Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Cát Trinh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Cát Trinh

 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ

A/ Mục tiêu:

1 – Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản .

- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ .

 2 – Kĩ năng : RLKN nhận biết , phân loại , phân tích tính từ và cụm tính từ, sử dụng tính từ và cụm tính từ để dặt câu , dựng đoạn .

 3 – Thái độ : Giáo dục HS thấy được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

B/ Chuẩn bị:

1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án .

 - Bảng phụ .

2- HS: - Chuẩn bị bài mới cho chu đáo .

 - Học thuộc bài cũ .

C/ Tiến trình tiết dạy:

1-Ổn định tình hình lớp: ( 1 ) 6A3:

 6A4:

2-Kiểm tra bài cũ: (5) Cụm động từ là gì ? Đặt câu có cụm động từ .

- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

 VD: Mẹ đi chợ. (Cụm động từ làm VN)

- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ .

 

doc 116 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Cát Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 13-12-2009 
Tiết : 63 
 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản . 
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ . 
 2 – Kĩ năng : RLKN nhận biết , phân loại , phân tích tính từ và cụm tính từ, sử dụng tính từ và cụm tính từ để dặt câu , dựng đoạn . 
 3 – Thái độ : Giáo dục HS thấy được sự giàu đẹp của Tiếng Việt. 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án . 
 - Bảng phụ . 
2- HS: - Chuẩn bị bài mới cho chu đáo . 
 - Học thuộc bài cũ . 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (5’) Cụm động từ là gì ? Đặt câu có cụm động từ . 
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. 
 VD: Mẹ đi chợ. (Cụm động từ làm VN) 
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ . 
3- Giảng bài mới: 
TG
Hoạt động của Gv
 Hoạt động của HS
Nội dung
10’ 
 HĐ1 : 
- Treo bảng phụ có ghi các VD phần I rồi gọi HS đọc . 
Tìm tính từ trong các câu trên ? 
 HĐ1: 
- HS đọc VD. 
a) bé, oai . 
b) nhạt, vàng hoe, vàng lịm , vàng ối, héo, vàng tươi. 
I – Đặc điểm của tính từ: 
Kể thêm một số tính từ mà em biết ? 
- xanh, đỏ, cay đắng , lệch, nghiêng, xiêu vẹo 
Cho biết ý nghĩa khái quát của các tính từ trên ? 
- Chỉ đặc điểm, tính chất của sự 
vật , hành động, trạng thái . 
Vậy em hiểu thế nào là tính từ ? 
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật , hành động, trạng thái . 
1) Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật , hành động, trạng thái . 
VD: đen , tím , xanh, bùi  
Em hãy so sánh tính từ với động từ về : 
- Khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng  ? 
- Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu ? 
Hs thảo luận trả lời . 
- Về khả năng kết hợp với “ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn” : Tính từ và động từ có khả năng giống nhau. 
- Về khả năng kết hợp với “hãy, chớ, đừng” : TT bị hạn chế, còn ĐT có khả năng kết hợp mạnh . 
- Về khả năng làm CN: TT và ĐT giống nhau . 
- Về khả năng làm VN: TT hạn chế hơn ĐT. 
2) Tính từ có khả năng kết hợp với các từ “ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn” để tạo thành cụm tính từ . Khả năng kết hợp với các từ “hãy, chớ, đừng” của tính từ rất hạn chế. 
Em hãy so sánh các tổ hợp từ chứa ĐT và TT sau : 
(1)Em bé ngã. 
(2) Em bé thông minh. 
GV: Qua VD này ta thấy khả năng làm VN của TT hạn chế hơn ĐT. 
- Tổ hợp từ (1) đã thành câu , còn tổ hợp (2) mới là cụm từ . 
- Muốn tổ hợp (2) thành câu , ta phải thêm vào sau từ “em bé” một chỉ từ (em bé ấy) hoặc thêm vào trước hay sau tính từ “thông minh” một phụ từ (thông minh lắm , rất thông minh). 
3) Tính từ có thể làm CN, VN trong câu . Tuy vậy khả năng làm VN của TT hạn chế hơn ĐT. 
VD: Em bé rất thông minh. 
5’ 
 HĐ2: 
Trong số các TT vừa tìm được ở phần I : 
- Những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ(rất, hơi, khá, lắm, quá) ? 
HĐ2: 
- bé, oai, nhạt , héo. 
II – Các loại tính từ: 
- Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ? 
- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. 
Em hãy giải thích hiện tượng trên ? 
- bé, oai, nhạt, héo: là những TT chỉ đặc điểm tương đối . 
- “vàng” là TT chỉ đặc điểm tuyệt đối . 
Vậy tính từ gồm có mấy loại ? 
Gồm 2 loại : 
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). 
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). 
1) Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất , hơi, khá, lắm, quá ). 
2) Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). 
10’ 
 HĐ3: 
- Treo bảng phụ có ghi VD ở phần III rồi gọi HS đọc . 
Tìm TT trong bộ phận từ ngữ được gạch chân ở hai câu trên ? 
 HĐ3: 
HS đọc. 
- yên tĩnh. 
- nhỏ, sáng . 
III – Cụm tính từ: 
Những từ ngữ nào đứng trước hoặc sau TT làm rõ nghĩa cho TT các em vừa tìm ? 
- Đứng trước : vốn , đã, rất. 
- Đứng sau : lại , vằng vặc ở trên không . 
GV kết luận: Những từ ngữ vừa tìm được đó chính là các phụ ngữ của TT và cùng với TT tạo thành cụm tính từ . 
Em hãy vẽ mô hình của cum tính từ ? 
Em hãy điền các cụm tính từ có trong hai VD vừa rồi vào mô hình này ? 
Các phụ ngữ ở phần trước và phần sau làm nhiệm vụ gì ? 
- HS vẽ. 
- HS điền . 
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị : 
+ Quan hệ thời gian. 
+ Sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất . 
+ Sự khẳng định hay phủ định 
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị : 
+ Vị trí . 
+ sự so sánh . 
+ Mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất  
1 – Mô hình cụm tính từ: 
Phần trước 
Phần TT 
Phần sau 
vốn đã rất 
yên tĩnh 
nhỏ 
sáng 
lại 
vằng vặc không 
2) Trong cụm tính từ:
 a- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị : 
+ Quan hệ thời gian. 
+ Sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất . 
+ Sự khẳng định hay phủ định 
b- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị : 
+ Vị trí . 
+ sự so sánh . 
+ Mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất  
Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm TT. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho TT trung tâm những ý nghĩa gì ? 
- HS trả lời . 
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc. 
10’ 
 HĐ4: 
Gọi HS đọc bài 1. 
Bài yêu cầu em làm gì ? 
Gọi HS đọc bài 2. 
Em hãy nêu yêu cầu của bài này ? 
 HĐ4: 
HS đọc. 
- Tìm cụm tính từ. 
- Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu ở bài tập 1 có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào ? 
IV – Luyện tập: 
1) Tìm cụm tính từ : 
a- sun sun như con đỉa. 
b- chần chẫn như cái đòn càn. 
c- bè bè như cái quạt thóc. 
d- sừng sừng như cái cột đình. 
đ- tun tủn như cái chổi sể cùn. 
2) – Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm. 
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường , không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn , mới mẻ như “con voi” . 
- Đặc điểm chung của năm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. 
Gọi HS đọc bài 3. 
Hãy so sánh cách dùng ĐT vàTT trong năm câu văn tả biển ở truyện “Ôâng lão vàng” và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? 
HS đọc . 
- Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ , dữ dội hơn lần trước , thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão . 
3) Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ , dữ dội hơn lần trước , thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão . 
2’ 
 HĐ5: Củng cố 
Cho biết cấu tạo của cum tính từ ? 
 HĐ5: 
- HS trả lời . 
4 – Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) 
- Về nhà học bài và làm bài tập 4 còn lại . 
- Vừa học vừa ôn để thi HKI cho tốt. 
- Tiết sau cô sẽ trả bài viết số 3 cho các em . 
D/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
Ngày soạn : 13-12-2009 
Tiết : 64 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS: 
- Đánh giá được ưu, khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của bài văn được nêu ở tiết trả bài Tập làm văn số 3. 
 2 – Kĩ năng : RLKN tự chữa bài của mình và chữa bài của bạn . 
3 – Thái độ : HS biết tránh những lỗi sai để làm bài kiểm tra HKI tốt hơn . 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Chấm bài của HS phát hiện những sai sót để sửa chữa. 
 - Soạn giáo án. 
2- HS: - Chuẩn bị vở viết để sửa chữa những sai sót . 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra . 
3- Giảng bài mới: Tiết học này cô sẽ trả bài Tập làm văn số 3 cho các em . 
TG
Hoạt động của Gv
 Hoạt động của HS
Nội dung
3’ 
 HĐ1 : 
Em hãy đọc lại đề bài hôm trước kiểm tra ? 
 HĐ1: 
- Kể về cô giáo của em. 
I – Đề bài: 
 Kể về cô giáo của em . 
6’ 
 HĐ2: 
Đề bài thuộc kiểu văn nào? 
Đề bài yêu cầu kể chuyện người thật, việc thật hay kể chuyện tưởng tượng ? 
 HĐ2: 
- Tự sự . 
- Kể về người thật , việc thật. 
II – Yêu cầu của đề: 
1) Kiểu đề: Tự sự . 
Đề yêu cầu em kể về cái gì? 
Hình thức kể ? 
- Kể về cô giáo của em. 
- Sắp xếp các sự việc hợp lí vàviết theo bố cục ba phần . 
2) Nội dung: Kể về cô giáo của em. 
3) Hình thức: Viết bài tự sự có bố cục ba phần . 
10’ 
 HĐ3: 
Trình bày yêu cầu của phần Mở bài ? 
 HĐ3: 
- Giới thiệu chung về cô giáo của em . 
III – Lập dàn ý: 
Mở bài: 
Giới thiệu chung về cô giáo của em . 
Phần Thân bài em làm gì ? 
- Kể diễn biến sự việc . 
2) Thân bài : 
- Hình dáng , tính tình của cô. 
- Sở thích của cô. 
- Cô tận tụy với học sinh. 
- Cô thường giúp đỡ những học sinh nghèo . 
Ý nào cần viết trong phần Kết bài ? 
- Cảm tưởng của bản thân . 
3) Kết bài: 
Tình cảm , ý nghĩ của em đối với cô. 
5’ 
 HĐ4: 
- GV trả bài cho HS. 
 HĐ4: 
- HS đọc bài , so sánh với dàn ý, tự nhận xét . 
IV – Trả bài cho HS: 
15’ 
 HĐ5: 
* GV nhận xét ưu, khuyết điểm của HS . 
 - Ưu: 
+ Các em biết cách làm bài , có bố cục ba phần rõ ràng . 
+ Có bài chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ. 
Khuyết : 
+ Có em viết còn sai chính tả, chữ xấu , trình bày cẩu thả. 
+ Có em lười chép đề. 
 HĐ5: 
- HS nghe. 
V – Nhận xét và sửa chữa bài: 
1) Nhận xét : 
2) Sửa lỗi sai : 
- GV ghi lên bảng các từ viết sai chính tả . 
Em hãy sửa các từ này cho đúng ? 
HS theo dõi . 
- HS sửa . 
a) Lỗi chính tả: 
 Sai Đúng 
- xức khẻo - sức khỏe 
- xinh sắn - xin ... ân cứu tài liệu soạn giáo án . 
2- HS: Học bài và chuẩn bị bài mới chu đáo. 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (5’) Muốn tả người ta cần phải làm gì ? 
- Xác định được đối tượng miêu tả. 
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. 
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 
 Bố cục bài văn tả cảnh gồm có mấy phần ? 
- Ba phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. 
 + Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. 
3- Giảng bài mới: (1’) Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách, báo, trong thực tế không ít đoạn, bài văn tả người. Nhưng làm thế nào để tả người cho đúng, cho hay ? Cần luyện tập những kĩ năng gì ? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
TG
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Nội dung
15’ 
 HĐ1 : 
- Gọi HS đọc ba đoạn văn. 
Mỗi đoạn văn trên tả ai ? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ? 
 HĐ1: 
- HS đọc. 
* HS thảo luận trả lời. 
- Đoạn 1: Tả dượng Hương 
Thư đang chèo thuyền vượt 
thác. 
+ Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ 
oai phong, hùng dũng: 
. Như pho tượng đồng đúc. 
. Các bắp thịt cuồn cuộn. 
. Hai hàm răng cắn chặt, quai 
hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa 
ghì trên ngọn sào giống như 
một hiệp sĩ của Trường Sơn 
oai linh hùng vĩ . 
I – Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: 
- Đoạn 2: Tả hình ảnh Cai Tứ. 
+ Đặc điểm nổi bật: gầy gò, 
xấu xí, gian giảo: 
. Thấp và gầy tuổi độ 45, 50. 
. Mặt vuông nhưng hai má 
hóp lại. 
. Cặp lông mày lổm chổm 
trên gò xương lấp lánh đôi 
mắt gian hùng. 
. Mũi gồ sống mương. 
. Bộ râu mép cố giấu giếm, 
đậy điệm cái mồm toe toét, 
tối om như cửa hang. 
. Đỏm đang mấy chiếc răng 
vàng hợm của. 
- Đoạn 3: Tả Cản Ngũ và 
Quắm Đen trong cuộc đấu vật 
+ Quắm Đen khỏe mạnh, 
nhanh nhẹn: 
. Vờn tả, đánh hữu, dứ trên, 
đánh dưới, thoắt biến, thoắt 
hóa khôn lường. 
. Như một con cắt luồn qua 
ông Cản Ngũ ôm láy một bên chân ông, bốc lên. 
+ Cản Ngũ có thần lực ghê 
gớm. 
. Hai tay lúc nào cũng dang 
rộng ra, để sát xuống mặt đất, 
xoay xoay chống đỡ. 
. Đứng như cây trồng giữa sới. 
. Cái chân tựa bằng cột sắt. 
. Đứng nghiêng mình nhìn 
Quắm Đen. 
. Nắm lấy khố Quắm Đen 
nhấc bổng anh ta lên coi nhẹ 
nhàng như ta giơ con ếch có 
buộc sợi dây ngang bụng vậy. 
Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? 
- Đoạn 2 khắc họa chân dung 
nhân vật. 
- Đoạn 1 và 3 tả người gắn 
với công việc. 
Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh mỗi đoạn có khác nhau không ? 
Khác nhau: 
+ Tả chân dung thường gắn với các hình ảnh tĩnh, dùng nhiều danh từ, tính từ Còn tả người gắn với hành động nên thường dùng nhiều động từ, tính từ. 
Vậy muốn tả người ta cần phải làm gì ? 
- Xác định được đối tượng cần 
tả (tả chân dung hay tả người 
trong tư thế làm việc). 
- Quan sát lựa chọn các chi 
tiết tiêu biểu. 
- Trình bày kết quả quan sát 
theo một thứ tự. 
1)Muốn tả người cần: 
a- Xác định được đối tượng cần 
tả (tả chân dung hay tả người 
trong tư thế làm việc). 
b-Quan sát lựa chọn các chi tiết 
 tiêu biểu. 
- Trình bày kết quả quan sát 
theo một thứ tự.
 Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần ? 
- Phần Mở bài (từ đầu “nổi 
lên ầm ầm”): giới thiệu chung 
về quang cảnh nơi diễn ra keo 
vật. 
- Phần Thân bài (tiếp theo 
ngang bụng vậy): miêu tả chi 
tiết keo vật. 
- Phần Kết bài (đoạn còn lại): 
nêu cảm nghĩ và nhận xét về 
keo vật. 
Nếu phải đặt tên cho bài văn thì em sẽ đặt là gì ? 
- Một cuộc đấu vật. 
- Cuộc đáu vật giữa Quắm Đen và Cản Ngũ. 
- Quắm – Cản so tài  
Qua tìm hiểu VD, em thấy bố cục bài văn tả người gồm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? 
- Bố cục ba phần: 
+ Mở bài: Giới thiệu người được tả. 
+ Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói). 
+ Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
2) Bố cục ba phần: 
+ Mở bài: Giới thiệu người được tả. 
+ Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói). 
+ Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. 
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- HS đọc. 
15’ 
 HĐ2: 
Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây : 
- Một em bé chừng 4 – 5 tuổi . 
 HĐ2: 
HS thảo luận trả lời. 
- Hình dáng: 
+ Bụ bẫm. 
+ Cườm tay, cổ chân có ngấn. 
+ Da trắng hồng. 
+ Môi đỏ như son. 
+ Tóc ngắn vàng hoe. 
+ Răng bé xíu, mắt tròn sáng long lanh. 
+ Khuôn mặt tròn. 
- Hành động: 
+ Láu lỉnh. 
+ Hay cười và hay khóc. 
+ Tập nói ngọng nghịu. 
+ Tập đi như chạy. 
II – Luyện tập: 
1) Nêu các chi tiết tiêu biểu sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau: 
a- Một em bé chừng 4 – 5 tuổi: 
- Hình dáng: 
+ Bụ bẫm. 
+ Cườm tay, cổ chân có ngấn. 
+ Da trắng hồng. 
+ Môi đỏ như son. 
+ Tóc ngắn vàng hoe. 
+ Răng bé xíu, mắt tròn sáng long lanh. 
+ Khuôn mặt tròn. 
- Hành động: 
+ Láu lỉnh. 
+ Hay cười và hay khóc. 
+ Tập nói ngọng nghịu. 
+ Tập đi như chạy. 
- Một cụ già cao tuổi . 
- Tuổi bà đã ngoài sáu mươi. 
- Dáng tiều tụy, tóc bạc trắng 
như cước. 
- Những đường nhăn ở trán và 
gò má. 
- Da sạm đen. 
- Nụ cười hiền từ. 
- Miệng bỏm bẻm nhai trầu. 
- Bà thương yêu chăm sóc cháu: ru cháu, kể chuyện, dỗ dành cháu. 
b- Một cụ già cao tuổi: 
- Tuổi bà đã ngoài sáu mươi. 
- Dáng tiều tụy, tóc bạc trắng 
như cước. 
- Những đường nhăn ở trán và 
gò má. 
- Da sạm đen. 
- Nụ cười hiền từ. 
- Miệng bỏm bẻm nhai trầu. 
- Bà thương yêu chăm sóc cháu: ru cháu, kể chuyện, dỗ dành cháu. 
Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một cụ già cao tuổi (bà em) ? 
* HS thảo luận trả lời . 
2) Lập dàn ý cơ bản cho bài văn miêu tả một cụ già cao tuổi (bà em) . 
a- Mở bài: giới thiệu về bà em. 
- Đối với em bà là một con người gắn bó với kỉ niệm. 
- Luôn tồn đọng trong trí nhớ. 
b- Thân bài: 
- Bà đã ngoài sáu mươi tuổi. 
- Tầm vóc thâm thấp vì lưng hơi còng. 
- Thường mặc quần đen, áo bà ba nâu. 
- Tóc trắng như cước. 
- Nhiều đường nhăn ở trán và mặt. 
- Da sạm đen. 
- Mắt hơi đục nhìn không rõ. 
- Nụ cười hiền từ. 
- Miệng bỏm bẻm nhai trầu. 
- Đôi bàn tay gầy guộc. 
- Chân bước đi chậm chạp. 
- Bà thương yêu, chăm sóc cháu: 
+ Ru cháu ngủ. 
+ Kể chuyện cho cháu nghe. 
+ Dỗ dành cháu. 
c- Kết bài: 
- Tỏ lòng kính trọng bà. 
- Nguyện sẽ nghe theo lời dạy của bà. 
Nêu yêu cầu của bài 3 ? 
- Điền từ ngữ vào chỗ trống 
trong đoạn văn cho thích hợp. 
3)Điền vào chỗ trống: 
- đồng tụ 
- tượng hai ông tướng Đá Rãi. 
Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế đang làm việc gì ? 
- Chuẩn bị xuống sân vật đọ 
sức với Quắm Đen. 
* Ta có thể doán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống sân vạt đọ sức với Quắm Đen. 
5’ 
 HĐ3: Củng cố 
- Cho HS nhắc lại phương pháp viết văn tả người. 
 HĐ3: 
- HS trả lời. 
4 – Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’) 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tập 1c còn lại. 
- Chuẩn bị kĩ bài “Đêm nay Bác không ngủ” để hôm sau học cho tốt. 
D/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Ngày soạn : 6- 2-2010 
Tiết : 93 
 Bài 23 
 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ 
 (Minh Huệ) 
A/ Mục tiêu:
1 – Kiến thức: Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào; thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. 
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 
2 – Kĩ năng: RLKN đọc thơ tự sự ở thể 5 tiếng. 
3 – Thái độ : Giáo dục HS lòng yêu mến, tôn kính Bác Hồ – lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. 
B/ Chuẩn bị: 
1-GV: - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án . 
2- HS: Học bài và chuẩn bị bài mới chu đáo. 
C/ Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định tình hình lớp: ( 1’ ) 6A3: 
 6A4: 
2-Kiểm tra bài cũ: (5’) Muốn tả người ta cần phải làm gì ? 
- Xác định được đối tượng miêu tả. 
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. 
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 
 Bố cục bài văn tả cảnh gồm có mấy phần ? 
- Ba phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. 
 + Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. 
3- Giảng bài mới: (1’) Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách, báo, trong thực tế không ít đoạn, bài văn tả người. Nhưng làm thế nào để tả người cho đúng, cho hay ? Cần luyện tập những kĩ năng gì ? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 
TG
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Nội dung
15’ 
 HĐ1 : 
- Gọi HS đọc ba đoạn văn. 
Mỗi đoạn văn trên tả ai ? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ? 
 HĐ1: 
- HS đọc. 
* HS thảo luận trả lời. 
- Đoạn 1: Tả dượng Hương 
Thư đang chèo thuyền vượt 
thác. 
+ Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ 
oai phong, hùng dũng: 
. Như pho tượng đồng đúc. 
. Các bắp thịt cuồn cuộn. 
. Hai hàm răng cắn chặt, quai 
hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa 
ghì trên ngọn sào giống như 
một hiệp sĩ của Trường Sơn 
oai linh hùng vĩ . 
I – Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 62.doc