Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 5

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 5

Tiết 17 Bài 5

 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là điệp ngữ xã hội.

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và điệp ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và điệp ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, từ ngữ địa phương

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ :

+ Bài cũ :Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh ? tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh

+ Tìm một số từ ngữ ở địa phương em .

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.9.08
Ngày giảng: 15.9.08
Tiết 17
Bài 5
Từ ngữ địa phương và BiệT ngữ xã hội 
A. mục tiêu 
- Học sinh hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương , thế nào là điệp ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và điệp ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và điệp ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp. 
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + SGK + SGV + Một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, từ ngữ địa phương
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ : 
+ Bài cũ :Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh ? tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh 
+ Tìm một số từ ngữ ở địa phương em .
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .	
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động
1
Tiếng Việt là tiếng có tính thống nhất cao. Ngời Bắc bộ, Trung - Nam bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Song bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó tiếng nói mỗi địa phương cũng có sự khác biệt về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp.
Từ ngữ địa phương là từ ngữ được sử dụng hạn chế trong một hoặc một số địa phương xác định. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
7
I. Từ ngữ địa phương
Yêu cầu học sinh đọc các bài tập trong SGK và trả lời các câu hỏi bên dưới 
1. Bài tập (SGK)
- Giáo viên giải thích thế nào là từ ngữ toàn dân.
- Giáo viên gợi dẫn cho học sinh tìm thêm một số từ địa phương 
? Từ phân tích bài tập trên em có nhận xét gì về từ ngữ địa phương ? 
2. Nhận xét:
- Từ ngữ địa phơng chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phơng nhất định
- Giáo viên hệ thống kiến thức
- Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ SGK
3. Ghi nhớ: SGK
8
II. Biệt ngữ xã hội 
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập trong SGK
1. Bài tập: SGK
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời
a. Mẹ, mợ: 2 từ đồng nghĩa (tầng lớp trung lưu thường dùng cậu mợ)
b. Tầng lớp học sinh hay dùng (ngỗng: điểm kém, trúng tủ đúng cái mình học)
? Em có nhận xét gì về biệt ngữ xã hội? 
2. Nhận xét
- Đựơc dùng trong tầng lớp xã hội nhất định.
- Giáo viên hệ thống kiến thức
- Học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
3. Ghi nhớ:
10
III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hôị 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các câu hỏi trong SGK
- Học sinh thảo luận 3 phút
- Đại diện thảo luận - nhận xét 
- Giáo viên chốt
? Em nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? 
1 . Bài tập 
2 . Nhận xét .
- Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và tình huống giao tiếp . 
- Để tăng tính biểu cảm , tô đậm thêm màu sắc địa phương hoặc tầng lớp xã hội người ta thường dùng các từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội .
- Trong giao tiếp muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm những từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng . 
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
15
3. Ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong phần luyện tập 
Học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập . 
Học sinh làm bài 
Học sinh đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu của bài tập . 
Học sinh làm bài
IV. Luỵện tập
Bài tập 1 
Từ địa phương
Nón
Trái
Ghe
Chén
Vô
Bủ, bầm, má..
từ toàn dân
Mũ
quả
thuyền
bát
vào
mẹ
Bài tập 2 
- Hôm qua tớ bị xơi gậy 
- Bọn này cần phải tẩy chay
- Nói làm gì với dân phe , họ ghê lắm 
+ Gậy : 1 điểm 
+ Tẩy chay: không chơi nữa 
+ Phe : chuyên buôn bán bất hợp pháp .
Bài tập 3 : 
- Nên dùng từ địa phương : a
- Không nên dùng từ địa phương : b, c,d,e,,g.
4. Củng cố - dặn dò
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Cho học sinh lấy 1 ví dụ về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Giáo viên giảng củng cố bài
 - Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 + soạn bài Trợ từ - Thán từ
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 14.9.08
Ngày giảng: 18.9.08
Tiết 18+19 
Tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A. mục tiêu 
- Học sinh nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự.
- Luyện tập tóm tắt 1 văn bản tự sự 
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp xã hội nói chung .
B. Chuẩn bị
1 . Giáo viên : bài soạn – SGK 
2. Học sinh: Các văn bản tóm tắt
C. các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ 
+ Bài cũ : Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản ? nêu các cách đoạn văn trong văn bản ? 
+ Bài mới : Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh .
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động
2
Tóm tắt là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống học tập và nghiên cứu. Tóm tắt tức là rút lại 1 cách ngắn gọn những nội dung tư tưởng, những hành động chính của 1 câu chuyện, 1 cuốn sách, 1 sự việc.
Vậy làm thế nào để tóm tắt 1 văn bản cách tiến hành ra sao chúng ta vào bài. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
15
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Tại sao lại chọn như vậy, các ý còn lại vì sao không đúng?
- Học sinh thảo luận nhóm 3 phút
- Đại diện thảo luận - nhận xét 
- Giáo viên kết luận 
- Tóm tắt là ghi lại 1 cách trung thành, chính xác những nội dung chính của văn bản tự sự.
25
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
15
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt 
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra điều đó? Văn bản trên có nêu được nội dung của văn bản ấy không? So sánh sự giống nhau giữa 2 văn bản trên?
a. Bài tập: SGK
- Học sinh thảo luận nhóm 5 phút
- Đại diện thảo luận - nhận xét 
- Giáo viên kết luận
- Văn bản tóm tắt trên là văn bản tóm tắt truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . Dựa vào các nhân vật , sự việc và chi tiết tiêu biểu đã nêu trong bản tóm tắt để nhận ra . Văn bản ấy đã nêu được các nhân vật và sự việc chính của truyện . 
- So sánh : 
+ Độ dài : ngắn hơn 
+ Số lượng nhân vật và sự việc ít .
+ Lời văn là lời người viết tóm tắt. 
? Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết những yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt.
b. . Nhận xét
- Đáp ứng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt, bảo đảm tính khác quan, hoàn chỉnh, cân đối 
10
2. Các bước tóm tắt văn bản 
? Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt theo em phải làm những việc gì? Thực hiện theo trình tự nào?
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Gv nhân xét – kết luận 
- Đọc kỹ tác phẩm được tóm tắt để nắm nội dung xây dựng nội dung cần tóm tắt
- Sắp xếp nội dung chính
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
- Giáo viên hệ thống kiến thức 
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
3. Ghi nhớ: SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Tiết 2: 20.9.08
40
III. Luyện tập
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 trong SGK và thực hiện các yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm 5 phút
- Đại diện thảo luận - nhận xét 
- Giáo viên kết luận
15
1. Bài tập 1:
Các sự việc nhân vật và 1 số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhng còn lộn xộn thiếu mạch lạc
- Xếp loại: b - a - d - c - g - e - i - h - k
- Yêu cầu học sinh viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã sắp xếp (10')
- Học sinh trao đổi, đánh giá văn bản vừa tóm tắt (10') 
- Gọi 1 vài học sinh đọc bài tóm tắt
- Học sinh khác nhận xét 
- Giáo viên chỉnh sửa
Học sinh đọc yêu cầu của đề bài 
20
2. Bài tập 2: tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc bài làm - nhận xét 
- Giáo viên sửa chữa
Ho0cj sinh đọc bài 3 
GV gọi một số học sinh khá giỏi trình bày .
10
- Nhân vật chính trong đoạn trích : Chị Dậu .
- Sự việc tiêu biểu : chị Dậu chăm chồng đang bị ốm và đánh lại cai lệ , người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu . 
3 . Bài tập 3 
“ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ” là văn bản tự sự nhưng rất giàu chất thơ , ít tính tự sự . Các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nên khó tóm tắt . 
3. Củng cố - dặn dò
? Để tóm tắt được 1 văn bản cần chú ý những yêu cầu gì? và tiến hành ra sao?
- Học sinh thảo luận
- Giáo viên giảng củng cố bài
- Học bài và làm bài tập còn lại, soạn bài Miêu tả và biểu cảm. 
 ------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18.9.08
Ngày giảng: 20.9.09
Tiết 20
Trả bài tập làm văn số 1
A. mục tiêu 
- Học sinh nhận ra những khuyết điểm của mình để từ đó có ý thức hơn trong việc rèn luyện viết bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bài chấm điểm, các lỗi đã chữa trong bài văn của học sinh và bảng phụ.
2. Học sinh: Dàn bài tập làm văn số 1
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:	
I. Đề bài
? Đề bài đa ra yêu cầu gì? (Kể lại những kỷ niệm của bản thân về ngày đầu tiên đến trường)
Em hãy kể lại những kỷ niệm của mình trong ngày đầu tiên đến trường
- Có sử dụng xen lẫn yếu tố miêu tả 
II. Ưu và khuyết điểm
- Giáo viên đưa ra những ưu và khuyết điểm trong bài làm của học sinh có phân tích
1. Ưu điểm:
- Đa số các em đều hiểu yêu cầu của đề bài và biết đa yếu tố miêu tả vào bài văn
- Đọc 1 số bài viết khá cho cả lớp tham khảo
- Có 1 số bài viết khá có sự lôgíc, sắp xếp khoa học, sạch sẽ
2. Khuyết điểm
- Nội dung bài sáo rỗng do sao chép máy móc từ SGK
- Còn mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả
- Trình bày cha mạch lạc, xúc tích
III. Chữa lỗi 
Giáo viên dùng bảng phụ đưa ra các lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt trong bài làm của học sinh sau đó gọi học sinh sửa 
GV yều cầu học sinh tự sử lỗi chính tả trong bài của mình .
Bài của : Hùng , Xơi , Tính 
Gv đọc một số bài mắc các lỗi diễn đạt . 
Bài của : Dực , Kỉ , Thắm , Hương 
1. Lỗi dùng từ, đặt câu: 
Ví dụ : Cô giáo lớp 7 . đã giúp em năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến. ( Hùng )
- Cô thấp nhỏ nhưng lại yo như hộ pháp . ( Xới) 
- Ngày nào cô cũng mặc chiếc áo màu tím hoc cà . ( Tú) 
3. Lỗi chính tả: 
Kỉ liện, reo rắc , trao ngiên, 40 tuổi , thấp tháng . 
4. Lỗi diễn đạt
IV. Vào điểm
3. Củng cố - dặn dò
- Ôn lại kiến thức và cách xây dựng đoạn tổ chức bài văn.
- Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 Độc lập - tự do - hạnh phúc
 Biên bản họp phụ huynh 
 I . Thời gian - địa điểm 
 Hôm nay, vào hồi 14 giờ ngày 11.9.08 , tại lớp 8B trường THCS số 2 xã Gia Phú tiến hành họp phụ huynh lần 1 thông báo tinh hình học tập của học sinh , và các hoạt động xã hội hoá giáo .
 II. Thành phần .
 Cô giáo chủ nhiệm : Bùi Thị Anh Thuỷ và phụ huynh tham gia .
 III. Nội dung :
 1. Thông báo tình hình học sinh trong toàn trường năm học 2008-2009.
 Tổng số học sinh : 
 Tổng số lớp học : 
 Khối 6: 3 lớp Khối 8: 3 lớp
 Khối 7: 4 lớp Khối 9: 3 Lớp 
 2. Thông báo tình hình học tập và các chỉ tiêu phấn đấu của lớp .
 * Số lượng : 
 Tổng số học sinh : 33 
 Học sinh nữ : 16 Nữ dân tộc : 7
 Dân tộc : 14 ; DT tày : 13 ; DT dao: 1 
 * Chất lượng :
 Đầu năm chất lượng của lớp thấp , bài kém kiểm tra khảo sát kém 
 Môn toán : Điểm dưới TB : 33 bài . 
Điểm 0 :17 bài 
Điểm 1 : 11 bài
Điểm 2-2.5 : 3 bài 
Điểm 3- 3.5 : 2 bài 
 Môn Ngữ văn : - Trên TB : 17 bài không có điểm khá giỏi
 - Dưới TB : 16 bài 
 * Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2008-2009
 - Học lực: 
 + Khá : 5 em 
 + TB : 27 em 
 + Yếu : 1 em 
 - Hạnh kiểm : 
 + Tốt : 20 em 
 + Khá : 13 em 
 + TB : 0 
 * Biện pháp thực hiện : 
 - Gv nâng cao chất lượng giảng dạy, có trách nhiệm với học sinh.
 - Phụ huynh phải phối kết hợp tốt cùng với nhà trường , giáo chủ nhiệm trong việc dạy dỗ học sinh . 
 + Cam kết duy trì số lượng : Không phụ huynh nào cho con em mình bỏ học giữa trừng .
 + Học sinh nghỉ học phụ huynh phải viết giấy phép xin nghỉ học hoặc trực tiếp đến trường báo cáo với GVCN .Trời mưa to ,phụ huynh phải có trách nhiệm đưa con đến trường đúng giờ . 
 + Phụ huynh phải có trách nhiệm giám sát việc học và làm bài của con em mình ở nhà . 
 + Phụ huynh phải mua sắm đầy đủ trang thiết bị , đồ dùng , trang phục cho học sinh . 
 - Thực hiện nghiêm túc các nội qui của lớp của trường . 
 - Thực hiện đầy đủ các buổi lao động của nhà trường . Nếu học sinh nào nghỉ lao động không lí do tự giác đóng 5000 đồng vào quĩ của lớp . 
 3. Thông báo các khoản thu chi của nhà trường và dự kiến các khoản đóng góp trong năm học 2008-2009 .
 * Quyết toán khoản thu chi năm học 2007-2008
 Tổng thu Chi Còn lại 
 Tiền xây dựng 48.655.000 61.619000 - 12.964000 
 Bảo vệ , điện. 15.405.000 9.916.000 5.488.000
 Khuyến học 5.008.000 2.935.500 2.072.000
 --------------- ------------ -----------------
 69.068.000 74.471.000 - 5.403.000
 * Dự kiến thu của nhà trường trong năm học 2008- 2009.
TT
Các khoản đóng góp . 
 Khối 6
Khối 7
 khối 8
khối 9 
1
Xây dựng CSVC
200.000
150.000
130.000
100.000
2
Bảo vệ , điện, nước 
35.000
35.000
 35.000
35.000
3
Các hoạt động khác 
 50.000
 50.000
 50.000
 50.000
4
Tổng 
285.000
235.000
215.000
185.000
 - Các khoản đóng góp tự nguyện : 
 + Bảo hiểm y tế : 100.000 đồng / hs
 + Bảo hiểm thân thể : - 25.000 đồng / hs : Nằm viện được thanh toán 15.000đ/ ngày 
 - 45.000 đồng/ hs : Nằm viện được thanh toán 24.000 đ/ hs 
 - Thu quỹ lớp : 10.000 đ/ hs 
 - Tiền phô tô bài kiểm tra : 15.000đ/ hs / một kì . 
 4. ý kiến của các bậc phụ huynh .
 - Chỉ tiêu thi đua của lớp : 
- Biện pháp thực hiện: 
- Về các khoản đóng góp của nhà trường : 
 5 . Bầu hội cha mẹ học sinh : 
 + Hội trưởng 
 + Hội viên 
 + Hội viện 
 Biên bản kết thúc vào lúc gìơ ngày tháng năm 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc