Kiểm tra Văn 9 năm 2010

Kiểm tra Văn 9 năm 2010

Văn 9

I/ Trắc nghiệm ( 4 điểm )

Câu 1: Các lời thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

( Hãy nối cột A với cột B )

Cột A Cột nối Cột B

1.Cậu học bơi ở đâu vây?

Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ ở đâu. a. Phương châm quan hệ

2. Con rắn vuông b. Phương châm lịch sự

3. Ông tránh ra cho cháu đi. c. Phương châm về lượng

4. Bài toán này khó quá phải không cậu?

- Tớ được tám phẩy môn văn. d. Phương châm về chất

 đ. Phương châm cách thức.

Câu 2: Thành ngữ "nói có đầu có đuôi" tuân thủ phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 3: Từ ngữ nào phù hợp với ô trống sau:

- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là

A. Nói móc B. Nói leo

C. Nói mát C. Nói hớt

Câu 4: " Chuyện người con gái Nam Xương" thuộc thể loại gì?

A. Truyền kì

B. Tiểu thuyết chương hồi

C. Truyện thơ

D. Truyện ngắn

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Văn 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn 9
I/ Trắc nghiệm ( 4 điểm )
Câu 1: Các lời thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? 
( Hãy nối cột A với cột B )
Cột A
Cột nối
Cột B
1.Cậu học bơi ở đâu vây?
Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ ở đâu.
a. Phương châm quan hệ
2. Con rắn vuông
b. Phương châm lịch sự
3. Ông tránh ra cho cháu đi.
c. Phương châm về lượng
4. Bài toán này khó quá phải không cậu?
- Tớ được tám phẩy môn văn.
d. Phương châm về chất
đ. Phương châm cách thức.
Câu 2: Thành ngữ "nói có đầu có đuôi" tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
Câu 3: Từ ngữ nào phù hợp với ô trống sau:
Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là 
A. Nói móc B. Nói leo
C. Nói mát C. Nói hớt
Câu 4: " Chuyện người con gái Nam Xương" thuộc thể loại gì?
Truyền kì
Tiểu thuyết chương hồi 
Truyện thơ
Truyện ngắn
Câu5 : Nguyễn Du là người Việt Nam đầu tiên được công nhận là ''Danh nhân văn hoá thế giới'' đúng hay sai ?
A, Đúng
B, Sai
Câu 6 : Tố Như là tên chữ của nhà thơ Việt Nam nào?
Nguyễn Du
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Trãi
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 7: Tác phẩm " Truyện Kiều" của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?
Kim Vân Kiều truyện
Đoạn trường tân thanh
Thuý Kiều- Thuý Vân
Thuý Kiều- Kim Trọng
Câu 8: Truyện Kiều được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
Đầu thế kỉ XVIII
Cuối thế kỉ XVIII
Đầu thế kỉ XIX
Cuối thế kỉ XIX
Câu 9 : Trình tự tóm tắt của tác phẩm " Truyện Kiều " dưới đây đúng hay sai?
Gia biến và lưu lạc
Đoàn tụ
Gặp gỡ và đính ước
 A. Đúng B. Sai 
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất:
" Nàng rằng: " nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân
Tạ lòng, để xứng báo ân gọi là
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa"
Câu 10: Đoạn trích trên nằm ở phần nào của " Truyện Kiều"
Gặp gỡ và đính ước
Gia biến và lưu lạc
Đoàn tụ
Câu 11: Nhân vật mà Kiều gọi là" Cố nhân" ở đây là ai?
Kim Trọng
Thúc Sinh
Từ Hải
Vãi Giác Duyên
Câu 12: Các từ : " Cố nhân", " tòng" , " nghĩa", "tạ"... là từ mượn Hán Việt đúng hay sai?
A. Đúng B Sai
Câu 13: Trong các cụm từ sau cụm từ nào là thành ngữ?
Nghĩa nặng nghìn non
Kiến bò miệng chén
Quỷ quái tinh ma
Phụ lòng cố nhân
Câu 14: Truyện ngắn " Làng" được kể theo ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ hai
Ngôi thứ ba
Ngôi thứ ba số ít.
Câu 15: Truyện ngắn" Làng" viết về đề tài gì?
Người lính
Người phụ nữ
Người trí thức
Người nông dân
Câu 16: Câu gạch chân trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to.
Hà, nắng gớm, về nào...
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
II/ Tự luận( 6 điểm)
Viết một đoạn văn (10- 12 câu) giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du 
( 2 điểm)
Bài văn : Học sinh chọn một trong hai đề sau( 4 điểm):
Đề 1: Hãy giới thiệu một lễ hội ở quê hương em?
Đề 2: Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa em và người thân đã xa cách lâu ngày.
Đáp án:
I/ Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1-C
D
D
A
A
A
B
C
B
B
B
A
B
C
D
B
2-D
3-B
4-A
II/ Tự luận:
Câu 1: Học sinh giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du.
*Thân thế: - Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn hoá( 0,5)
 - Thời đại: Lịch sử đầy biến động...( 0,5 )
 - Bản thân: Có năng khiếu bẩm sinh về văn học.
 ( 0,5 ) Cuộc đời có nhiều năm tháng gian truân
* Sự nghiệp văn học: - Gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và 
( 0,5 ) chữ Nôm.
 - Thơ chữ Hán có 234 bài
 - Sáng tác chữ Nôm đặc sắc nhất là Đoạn trường tân 
 thanh gọi là Truyện Kiều.
 Câu 2: 
Đề 1: 
* Yêu cầu: + Viết đúng thể văn thuyết minh có xen yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm
+ Lựa chọn nét cơ bản đặc sắc của lễ hội( cách thức tiến hành, ý nghĩa lễ hội)
+ Diễn đạt lưu loát, chữ rõ ràng, không sai lỗi chính tả 
+ Bố cục rõ ràng
* Dàn ý và biểu điểm:
1/ Phần mở bài: 0,5 điểm
Giới thiệu chung về lễ hội ( Lễ hội gì? của dân tộc nào? diễn ra vào thời điểm nào trong năm)
2/ Phần thân bài: 3điểm
Giới thiệu chi tiết về lễ hội 
+ Công việc chuẩn bị cho lễ hội( 1 điểm )
+ Lễ hội diễn ra( 1,5 )
Cảnh bắt đầu ( 0,5 )
Cảnh chính ( Thủ tục tế lễ đặc sắc ) ( 1đ )
 + Lễ hội kết thúc(0.5)
 * ý nghĩa của lễ hội với dời sống tinh thần nhân dân
3/ Kết luận:( 0,5 đ )
Cảm nghĩ sâu sắc về lễ hội...
Đề 2:
1/ Yêu cầu:
Viết đúng thể văn tự sự nhưng phải biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, ... một cách hợp lý.
Phải biết lựa chọn những sự việc tiêu biểu 
Sắp xếp sự việc hợp lý
Tình cảm chân thành, tự nhiên
Bố cục rõ ràng
Diễn đạt lưu loát, chữ rõ ràng không sai lỗi chính tả.
2/ Dàn ý và biểu điểm:( 4 đ)
Mở bài: ( 0,5đ )
Giới thiệu chung về hoàn cảnh gặp gỡ người thân( Gặp ở đâu, vì sao gặp)(0,25)
Giới thiệu chung về người thân?( người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào?)(0,25)
Thân bài: 3đ
Kể lại trình tự cuộc gặp gỡ người thân
+ Lúc bắt đầu gặp gỡ( tâm trạng của mình, hình dáng của người thân ) 
( 0,5đ )
+ Khi đã gặp gỡ, nói chuyện ( lời nói, cử chỉ của người thân...) ( 0,5đ )
+ Kể một kỉ niệm sâu sắc của mình với người thân ( 2đ )
Kết bài: ( 0,5đ )
ấn tượng sâu sắc của người kể về cuộc gặp gỡ người thân.
Chú ý phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các yếu tố miêu tả biểu cảm, nghị luận hợp lý không gò ép.

Tài liệu đính kèm:

  • docTron bo kiem tra van 9.doc