Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bản Ngoại

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bản Ngoại

BÀI 1

I/ Mục tiêu chung

- HS thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa truiyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.

- Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất.

- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

II/ Chuẩn bị

- Nghiên cứu tài liệu, soạn bài

- Đồ dùng: tranh ảnh tư liệu, bảng phụ.

III/ Tổ chức các hoạt động

Tiết 1 Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

A. Mục tiêu bài học:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa

truyền thống và hiện đại.

 - Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn

luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, nơi làm việc của Bác. cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”

 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.

 

doc 53 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bản Ngoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/08/2009 Ngày giảng: 9A: 17/ 08/ 09
	 9B: 18/ 08/ 09
Bài 1
I/ Mục tiêu chung
HS thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa truiyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.
Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất.
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
II/ Chuẩn bị
Nghiên cứu tài liệu, soạn bài
Đồ dùng: tranh ảnh tư liệu, bảng phụ..
III/ Tổ chức các hoạt động
Tiết 1 Văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh 
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa 
truyền thống và hiện đại.
	- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:	
 - GV: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, nơi làm việc của Bác. cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”
 - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình các hoạt động
1. ổn định tổ chức: 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập cho môn học của học sinh.
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung 
Gv giới thiệu về tác giả:
H: Văn bản này được trích từ bài viết nào ?
- Trích trong “ Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”.
H: Em hãy xác định thể loại của văn bản? Nó thuộc nhóm văn bản nào?
H: Hãy kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6,7, 8?
Giáo viên hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp :
Giáo viên nhận xét cách đọc.
Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
H: Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
HS theo dõi sgk -> phát hiện 
- P1 ( Từ đầu .. .. “hiện đại” ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
- P2 (còn lại) : Nét đẹp trong lối sống HCM.
GV: Chủ đề của văn bản này là nói về sự hội nhập với tinh hoa văn hoá thế giới và việc phát huy vẻ đẹp văn hoá dân tộc. Tác giả đã tập trungchứng minh và lí giải chiều sâu văn hoá HCM bằng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng sinh động và thuyết phục.
GV hướng dẫn đọc và phân tích văn bản.
- Học sinh đọc đoạn 1.
H: Đoạn văn đã khái quát nét phong cách nào?
H: ở đây tác giả đã đề cập tới nét phong cách văn hoá nào của Bác?
HS đọc thầm từ đầu -> sâu sắc như HCM
H: Nét phong cách được thể hiện rõ nhất là gì?
H: Bằng con đường nào Người có được vốn tri thưc văn hoá ấy?
H: Tác giả đã chứng minh trên những phương diện nào? Đến nhiều nơi
H: Bác đã đến những nơi nào? Tính chất của những cuộc đi này là gì? Tìm đường cứu nước
Gv đọc bài thơ: Người đi tìm hình của nước cho HS nghe
H: Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động tìm 
đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài? 
Xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về 
nước .
H: Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó?
Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải 
làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động: phục vụ trên tàu, cào tuyết, viết báo, văn . kịch..
H: Chính quãng thời gian gian khổ ấy đã tạo điều kiện gì cho Bác?
Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế nhờ đó Bác có vốn tri thức văn hoá ở Phương Đông và Phương Tây
H: Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và 
làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác?
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, TQ, Italia, Nga, Anh ngoài ra còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), Tây Ban Nha, tiếng ả rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt nam
GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, tìm hiểu. Nhờ thế Bác có khả năng giao tiếp với nhiều nền văn hoá khác nhau.
Bác làm chủ tờ báo: Người cùng khổ ( tiếng Pháp)
Viết NKTT bằng tiếng Hán
H: Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả 
khẳng định qua lời bình nào?
“Có thể nói Hồ Chí Minh.”
H:Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác
như thế nào? 
Bác có vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng 
GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ 
Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều 
nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am 
hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy.
H: Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như 
vậy?
“Đi đến đâu uyên thâm.”
Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào?
Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý
H: Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế giới của Bác? 
 - Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoá văn hoá 
H: Chính ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? 
 Tạo nên một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng rất mới và hiện đại.
GV: Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc mà vẫn tiếp 
thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với 
thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
H: Nhận xét nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn này?
Kết hợp kể với lời bình
Giáo viên kết luận: Sự đôc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiên đại, Phương Đông và Phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thông nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
GV: Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở HCM: biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
- Nghị luận
- Thuộc nhóm văn bản nhật dụng
II. Phân tích
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác
* Phong cách hiện đại và truyền thống:
- Hiện đại: Am hiểu về các dân tộc, nhân dân và văn hoá các nước trên thế giới.
- Truyền thống: HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc. Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
=> Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc dân tộcTrở thành một nhân cách Việt Nam
4. Củng cố
Hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ?
5. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
- Học sinh học và soạn tiếp bài
D. Tự rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 13/08/2009 Ngày giảng: 9A: 18/ 08/ 09
	 9B: 19/ 08/ 09
Tiết 2 Văn bản:
Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp theo)
 - Lê Anh Trà -
A. Mục tiêu bài học: 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh 
	- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn 
luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:	
 - Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
 Cuốn sách “Bác Hồ kính yêu”
	- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
C. Tiến trình các hoạt động
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết thái độ tiếp thu vă hoá nhân loại của HCM?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV hệ thống kiến thức ở tiết 1
Theo dõi phần II và đọc
H: Ngoài việc nói về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của bác ở văn bản này còn nói lên vẻ đẹp trong khía cạnh nào khác của HCM? 
H: Là vị lãnh tụ những Hồ Chí Minh có nếp sinh hoạt và làm việc như thế nào? 
+ Nơi ở:
+ Nơi làm việc:
+ Trang phục:
+ Ăn uống: (GV kể chuyện bữa cơm thường ngày của Bác thường chỉ có 2 món mặn và một món nhạt: cá kho, cà muối, canh)
+ Tài sản:
=>Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê.
H? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của 
HCM, tác giả còn có những lời bình gì?
Qủa như một câu chuyện và tiết chế như vậy.
H: Lấy thêm dẫn chứng trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ?
Cách đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kỳ, Kháng Chiến.. Lợi
Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
HS quan sát bức tranh nhà sàn trong sgk/6
H: Em có biết vì sao Bác lại lấy nhà sàn làm nơi ở cho mình? Ngoài sự giản dị ra nó còn có ý nghĩa gì nữa?
Nhớ về người dân VB:
“Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về lối sống của Bác ? Tác dụng ?
- Đối lập => làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác.
H: Đó là vẻ đẹp ntn?
H: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
- Đây không phải lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo cũng không phải tự thần thánh hoá làm cho khác người - Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
H: Em đã học văn bản nào nói hay câu thơ nào nói về lối sống giản dị của Bác? 
-“Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ngắm trăng”, “Tức cảnh Pác Bó”...
“ Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi son
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
 ( Theo chân Bác- Tố Hữu)
H: Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
GV:Kể câu chuyện có một vị khách nước ngoài khi vào Phủ CT gặp Bác tưởng là Người...
H: Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của 
những vị hiền triết nào trong lịch sử?
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà 
với những thú quê thuần đức: 
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
 (Trạng Trình)
H: Em cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
- Ca ngợi nếp sống giản dị của các vị danh nho ko phải tự thần thánh hoá, tự làm khác đời..mà là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
GV: Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú 
quê đạm bạc mà thanh cao.
H: Theo em có điểm gì giống và khác giữa lối sống của Bác và các vị hiền triết ?
- Thảo luận - trả lời.
+ Giống: Giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó chia sẻ khó khăn cùng nhân dân, cùng CM. Bởi Bác là một chiến sĩ lão thành, một vị chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ.
GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi 
tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các 
nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh 
Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho 
người đời sau phải nể phục. Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị. Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM ?
+ Kết hợp giữa kể chuyện và bình luận.
+ Sử dụng nghệ thuật đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm.
+ Lựa chọn chi tiết tiêu biểu
+ Biện pháp so sánh: Khẳng định sự giản dị tột bậc gợi tới các vị hiền triết xưa...
H: Trong cuộc sống hiện đại, VH trong thời kì hội nhập, tấm gương của Bác gợi cho em suy nghĩ gì ?
Rút ra ý  ... a tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ 
em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu 
của mỗi quốc gia, của cả cộng đồng quốc tế.
Việc thực hiện vấn đề này thể hiện trình độ văn 
minh của một đất nước, một xã hội. (Nhân đạo hay vô 
nhân đạo, nhân ái hay phản động, tiến bộ hay lạc hậu)
Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng 
quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
 - HS đọc phần chi nhớ SGK/35?
GV: Văn bản nghị luận này đã chứa đựng bao nhiêu tư tưởng lớn lao, khát vọng đẹp đẽ của con người, ý chí đấu tranh không mệt mỏi cho mục tiêu đã định được diễn đạt khá rành mạch, rõ ràng với một kết cấu hợp lí. Đọc văn bản, chúng ta cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia và toàn thế giới: “ Trẻ em hôm nay” Những khẩu hiệu thân thiết với mọi người biết bao
 - GV hướng dẫn luyện tập chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em ở địa phương?
I. Tìm hiểu chung về văn bản
II. Phân tích
 1. Sự thách thức
 2. Cơ hội 
- Sự liên kết của các quốc gia, có công ước về quyền trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, phát triển giáo dục, củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội, đảm bảo quyền bình đẳng nam, nữ.
* Ghi nhớ: sgk/35
III. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức: 
 	- Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay em tự nhận thấy mình phải làm gì?
Phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. VD cụ thể: Kính trọng biết ơn cha mẹ, học tập tốt, tiếp tục học tập để lập nghiệp xây dựng đất nước.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và chuẩn bị bài mới
D. Tự rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 27/ 08/2009 Ngày giảng: 9A: 7 / 09/ 09
	 9B: 8 /09/ 09
Bài 3 - Tiết 13:
Các phương châm hội thoại 
(tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt
 - Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Phương châm hội thoại cần được vận dụng phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Có kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại một cách linh hoạt.
- Giáo dục HS thái độ lịch sự trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
 *Thầy: - Dự kiến các tình huống giao tiếp
 - Bài tập trắc nghiệm
 *Trò: học kĩ lại các PC hội thoại
 C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm lịch sự với phương châm cách thức và phương châm quan hệ ? Chữa bài tập 4 / 23 ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp 
- HS đọc truyện "Chào hỏi"
H: Nhân vất chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? vì sao?
HS 1: Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ phương châm 
lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
HS 2: Chỉ một câu hỏi chào mà chàng rể gọi từ trên 
xuống khi đang tập trung làm việc. Rõ ràng đã làm 
một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác – Thì 
đó không thể coi là phương châm lịch sự được.
GV: Đưa tình huống:
 Em ra ngõ gặp Bác hàng xóm đang cật lực đánh cây 
mồ hôi vã ra, em hỏi thăm:
Bác làm việc vất vả lắm không?
H: Theo em câu hỏi này có tuân thủ phương châm lịch sự không?
- Tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện sự quan tâm.
GV: Trong tình huống 1, anh chàng rể không quen 
người trên cây mà gọi xuống chào, cắt quãng thời gian làm việc, gây phiền hà. Còn tình huống 2 em nhìn thấy người hàng xóm làm vất vả, thể hiện sự quan tâm em đã hỏi thăm, trước câu hỏi thăm mà không buộc bác hàng xóm bị cắt ngang công việc.
H? Qua 2 tình huống, em rút ra được bài học gì?
Sử dụng phương châm lịch sự đúng lúc, đúng chỗ.
GV: Khi giao tiếp không những phải tuân thủ các 
phương châm hội thoại mà phải nắm được các đặc 
điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
Đây là phần ghi nhớ SGK/36. 
Gọi một học sinh đọc 
GV: Như vậy một câu nói có thể thích hợp với tính 
huống này nhưng không thích hợp trong tình huống 
khác.
HĐ2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
- HS đọc lại các ví dụ về phương châm hội thoại
H: Những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- HS đọc ví dụ
H: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An muốn hay không? ko
H: Có phương châm nào đã không được tuân thủ?
H: Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy?
- Vì người nói không biết rõ điều An hỏi. để không 
vi phạm phương châm về chất - nói điều không có bằng chứng xác thực - vì thế phải trả lời một cách chung chung
- HS đọc ví dụ: Khi Bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của họ thì phương châm nào có thể không được tuân thủ? 
H: Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
H: Hãy tìm thêm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ?
VD: Người chiến sĩ cách mạng khi rơi vào tay giặc, đánh giá về học lực, năng khiếu của bạn, nhận xét về hình dáng và tuổi của người khác
- GV: trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
H: Khi nói " Tiền bạc chỉ là tiền bạc" thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? 
H:Theo em, phải hiểu ý của câu này như thế nào?
- Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải mục đích cuối cùng của con người. Răn dạy người tako nên chạy theo tiền bạc để quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hhơn trong cuộc sống.
H: Tìm một số câu nói tương tự? 
" Chiến tranh là chiến tranh", "Nó vẫn là nó", "Nó là con bố nó mà"
H: Việc ko tuan thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguòn từ đâu?
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ - SGK - T. 37
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
H: Ông bố đã không tuân thủ phương châm nào? vì sao?
- Vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để nhờ đó mà tìm ra quả bóng. Nếu câu nói ấy với một đối tượng khác thì câu nói đó thông tin rõ ràng
- HS đọc đoạn trích
H: Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắy, miệng đã vi phạm phương châm nào?
H: Việc không tuân thủ ấy có lí do chính đáng không? vì sao?
- Không có lí do chính đáng
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
 1. Ví dụ:
 * Truyện "Chào hỏi"
 2. Nhận xét:
- Chàng rể gây phiền hà cho người khác 
-> Không phù hợp với tình huống giao tiếp
* Ghi nhớ: ( SGK - T. 36)
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
* Ví dụ1
- Không tuân thủ phương châm về lượng
-> Vì ưu tiên cho phương châm về chất.
* Ví dụ 2
- Người nói có thể không tuân thủ phương châm về chất. 
-> Vì lòng nhân đạo -> cần thiết.
* Ví dụ 3
"Tiền bạc chỉ là tiền bạc"
- Hiển ngôn: không tuân thủ phương châm về lượng 
- Hàm ý: là câu nói có nội dung
 -> tuân thủ phương châm về lượng
* Ghi nhớ: (SGK/ 37)
III. Luyện tập 
Bài 1 ( T. 38)
- Không tuân thủ phương châm cách thức 
Bài tập 2 ( T. 38)
- Thái độ của các vị khách là bất hoà với chủ nhà. Chân, tay, tai, mắt, miệng vi phạm phương châm lịch sự
-> không hợp với tình huống giao tiếp.
4. Củng cố kiến thức: 
 	Em rút ra bài học gì qua bài học hôm nay?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Sưu tầm những tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại, giải thích rõ lí do.
- Học và chuẩn bị bài mới
D. Tự rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 28/ 08/2009 Ngày giảng: 9A:03/ 09/ 09
	 9B: 04 09/ 09
Tiết 14, 15 : 	 
Viết bài tập làm văn số 1
( Văn thuyết minh)
A. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp HS:
- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để làm cho bài văn hấp dẫn, sinh động.
- Rèn kỹ năng diễn đạt ý, trình bầy đoạn văn, bài văn.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, trình bầy bài khoa học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Thầy: Đề kiểm tra.
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị vở viết bài TLV.
C. Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức : 9A : 9B :
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
 - GV đọc và chép bài lên bảng
GV nhắc nhở học sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài và lập dàn ý ra nháp trước khi viết bài
Tìm hiểu đề:
+ Thể loại:
+ Đối tượng thuyết minh
+ Vấn đề thuyết minh
- HS nghiêm túc làm bài
I. Đề bài
* Lớp 9A: 
 Em hãy giới thiệu về chiếc quạt giấy.
* Lớp 9B : 
Cây chè ở quê em
II. Đáp án và biểu điểm:
	1. Đề lớp 9A : * Nội dung : 9 điểm.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt giấy Việt Nam là một vật dụng quen thuộc trong mùa hè khi mùa hè tới. (1đ)
B. Thân bài: (7đ)
- Nguồn gốc của chiếc quạt giấy: ra đời từ lâu lắm rồi, khi mà các quạt hiện đại như bây giờ chưa có. Nó gắn bó thân thiết với mọi người.
- Quạt có cấu tạo: + Dụng cụ làm quạt: tre, giấy, hồ dán.
+ Cách làm: Tre chẻ thành nan (độ dài tuỳ thuộc vào quạt to hay nhỏ) thường dài 30 cm (còn gọi là rẻ quạt).
+ Phần cán rộng 1,5 cm vót thon nhỏ dần còn 1cm. Một chiếc quạt thường sử dụng 7-9 chiếc rẻ.
+ Phần cán quạt được liên kết với nhau bằng một chiếc đinh vít, các rẻ quạt có thể xoay đi xoay lại
+ Tiếp theo cắt 2 mảnh giấy hình bán nguyệt dài 20 cm, rộng bằng hình bán nguyệt khi các rẻ quạt xoè ra.
+ Dùng 2 mảnh giấy dán lại với nhau, rẻ quạt ở giữa
- Công dụng: + Tạo ra gió: Cầm cán quạt xoè ra quạt tạo ra gió, khi không quạt nữa gấp lại và cất đi.
- Cách sử dụng: + Quạt bền hay không phụ thuộc vào cách bảo quản quạt dễ gẫy và rách vì vậy người sử dụng phải cẩn thận, nâng niu.
+ Quạt sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi vì giá quạt rẻ, gọn có thể mang đi theo người (gấp bỏ túi xách)
- Quạt còn giá trị thẩm mĩ: + Dùng quạt để trưng bày: Vẽ tranh, đề thơ lên quạt.
+ Dùng quạt để tặng nhau làm vật kỉ niệm.
C.Kết bài. (1đ)
Khẳng định sự gắn bó của chiếc quạt giấy với người Việt Nam.
 * Yêu cầu : Bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật + yếu tố miêu tả (2đ) 
* Hình thức: 1 điểm: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai chính tả 
2. Đề lớp 9B
 * Nội dung : 9 điểm.
 A. Mở bài ( 1đ ) : Giới thiệu chung về cây chè ở quê em.
 B. Thân bài ( 7 đ ).
 Giới thiệu chi tiết về cây chè có kết hợp các biẹn pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
- Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây chè đối với con người
- Đặc điểm ( hình dáng, gốc, rễ, thân, cành, lá, búp, hoa)
- Giá trị và lợi ích kinh tế từ cây chè( Giá trị kinh tế, môi trường, thẩm mĩ): 
* Yêu cầu : Bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật + yếu tố miêu tả (2đ) 
C. Kết bài ( 1đ )
 Cảm nghĩ của bản thân đối với cây chè quê em.
* Yêu cầu : Bài viết có sử dụng biện pháp nghệ thuật + yếu tố miêu tả (2đ) 
* Hình thức :( 1 điểm)Trình bày rõ bố cục, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
4. Củng cố: - GV thu bài,đếm bài, nhận xét giờ làm bài
 5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Soạn bài “ Chuyện người con gái Nam Xương” : đọc và trả lời câu hỏi trong sgk.
D. Tự rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(98).doc