Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 đến tuần 18

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 đến tuần 18

TUẦN 8 ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG CÁC

 YẾU TỐ KẾT HỢP

Ngày soạn:10/10/2008

Ngày daỵ: 13/10/2008

I) Mục đích:

 - Ôn luyện các dạng đề bài thuyết minh

- Ngoài kiến thức cơ bản cần có, phải biết cách sử dụng linh hoạt các yếu tố kết hợp, cách diễn đạt sinh động.

- Hướng dẫn lại phương pháp làm bài và nắm được kiến thức cơ bản của từng đối tượng thuyết minh

II. Nội dung:

A. Lý thuyết: Phương pháp làm bài

 Đồ dùng, con vật, cây trồng

1) Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

2) Thân bài:

*) Giới thiệu đặc điểm chung:

- Nguồn gốc

- Phân loại ( Phải có căn cứ để phân loại )

- Cấu tạo chung

*) Giới thiệu cụ thể đặc điểm cấu tạo:( Giới thiệu có trình tự, đan xen các yếu tố khác cho phù hợp.

*) Lợi ích ( Công dụng ): Trình bày công dụng chủ yếu trước

*) Cách sử dụng ( chăm sóc, nuôi ): Chia ra các thời kỳ để chăm sóc hoặc nuôi ( đv cây trồng và vật nuôi )

* Giá trị: mang lại những bổ ích gì về tinh thần của con người

 

doc 23 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ôn tập văn bản thuyết minh có sử dụng các
 yếu tố kết hợp
Ngày soạn:10/10/2008
Ngày daỵ: 13/10/2008
I) Mục đích: 
 - Ôn luyện các dạng đề bài thuyết minh
- Ngoài kiến thức cơ bản cần có, phải biết cách sử dụng linh hoạt các yếu tố kết hợp, cách diễn đạt sinh động.
- Hướng dẫn lại phương pháp làm bài và nắm được kiến thức cơ bản của từng đối tượng thuyết minh
II. Nội dung:
A. Lý thuyết: Phương pháp làm bài
 Đồ dùng, con vật, cây trồng
1) Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
2) Thân bài:
*) Giới thiệu đặc điểm chung:
- Nguồn gốc
- Phân loại ( Phải có căn cứ để phân loại )
- Cấu tạo chung
*) Giới thiệu cụ thể đặc điểm cấu tạo:( Giới thiệu có trình tự, đan xen các yếu tố khác cho phù hợp.
*) Lợi ích ( Công dụng ): Trình bày công dụng chủ yếu trước
*) Cách sử dụng ( chăm sóc, nuôi ): Chia ra các thời kỳ để chăm sóc hoặc nuôi ( đv cây trồng và vật nuôi )
* Giá trị: mang lại những bổ ích gì về tinh thần của con người
3/ Kết bài:
ấn tượng sâu sắc về đối tượng thuyết minh
Bài học tuyên truyền đến mọi người
 Danh lam thắng cảnh
1/ Mở bài: Giới thiệu tên đối tượng cần thuyết minh
2/ Thân bài:
*) Giới thiệu vị trí, bao quát chung về diện tích
*) Lần lượt giới thiệu đặc điểm của danh lam thắng cảnh cần thuyết minh theo 1 trong 3 cách sau:
- Theo trình tự thời gian
- Theo trình tự không gian
- Cả 2 trình tự trên.( ở phần này có thể kết hợp các yếu tố miêu tả và biện phán nghệ thuật cho phù hợp )
*) Giá trị: Tinh thần
	 Kinh tế
3. Kết bài:
- ấn tượng sâu sắc
- bài học tuyên truyền
B. Thực hành
Đề 1. Thuyết minh về cây lúa
- Đối tượng: Cây lúa
- Dạng thuyết minh: Cây trồng
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tầm quan trọng của cây lúa đối với cuộc sống của con người
2. Thân bài:
*) Giới thiệu chung:
- Nguồn gốc: Xuất hiện từ thời nguyên thủy, là cây lúa hoang, được con người thuần hoá thành lúa trồng
- Phân loại:
+ Dựa vào đặc điểm môi trường thích ghi: lúa cạn, lúa nước (Từng loại lúa được trồng ở đâu? Lí do? Loại nào phổ biến ở vùng mình ?)
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hạt: Lúa nếp, lúa tẻ ( Các loại tẻ, nếp ? Loại nào ngon nhất? Lí do? Trồng ở vùng nào? ấn tượng của mọi người như thế nào về loại lúa ấy khi xa quê hương ?  .. )op
Cấu tạo chung: 4 phần: rễ thân lá, bông
*) Giới thiệu cụ thể đặc điểm cấu tạo.
- Rễ: chùm
- Thân: thuộc họ cỏ, thân mềm, dẹp, bẹ ôm sát thân
- lá
+ Thời kỳ sinh trưởng và phát triển ( lúa thì con gái ): xanh, gân lá song song, ráp ( xanh như thế nào  )
+ Thời kỳ nuôi bông: lá chuyển màu: xanh đậm -> vàng nhạt -> vàng óng
Bông: xuất hiện khi lúa đủ thời gian sinh trưởng
Còn non: hạt cốm xanh, thơm mùi sữa
Già: căng, vỏ cứng, màu vàng ( phản ánh sự sống ntn ? )
*Lợi ích:
- Là nguồn lương thực chính
- Là sản phẩm mang lợi nguồn lợi kinh tế lớn nhất cho đất nước -> xuất khẩu đứng thứ hai thế giới
- Thân: Làm chất đốt, lợp nhà, bện chổi, làm nấm.
* Cách chăm sóc:
- Chọn giống
- Chú ý nước, cách gieo cấy đúng kĩ thuật
- Tuỳ từng thời kỳ, mùa vụ, thời tiết mà có kế hoạch chăm bón phòng trừ sâu bệnh phù hợp.
*) Giá trị:
- Người bạn của nhà nông
- Đi vào thơ, ca -> ca ngợi vẻ đẹp văn hoá truyền thống có từ ngàn đời xưa của dân tộc ta.
3 )Kết bài
- Là 1 loại cây có lợi ích thiết thực, không gì thay thế được
- Mọi người cần có ý thức gìn giữ, chăm sóc .
III. Về nhà : 
Thuyết minh về cây lúa 
Tuần 9 ôn tập tổng hợp
Ngày soạn: 17/10/2008
Ngày dạy: 20/10/2008
I. Mục đích: 
Giúp HS củng cố kiến thức phần TV + TLV
Trên cơ sở kiến thức cơ bản, biết cách tạo dựng đoạn văn có các tác phẩm tiếng việt, diễn đạt lưu loát sinh động.
GV ôn tập lý thuyết, đưa bài tập để HS nhận diện để nắm chắc kiến thức cơ bản. Hướng dẫn cách viết đoạn văn có sử dụng thành phần tiếng việt
II. Nội dung:
A.Lý thuyết:
1. Các phương châm hội thoại.
5 phương châm ( HS đoạn văn có sử dụng phương châm hội thoại )
2. Sử phát triển từ vựng.
	2 cách – phát triển về nghĩa
	 - phát triển về từ
* HS tìm từ và phát triển từ vựng theo hai cách
* Viết 1 đoạn văn -> xác định những từ được phát triển
3. Ôn lại phương pháp làm bài thuyết minh về con vật
B. Thực hành
Đề bài: Thuyết minh về con vật nuôi có ích.
Đối tượng: con vật nuôi ( con trâu )
1.Mở bài:
- Giới thiệu về con trâu
2. Thân bài
*) Giới thiệu đặc điểm chung
- Nguồn gốc: động vật thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, lộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
Trân VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Phân loại: Căn cứ vào màu sắc của da có các loại trâu: da đen, da trắng, da hồng ( chủ yếu là loại trâu nào ? )
- Cấu tạo chung: gồm 3 phần: đầu thân đuôi
- Giới thiệu đặc điểm cấu tạo cụ thể: - Hình dáng
+ Đầu: Mắt , sừng ntn ?
+ Thân: lông, thân hình, bụng, chân ntn ?
+ Đuôi: có đặc điểm gì ?
Đặc điểm sinh sản:
+ Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu, để có mùa vụ. Một đời trâu cái thường cho từ 5 ->6 con ghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22->25 kg.
+ Trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi là lúc có đầy đủ 8 răng cửa.
*) Lợi ích:
- Kéo cày, chở hàng.
- Lờy thịt, sữa
- Da dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ
- Sừng làm thuốc, đồ trang trí trong gia đình hoặc ở miền núi người ta dùng để chế tạo ra một loại nhạc cụ là tù và.
*) Cách nuôi
- Thức ăn đơn giản: cỏ, lá lúa, rơm
- Dựng chuồng trại, đảm baỏ độ thông thoáng, không mất vệ sinh -> sức khoẻ tốt -> không mắc bệnh.
*) Giá trị
- Là người bạn đồng hành của người nông dân
	gắn bó với tuổi thơ
Trâu xuất hiện trong các dịp lễ hội dân gian: lễ hội trọi trâu diễn ra hàng năm ở Đồ Sơn -> tôn vinh sức mạnh của nó
Đi vào thơ ca VN (trâu ơi . quản công )
3 )Kết bài:
- Nhấn mạnh lại lợi ích của con trâu
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ loại động vật này
*) Tham khảo các đề bài có cách làm tương tự
- T/m về con mèo, con chó hoặc con gà
- > Đều là con vật có ích
C. Về nhà : Làm hoàn chỉnh đề bài trên 
 Tuần 10 : Ôn tập văn thuyết minh
Ngày soạn: 24/10/2008
Ngày dạy: 27/10/2008
I. Mục đích:
- Giúp HS củng cố lại kiến thức văn thuyết minh đặc biệt là thuyết minh về danh lam thắng cảnh, biết cách diễn đạt lưu loát, sinh động
II. Nội dung:
A. Lý thuyết:
- Hs nhắc lại phương pháp làm bài
B. Thực hành
Đề bài 1: Thuyết minh về trường em.
 - Đối tượng: Trường em
Dạng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh
1.Mở bài:
Giới thiệu trường ( Nằm ở đâu? Tên người anh hùng nào ? Gắn bó với mình như thế nào? )
2.Thân bài:
*) Giới thiệu vị trí ( nếu chưa giới thiệu ở phần mở bài ), S khoảng bao nhiêu
*) Lần lượt giới thiệu đặc điểm của trường
 ( kết hợp cả trình tự thời gian và không gian )
- Quang cảnh:
+ Cổng hàng chữ mang tên Thời gian mới xây dựng trường: sân, hàng cây 
+ Cột cờ : hình dáng là hình ảnh quen thuộc nhất khi nào 
- Phòng học:
+ Số phòng dùng để học
+ Các phòng chức năng
 Thời gian mới thành lập số phòng học ntn?
- Số lượng GV –trình độ .
- Số lượng HS - bao nhiêu lớp 
- Thành tích chung:
+ Học sinh: Hình dáng ntn?
 ý thức học tập?
 Đoạt những giải gì ?
+ Trường: Kỉ niệm bao nhiêu năm?
 Vinh dự đón nhận những gì?
*) Giá trị:
- Đào tạo ra những thế hệ con người có phẩm chất, năng lực, trình độ phục cụ và xây dựng đất nước trong tương lai.
- Nơi ghi dấu những kỉ niệm, những tình cảm .
3) Kết bài:
- ấn tượng sâu sắc của bản thân về ngôi trường ấy
- Bài học :ý thức học, xây dựng trường .
Đề bài 2. Thuyết minh về cây phượng vĩ
1.Mở bài: Giới thiệu về cây phượng vĩ.
2.Thân bài:
*) Đặc điểm cấu tạo chung.
- Nguồn gốc: loại cây thân gỗ, nhóm hạt kín, hạt xoan.
Tên khoa học là xoan tây ( tên thường gọi: phượng vĩ )
Phân loại: Căn cứ vào đặc điểm của cáh hoa có:
+ Phượng hoa đơn
+ Phượng hoa kép
Đặc điểm cấu tạo chung: 4 phần: rễ, thân, lá, hoa.
*) Đặc điểm cấu tạo cụ thể:
- Rễ: cọc, chắc
- Thân:
+ Vỏ nâu xâu, xù xì, cứng
+ Khi trường thành lâu năm, kích thước cây thường rộng, to
+ Cành: nhiều cành khít vào nhau
Lá: Nhỏ, mỏng, xếp khít vào nhau
Màu xanh
Tán lá rộng: ( liên tưởng độ rộng này )
- Hoa: 
+ Nở vào mùa hè thành chùm ..
+) Hoa đơn: đỏ nhạt, cách thưa, mỏng
+) Hoa kép: đỏ đậm, dày,
Hoa già thành quả -> quả có vỏ cứng, màu xanh lúc non, màu nâu xám lúc già.
*) Lợi ích:
- Lấy gỗ làm ..
- Bóng mát, cung cấp ỗi cho con người
- Quả, cành làm chất đốt. Quả lấy hạt làm thuốc
- Là nơi cư trú của những chú ve vào mùa hè
*) Cách chăm sóc:
- Lúc nhỏ: 
+ chọn cây có thân thẳng, khoẻ, lá xanh
+ thường xuyên chăm bón
- Lúc trưởng thành:
+ Chăm bón theo định kỳ để cây có chất dinh dưỡng sống
+ Chú ý phòng trừ bệnh, đặc biệt là sâu đục thân.
*) Giá trị:
- Làm đẹp đường phố, mái trường
- Là loại cây đẹp biểu tượng cho tuổi học trò; được thơ ca ca ngợi ..
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị.
- Gửi thông điệp tới mọi người 
III. Về nhà : 
 Làm đề bài 2
Tuần 11
Ôn tập cách làm cảm nhận 1 đoạn văn ( Đoạn thơ )
Ngày soạn: 31/10/2008
Ngày dạy: 3/11/2008
Mục đích: Giúp HS nắm được các phương pháp làm bài văn cảm nhận về 1 đoạn văn ( đoạn thơ )
A. Phương pháp làm bài:
*) Giới thiệu vị trí đoạn trích
*) Khái quát nội dung của đoạn trích đó.
*) Dựng lại các hình ảnh có trong văn (thơ) để làm rõ nội dung vừa nêu.
*) D/c minh hoạ
*) Chỉ, phân tích nghệ thuật => khái quát nội dung.
B. Thực hành.
1, Bài 1: Cảm nhận về các đoạn trong baì “ cảnh ngày xuân “
 ( Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du )
*) Đoạn 1: 
- Nd: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân trong tiết thanh minh
- Dựng lại:
+ Thời gian: tiết tháng 3 – tháng cuối của mùa xuân
+ Không gian: tiết tháng 3 – tháng cuối của mùa xuân.
+ Không gian: tràn ngập sự sống, mọi chuyển động nhanh có: chim én, ánh sáng tươi mới, thảm cở xanh non, màu trắn của hoa lê.
Nghệ thuật -> Khái quát nội dung
+ Phác hoạ 1 vài nét tiêu biểu .-> bức tranh t/n thoáng đạt, thanh khiết.
+ Cách đảo trậu tự từ “ trắng “ lên trước “ 1 vài bông hoa “, nhất là từ “ điểm “
 là nhãn từ -> làm cho bức tranh thêm sống động, có hồn.
*) Đoạn 2: 6 câu tiếp của bài : “ Cảnh ngày xuân “ 
- Nội dung: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Dựng lại:
+ Thời gian: buổi sáng, tiết trời trong xanh, mát mẻ.
+ Không gian:
+) Cảnh vật tươi mới sống động:
+) hai hoạt cảnh diễn ra: lễ tảo mộ và lệ hội đạp thanh.
+) Không khí: náo nhiệt, đông vui, người đi dự hội đông đặc biệt sắm sửa những thoi vàng, hàng mã để gửi tới người đã khuất ..chị em Thuý Kiều hoà cùng không khí của lễ hội.
Nghệ thuật:
+ Vừa miêu tả không khí đông vui naó nhiệt của lễ hội vừa làm rõ tâm trạng của người đi hội.
=> Miêu tả không khí lễ hội, Nguyễn Du còn làm sống dậy nét đẹp văn hoá xưa của dân tộc ta
+ Sử dụng một loạt những từ ngữ gợi tả” 
Danh từ: yến anh, chị em
Động từ: sắm sửa
TT: nô nức, dập dìu
+ Hình ảnh ẩn dụ: nô nức yến anh
+ Hình ảnh so sánh: như nước, như nêm
*) Đoạn 3: 8 câu cuối của bài: “Cảnh ngày xuân “
Nd: Tâm trạng của chị em Thuý Kiều khi du xuân trở về.
Dựng lại.
+ Thờ ...  vững vàng tay lái băng ra tiền tuyến.
Vẻ đẹp người lính trong bài thơ là vẻ dẹp của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
C. Hướng dẫn về nhà: Tự làm bài tập với gợi ý trên đây
Tuần 16: Ôn tập làm văn và văn học
Ngày soạn: 4/12/2008
Ngày dạy : 8/12/2008
I. Muc tiêu
-Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn tự sự đời thường.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài cảm nhận về một đoạn thơ.
II. Nội dung luyện tập:
 Bài tập1
Đề 2: trang 161 sgk: Kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp em phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt.
I. Xác định đề:
- Phơng thức tự sự là chính, kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nghị luận.
- Nội dung : Kể lại buổi sinh hoạt lớp – sự việc chính là em phát biểu ý kiến chứng minh Nam là ngời bạn tốt.
II. Dàn bài: GV hớng dẫn học sinh làm dàn bài. 
 Lập dàn bài:
1.Mở bài: - Giới thiệu thời gian và địa điểm sinh hoạt 
- Nội dung của buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn tốt.
2.Thân bài: * Bạn lớp trởng đánh giá tổng kết các hoạt động của chi đội trong tháng ( ưu điểm, khuyết điểm), kế hoạch của tháng tiếp theo.
 * Lớp tiến hành bình bầu thi đua cá nhân và tổ--> kết quả bình bầu thi đua của từng cá nhân trong lớp đã được thống nhất. Riêng về trường hợp của bạn Nam có nhiều kết quả khác nhau cùng với những ý kiến: Nam là một học sinh chưa tốt..(Không khí của buổi sinh hoạt lớp diễn ra nh thế nào? Thái độ của Nam ra sao?)
 * Em phát biểu ý kiến chứng minh Nam là ngời bạn tốt:
 + Kể về hoàn cảnh gia đình Nam
 + Bạn Nam luôn luôn giúp đỡ các bạn trong học tập, nhiều bạn ở lớp mình kết quả học tập rất tiến bộ là nhờ có sự giúp đỡ của Nam.
 + Các hoạt động của trường và lớp Nam đều tham gia đấy đủ và tích cực.
àBạn Nam là người bạn tốt. Kết quả xếp loại của bạn Nam xứng đáng xếp loại A.
(Thái độ của các bạn sau khi em phat biểu ý kiến như thế nào? Các bạn nhìn Nam với sự cảm thông và chia sẻ.) 
 *Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
 + Kết thúc buổi sinh hoạt lớp.
 + Suy nghĩ ( bài học của bản thân).
Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về buổi sinh hoạt lớp. 
Bài tập2
Đề: cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn.
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
 ( Bếp lửa- Bằng Việt)
GV gợi ý cho học sinh làm bài nh sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Đoạn thơ là sự suy nghĩ sâu sắc của người cháu về cuộc đời ân nghĩa sâu lặng của người bà.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là bàn tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà mỗi sớm, mỗi chiều. Điệp từ “rồi” và phó từ “ lại” gợi lên bàn tay kiên nhẫn chịu thương, chịu khó của người bà.
- Từ bếp lửa nhà thơ gợi đến ngọn lửa. Hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa biểu
 tượng và khái quát : Bếp lửa đợc bà nhen lên khong chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin
--> Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa và đó là ngọn lửa của sự sống niềm tin cho thế hệ nối tiếp
III. Về nhà : Hoàn thành bài 2
Tuần 17: Ôn tập văn học và tập làm văn
 Ngày soạn:12/12/2008
 Ngày dạy :15/12/2008
I.Mục tiêu:
-Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn cảm nhận về đoạn văn đoạn văn, đoạn thơ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn tự dựa trên cốt truyện có sẵn.
II. Nội dung luyện tập
Bài tập1:
 Cảm nhận về đoạn văn sau:
“Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại!”
 ( Làng- Kim Lân)
Gợi ý làm bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Nội dung: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn làng Dầu theo Tây.
Nghệ thuật : Miêu tả nội tâm gián tiếp qua tháI độ, cử chỉ kết hợp với các động từ diễn tả tâm trạng “ nghẹn, lặng, rặn” thể hiện rõ sự bàng hoàng sững sờ và đau đớn trước cái tin quá đột ngột ấy. Tâm trạng ấy phản ánh rất rõ trên nét mặt chính vì vậy cổ họng ông “nghẹn ắng..”
àTác giả đã khắc hoạ sâu sắc sự đau đớn của ông Hai trớc cái tin dữ mà ông không thể ngờ tới. Bao nhiêu niềm tin tự hào về làng trong phút chốc đã sụp đổ trong ông. à chứng tỏ ông là người yêu làng, yêu nước chân thành sâu sắc, tha thiết. Có thể nói rằng, nhà văn Kim Lâm am hiểu tâm lí nhân vật nên mới khắc hoạ 1 cách tinh tế như vậy.
Bài tập2:Tưởng tượng mình là nhân vật ông Hai, kể diễn biến tâm trạng từ khi nghe tin đồn làng Dầu theo Tây đến khi nghe tin làng được cải chính.
 ( Dựa theo truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân)
I. Tìm hiểu đề:
- Ngôi kể 1: Người kể nhập vai nhân vật ông Hai.
- Sự việc cần kể: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn làng Dầu theo Tây đến khi làng được cải chính.
II. Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu mình là ai? ở đâu? Lí do ở nơi tản cư.
- Nêu cảm xúc của mình về làng và lúc nghe tin làng theo tây.
b. Thân bài:
+ Kể qua tình hình cuộc sống của gia đình mình ở nơi tản cư và tình cảm đối với làng.
+ Kể tâm trạng của mình lúc nghe tin làng Dầu theo Tây.
*Khi vừa nghe tin đồn làng theo tây từ một người đàn bà từ dưới xuôi lên (kể tâm trạng- bàng hoàng, sững sờ, thất vọng..)
*Trên đường về không dám nhìn ai, chỉ sợ người ta bàn tán làng ông theo Tây.
* Khi về đến nhà, 
* Trong ba, bốn ngày sau
(Qua 4 khúc đoạn tâm trạng trên người kể phaỉ bíêt sử dụng kết hợp tự sự, miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm)
+ Kể tâm trạng khi vừa nghe tin làng được cải chính( tâm trạng vui sướng)
c. Kết bài:
- Bộc lộ tình cảm với làng-với quê hơng, đất nớc.
Bài tập3
Đề bài: Trình bày cảm nhận về 2 câu thơ sau:
 Mặt trời1 của bắp thì nằm trên đồi, 
 Mặt trời2 của mẹ, em nằm trên lưng. 
 ( Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
Gợi ý làm bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nội dung: Hai câu thơ thể hiện tình yêu thương và niềm hy vọng vô bờ của người mẹ đối với con.
- Phân tích:Tình yêu thương và niềm hy vọng vô bờ của người mẹ đối với con được thể hiện bằng hình ảnh đẹp, độc đáo: “ Mặt trời của bắp.”
+ Mặt trời 1: Là hình ảnh thực đem lại ánh sáng, đem lại sự sống cho cỏ cây, muôn loài, mặt trời đem lại nguồn năng lượng cho cuộc sống. Mặt trời thực được coi là vĩ đại nhất.
+ Mặt trời 2: Là hình ảnh ẩn dụ. Em Cu Tai được ngầm so sánh với mặt trời, người mẹ coi em bé như mặt trời, em chính là nguồn sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc, là hi vọng , là cuộc sống của me.
+ Hai câu thơ đối ý làm nổi bật lên tất cả những hi vọng lớn lao của người mẹ dành cho con. Mẹ hy vọng ngày mai em lớn lên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, em sẽ mạnh mẽ, tươi sáng như mặt trời.
--> Mẹ thương yêu con vô bờ, tình yêu thương con chính là tình yêu quê hương đất nước.
III. Về nhà : Làm bt 2
Tuần 18: Ôn tập tổng hợp 
 Ngày soạn: 19/12/2008
 Ngày dạy:22/12/2008
I.Mục tiêu: 
Tiếp tục rèn cho hoc sinh kĩ năng làm bài văn cảm nhận về đoạn văn, đoạn thơ.
Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn kể chuyên đời thường có sử dụng yếu tố đối thoại độc thoại nội tâm, nghị luận.
II.Nội dung ôn tập :
Bài tập1:
Đề: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình đợc ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việ của bao nhiêu anh em đồng chí ở dới kia ? Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. Còn người ai mà chẳng “thèm” hở bác ? Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc ?
 ( Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý làm bài:
Nội dung : Tinh thần trách nhiệm với công việc của anh thanh niên .
Nghệ thuật : Qua lời đối thoại của anh thanh nên với ông hoạ sĩ, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp của anh thanh niên đó là sự suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người..
-->Là một thanh niên trẻ tuổi nhng anh đã ý thức được trách nhiệm của mình, thấy đợc công việc thầm lặng ấy là có ích cho mọi người. Anh không cô đơn buồn tẻ vì anh có một nguồn vui là công việc. Sự yêu nghề đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh sống.
Bài tập 2 : Đề tập làm văn
 Kể một lần em trót xem nhật kí của bạn.
(- Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
- Kể một câu chuyện buồn mà em nhớ mãi.
- Kể một lần em mắc lỗi.)
 Gợi ý làm bài:
1.Mở bài:Giới thiệu nhân vật.
 Giới thiệu một lần mắc lỗi với bạn( như trót xem nhật kí của bạn)
 Cảm xúc ban đầu.
2.Thân bài:
a.Lí do mắc lỗi( tình huống phát sinh truyện)
- VD: đến mượn sách của bạn nhng bạn đI vắng, mẹ bạn đồng ý cho lên phòng mượn sách của bạn và thấy quyển nhật kí của bạn ( đắn đo, do dự, nên xem hay không nên xem . Cuối cùng là xem nhật kí của bạn) ( có ửư dụng đọc thoại nội tâm)
b. Kể diễn biến câu chuyện:
- Đọc nhật kí ( trích lại một số đoạn nhật kí và trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những dòng nhật kí đó.( trình bày bằng yếu tố độc thoại nội tâm)
- Bạn xuất hiện : tâm trạng của em ra sao ? Thái đội của bạn nh thế nào? ( trình bày bằng đối thoại và độc thoại )
c. Kết quả:
- Bạn sẵn sàng tha thứ và khuyên em điều gì ?
+ Bài học rút ra cho bản thân.
+ Lời khuyên với mọi nưgời.( sử dụng yếu tố nghị luận)
3.Kết bài:
Suy nghĩ về một lần mắc lỗi.
Bài tập 3: Tiếng việt
 Bài tập 4 sgk- trang 205
Vận dụng những kiến thức đã học về một só phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu ( đoạn sau)sau:
a. Một dãy núi mà hai màu mây
 Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
 Như anh với em, như Nam với Bắc
 Như đông với tây một dải rừng liền.
 ( Trường sơn đông, trường sơn tây- Phạm Tiến Duật)
Gợi ý:
+ Phép so sánh tu từ : Hai phía của dãy Trường Sơn cũng nh con người ( anh và em) hai miền đất (Nam và Bắc ) hai hướng ( đông và tây) của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
b. Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trớc mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn thiện hơn.
 ( Thạch Lam)
Gợi ý :
Phép ẩn dụ tu từ: dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người nhằm nói đến một tâm hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
c. Gậy tre, chông tre. Tre anh hùng chiến đấu! 
Gợi ý làm bài:
- Phép điệp ngữ và nhân hoá :những từ “ tre, giữ, anh hùng” đợc lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hoá tre, coi tre như con ngời, một công dân xả thân vì quê hơng, đât nước. Ngoài tác dụng tạo lên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điêp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó.
 - Phép nhân hoá làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn 
tượng với người đọc nhiều hơn.
III. Về nhà : 
 Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức đã hướng dẫn , chuẩn bị cho thi học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi chieu.doc