Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1: Ôn luyện văn thuyết minh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1: Ôn luyện văn thuyết minh

TUẦN 1 : ÔN LUYỆN VĂN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu

 Củng cố cho học sinh kiến thức văn bản thuyết minh

 Học sinh biết vận dụng vào làm bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

II. Ôn luyện

1. Ôn tập văn thuyết minh

? Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

Học sinh nhác lại kiến thức về văn bản thuyết minh

Hs cần phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác

? Phương pháp làm bài văn thuyết minh

Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật giúp người đọc hiểu biết đúng đắn về sự vật

Như vậy muốn làm bài văn thuyết minh trước hết phải có tri thức về đối tượng

Để bài văn thuyết minh có nhiều sức thuyết phục người ta phải sử dụng nhiều phương pháp như :

 _ Nêu định nghĩa

 Giải thích

_ Liệt kê

Nêu VD

_Số liệu

_So sánh

_ Đối chiếu

? Ngoài những phương tiện trong văn bản thuyết minh người ta còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nào ?

Các biẹn pháp nghệ thuật như kể chuyện tự thuật so sánh nhân hóa ẩn dụ

?Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì ?

 Làm cho văn bản thuyết minhthêm sinh động hấp dẫn

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1: Ôn luyện văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Ôn luyện văn thuyết minh
Mục tiêu 
 Củng cố cho học sinh kiến thức văn bản thuyết minh 
 Học sinh biết vận dụng vào làm bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
II. Ôn luyện 
Ôn tập văn thuyết minh 
? Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 
Học sinh nhác lại kiến thức về văn bản thuyết minh 
Hs cần phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác 
? Phương pháp làm bài văn thuyết minh 
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật giúp người đọc hiểu biết đúng đắn về sự vật 
Như vậy muốn làm bài văn thuyết minh trước hết phải có tri thức về đối tượng 
Để bài văn thuyết minh có nhiều sức thuyết phục người ta phải sử dụng nhiều phương pháp như :
 _ Nêu định nghĩa 
 Giải thích 
_ Liệt kê
Nêu VD
_Số liệu
_So sánh 
_ Đối chiếu 
? Ngoài những phương tiện trong văn bản thuyết minh người ta còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nào ?
Các biẹn pháp nghệ thuật như kể chuyện tự thuật so sánh nhân hóa ẩn dụ 
?Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì ?
 Làm cho văn bản thuyết minhthêm sinh động hấp dẫn 
2. Luyện tập: Cho tư liệu sau viết về nghề nuôi tằmcó sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
 Để nuôi tằm sơsinh người ta dùng lá dâu non sắt mỏng . Dao cắt là một loại chuyên dụng gọi là dao dâu có lưỡi dài khoảng 50 cm to bản mũi bàng và săc bén .Con dao cũng dài tương đương vứi lưỡi .Tằm trưởng thành ăn rất bạo cchỉ trong chốc lát chúng nuốt chửng một lượng lá dâu tương đương với cơ thể chúng 
Người ta cho tằm ăn bằng cách đổ phủ lá dâu có khi để nguyên lá có tằm vào long với tằm .Vài giờ sau tằm ăn lá hết sạch .Tằm ăn từ mép lá ăn vào tạo thành hình vòng cung
Tằm ăn khoảng 15 kg lá dâu sẽ cho khoảng 1 kg kén tươi .Mỗi ổ kén cho một ổ tơ độ dài khoảng 8800m .Ươm khéo người ta đạt được kết quả cứ 7kg kén có thể thu đựơc 1kg tơ nõn tức là 100-130 kg tơ cho một héc ta dâu . Nuôi tằm hiệu quả hơn trồng lúa cho nên có câu << làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa 
Hs suy nghĩ trả lời 
Gv nhận xét chuẩn kiến thức 
Có thể kể lại bằng cách cho con tằm tự kể chuyện hoặc hư cấu câu chuyệncon tằm bỏ ăn hỏi nguyên do thì tằm trả lời là lá dâu thiếu tinh khiết ...Như thế câu chuyện thú vị hơn
Tuần 2 : ôn luyện văn bản thuyết minh
Mục tiêu:
Tiếp tục ôn luyện cho HS về văn bản thuyết minh
HS biết vận dụng kiến thức đã học vào viết một văn bản thuyết minh cụ thể.
ôn luyện : 
Đề bài : Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu với khách du lịch ngoài nước như thế nào về cây lúa Việt nam.
Tìm hiểu đề : văn bản thuyết minh
Yêu cầu : vai trò vị trí của cây lúa trong đời sống vật chất tinh thần của người Việt nam 
Khi thuyết minh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Hướng dẫn HS lập dàn bài.
Mở bài : giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
Thân bài
Nguồn gốc : có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời nguyên thủy được con người thuần hóa thành lúa trồng
Đặc điểm
+ Thân lúa mềm lá dài
+ Là cây cân nhiệt đới ưa sống dưới nước nhiệt độ cao.
Các loại lúa :
+ Có nhiều loại: lúa nếp, lúa tẻ ...
+ Có 2 vụ chính : vụ chiêm và vụ mùa
Lợi ích vai trò của cây lúa :
+ Hạt lúa cho thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người.
+ Xuất khẩu lương thực lớn .
+ Chế ra nhiều loại bánh 
+ Thân làm thức ăn cho gia súc , chất đốt >
Cây lúa trong đời sống tình cảm của con người :
+ Hạt gạo làm ra các loại bánh trong đó ngày tết nguyên đán không thể thiếu loại bánh chưng, bánh giày .
Gạo nếp đồ xôi trong các dịp cúng lễ
+ Cây lúa đi vào thơ ca nhạc họa .
 c. Kết bài : 
Tình cảm của con người đối với cây lúa
HS viết bài
GV hướng dẫn HS chữa từng phần.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 3 : ôn luyện văn bản thuyết minh
Mục tiêu:
Tiếp tục ôn luyện cho HS về văn bản thuyết minh
HS viết một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh
ôn luyện : 
Đề bài : Viết bài thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
Yêu cầu cần đạt : 
HS biết cách làm một bài văn thuyết minh đồng thời hiểu biết rõ về một danh lam thắng cảnh ở địa phương về cảnh quan thiên nhiên các công trình do con người kiến tạo. Lợi ích của danh lam thắng cảnh đó đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế của địa phương.
Bài thuyết minh phải biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp sao cho hấp dẫn người đọc. Bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh quan thiên nhiên các công trình kiến tạo
Văn phong trong sáng diễn đạt mạch lạc chữ viết rõ ràng sachi sẽ.
Mở bài :
Giới thiệu được tên danh lam thắng cảnh, danh lam thắng cảnh đó nằm ở đâu 
Thân bài 
Đặc diểm của danh lam thắng cảnh 
+ Cảnh quan thiên nhiên môi trường sinh thái
+ Bàn tay tô điểm của con người.
ý ngiã lợi ích của cảnh quan .
+ Đối với con người nơi đó 
+ Đối với sự phát triển du lịch kinh tế địa phương
Kết bài : cảm nghĩ của người viết
GV hướng dẫn HS viết thành bài hoàn chỉnh
––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 4
Ngày soạn : 10/9/2010
Ngày dạy : 16/9/2010 
ôn luyện văn bản thuyết minh
Mục tiêu :
- Tiếp tục cho HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh
-HS biết viết một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh
Luyện tập:
Đề bài : Viết bài thuyết minh giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích
1. Yêu cầu cần đạt :
HS biết cách làm một bài văn thuyết minh đồng thời hiểu rõ một loài hoa mà em yêu thích .
Bài thuyết minh phải biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật , một số yếu tố miêu tả để cho bài viết thêm sinh động hấp dẫn 
Văn phong trong sáng diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng sạch đẹp
2. Dàn bài
Mở bài : 
Giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích
Em yêu nhất hoa phượng gần gũi tuổi học trò
Thân bài :
Vào khoảng tháng 4,5 phượng ra hoa 
Thứ hoa nhỏ bé màu đỏ gợi nhớ , gợi thương .
Từng chùm hoa thắm sắc như mâm xôi gấc .
- Khi nắng gắt gao cái màu đỏ càng làm cho cái nắng mùa hè thêm chói chang
Còn sau cơn mưa hoa phượng bỗng sáng bừng long lanh như muôn hạt ngọc càng nhìn càng ưa 
Hoa phượng không chỉ đẹp rực rỡ mà còn là thứ hoa “học trò” 
Vào mùa thi là cây phượng ra hoa nhắc nhở các cô cậu học trò sắp bước vào các kỳ nghỉ hè
Chúng ta yêu hoa phượng bởi hoa phượng gợi lên trong lòng ta cảm xúc bâng khuâng xao xuyến 
Kết bài :
Tình cảm của mọi người đối với hoa phượng 
GV hướng dẫn HS viết bài hoàn chỉnh 
–––––––––––––––––––––––––––
Tuần 5
Ngày soạn : 16/9/2010
Ngày dạy : 23/9/2010
ôn luyện
Mục tiêu :
- Tiếp tục cho HS củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật
-HS biết viết một văn bản thuyết minh thành thạo 
II. ôn Luyện 
Đề bài : 
Hoa ngày tết ở Việt nam thật phong phú và đẹp
Viết bài giới thiệu về các loài hoa mùa xuân .
1. Yêu cầu cần đạt :
HS biết cách làm một bài văn thuyết minh đồng thời hiểu rõ các loài hoa tết ở Việt nam .
Bài thuyết minh phải biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật , một số yếu tố miêu tả để cho bài viết thêm sinh động hấp dẫn 
Văn phong trong sáng diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng sạch đẹp
2. Dàn bài
a. Mở bài : 
Giới thiệu các loài hoa tết ở Việt nam .
Việt nam là xứ sở có rất nhiều các loại hoa vào ngày tết .
b. Thân bài :
- Hoa đào: Muốn có hoa đào chơi tết tháng mười một cây đào bị bứt đi hết lá để nhựa cây tích tụ vào thân vào nụ .Tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hâm.
Hoa đào là thứ hoa chơi có nhiều màu sắc đẹp , cánh kép nhiều tầng nhụy lấp lánh . Đào bích hoa thẫm , đào phai hoa phơn phớt .
Miền Nam có hoa mai vàng .Đó là loài cây hoang mọc trên rừng Trường Sơn được đánh về chăm sóc thuần hóa cho thứ mai vàng cực đẹp 
Mùa xuân thật kỳ lạ có nhiều hoa đẹp . Hoa hồng đủ sắc vàng , trắng, đỏ phấn hồng . Thược dược to bằng cái đĩa. Cúc đại đóa , cúc chỉ, cúc tím, cúc móng rồng, cúc vạn thọ, cúc bạch mi, cúc hoàng kim tháp. Rồi đồng tiền, đỗ quyên , hoa huệ, hoa loa kèn 
Ai thích hoa gì thì tha hồ mà tìm chọn .
Kết bài :
Chúng ta hơn hẳn một số nước ở cực bắc suốt sáu tháng trời băng tuyết không có màu xanh sắc đỏ nào. Tết nguyên đán của ta vào đầu mùa xuân cũng là dịp đặc biệt tràn ngập màu hoa .
GV hướng dẫn HS viết bài hoàn chỉnh vào vở. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 6
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu 
Giúp HS hiểu sâu về giá trị của truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói cảm thông sâu sắc trước số phận bi kịch , tiếng nói ngợi ca con người và khát vọng chân chính của con người
II. ôn luyện
Đề bài : Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong SGKNgữ văn 9 tập I, em hãy phân tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Bài làm
-Nhân vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ 
+ Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được 
+ Kiều luôn ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng bị chà đạp về nhân phẩm
Thúy Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc tài hoa, sắc và tài của Kiều đạt tới mức lý tưởng thể hiện vẻ đẹp tài năng của Kiều . Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lý tưởng hóa để trân trọng một vẻ đẹp.
Tâm hồn đẹp của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha , nhân hậu. Nàng hy sinh tình yêu để cứu gia đình , cha mẹ. 
Thúy Kiều còn là hiện thân khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống 
Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn thể hiện qua mối quan hệ Thúy Kiều – Kim Trọng.
+ Khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống đã đưa Thúy Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến thắng, tư thế chính nghĩa.
Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương đề cao con người , đề cao những khát vọng chân chính của con người
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tuần 7
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu 
HS hiểu sâu hơn về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích chị em Thúy Kiều
Gợi ý làm bài :
Khi miêu tả vẻ ngoài nhân vật , Nguyễn Du chú ý chọn cách thể hiện để làm nổi bật đặc điểm nhân vật
Có khi tác giả chỉ dùng những nét khái quát mang tính ước lệ tưởng tượng để thể hiện ngoại hình nhân vật. Bút pháp nghệ thuật này ta bắt gặp mang chân dung chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ vẽ thoáng qua vài nét mà vẻ đẹp của Vân của Kiều hiện lên thật sinh động từ gương mặt nụ cười đến làn da mái tóc 
Trước bút pháp chân dung chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du không cốt tả người mà cốt tả vẻ đẹp . Vẻ đẹp của hai chị em Kiều là vẻ đẹp lý tưởng , mọi họa tiết cụ thể sẽ làm hỏng bức chân dung . Nguyễn Du đã dùng khuôn mẫu ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài của tuyệt sắc giai nhân ấy
Kỳ tài điệu bút Nguyễn Du là thế . Tả người đẹp mà độc giả cảm thấy đẹp thật đẹp tuyệt
Không cốt tả hình dáng đường nét con người mà chỉ cốt tả vẻ đẹp. Thế nhưng qua đó con người lại hiện lên rất rõ với tính cách rất riêng. Vân hiền lành phúc hậu để “tuyết nhường”, “mây thua” trước vẻ đẹp của làn da mái tóc . Thật khác Thúy Kiều con người “sắc sảo mặn mà” với sắc đẹp hoa phải ghen vì “thua thắm” , liễu phải hờn vì “kém xuân” sẽ có một cuộc đời trắc trở, một số phận éo le đau khổ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 8
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu :
HS hiểu nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào ?
HS vận dụng vào làm bài
ôn luyện :
Đề bài : 
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào ? Tìm một số đoạn thơ có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều
Gợi ý làm bài : 
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống nhau ở “tả cảnh” và khác nhau ở “ngụ tình” . 
Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả trực tiếp miêu tả cảnh vật. 
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh vật ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng là mượn cảnh vật 
Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình
Viết một đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối
 từ câu “ Buồn trông cửa bể chiều hôm”
đến “ầm, ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Gợi ý làm bài : 
Đây là đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong truyện Kiều
Bao trùm tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn trống vắng của mình .
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng Kiều , cảnh từ xa đến gần màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều man mác mông lung đến lo âu kinh sợ.
Ngọn gió “cuốn mặt duyềnh” và tiếng sóng ầm ầm như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 9
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu :
Nhằm củng cố khắc sâu cho hs về miêu tả trong văn bản tự sự.
ôn luyện :
Đề bài : 
Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Gợi ý làm bài :
- Tưởng tượng một lần về thăm lại trường cũ trong tương lai nghĩa là 
+ Khi ấy em đã trưởng thành đã có một nhề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định
Lý do gì khiến em về thăm trường cũ.
Khi về trường cũ thì
+ Cảnh sắc thế nào ?
+ Gặp gỡ ai và không gặp được ai? Vì sao?
+ Cảm xúc khi đến và khi ra về
Hình thức : Một bức thư gửi bạn học cũ.
Lập dàn bài
Mở bài:
Nam Định, ngày... tháng... năm...
Thanh thân mến!
Lý do viết thư
Thân bài
Thời gian : buổi sáng
Không gian : trời đẹp
Tâm trạng : háo hức
Cảnh sắc : Cổng trường to và đẹp khác với ngày xưa
Gặp bác bảo vệ lúc đầu không nhận ra sau đó nhận ra nhớ lại những kỷ niệm
Sân trường rợp bóng cây những cây bàng ngày xưa bé thế giờ cao lớn thân cây vừa người ôm cành lá xum xuê che kín cả sân trường
Cây phượng nở hoa đỏ rực
Trường được xây thêm một dãy nhà 3 tầng khang trang sạch đẹp
Vào từng lớp để ngắm nghiá so sánh nhớ lại những kỷ niệm
Gặp cô hiệu trưởng hỏi thăm các thầy cô giáo cũ
Kết bài 
Lời chúc 
Hẹn bạn về thăm thầy cô
Ký tên
HS viết bài hoàn chỉnh vào vở
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 10
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu :
Nhằm củng cố khắc sâu cho hs về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nhà thơ Nguyễn Du qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
ôn luyện :
Đề bài : 
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
(trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Gợi ý làm bài :
Một bức tranh phong phú và sinh động về ngoại cảnh của bút phát phác họa có chọn lọc về cảnh vật thiên nhiên với ngôn ngữ tự thoại phù hợp với logic nội tâm và lôgic hoàn cảnh Nguyễn Du khắc họa hình tượng Thúy Kiều
Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích ẩn dụ cho tâm trạng Thúy Kiều giọng thơ buồn.
Khóa xuân là giam lỏng khóa kín tuổi xuân của Thúy Kiều
Cảnh xung quanh : Vẻ, non xa ...
 Bốn bề ...
 Cát vàng ...
Không gian bao la rợn ngợp không một bóng người đang giam lỏng một đời người tài sắc hiếu nghĩa thủy chung.
Các từ ngữ có giá trị miêu tả gợi cảm giác buồn thương của cảnh vật
Tâm trạng “Bẽ bàng ...
Giọng thơ trầm buồn rời rạc từng câu chữ
Mây sớm đèn khuya ð thời gian tuần hoàn khép kín ð cuộc sống cô đơn tuyệt đối
Nỗi nhớ của Thúy Kiều 
 Nhớ người yêu
 Xót thương cho cha mẹ
ð Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ đến người thân ð Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo.
Sau nỗi nhớ là nỗi đau tê tái hoang mang lo sợ triền miên
Đoạn thơ là bức tranh tài tình xúc động và là sự thể hiện bút pháp tài hoa của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Giữa một không gian mênh mông Kiều cảm thấy bơ vơ , một nỗi nhớ nhung trào dâng tha thiết. Tám câu thơ cuối câu nào cũng thực vừa hư cảnh vừa là tâm cảnh về sự vô vọng dạt trôi, sự bế tắc con người trở nên bế tắc và trơ trọi
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 11
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
I. Mục tiêu :
Nhằm củng cố khắc sâu cho hs về nghệ thuật tả người của thiên tài Nguyễn Du qua nhân vật Thúy Kiều
II . ôn luyện :
Đề bài : Hình ảnh Thúy Kiều xuất hiện qua các đoạn trích đã học
Gợi ý làm bài :
Mở bài 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Hình ảnh Thúy Kiều xuất hiện qua các đoạn trích đã học là tài sắc tâm đức vẹn toàn cuộc đời dâu bể
Thân bài
Thúy Kiều có tài sắc vẹn toàn 
+ Sắc đẹp sắc sảo mặn mà
 Nghiêng nước nghiêng thành
 Hoa ghen liễu hờn
Bút pháp ước lệ so sánh ẩn dụ nhân hóa ð vẻ đẹp một giai nhân tuyệt thế
+ Tài : Đạt tới mức lý tưởng cầm kỳ thi họa 
Tài đàn nổi trội hơn còn sáng tác nhạc khúc bạc mệnh là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm
Kiều là người tâm đức
+ Người tình chung thủy
+ Người con hiếu thảo
Cuộc đời dâu bể
+ Trở thành món hàng “Đắn đo cân sắc cân tài”
Và “Cò kè bớt một thêm hai”
+ Kiều phải sống trong hoàn cảnh éo le cô đơn và tội nghiệp
Khung cảnh thiên nhiên bao la hoang vắng không một bóng người 
Kiều sớm hôm thiu thỉu một mình“Trước lầu Ngưng Bích ...”
Tâm trạng đau đớn “ Buồn trông cửa bể ...”
Bức tranh khung cảnh nhuốm màu tâm trạng
*Khái quát: Qua cuộc đời Thúy Kiều tác giả ca ngợi trân trọng vẻ đẹp , tố cáo xã hội và lòng thương cảm cho số phận người phụ nữ 
Kết luận: Qua 3 đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Mã Giám Sinh mua Kiều, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” , một người con gái tài hoa nhan sắc và gánh chịu nhiều bất hạnh khổ đau.
Nguyễn Du đã sáng tạo một cô Kiều Trung Quốc thành một Thúy Kiều tài sắc đức hạnh đã in sâu vào tâm hồn của mỗi người và trở thành một biểu tượng đẹp và được mọi người trân trọng và ngợi ca
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tuần 12
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ôn luyện
Mục tiêu :
Hs phân tích được giá trị của các từ láy trong đoạn trích Truyện Kiều biết dựa vào đoạn trích để xây dựng thành một văn bản tự sự
II . ôn luyện :
Đề bài :
Vân dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau :
 “Tà tà bóng ngả ...
 ...bắc ngang”
Gợi ý làm bài : Trong đoan thơ tác giả đã sử dụng một loạt cac từ láy Tà tà, thơ thẩn, nao nao, nho nhỏ ...Việc dùng từ của nhà thơ vừa chính xác vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xuác trong lòng người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh sự vật , vừa thể hiện được tâm trạng con người : cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện
Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều em hãy xây dựng một văn bản tự sự
Yêu cầu cần đạt
Đây là một đề tập làm văn thuộc kiểu bài tự sự . Người viết cần nắm chắc một cách viết văn bản tự sự đồng thời cần hiểu rõ các đặc điểm về lai lịch ngoại hình tính cách tâm trạng nhân vật trong đoạn trích, văn bản cần phải kết hợp với yếu tố kể miêu tả biểu cảm
Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau :
Trong khi gia đình Kiều đang bối rối vì chưa có tiền để cứu cha và em thì Kiều quyết định bán mình để chuộc cha.
Cảnh Mã Giám Sinh xuất hiện hs cần sử dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh nhốn nháo của thầy tớ Mã Giám Sinh ngoại hình Mã Giám Sinh hành vi và cử chỉ của anh chàng họ Mã
Cảnh Mã Giám Sinh gặp Kiều chú ý miêu tả thái độ cử chỉ của Mã Giám Sinh và tâm trạng của Thúy Kiều 
Cảnh Mã Giám Sinh mặc cả 
Cuối cùng có thể nêu cảm nghĩ của người viết
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docTự chọn văn 9 tuần 1 - 12.doc