Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 - Trường THPT Hoà Minh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 - Trường THPT Hoà Minh

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

 ( Trích Truyện Kiều )

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du :khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả:khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

II/ CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

III/ PHƯƠNG PHÁP:Đọc diễn cảm – gợi tìm – phân tích – tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk

IV/TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1/Ổn định lớp:

2/Kiểm tra bài cũ:

lại một đoạn mà em thích nhất trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 - Trường THPT Hoà Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 36-37
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 ( Trích Truyện Kiều )
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du :khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả:khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
II/ CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
III/ PHƯƠNG PHÁP:Đọc diễn cảm – gợi tìm – phân tích – tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk
IV/TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ:
lại một đoạn mà em thích nhất trong Kiều ở lầu Ngưng Bích
Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 3/Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: đọc hiểu văn bản
Gv gợi dẫn
Hoạt động 2 :Tìm hiểu văn bản
H:Mã Giám Sinh được giới thiệu qua những chi tiết nào? Qua đó, em có nhận xét gì về từ hành động lời nói và nhân thân của nhân vật này
H:Trong đoạn trả giá đắn đo của MGS ta thấy hắn hiện lên là một người như thế nào? Căn cứ vào chi tiết nào mà em khẳng định như vậy? Hãy phân tích những chi tiết đó để thấy rõ.?
*************************
Tiết 2
H:Phân tích hình ảnh của Thuý Kiều trong đoạn trích này? Phân tích những chi tiết này để thấy được tâm trạng của Thuý Kiều? 
H:Đọc đoạn trích ta thấy được thái độ của tác giả qua cách miêu tả từng nhân vật.Em hãy cho biết thái độ của tác giả như thế nào đối với từng nhân vật trong đoạn trích và xã hội xưa?
GV bình
=>Tác giả đã phơi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả. Nhà thơ thương cảm, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp hạ thấp.
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ là gì ?
HS đọc phần chú thích
Hs đọc văn bản và trả lời câu hỏi
HS đọc văn bản
HS trả lời
tên, quê không rõ ràng;ăn nói thiếu lễ phép; chung diện quá mức .
HS trả lời
Bản chất bất nhân vì tiền của MGS bộc lộ qua cảnh mua bán : đối xử với Kiều như một món hàng – cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa; lạnh lùng vô cảm trước gia cảnh của Kiều và tâm lí mãn nguyện hợm hĩnh tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong .Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả keo kiệt 
**************************
HS trả lời
-Thuý kiều bị xem như một món hàng, Kiều buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi ngại ngùng, ê chề trong cảm giác thẹn trước hoa và mặt dày trước gương. Là một người ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cảnh đời ngang trái, đau khi nghĩ tới nỗi mình tình duyên dang dở, uất bởi nỗi nhà bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn tái tê 
-khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người. Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Nhà thơ như hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều.
Hs đọc ghi nhớ
I-Giới thiệu đoạn trích
 Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai(Gia biến và lưu lạc)
 -Đoạn trích nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều
II Đọc – hiểu văn bản
 1/Nhân vật Mã Giám Sinh
 -Lai lịch không rõ ràng
-Một kẻ chải chuốt lố lăng không phù hợp
-Hành động lời nói vô lễ của kẻ vô học
 -Hiện nguyên hình là một kẻ bán thịt buôn người bất nhân, một tên lái buôn keo kiệt.
*********************
2/Tâm trạng của Thuý Kiều
  ngại ngùng .
  thẹn trước hoa  mặt dày trước gương
  nỗi mình  nỗi nhà
-> Buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng, đau uất trước cảnh đời oan trái .
III/ Tổng kết:
1. Nội dung :
Tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa , đê tiện của Mã Giám Sinh , qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ 
2. Nghệ thuật :
Bằng việc miêu tả ngoại hình , cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật 
4/ Củng cố :
Qua đoạn trích , em có cảm nhận gì về nhân vật Mã Giám Sinh ?
5/Dặn dò :
-Học bài 
- Soạn bài:” Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga”
1.Đọc tác phẩm – tóm tắt tác phẩm
Tuần 8 -Tiết 38-39
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 LỤC VÂN TIÊN CỨU 
 KIỀU NGUYỆT NGA
 (TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 -Qua đoạn trích, hiểu đước khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 -Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
III/ PHƯƠNG PHÁP:Đọc diễn cảm – gợi tìm – phân tích – tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk
IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/Ổn định lớp:1/
2/Kiểm tra bài cũ:4/
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” (đoạn báo ân) và phân tích cảnh Kiều báo ân?
 Đọc thuộc lòng đoạn còn lại và nêu nhận xét của em về Hoạn Thư, Thúy Kiều?
3/ Bàimới:79/
 Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất trong các nhà văn, nhà thơ Việt nam. Nhưng ông sống một cuộc đời đầy cao cả, nghị lực. Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm thành công nhất của ông. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà thơ và tác ấy của ông.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
Em có nhận xét gì về cuộc đồi của Nguyễn Đình Chiểu?
-Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh, cha mẹ bị cách chức, tư nhỏ đã phải về quê nội ở Huế sống nhờ người bạn của cha. Năm 1943 đậu tú tài, năm 1847 chuẩn bị kỳ thi cao hơn thì được tin mẹ mất, phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ, bị bệnh và mù mắt, bị bội ước trong hôn nhân.
-Ông từng dạy học, làm thuốc cứu người ông sống thanh bạch và giàu lòng yêu nước thương dân, bất hợp tác với giặc Pháp.
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Gọi HS tóm tắt tác phẩm.
Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
*************************
TIẾT II
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV đọc mẫu
Nội dung chính của văn bản ?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản về hình ảnh của Lục VânTiên.
Qua chi tiết đánh cướp em thấy vân Tiên là người thế nào? Hãy chứng minh tính cách ấy? (gợi ý: so sánh giữa Vân Tiên và bọn cướp).
 Em hãy nhận xét về cách cư xử của Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp? Chứng minh?
Tác giả gửi gắm điều gì qua nhân vật Lục Vân Tiên?
* Chuyển ý: Lục Vân Tiên là một người như thế, còn Nguyệt Nga như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích tiếp theo.
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu là người như thế nào? Qua những chi tiết nào?
Cách giới thiệu đó có gì đặc biệt?.
* Chuyển ý: Văn bản cho ta bài học gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
Hoạt động 3: Tổng kết
Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của tác giả? Ca ngợi về ai? Ca ngợi điều gì?
Theo em, nhân vật trong truyện này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ?
Hành động cứu người của vân Tiên giống như truyện cổ tích nào mà em biết ?
 Em hãy nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích (so sánh với Truyện Kiều)?
* Luyện tập:
GV giải thích và yêu vầu HS về nhà thực hiện.
* Đọc thêm: 
-Gọi HS đọc phần đọc thêm.
-Gọi HS đọc chú thích sau bài đọc thêm.
HS đọc chú thích * phần tác giả tr 112.
Nguyễn đình chiểu (1822-1888) quê ở Gia Định (TP Hồ Chí Minh ngày nay).
HS trả lời
-Sự nghiệp sáng tác
Các sáng tác tiêu biểu:..Tuyện lục vân tiên, ngư tiều y thuật vấn đáp, chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hs trả lời
Truyện Lục Vân Tiên được
viết trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì.
-Tác phẩm gồm 2000 câu thơ lục bát.
HS đọc phần tóm tắt tác phẩm
 tr 113.
Hs trả lời theo phần gợi ý
**************************
HS đọc văn bản
HS đọc chú thích.
HS nêu đại ý.
*hào hiệp xã thân vì nghĩa
Cứu dân lành được so sánh với Triệu Tử Long – Nêu cao nhân nghĩa hào hiệp: Làm ơn há dễ trong người trả ơn. 
-dể xúc động dễ thông cảm- cư xử tử tế có văn hóa “ khoan khoan . Là phận trai”
niềm tin, ước vọng vào một xã hội công bằng.
Hs trả lời
-trọng ân nghĩa “ báo đức thù công “ –là người con gái trong trắng , hiếu thảo , trọng ân nghĩa
Hs trả lời
Khắc hoạ chân dung ngoại hình, ít đi sâu vào diễn biến nội tâm.
Hs thảo luận
Hs đọc ghi nhớ
HS đọc phần luyện tập.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê ở Gia Định (TP Hồ Chí Minh ngày nay).là nhà thơ Nam Bộ.
-Ông có nghị lực sống, chiến đấu và cống hiến cho đời, gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua.
-Ông có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. (xem thêm SGK).
2.Tác phẩm Lục Vân Tiên:
a.Xuất xứ
-Truyện Lục Vân Tiên được
viết trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì.
-Tác phẩm gồm 2000 câu thơ lục bát.
b. Tóm tắt tác phẩm (sgk )
a. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 
b. Lục Vân Tiên gặp nạn được người và thần giúp đỡ
 c. Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷvới Vân Tiên được phật bà cứu giúp
 d. Lục Vân Tiên – Nguyệt Nga sum hợp.
-Truyện kết cấu theo kiểu ước lệ, khuôn mẫu nhằm tuyên truyền đạo đức, phản ánh bất công trong xã hội, ước mơ của nhân dân: ở hiền gặp lành, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
**********************
3.đoạn trích “Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
* Đại ý: Hình ảnh, phẩm chất Kiều Nguyệt Nga và người anh hùng Lục Vân Tiên hào hiệp.
II.Phân tích văn bản:
1.Hình ảnh Lục vân Tiên:
*Khi cứu Nguyệt Nga:
-Anh hùng, tài năng, vì nghĩa.
+Vân Tiên một mình, tay không >< bọn cướp đông, có đầy đủ vũ khí.
+Không do dự, bẻ cây làm gậy.
*Trò chuyện với Nguyệt Nga:
-Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, nhân hậu: khiêm nhường, không nhận lạy tạ ơn 
Þ Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lí tưởng. Tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng vào một xã hội công bằng.
2.Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
-Hiếu thảo, thuỳ mỵ, nết na. Nói năng dịu dàng, mực thước.
-Trọng tình nghĩa, không quên ơn người cứu mình.
III.Tổng kết:
-Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời, ca ngợi hai mẫu người điển hình về cái đẹp.
-Ngôn ngữ bình dị mang màu sắc địa phương Nam Bộ, đi sâu vào đời sống người dân.
4/ Củng cố: 4/
Nêu nội dung chính và nghệ thuật của đoạn trích ?
Qua đoạn trích em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Giúp đỡ người khác; thuỷ chung; nhớ ơn )
5/ Dặn dò: 2/
-Học bài, thuộc lòng đoạn trích.
- Chuẩn bị “miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”.
* Câu hỏi soạn: BT1,2(I) tr 17.
Tuần 8 -Tiết 40
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 MIÊU TẢ NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nỗi tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 -Rèn luyện kỹ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nỗi tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
II/CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
III/ PHƯƠNG PHÁP: phân tích – tích hợp thảo luận trả lời câu hỏi sgk
IV/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/Ổn định lớp:1/
2/Kiểm tra bài cũ:4/
Kiểm tra vỡ soạn
3/ Bài mới:34/
Trong văn bản tự sự thì vấn đề miêu tả nội tâm cũng hết sức quan trọng. Một con người khi miêu tả thì ngoài hình thức ngoài còn phải lưu ý nội tâm bên trong. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu vấn đề này một cách cụ thể hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức 
yêu cầu HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tr 39 SGK.
Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau:
H:Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nhiệm vụ của mỗi đoạn? 
H:Đoạn nào trong 3 đoạn trên miêu tả trực nội tâm trạng của Kiều? Đó là tâm trạng gì?
H:Hai đoạn còn lại miêu tả cảnh vật, nó có thể hiện nội tâm của Kiều không? 
Ta thấy gì về nội tâm của Kiều qua hai đoạn trích còn lại?
H:Qua việc tìm hiểu trên em biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
*Gọi HS đọc ví dụ 2
H:Qua ví dụ ta thấy gì về nội tâm của lão Hạc? Nội tâm ấy được thể hiện qua đâu?
H:Vậy người ta có thể miêu tả nội tâm của nhân vật bằng những cách nào?
H:Hãy lược đi phần miêu tả nét mặt và những cử chỉ của Lão Hạc và so sánh với nguyên văn xem có gì khác nhau không? Từ đó em rút ra được gì về tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản?
 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là như thế nào? Cách miêu tả?
* Chuyển ý: Để hiểu rõ thêm về việc miêu tả nội tâm trong vă tự sự, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
Gv hướng dẫn hs về nhà làm bài tập
HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến).
Hs chia bố cục
-chia làm 3 đoạn:
+ Cảnh ở lầu Ngưng Bích ->Miêu tả nội tâm qua miêu tả cảnh
+Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích ->Miêu tả nội tâm trực tiếp.
+ Nỗi cô độc, lẽ loi của Kiều->Miêu tả nội tâm qua cảnh vật.
Đoạn 3 – Nỗi nhớ của Kiều về Kim Trọng và cha mẹ
Hs trả lời
có – buồn, lẻ loi, cô đơn – nỗi lo sợ của Kiều thông qua những cảnh vật khác nhau
 Trả lời: Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật; tư tưởng, tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật.
Trả lời
-Hối hân khi bán con chó – qua vẻ mặt cử chỉ
- Nội tâm của lão Hạc được miêu tả ngoại hình.
-Dựa vào hai ví dụ đã tìm hiểu để phát biểu – trực tiếp , gián tiếp
**Miêu tả nét mặt và cử chỉ của Lão Hạc -> nỗi ân hận đến đau đớn của lão khi bán cậu Vàng.
->Miêu tả nội tâm qua nét mặt cử chỉ 
Hs đọc ghi nhớ
HS về nhà làm bài 2 và bài 3 SGK/117
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
-Miêu tả nội tâm trong bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
-Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,  của nhân vật.
II.Luyện tập:
4/ Củng cố:4/
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là như thế nào ? có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
5/Dặn dò:2/
Học bài. Chuẩn bị “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Tội ác của Trịnh Hâm? 2.Việc làm và tính cách của ông Ngư?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 9 TUAN 8.doc