Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 116 đến tiết 120

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 116 đến tiết 120

Tiết 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ

 - Thanh Hải -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS:

 - Kiến thức: Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích có cống hiến cho cuộc đời chung.

 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

- Thái độ: GD HS tình yêu cuộc sống, thiên nhiên, có ý thức sống cống hiến.

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Soạn bài, máy chiếu, sưu tầm một số tác phẩm của tác giả.

 HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi đọc - hiểu.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Con cò”

- Hình ảnh con cò trong ca dao được vận dụng sáng tạo ntn trong bài thơ?

Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (.)

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 116 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tuần 26 Bài 23
 Tiết 116 Mùa xuân nho nhỏ
	 - Thanh Hải -
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích có cống hiến cho cuộc đời chung.	
 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
- Thái độ: GD HS tình yêu cuộc sống, thiên nhiên, có ý thức sống cống hiến.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, máy chiếu, sưu tầm một số tác phẩm của tác giả.
 HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi đọc - hiểu.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Con cò”
- Hình ảnh con cò trong ca dao được vận dụng sáng tạo ntn trong bài thơ? 
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung văn bản
- HS đọc chú thích trong SGK
? Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng tươi vui, suy ngẫm.
- GV cùng HS đọc bài thơ.
- GV kiểm tra từ khó theo chú thích SGK
? Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ? 
? Bố cục của bài thơ gồm có mấy phần.
Hoạt động 4. Phân tích văn bản
- Một HS đọc to 3 khổ thơ đầu.
? Trong khổ thơ thứ nhất cảm xúc về mùa xuân được thể hiện qua những hình ảnh và âm thanh nào? 
? Một khung cảnh như thế nào được thể hiện lên từ những hình ảnh và âm thanh đó? 
- HS theo dõi khổ 2
? Xúc cảm về mùa xuân trong khổ thơ thứ 2 được diễn tả qua những hình ảnh nào? 
? Có gì đặc biệt trong cách tổ chức lời thơ ở khổ thơ này? 
? Từ đó cảnh tượng mùa xuân hiện lên ntn? 
? ở khổ thơ thứ 3 Tác giả đã suy tư những gì về đất nước? 
? Cảm nhận của em ntn về lời thơ "Đất nước như vì sao... phía trước"
? Những suy tư của tác giả đã nói lên tấm lòng của nhà thơ với đất nước ntn? 
- HS đọc 3 khổ cuối.
? Em có nhận xét gì về cách dùng đại từ "ta" ở khổ đầu và khổ cuối?
? Em hiểu ntn về những hình ảnh con chim hót, bản hoà ca, và một nốt trầm xao xuyến.
? ý nguyện âm thầm nhưng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ trong những lời thơ nào? 
? Bài thơ được kết thúc nhắc đến những câu dân ca Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền là có dụng ý gì? 
Hoạt động 5. Tổng kết
? Hãy nêu nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK
- GV gọi 1 HS đọc diễn cảm bài thơ
? Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích.
I. Tìm hiểu chung
 1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Thanh Hải (Phạm Bá Ngoãn: 1930 – 1980) là một trong cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền nam.
- Phong cách thơ: Chân thành, đằm thắm, đôn hậu.
- Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết trước khi nhà thơ qua đời (11/1980).
2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Cấu trúc văn bản.
- Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 2/3, 3/2
- Bố cục: 2 phần
+ 3 khổ thơ đầu: Cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
+ 3 khổ sau: Cảm xúc về mùa xuân của lòng người.
II. Phân tích bài thơ.
 1. Cảm nghĩ về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
- Hình ảnh: bông hoa, dòng sông, âm thanh tiếng chim hót
 "Mọc giữa ....vang trời"
=> Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, sáng sủa rộn rã vui tươi.
- Người bảo vệ đất nước, người xây dựng đất nước
 "Mùa xuân... nương mạ"
- Dùng nhiều điệp ngữ và từ láy (Lộc, mùa xuân. tất cả, hối hả, xôn xao)
=> Cảnh tượng mùa xuân hiện lên sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
- Đất nước gian lao, đất nước tươi sáng:
 "Đất nước bốn ngàn.... phía trước"
- Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đến vẻ đẹp ảnh sáng và hy vọng.
=>Tình cảm trân trọng, tự hào và tin tưởng vào tương lai của đất nước.
 2. Cảm nghĩ về mùa xuân của lòng người.
- Lặp lại đại từ “ta”: nhân vật trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình một cách thẳng thắn, liên tục, tự nguyện.
 "Ta làm con chim hót
 ..............
 một nốt trầm xao xuyến"
-> Tâm niệm tự nguyện dâng hiến cả tâm sức của mình cho nhân dân, đất nước được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh giản dị, khiêm nhường.
 "Một mùa xuân nho nhỏ
 ..... dù là khi tóc bạc"
-> Đó là mùa xuân của tài hoa và sáng tạo mùa xuân của nghệ thuật, thi ca; tất cả xin kính dâng cho nhân dân và cho đất nước suốt cả cuộc đời.
-> Nhắc đến những làn điệu dân ca Huế thể hiện ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp tâm hồn quê hương đất nước mình.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
- Giai điệu trong sáng, gần với dân ca nhiều hình ảnh đẹp, giản dị.
- Điệp ngữ, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
 2. Nội dung:
 Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của miònh vào mùa xuân lớn của dân tộc
IV. Luyện tập
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố và khắc sâu nội dung cơ bản và nghệ thuật của văn bản.
 - Yêu cầu HS về học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn bài "Viếng lăng Bác"
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tiết 117 Viếng lăng bác
	Viễn Phương 
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ.
 - Thái độ : GD HS lòng thành kính đối với vị lãnh tụ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, tranh ảnh về tác giả, lăng chủ tịch HCM.
 HS : Học bài cũ, đọc bài thơ, trả lời câu hỏi đọc-hiểu văn bản.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Em hiểu như thế nào về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của bài thơ?
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung văn bản
- GV gọi HS đọc chú thích *
? Hãy tóm tắt những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng thành kính, xúc động, chậm rãi. 
- Gọi 1-2 HS đọc, GV giải thích từ khó trong SGK
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? 
Hoạt động 4. Phân tích văn bản
- HS đọc khổ đầu
? Người con ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào? 
- Năm 1976 đất nước thống nhất lăng chủ tịch HCM được khánh thành nhà thơ ra thăm lăng Bác.
? Câu đầu tiên của khổ I cho ta biết điều gì? Cách xưng hô con của tác giả mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? 
? Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận thấy được trước lăng Bác là gì? 
? Hình ảnh hàng tre gợi liên tưởng điều gì? 
HS đọc khổ 2
? Hình ảnh mặt trời nào xuất hiện ở đây?
? ỳ nghĩa ẩn dụ của hình ảnh mặt trời thứ hai?
? Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng là hình ảnh gì? 
? Phần sáng tạo thơ ở đây là gì?
? Từ đó cảm xúc nào của tác giả được bộ lộ? 
- HS đọc khổ 3.
? Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố. Nhưng người con thăm lăng Bác lại có một hình dung ntn về Bác? 
? Trong lời thơ tiếp theo xuất hiện một hình ảnh ẩn dụ đó là hình ảnh nào? ỳ nghĩa hình ảnh này là gì? 
? Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp ntn?
- HS đọc khổ cuối
? Cùng với nước mắt thương trào khi rời lăng người con đã nguyện ước những điều gì? 
? ỳ nguyện muốn làm chim hót của tác giả ntn? 
? Vì sao tác giả muốn làm đài hoa, cây tre? 
? Hình thức thể hiện trong lời thơ này là gì?
? Từ đó tình cảm nào của nhà thơ được bộc lộ?
Hoạt động 5. Tổng kết
? Bài thơ có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật?
? Bài thơ nói hộ lòng ta những tình cảm nào đối với Bác Hồ?
I. Tìm hiểu chung
 1. Sơ lược về tác giả tác phẩm.
- Viễn Phương (Phan Thanh Viễn 1928) ở An Giang là một trong những cây bút có mặt nhất của lực lượng VN giải phóng Miền Nam. 
- Thơ của ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm.
- Bài thơ sáng tác năm 1976 sau lần thăm lăng bác của tác giả.
 2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Cấu trúc văn bản.
- Thể thơ: Thơ 8 chữ 
- Bố cục: 3 phần(Bố cục đơn giản, tự nhiên hợp lý):
+ Hai khổ đầu: Cảm xúc khi đứng trước lăng.
+ Khổ 3: Cảm xúc khi ở trong lăng.
+ Khổ cuối: Cảm xúc khi rời lăng.
II. Phân tích bài thơ.
 1. Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác.
 "Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác"
- Câu thơ như một thông báo nhưng lại gợi ra một tâm trạng xúc động của người con từ miền Nam; bày tỏ tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác
- Hình ảnh đầu tiên tác giả cảm nhận là hàng tre bát ngát trong sương sớm hai bên lăng Bác
 "Ôi ! hàng tre xanh xanh VN .... thẳng hàng"
-> Hình ảnh tre là một ẩn dụ, là biểu tượng cho con người, cho dân tộc VN bất khuất, kiên cường.
- Mặt trời của vũ trụ (Ngày ngày... trên lăng)
- Mặt trời của người con (Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ).
-> Biểu hiện của lòng nhân ái mêng mông, sáng chói về tư tưởng yêu nước có sức toả sáng mãi
- Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đăng lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác như một vòng hoa.
- NT: Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng.
=> Tình yêu và lòng quí trọng một cách thanh kính sâu sắc dành cho Bác.
 2. Cảm xúc khi trong lăng Bác.
- Bác đang ngủ bình yên giữa vầng trăng
 "Bác nằm trong lăng ... dịu hiền"
-> Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của nhân dân và đất nước.
 "Trời xanh là mãi mãi": Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, vĩnh hằng.
- "Mà sao nghe nhói ở trong tim": nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình.
 3. Cảm xúc khi rời lăng Bác.
- "Muốn làm con chim hót"
-> Muốn làm thứ âm thanh TN đẹp đẽ, trong lành nới Bác yên nghỉ.
- "Muốn làm đoá hoa"
-> Làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao.
- "Muốn làm cây tre" 
-> Muốn làm con người bình dị trung với nước, với dân để noi gương cuộc đời Bác.
NT: Dùng điệp ngữ "muốn làm" kết hợp biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
=> Ơn nghia chân thanh sâu nặng; muốn làm những gì tốt đẹp nhất để đền ơn Bác-> tình cảm chung của cả dân tộc.
III. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật: 
- Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhịp thơ chậm rãi, thanh bình trang nghiêm, ngôn ngữ bình dị.
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, điệp ngữ.
- Biểu cảm trực tiếp - gián tiếp
 2. Nội dung.
 Bì thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam - dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố và khắc sâu nội dung cơ bản và nghệ thuật của văn bản.
 - Yêu cầu HS về học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn bài "Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)"
---------------------------------------------------------------------------------------- ... ị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Nắm được nội dung và phương pháp của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện.
 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hay một đoạn trích.
 - Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc tìm hiểu một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, ...
 HS : Học bài, chuẩn bị theo nội dung SGK.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động 3. Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc văn bản SGK
? Văn bản gồm có mấy đoạn?
- VB gồm có 5 đoạn
? Vấn đề nghị luận của bài văn là gì ?
- HS: Xác định: những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đáng yêu của anh thanh niên làm công tác khí tượng..
? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản ? 
? Người viết đã triển khai vấn đề nghị luận qua những luận điểm nào ?.
? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản ?
? Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận như thế nào ? 
? Nhận xét về các hình thức luận điểm, luận cứ trong bài văn ?
? Qua tìm hiểu văn bản mẫu em hãy cho biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ? 
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu kỹ VB trong SGK, sau đó trả lời các câu hỏi
? VB nghị luận về vấn đề gì? 
? Câu văn nào mang luận điểm của văn bản ? 
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1. Xét ví dụ: Văn bản SGK
- Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đáng yêu của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu - nhân vật chính trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- Nhan đề :
+ Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
+ Vẻ đẹp, lối sống, tình người trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- Hệ thống luận điểm :
a, Các câu nêu vấn đề nghị luận: 
"Dù được miêu tả ......... khó phai mờ " 
b, Các câu nêu luận điểm: 
+ Câu: "Trước tiên .... của mình"
+ Câu: "Nhưng anh ..... chu đáo".
+ Câu: "Công việc ..... khiêm tốn"
c, Câu cô đúc luận điểm. 
- "Cuộc sống ......... tin yêu" - cuối đoạn.
- Cách lập luận :
+ Vừa phân tích + giải thích + chứng minh vẻ đẹp của anh thanh niên.
+ Luận cứ, luận điểm rõ ràng, phù hợp, ngắn gọn dễ hiểu. 
+ Bài viết có sự mạch lạc: nêu vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch, nâng cao vấn đề nghị luận.
 2. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc
- Tác giả nêu ý kiến đánh giá về Lão Hạc: 
+ Nam Cao đã gián tiếp ........ từ đầu .
+ Lão đã chọn cái chết trong ...... sống nhục.
+ Cái chết của Lão thể hiện một tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc .
+ Để bảo toàn nhân cách ....... cái chết .
- Qua đó em hiểu thêm về Lão Hạc: Hiểu thêm vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc.
Hoạt động 4 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV nhấn mạnh lại kiến thức trong nội dung phần ghi nhớ, yêu cầu HS học thuộc.
 - HS soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tiết 119 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
 ( hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức triên khai các luận điểm.
 - Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, ...
 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung bài học.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 - Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? Yêu cầu về nội dung, hình thức 
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động 3. Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- GV gọi 1 HS đọc to 4 đề bài trong SGK yêu cầu trả lời những câu hỏi sau: 
? Các đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? 
1. Nghị luận về: "Thân phận người phụ nữ trong XH cũ"
2. NL về diễn biến cốt truyện
3. NL về: "Thân phận Thuý Kiều"
4. NL về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
? Các từ "suy nghĩ, phân tích" trong đề bài đòi hỏi có sự giống nhau và khác nhau ntn? 
? Rút ra những kết luận cần thiết về đề bài?
- HS đọc đề bài GV ghi bảng.
? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Em hiều gì về phương pháp viết bài qua từ "suy nghĩ"
? Nét nổi bật nhất của nhân vật ông Hai là gì? 
? Những tình huống nào bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai
? Những chi tiết NT nào chứng tỏ một cách sinh động thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai.
- GV yêu cầu HS đọc kỹ theo từng phần mở bài, thân bài, kết luận trong SGK
- HS đọc tham khảo các cách viết phần MB, TB, KL.
- GV nhấn mạnh: Bài văn cần có những cảm nhận đánh giá về đặc điểm của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của nhà văn, các luận điểm cần được phân tích, CM bằng những dẫn chứng cụ thể sinh động trong TP.
- YC HS đọc kỹ phần ghi nhớ để nắm vững các bước làm bài nghị luận về TP truyện.
- HS đọc yêu cầu bài tập
? Viết phần mở bài và phần thân bài của đề bài trên.
- GV hướng dẫn HS viết phần mở bài và một đoạn thân bài.
- Sau khi HS viết xong, gọi 2-3 em đọc bài viết của mình.
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1. Ví dụ: SGK
- Giống nhau:
 Cả 4 đề đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Khác nhau: 
+ "Suy nghĩ": xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá TP.
+ "Phân tích": là xuất phát từ TP (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết, ...) để lập luận và sau đó nhận xét đánh giá TP.
2. Kết luận
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
a, Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: NL về nhân vật trong TP.
- Phương pháp: Xuất phát từ sự cảm hiểu của bản thân.
b, Tìm ý: 
- Phẩm chất điển hình của nhân vật ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước.
- Những tình huống bộc lộ tình yêu làng, nhớ làng: 
+ Khi đi sơ tán, đau đớn xấu hổ khi nghe tin làng theo giặc.
+ Vui vẻ, hào hứng, tự hào khi nghe tin đồn làng được cải chính.
- NT: Miêu tả hành động nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.
 2 . Lập dàn ý.
a. Mở bài.
b. Thân bài.
c. Kết bài.
 3. Viết bài.
 4. Đọc lại và sửa lỗi
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao.
VD: Mở bài
 Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận người nông dân trong XH cũ, Lão Hạc không chỉ là một người nông dân bị bần cùng hoá vì đói nghèo tối tăm như bao người nông dân khác mà có lẽ lão còn là một kiểu “nạn nhân” của bổn phận làm cha. Đây chính là tấm bi kịch đầu nước mắt của người nông dân nghèo, nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc.
Hoạt động 4 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV nhấn mạnh củng cố lại kiến thức phần ghi nhớ.
 - HS học thuộc, viết tiếp phần thân bài ở phần luyện tập.
 - Chuẩn bị phần luyện tập và bài viết số 6
Ngày soạn: .............................
Ngày dạy: ...............................
 Tiết 120 luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
 ( hoặc đoạn trích) - bài viết tập làm văn số 6 ở nhà
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Củng cố lại kiến thức, yêu cầu về cách làm bài nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.	
 - Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững thành thạo thêm kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, kỹ năng viết bài nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích).
 - Thái độ: GD HS ý thức vận dụng vào việc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị.
 GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, bảng phụ, ...
 HS : Học bài cũ, chuẩn bị theo nội dung bài học, làm trước các bài tập.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
 -Trình bày những bước khi làm một bài nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích)
Hoạt động 2. Dẫn vào bài: (...)
Hoạt động 3. Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- GV gợi dẫn HS nhắc lại các kiến thức đã học ở 2 tiết 118, 119.
? Thế nào là nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích)?
? Những yêu cầu đối với bài nghị luận về TP truyện (hoặc đoạn trích) là gì? 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý.
? Xác định kiểu đề của đề bài trên? 
? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? 
? Hình thức nghị luận ở đây là gì? 
? Nêu hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền nam nước ta trước đây khiến nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đI chiến đấu và gặp nhiều thiệt thòi mát mát.
? Nêu những nx đánh giá của em về nv bé Thu?
Khi làm bài yêu cầu HS phải tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng của nv? 
Nêu nx của em về NV ông Sáu
? Nêu nx đánh giá về nội dung
? Nêu nx đánh giá về NT của TP
I. Chuẩn bị ở nhà
II. Luyện tập
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích
- Yêu cầu: Nhận xét đánh giá về ND và NT của đoạn trích.
- Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện
2. Tìm ý.
- Hoàn cảnh lịch sử MN đang tiến hành k/c chống Mỹ gay go ác liệt
a. NV bé thu: 
Thái độ và t/c của bé Thu trong 2 ngày đầu không nhận ông Sáu làm ba.
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi chia tay
b. Nhân vật ông Sáu
- Trong đợt nghỉ phép
+ Hụt hẫng buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy.
+ Kiên nhẫn cảm hoá vỗ về con
+ Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực, buồn.
+ Hạnh phúc tột đỉnh khi con gọi ba
- Sau đợt nghỉ phép.
- Say sưa tỉ mỉ làm chiếc lược ngà
+ Trước khi trút hơi thở cuối cùng 
c. Nhận xét về nội dung nghệ thuật
Tình phụ tử vốn là nét đẹp VH trong đời sống tinh thần người VN. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng thường ít khi bộc lộ một cách ồn ào lộ liễu. Tuy nhiên trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” TG đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo chỉ có trong chiến tranh, tình phụ tử đã được nén chặt sau đó bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc cảm động * Nghệ thuật:
- Cốt truyện chặt chẽ có nhiều tình huống bất ngờ
Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu truyện.
NV sinh động nhất là những biến thái t/c và hđ của nv Bé Thu.
- Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Tuan 26.doc