I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Những thành tựu to lớn của ngân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Đông Âu sau năm 1945
- Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
2. Tư tưởng:
- Khẳng định những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi nhưng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nước ta với CHLB Nga và các nước Đông Âu vẫn được duy trì và phát triển
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho Hs kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử
II. THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu(hoặc châu Âu), một số hình ảnh liên quan
TIẾT 1-2 CHƯƠNG I LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÀI 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX & I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Những thành tựu to lớn của ngân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Đông Âu sau năm 1945 Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới. 2. Tư tưởng: Khẳng định những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Mặc dù ngày nay tình hình đã thay đổi nhưng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nước ta với CHLB Nga và các nước Đông Âu vẫn được duy trì và phát triển 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho Hs kĩ năng phân tích và nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử II. THIẾT BỊ DẠY-HỌC: Bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu(hoặc châu Âu), một số hình ảnh liên quan III . TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC Ổn định lớp: Giảng bài mới HOAÏT ÑOÄNG DAÏY VAØ HOÏC BAØI GHI I . LIÊN XÔ GV: cho HS nhắc lại kiến thức cũ: Chiến tranh thế giới thứ hai, kết cục của chiến tranh Những hậu quả của chiến tranh đối với Liên Xô? GV: với tư các là người chiến thắng nhưng Liên Xô phải chịu hậu quả nặng nề nhất so với tất cả các nước tham chiến. Ngoài ra sau chiến tranh Liên Xô còn phải chịu sự bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị cũng như phải đối phó với nguy cơ chiến tranh do các nước phương Tây gây ra (“Chiến tranh lạnh”, chạy đua vũ trang ) Kết quả của công cuộc khôi phục kinh tế? Nêu những thành tựu đạt được ? Nguyên nhân của thành công đó? GV: Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội vốn bị gián đoạn khi Đức tấn công Liên Xô (1941) Phương hướng chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì này? Những thành tựu đã đạt được: Kinh tế? Khoa học-kĩ thuật? Quân sự? Chính sách đối ngoại? II . ĐÔNG ÂU GV: chỉ khu vực các nước Đông Âu trên bản đồ và giải thích khái niện “Đông Âu” Kể tên một vài nước Đông Âu mà em biết? Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập trong hoàn cảnh nào? CHND Balan (7-44), CHND Ru-ma-ni(8-44), CHND Hung-ga-ri(4-45), CHND Tiệp khắc(5-45), CHND Anbani(12-45), CHLBND Nam tư (11-45),CHND Bun-ga-ri(9-46), CHDC Đức (10-49) Các nước Đông Âu đã làm gì để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân? Liên hệ tình hình Việt nam trong những năm 1955-1957 Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ? Kết quả? Trình bày một vài thành tựu tiêu biểu? (SGK) III . SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GV: Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước (LX), mối quan hệ giữa LX và các nước Đông Âu đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn. Ngoài ra họ còn có những điểm chung cần hợp tác phát huy GV: hệ thống xã hội chủ nghĩa ngay từ khi hình thành đã vấp phải sự đối đầu, thù địch của Mĩ và các nước phương Tây nên cần phải có một tổ chức hợp tác lẫn nhau trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa Quá trinh thành lập của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)? Mục đích? Thành tích đạt được? Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích? Tác dụng? I . LIÊN XÔ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh: Hoàn cảnh : Gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề ( Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc bị phá hủy, chiến tranh làm cho nền kinh tế Liên xô phát triển chậm lại 10 năm.) Đầu năm 1946 Liên xô đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1946-1950) Thành tựu : Hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng với những thành tựu nổi bật: Năm 1950 : Sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ, đánh dấu bước phát triển vượt bậc về khoa học- kĩ thuật Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 nhân dân Liên xô tiếp tục hoàn thành nhiều kế hoạch dài hạn theo phương hướng chính là: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật, tăng cường lực lượng quốc phòng Thành tựu : Kinh tế: Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới ( Sau Mỹ ), chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Khoa học – Kĩ thuật :phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), du hành vũ trụ (1961), là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trên vũ trụ Quân sự : Đạt thế cân bằng về chiến lược và sức mạnh hạt nhân với Mỹ và các nước phương Tây Đối ngoại : Chính sách đối ngoại hòa bình, ủng hộ Cách mạng thế giới, là chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới II . ĐÔNG ÂU 1. Sự thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kì chiến tranh họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng. Năm 1944-1945 được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân Trong những năm 45-49,các nước Đông Âu đã hoàn thành Cách mạng dân chủ nhân dân: xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân. 2. Tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là: xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, tiến hành công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Tới đầu những năm 70 các nước Đông Âu đã trở thành những nước công-nông nghiệp, làm cho bộ mặt đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao III . SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa: Là sự hợp tác về kinh tế, chính trị giữa Liên xô và các nước đông Âu trên cơ sở : cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng dưới sự lãnh đạo của các đảng Cộng sản và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Thành lập ngày 8-1-1949 bao gồm Liên xô và các nước Đông Âu, sau có thêm Mông Cổ, Cuba, Việt Nam. Mục đích: đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Thành tích: tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên bình quân hàng năm là 10%, thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va: Hoàn cảnh: tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến xâm lược của Mĩ, nhất là sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tháng 10-1949 Tổ chức hiệp ước Vác-xa-va do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thành lập tháng 5-1955 Mục đích: bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Tác dụng: bảo vệ an ninh cho các thành viên, duy trì nền hoà bình ở châu Âu và thế giới. CỦNG CỐ: Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa? Trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973? DẶN DÒ: Học bài, làm bài tập Chuẩn bị bài mới : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX TIẾT 3 BÀI 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIŨA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX & I . MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức: Giúp Hs nắm được những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã chủa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Tư tưởng: Giúp HS thấy rõ những khó khăn phức tạp, thậm chí thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu Bồi dưỡng và củng cố cho Hs niềm tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự kãnh đạo của Đảng Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định và sao sánh các vấn đề lịch sử II . THIẾT BỊ DẠY-HỌC Bản đồ và các tư liệu lịch sử về Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn này III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế (1946-1950) ? Những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự hình thành các tổ chức chính của hệ thống này? Giảng bài mới: HOAÏT ÑOÄNG DAÏY VAØ HOÏC BAØI GHI I . SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT GV: thông báo, lược những sự kiện chính dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết ( có thể cho HS đọc SGK) GV: liên hệ âm mưu của Mĩ và các nước phương Tây trong âm mưu chống phá xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu ( “Cách mạng Nhung”) II . CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU Quá trình khủng hoảng và tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu diễn ra như thế nào? Hậu quả của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và LiênXOÂ I . SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT Năm 1973 thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, tài chánh buộc các nước phải tiến hành cải cách toàn diện để phù hợp với hoàn cảnh mới, trong khi đó Liên xô chậm sửa đổi, khắc phục những khuyết điểm trước đây => tới đầu những năm 1980 LX lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc Năm 1985 Goóc-ba-chốp thực hiện công cuộc “Cải tổ “nhằm sửa chữa những sai lầm thiếu sót. Tuy nhiên công cuộc cải tổ đã gặp phải nhiều khó khăn,bế tắc à kinh tế suy sụp, dẫn đến khủng hoảng chính trị, xã hội 19-8-1991 một số người trong ban lãnh đạo Đảng và nhà nước đã tiến hành cuộc đảo chánh lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Cuộc đảo chánh thất bại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng : Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động Chính phủ Liên Xô bị giải thể Ngày 21-12-1991, 11 nước tách khỏi liên bang thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 25-12-1991 : Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức => Liên bang CHXHCN Xô viết (LX ) tan rã II . CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU Từ năm 1988 các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng, buộc Đảng và nhà nước ở các nước Đông Âu phải thực hiện đa đảng và tổng tuyển cử tự do => các thế lực chống CNXH lần lượt thắng cử và thực hiện chính sách đưa đất nước trở lại con đường TBCN Sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu & Liên xô kéo theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới. Đây là tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lâp, hoà bình, ổn định và tiến bộ xã hội CỦNG CỐ: ... : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới : I. MIỀN BẮC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾNTRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-VĂN HOÁ, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM II. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH "BÌNH ĐỊNH-LẤN CHIẾM" TẠO THẾ VÀ LỰC, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC Bối cảnh lịch sử? Diễn biến? GV cho hs trả lời trong SGK. Kết hợp chỉ trên bản đồ từng chiến dịch. Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên? - Chiến thắng của chiến dịch tây Nguyên đã tạo ra một thế mạnh to lớn: Cắt đôi lực lượng địch ở miền Nam Biến hậu phưong của địch(Tây Nguyên) thành hậu phương của ta: tiếp tục tấn công địch trên các địa bàn khác Tạo không khí phấn khởi khắp chiến tường, trái lại địch càng dao động hoang mang Diễn biến chiến dịch Huế-Đà Nẵng? Kết quả và ý nghĩa? Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh? Kết quả? Hoàn cảnh : Trên cơ sở phân tích so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho ta. Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 trong đó có dự kiến phương án : Nếu có thời cơ thì giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Diễn biến : Diễn ra gần hai tháng (Từ 4-3 đến 2-5-1975 ) bằng ba chiến dịch lớn Chiến dịch Tây Nguyên : (4/3 đến 24/3/1975) Ngày 10-3 bắt đầu mở cuộc tấn công và sau đó chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 12/3 địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 14 -3 địch quyết định rút khỏi Tây nguyên. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt Ngày 24/3/1975 Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng Chiến dịch Huế – Đà nẵng : (21/3 đến 29/3/1975) Ngày 21/3 quân ta hình thành thế bao vây địch trong thành phố Huế. 10 giờ 30 phút ngày 25/3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26/3 giải phóng thành phố và tỉnh Thừa thiên. Vào thời điểm này Tam kì và Quảng Ngãi cũng được giải phóng . Ngày 29/3/1975 quân ta tiến công và giải phóng thành phố Đà Nẵng Chiến dịch Hồ Chí Minh : (26/4 đến 30/4/1975) Bắt đầu bằng cuộc tấn công vào Xuân Lộc (9-4), sau đó phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang (16-4), địch phải rút chạy khỏi Xuân Lộc (21-4) 17 giờ ngày 26-4, ta bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh với 5 hướng tấn công nhằm giải phóng Sài gòn – Gia định 11 giờ 30 ngày 30-4-1975 ta tiến vào dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng . IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954-1975) Ý nghĩa lịch sử : Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở ra kỉ nguyên mới của Cách mạng Việt nam : Độc lập , Tự do và Chủ nghĩa Xã hội . Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới . Cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào Cách mạng thế giới . Nguyên nhân thắng lợi : Sự lãnh đạo của Đảng . Sự đoàn kết chiến đấu của toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền đất nước Tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông dương Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em . CỦNG CỐ: DẶN DÒ: 1.Học bài, làm bài tập. 2.Chuẩn bị bài mới: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 Chương VII VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 Tiết 46 Bài 31 VIEÄT NAM TRONG NAÊM ÑAÀU SAU ÑAÏI THAÉNG XUAÂN 1975 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm : Tình hình đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,về nhiệm vụ cách mạng nước ta năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975. Những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, thống nhất đất nước về mặt nhà nước 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho Hs lòng yêu nước, tình cảm ruột thịt Bắc-Nam, tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho Học sinh kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng năm đầu đất nước giành độc lập, thống nhất. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: Sử dụng SGK, đọc tài liệu tham khảo tong SGV, sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III. III.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới : I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC-NAM SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 Tình hình hai miền Bắc –Nam: Miền Bắc : Thuận lợi :Đã xây dựng được cơ sở vật chất ban đầu của CNXH Khó khăn : Hậu quả của chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra Miền Nam: Thuận lợi: Hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài gòn ở trung ương sụp đổ Khó khăn: di hại của chế độ thực dân còn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán II.KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-VĂN HOÁ Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC Miền Bắc : khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, làm nghĩa vụ quốc tế với Lào và Cam-pu-chia => tăng diện tích trồng trọt, xây dựng và mở rộng nhiều công trình, phát triển y tế, văn hoá – giáo dục Miền Nam: Ổn định tình hình, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá => Thành lập chính quyền cách mạng, hồi hương đồng bào không có việc làm về nông thôn tham gia sản xuất, tịch thu tài sản, ruộng đất của bọn phản động, điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền cách mạng III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975-1976) Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Bắc – Nam họp tại Sài gòn nhất trí với chủ trương và biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước Ngày 25/4/1976 tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 quốc hội khoá VI họp phiên đầu tiên tại Hà nội đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng : Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại Quyết định Quốc kì, Quốc ca Quyết định Hà Nội là thủ đô, thành phố Sài gòn đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất, bầu ban dự thảo Hiến pháp. CỦNG CỐ: DẶN DÒ: 1.Học bài, làm bài tập. 2.Chuẩn bị bài mới: XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1985) Tiết 47 Bài 32 XAÂY DÖÏNG ÑAÁT NÖÔÙC, ÑAÁU TRANH BAÛO VEÄ TOÅ QUOÁC (1976-1985) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm : Con điường tất yếu của cách mạng nước ta đi lên CNXH và tình hình đất nước 10 năm đầu. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc. 2.Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta trong thời gian này 3.Kĩ năng: Rèn luyện cho Học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, thấy được những thành tích và những hạn chế trong quá trình cả nước đi lên CNXH. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: Sử dụng tranh ảnh trong SGK, tài liệu tham khảo có liên quan III.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới : I. VIỆT NAM TRONG 10 NĂM ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1976-1985) II. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1979) CỦNG CỐ: DẶN DÒ: 1.Học bài, làm bài tập. 2.Chuẩn bị bài mới: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000) Tiết 48 Bài 33 VIEÄT NAM TREÂN ÑÖÔØNG ÑOÅI MÔÙI ÑI LEÂN CHUÛ NGHÓA XAÕ HOÄI (TÖØ NAÊM 1986 ÑEÁN NAÊM 2000) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm : Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới. 2.Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới đất nước. 3.Kĩ năng: Rèn luyện cho Học sinh kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá con đường tất yếu phải đổi mới đất nước và quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: Sử dựng kênh hình trong SGK, tham khảo các tài liệu liên quan III.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới : I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG Hoàn cảnh lịch sử: Sau hai kế hoạch 5 năm (1975-1985), tuy đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực xã hội nhưng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém ngày càng lớn, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội Tác động của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật làm thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước Liên xô và các nước Đông Âu đang lâm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng => Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đưa dất nước tiến lên, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải đổi mới. II. VIỆT NAM TRONG 15 NĂM THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986-2000) Những thành tựu chủ yếu của công cuộc đổi mới Kế hoạch 5 năm (1986-1990) : Mục tiêu: tập trung thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Kết quả : đến năm 1990, đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và bước đầu xuất khẩu lương thực (năm 1989 xuất khẩu 1,5 triệu tấn – đứng thứ ba thế giới). Hàng hoá dồi dào nhất là hàng tiêu dùng Kế hoạch 5 năm 1991-1995: Mục tiêu: Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng Kết quả: tổng sản phẩm tăng hàng năm là 8.2%, đẩy lùi nạn lạm phát từ 67,1% xuống còn 12,7%. Xuất nhập khẩu tăng, đầu tư nước ngoài tăng 50% năm Kế hoạch 5 năm 1996-2000: Mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững, bảo dẳm quốc phòng, an ninh .. Kết quả: tổng sản phẩm tăng hàng năm là 7%, kinh tế đối ngoại phát triển ( xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 21%, nhập khẩu tăng 13,3%, đầu tư nước ngoài gấp 1,5 lần so với 5 năm trước ); tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường CỦNG CỐ: DẶN DÒ: 1.Học bài, làm bài tập. 2.Chuẩn bị bài mới: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 Tiết 49 Bài 34 TOÅNG KEÁT LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TÖØ SAU CHIEÁN TRANH THEÁ GIÔÙI THÖÙ NHAÁT ÑEÁN NAÊM 2000 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm : Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài họckinh nghiệm lớn được rút ra từ đó 2.Tư tưởng: Trên cơ sử thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tiền đồ của đất nước 3.Kĩ năng: Rèn luyện cho Học sinh kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm từng giai đoạn II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: GV hướng dẫn Hs sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến các sự kiện của Lịch sử Việt Nam tử 1919 đến nay III.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới : I. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐI LÊN CỦNG CỐ: DẶN DÒ: 1.Học bài, làm bài tập. 2.Chuẩn bị bài: Kiểm tra học kì II Tiết 50 KIEÅM TRA HOÏC KÌ II Tiết 51, 52 LÒCH SÖÛ ÑÒA PHÖÔNG
Tài liệu đính kèm: