giàu nhạc tính.
Viếng lăng Bác
1976
Viễn Phương
Tình cảm nhớ thương, kính yêu, tự hào về Bác. Lời thơ tha thiết, ân tình, giàu nhạc tính.
ánh trăng
1978
Nguyễn Duy
Nhắc nhở về những năm tháng gian lao của người lính, nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn. Giọng thơ tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Mùa xuân nho nhỏ
1980
Thanh Hải
Tình yêu và gắn bó với mùa xuân, với thiên nhiên. Tự nguyện làm mùa xuân nhỏ dâng hiến cho đời. Thể thơ 5 chữ quen thuộc, ngôn ngữ giàu sức truyền cảm.
Nói với con (thơ Việt Nam)
1945-1984
Y Phương
Tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm.
Sang thu
1998
Hữu Thỉnh
Sự chuyển biến nhẹ nhàng từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Nghị luận
Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
1925
Nguyễn ái Quốc
Tố cáo thực dân biến người nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh tàn khốc. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
Tiếng nói của văn nghệ
1948
Nguyễn Đình Thi
Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách. Bài văn có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1951
Hồ Chí Minh
Khẳng định, ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Lập luận chặt chẽ, giọng văn tha thiết, sôi nổi thuyết phục.
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
1967
Đặng Thai Mai
Tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt trên nhiều phương diện, biểu hiện của sức sống dân tộc.
Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
1970
Phạm Văn Đồng
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác trong đời sống, trong các bài viết. Nhưng có sự hài hoà với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp. Lời văn tha thiết, có sức truyền cảm.
Phong cách Hồ Chí Minh
1990
Lê Anh Trà
Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Đó là phong cách Hồ Chí Minh.
ýnghĩa văn chương
NXBGD 1998
Hoài Thanh
Nguồn gốc của văn chương là vị tha, văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú.
Lối văn nghị luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
2001
Vũ Khoan
Chỗ mạnh và yếu của tuổi trẻ Việt Nam. Những yêu cầu khắc phục cái yếu để bước vào thế kỉ mới.
Lời văn hùng hồn, thuyết phục.
Kịch
Bắc Sơn
1946
Nguyễn Huy Tưởng
Phản ánh mâu thuẫn giữa cách mạng và kẻ thù của cách mạng; Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm. Nghệ thuật thể hiện tình huống và mâu thuẫn.
Tôi và chúng ta
NXB sân khấu 1994
Lưu Quang Vũ
Quá trình đấu tranh của những người dám nghĩ dám làm, có trí tuệ và bản lĩnh để phá bỏ cách nghĩ và lề lối làm việc cũ.
Tiết:
Tổng kết văn học
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
Giúp hoc sinh:
- Hệ thống hoá kiến thức văn hoá về: các bộ phận hợp thành văn học, tiến trình lịch sử, văn hoá, nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam, một số thể loại văn học.
- Bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm đối với văn học dân tộc. Cảm nhận được những giá trị truyền thống của văn học dân tộc.
II. Thiết kế bài dạy:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu những nét chung về văn hoá Việt Nam.
Giáo viên cho học sinh đọc khái quát này trong SGK , sau đó chốt lại mấy nội dung cơ bản của phần này là;
- Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
Giáo viên cho học sinh đọc từng nội dung, nêu câu hỏi, giao việc cho học sinh làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp góp ý. Giáo viên bổ sung. Yêu cầu như sau:
1. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
a. Văn học dân gian
- Hoàn cảnh ra đời: Trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội.
- Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới -> văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.
- Đặc tính: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính tiếp diễn xướng.
- Thể loại: Phong phú (truyện, dân ca, ca dao, vè, câu đố, chèo), có văn hoá dân gian của các dân tộc (Mường, Thái, Chăm).
- Nội dung: Sâu sắc, gồm:
+ Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ.
+ Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lí.
+ Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè, gia đình.
+ ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai
b. Văn học viết
- Về chữ viết: Có những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn ái Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc, thể hiện tính dân tộc đậm đà.
- Về nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, mọi thời đại.
+ Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.
+ Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.
+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng.
+ Ca ngợi lao động dựng xây.
+ Ca ngợi thiên nhiên.
+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
( Chủ yếu là văn học viết)
a. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
Là thời kì văn hoá trung đại, trong điều kiện XHPK suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ.
- Văn hoá yêu nướcchống xâm lược (Lý - Trần - Lê - Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phức(Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương).
b. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945
- Văn học yêu nước và Cách mạng 30 năm đầu thế kỷ (trước khi Đảng CSVN ra đời): Có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và những sáng tác của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài.
- Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạng (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú).
c. Từ 1945-1975
- Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đêm nay bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng).
- Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, ánh trăng).
- Văn hoá viết về cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác).
d. Từ sau 1975
- Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, kỉ niệm).
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới.
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam.
(Truyền thống của văn học dân tộc).
a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên xuốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (Căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng).
b. Tinh thần nhân đạo: yêu nước và yêu thương con người đã hoà quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người - nhất là phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc).
c. Sự sống bền bỉ và tinh thần lạc quan: Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng.
Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh và cũng rất hào hùng, Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam.
d. Tính thẩm mỹ cao: Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Anh) văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca,).
- Tóm lại:
+ Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam.
+ Là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.
II. Sơ lược về một số thể loại văn học
Giáo viên và học sinh đọc đoạn này trong SGK. Sau đó nêu câu hỏi, học sinh đứng tại chỗ trả lời. Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu như sau:
1. Một số thể loại văn học dân gian
(Xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian)
2. Một số thể loại văn học trung đại
a. Các thể thơ.
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Thể thơ Cổ phong và thể thơ Đường luật.
- Gồm: Côn sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc
- Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh).
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, thơ Tố Hữu.
b. Các thể truyện kí (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
c. Truyện thơ Nôm: (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
d. Văn nghị luận: (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước)
3. Một số thể loại văn học hiện đại
- Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút(Xem tiết ôn tập ở trước)
- Giáo viên cho học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK.
III. Luyện tập
+ Hoạt động 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 3: Quy tắc niêm luật của thơ Đường (nhịp, vần)
T
T
B
B
T
T
B
T
B
B
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
B
T
B
Bài tập 5. Ca dao và truyện Kiều (lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc:
Ca dao:
Bài - Con cò mà đi ăm đêm
- Người ta đi cấy
- Truyện Kiều:
+ Cảnh ngày xuân
+ Tài sắc chị em Thuý Kiều
Tiết:
kiểm tra tổng hợp cuối năm
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Thông qua bản kiểm tra tổng hợp cuối năm để đánh giá kiến thức và kĩ năng làm bài. Từ đó rút kinh nghiệm cho năm học sau.
II. Thiết kế bài dạy:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới:
Đây là phần kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của thầy và trò sau một năm học tập và là kết quả tổng hợp của 4 năm học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS.
- Kế hoạch tổ chức kiểm tra tổng hợp cuối năm do Phòng Giáo dục, Sở GD và ĐT điều hành. Các giáo viên bộ môn, các tổ chức chuyện môn và các trường tổ chức ôn tập theo nội dung và yêu cầu của SGK.
- Nhắc nhở học sinh ý thức và thái độ làm bài nghiêm túc, tự giác và quyết tâm cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9 moi2010ca nam.doc