Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 7

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 7

Bài 7 - Tiết 25

 Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 (Xéc- Van - Téc)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Hs thấy rõ tài nghệ của Xéc Van Téc trong việc xây dựng dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-Tê và Xan-trô-pan-Xa. Tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn, bổ ích qua câu chuyện “Đánh nhau với cối xay gió”.

- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt văn bản, phân tích so sánh đánh giá nhân vật.

- Giáo dục học sinh tư tưởng trân trọng những lý tưởng tốt đẹp, phê phán những hành động, ý nghĩ hoang tưởng thiếu thực tế. Trân trọng giá trị văn hoá của các nứơc trên thế giới.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Sưu tầm tranh minh hoạ nhân vật Đôn-ki-hô-tê . Bảng phụ bố cục văn bản

Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

Tóm tắt truyện cô bé bán diêm. Trình bày cảm nhận của em về cô bé bán diêm.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25.9.08
Ngày giảng:29.908
Bài 7 - Tiết 25
 Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió 
	(Xéc- Van - Téc)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs thấy rõ tài nghệ của Xéc Van Téc trong việc xây dựng dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-Tê và Xan-trô-pan-Xa. Tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn, bổ ích qua câu chuyện “Đánh nhau với cối xay gió”.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt văn bản, phân tích so sánh đánh giá nhân vật.
- Giáo dục học sinh tư tưởng trân trọng những lý tưởng tốt đẹp, phê phán những hành động, ý nghĩ hoang tưởng thiếu thực tế. Trân trọng giá trị văn hoá của các nứơc trên thế giới.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Sưu tầm tranh minh hoạ nhân vật Đôn-ki-hô-tê . Bảng phụ bố cục văn bản 
Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Tóm tắt truyện cô bé bán diêm. Trình bày cảm nhận của em về cô bé bán diêm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Dựa vào kiên thức lớp 7 để tìm hiểu về đất nước Tây Ban Nha 
Tây Ban Nha nằm ở Tây Nam Châu Âu. S.504.750km2 thủ đô MađRít, khí hậu địa trung hải, mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Tôn giáo chủ yếu là đạo thiên chú. Quan hệ với VN 23.7.1997. TBN có nhà văn Xéc-Van-Tét với tác phẩm bất hủ bộ tiểu thuyết Đôn-Ki-Hô-tê. Ông đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Nhưng chính tác phẩm đó làm cho ông trở thành bất hủ sống mãi trong lòng nhân loài. Ông xứng đánh ở vị trí vinh quang của những ngời đặt nền móng cho nền VH mới thời phục hưng (TK XIV – TK XVI)
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản 
Trước khi học sinh đọc GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ bộ cuốn tiểu thuyết Đôn ki hô tê 
Đọc đoạn trích chú ý các câu đối thoại của hai nhân vật chính 
GV yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích . 
? Văn bản được viết theo thể loại nào ? 
? Đoạn trích được chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗ phần ? 
? Nhân vật trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” được tác giả xây dựng như thế nào ? 
Xây dựng theo lối tương phản giữa hai con người , hai tính cách tría ngược nhau , đó là Đôn kihôtê và Xan chô pan xa
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào chú thích SGK để hiểu khái quát về hai nhân vật Đônkihôtê và Xanchôpan xa 
? Nêu những nét khái quát về nguồn gốc xuất thân ? hình dáng bên ngoài ? mục đích sống của hai nhân vật ? 
Học sinh trả lời Gv yêu cầu học sinh chia vở thành hai cột . 
Gv mở rộng : Để thực hiện mơ ước của mình Đôn ki hôtê đã ra đi và sau nhiều lần giao đấu không thành nhưng Đôn...vẫn không bỏ cuộc và trận đánh nhau với cối xay gió là trận đánh nảy lửa , là đỉnh cao của màn hai kịch chế giễu những kẻ ngông cuồng mê muội luôn sống trong mộng tưởng . 
Trong văn bản này tuy nhan đề đánh nhau với cối xau gió nhưng nội dung chính không phải làchuyện đánh nhau , mà theo dõi cả hai nhân vật suốt quá trình trước và sau khi giao đấu . 
1
15
10
5
7
20
I. Đọc- tìm hiểu chú thích 
1 Đọc – tóm tắt 
2. Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả - tác phẩm 
- Tác giả: Xéc-Van-Tét (1547 - 1616) là nhà văn lớn, ngươì đặt nền móng cho nền văn hoá phục hưng TBN.
- Tác phẩm : Gồm 2 phần 126 chương văn bản “Đánh nhau với cối xay gió thuộc phần 1 của tác phẩm Đônkihôtê
b . chú thích khác 
c. Thể loại : tiểu thuyết 
II. Bố cục :3 Phần 
P1: Từ đầu -> không cân sức : Hai thầy trò nhìn thấy và nhận định về chiếc cối xay gió 
P 2. Tiếp -> toạc nửa vai : Thai độ và hành động của mỗi người 
P3. Còn lại : Quan niệm và cách ứng sử của mỗi người khi bị đau xung quanh chuyện sinh hoạt . 
III. Tìm hiểu văn bản . 
Đônkihôtê
Xanchôpan xa
- Dòng dõi quí tộc 
- Gầy gò cao lênh khênh , lại cưỡi trên lưng con ngựa gầy còm 
- Mơ ước : trở thành hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước TBN , phò đời cứu nguy , diệt trừ lũ yêu quái, thiết lập trật tự và công lí . 
- nguồn gốc nông dân 
- lùn , lại ngồi trên lưng con lừa thấp tè nên càng lùn 
- Mơ ước : theo Đônkihôtê với hi vọng ông chủ thành danh , bác sẽ được làm thống đốc , cai trị vài hòn đảo 
1. Hai thầy trò nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió . 
Chú ý vào phần đầu của văn bản .
? Thái độ của Đôn...và Xan.. được giới thiệu như thế nào khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió ? 
? Qua cách nhìn nhận đánh giá của hai người , em có nhận xét gì về hai nhân vật này ? 
Đôn kihôtê
- Đây là vận may run rủi . Cho là những tên khổng lồ ghê gớm , quyết giao chiến để giết hết bọn chúng .
- Đây là cuộc chiến đấu chính đáng , quét sạch hết lũ xấu xa 
-> Là kẻ hoang đường đầu óc mụ mẫm , song lại là kẻ sống có lí tưởng 
Xan chôpanxa
- Chẳng phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay gió 
-> Là kẻ thực tế và tỉnh táo 
 Tiết 2 : 30.9.08 2 . Thái độ và hành động của mỗi người trong trận giao chiến 
? Sau khi có những nhận định về chiếc cối xay gió Đôn ...và Xan...đã có những lời nói , cử chỉ và hành động như thế nào ? tìm những chi tiết miêu tả điều đó ? 
? Từ những chi tiết trên em nhận xét gì về thái độ và hành động của hai nhân vật ? 
GV : Nhưng khốn khổ thay và đáng thương thay cho chàng bởi kẻ thù của chàng chỉ là những chiếc cối xay gió nên hành động ấy trở nên nực cười . 
Còn với Xan chô bác cũng đã khuyên ngăn nhưng hành động lại tỏ ra thiếu cương quyết Sự tỉnh táo và đầu óc thực dụng khiến đã khiến gã hành động một cách khôn ngoan là lánh xa mọi sự nguy hiểm . 
Rõ ràng nếu như Đôn .. càng dũng cảm bao nhiêu thì Xan chô lại hèn nhát bấy nhiêu 
? Kết quả của trận giao đấu được miêu tả như thế nào ? 
? Em đánh giá như thế nào về kết quả của trận giao đấu ? Kết quả của trận giao đấu là hậu quả tất yếu sau cuộc chiến đấu điên rồ không cân sức giữa con người và đồ vật vô tri 
? Sau thất bại của Đôn... thì Xan ...có những lời nói và cử chỉ như thế nào ? 
? Sau thất bại thảm hại Đôn... đa có suy nghĩ nhthế nào ?
Gv : Rõ ràng óc tưởng tượng của chàng hiệp sĩ một lần nữa lại thắng , khi chàng kịp nghĩ ra đó là trò phù phép của lão pháp sư Phơ-re-xtôn . Đôn .. ngã ngựa nhưng chàng vẫn không chụi buông gươm , đó là sự tự tin của con người chân chính quyết không lùi bước trước những điễu xấu xa Nhưng thực tế cho thấy những việc làm của chàng hiệp sĩ này quả thật là rất hoang đường , không bình thường
? Qua tất cả lời nói cử chỉ, hành động và suy nghĩ của Đôn ki hôtê và Xan chô pan xa cho biết họ là những con người thế nào ? 
Đôn ki hô tê
- Thét lớn : “chớ có chạy ...”
- Cử chỉ : thành tâm cầu niệm mong nàng Đuyn xinêa cứu giúp 
- Hành động : lấy khiên che thân , tay lăm lăm ngọn giáo thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió .
-> Thái độ không khoan nhượng trước cái ác , dũng cảm đối mặt với nguy hiểm . 
- Kết quả : ngọn giáo gãy tan tành , kéo theo cả người và ngựa bay ra xa . Đôn...nằm không cựa cuội 
=>Bại trận
- Nghề cung kiếm biến hoá khôn lường 
- Thất bại là do lão pháp sư Phơrextôn đánh cắp mất sách vở “bả bối” của lão 
=> là người sống có lí tưởng ,có hoài bão và khát vọng nhưng đầu óc lại quá hoang tưởng và mụ mẫm, 
Xan chô pan xa
- Hét bảo là rõ ràng lão đang xông vào đánh nhau với cối xay gió .
- Hành động can ngăn 
->Thái độ không dứt khoát, hành động không cương quyết , sợ hãi , hèn nhát 
- Cầu chúa phù hộ và nâng Đôn... dậy 
=> an ủi giúp đỡ 
=> là người sống rất tỉnh táo nhưng lại hèn nhát , sợ hãi 
 3. Quan niệm và cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống 
Chú ý vào hai đoạn văn cuối văn bản 
? Tìm những chi tiết cho thấy quan niệm của mỗi người khi bị đau và xung quanh chuyện sinh hoạt ? Nhận xét những chi tiết đó ? 
GV bình : Trong khi Đôn ki không màng đến chuyện ăn ngủ còn Xan chô lại quá chú trọng đến nhu cầu vật chất của cá nhân . Chỉ cần được phép của chủ là bác ung dung đánh cén nagy , thỉnh thoảng lại tu bẩuươụ một cách ngon lành . Bác sung sướng quên đi tất cả . Sau khi dạ dày no căng bác làm một giấc ngon lànhđến sáng ... chuyện vui buồn chỉ gắn với việc ăn uống , xem ra tâm hồn con người này cũng thật tầm thường . 
Đôn ki hô tê
- Có bị thương cũng không rên rỉ , dù sổ cả ruột ra ngoài 
-> không sợ gian nguy đau đớn 
- Không quan tâm đến việc ăn uống 
- Thức suốt đêm để nhớ tình nương 
-> Quan niệm sống rất hão huyền , sách vở 
Xan chô pan xa
- Chỉ cần bị gai đâm là tôi kêu đau ngay 
-> Không chịu được gian nguy đau đớn 
- Thích ăn uống và biết cách ăn uống 
- Làm một giấc đến sáng 
-> Quan niệm sống rất thực tế , thực tế đến thực dụng 
? Qua tìm hiểu 2 nhân vật trong suốt quá trình tìm hiểu bài học hãy nhận xét về cách xây dựng tình huống truyện và nghệ thuật mà tác giả sử dụng ? 
? Từ đây hãy rút ra nhữngưu điểm và tồn tại của hai nhân vật ? 
? Vậy chúng ta có thể rút bài học gì từ hai nhân vật này ? 
Hoạt động 3 : Tổng kết – ghi nhớ 
? Em hiểu gì về nhà văn Xéc van téc từ hai nhân vật nổi tiểng này ? 
Tác giả dùng thủ pháp trào lộng phóng đại gây cười để chế giễu cáihoang tưởng cái tầm thường đề cao cái thực tế và cao thượng , tự do bình đẳng , sống thiết thực yêu và mang tính nhân văn 
? Qua văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” em học tập được gì từ cách kể chuyện của nhà văn ? 
Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm 
Sử dụng tốt các thur pháp nghệ thuật trào lộng , phóng đại và tương phản đối lập trong cách kể chuyện . 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
- Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn , hài hước .Hình ảnh đối lập tương phản làm nổi bật hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau 
 Đôn ki hôtê là người có khát vọng sống cao cả , dũng cảm nhưng đầu óc mụ mẫm hoang tưởng 
Xan chôpan xa đầu óc tỉnh táo , thiết thực nhưng thực dụng tầm thường , chỉ nghĩ đến cá nhân mình 
=> Con người cần phải có khát vọng sống , có lí tưởng nhưng không được hoang tưởng và thực dụng mà cần phải tỉnh táo , sống cao thượng .
IV. Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố:
? Qua phân tích 2 nhân vật em rút ra bài học gì?
(Con người muốn tốt đẹp không đợc hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo cao thượng)
? Em hiểu gì về Xéc Van Tét, từ 2 nhân vật nổi tiếng đó.
sử dụng tiếng cươì khôi hài để giễu cợt cái hoang tởng và tầm thường , đề cao cái thực tế và cao thượng ) 
5. Hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị bài Chiếc lá cuối cùng 
 Chú ý câu hỏi SGK 
 --------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:1.10.08
Ngày giảng:4.10.08
 Bài 7 - Tiết 27
 Tình thái từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp Hs hiểu thế nào là tình thái từ, nắm được các loại tình thái từ
- Rèn kỹ năng sử dụng tình thái từ có hiệu quả trong giao tiếp.
- Bồi dưỡng thói quen giao tiếp có văn hoá.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Bảng phụ bài tập nhanh.
Trò: Soạn bài ôn lại các kiêu câu phân loại theo mục đích nói.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thán từ? Làm bài tập 4.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Khởi động
2
GV đa ra cặp câu:
a. Em chào thầy.
b. Em chào thầy ạ!
H: Hãy so sánh 2 câu trên. Chúng có gì giống và khác nhau?
(câu b. Biểu thị sắc thái, tình cảm kính trọng của người học sinh đối với thầy giáo.
GV vào bài.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
15
I. Chức năng của tình thái từ:
Hs đọc bài tập.
1. Bài tập (SGK Tr80),
? Nếu xét kiểu câu phân loại theo mục đích nói thì câu a, b, c thuộc kiểu câu gì?
Câu a: Nghi vấn
Câu b: Cầu khiến.
Câu c: Cảm thán.
? Nếu bỏ các từ in đậm ý nghĩa của câu có thay đổi không?
(Bỏ từ in đậm thông tin sự kiện không thay đổi quan hệ giao tiếp bị thay đổi - kiểu câu thay đổi. 
a. Từ “à” tạo câu nghi vấn.
b. Từ “đi” tạo câu cầu khuyết.
c. Từ “Thay” tạo câu cảm thán.
? Cho biết vai trò của từ à, đi, thay , ạ.
? Qua tìm hiểu bài tập em có nhận xét chung về vai trò của các từ in đậm?
d. Từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.
2. Nhận xét:
Các từ in đậm trong bài tập được dùng để tạo câu :
- Nghi vấn
- Cầu khiến
- Cảm thán.
- Biểu thị sắc thái.
- Gọi các từ đó là tình thái từ 
Tình cảm.
H: Thế nào là tình thái từ? Có mấy loại tình thái từ.
3. Ghi nhớ: (SGK Tr81)
- HS đọc ghi nhớ - GV chốt kiến thức 
- GV treo bảng phụ bai tập . Hs đọc xác định yêu cầu.
 Bài tập nhanh xác định tình thái từ?
a. Anh đi đi!
b. Con đã về đây à?
-HS làm bài tập 1. (SGK Tr 81- 82)
(Tình thái từ ở câu: b, c, e, i)
- HS đọc bài tập.
12
II. Sử dụng tình thái từ:
- HS đọc bài tập.
1. Bài tập: (SGK Tr81)
Tình thái từ trong các bài tập đợc dùng để làm gì?
(Tạo câu hỏi, câu cầu khiến)
- Bạn cha về à? (Hỏi quan hệ ngang hàng thân mật)
? Xác định quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe trong bài tập?
- Thầy mệt ạ? (Hỏi thể hiện quan hệ trên dưới, tỏ ý kính trọng)
- Bạn giúp tôi một tay nhé!
(Câu cầu khiến, quan hệ ngang bằng thân mật)
- Bác giúp cháu 1 tay ạ!
? Đổi tình thái từ ở câu 1 sang câu 2 và ngược lại có được không? Tại sao?
(Cầu khiến dươí trên, kính trọng)
( Không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp)
? Qua bài tập em hãy cho biết khi sử dụng tình thái từ cần lu ý điều gì?
HS đọc ghi nhớ. SGV khắc sâu kiến thức 
2. Ghi nhớ: (SGK Tr81)
* Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh luyện tập.
13
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Đã làm ở P1.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Bài tập 2: (SGK Tr82)
- GV gợi ý: Dựa vào kiến thức các loại tình thái từ chủ yếu để giải thích.
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm.
- HS thảo luận nhóm 6 (3’) trình bày. Các nhóm khác trình bày NX?
a. Chứ: Nghi vấn, điều muốn hỏi, ít nhiều đã khẳng định.
b. Chứ: Nhấn mạnh điều đã khẳng định, cho là không thể khác được
c. : Hỏi với thái độ phân vân.
d. Nhỉ: Hỏi với thái độ thân mật.
e. Nhé: Dặn dò với thái độ thân mật.
g. Vậy: Thái độ miễn cưỡng.
h. Cơ mà: Thái độ thuyết phục.
- HS đọc bài tập 3. xác định yêu cầu bài tập.
Bài tập 3: (SGK Tr83)
Gọi 2 Hs lên bảng
Đặt câu với các tình thái từ cho trước
- Lớp làm ra nháp nhận xét bổ sung.
a. Nó là học sinh mà.
b. Tôi phải làm bằng đợc bài tập chứ 
c. Thôi thì em lấy quyển sách này vậy.
- HS đọc xác định yêu cầu BT 4
Bài tập 4: 
3 Hs lên bảng làm.
Đặt câu hỏi có tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội .
+ 1 HS đặt câu có tình thái từ chỉ quan hệ HS - thầy giáo.
a. Thưa thầy, thầy có thể giảng giúp em bài toán này được không ạ?
+ 1 HS đặt câu có tình thái từ chỉ quan hệ cùng lứa
b. Hôm nay bạn cũng đi sinh nhật Nam chứ?
+ 1 HS đặt câu có tình thái thì chỉ quan hệ con với bố mẹ.
c. Chủ nhật này bố có về không ạ?
HS nhận xét. GV KL
4. Củng cố:
Thế nào là tình thái từ? Các loại tình thái từ?
Khi sử dụng thình thái từ lu ý điều gì?
5. HD học bài:
Học bài nắm chắc KN, các loaị tình thái từ lưu ý khi sử dụng.
Làm bài tập 5.
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm . Học bài miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
 ------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 1.10.08
Ngày giảng:4.10.08
Bài 7 - Tiết 28
Luyện tập
 viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
A. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức về đoạn văn: Cấu trúc, liên kết, vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Xem lại yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
Trò: Soạn bài trả lời câu hỏi, tập làm các bài tập.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Cho biết vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. Làm bài tập 2.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1:Khởi động.
2
Trong văn bản tự sự nếu chỉ có yếu tố kể có đựơc không? Tại sao? Nhận xét vị trí của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự?
GV:Trong văn bản tự sự thường đan xen yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm . Các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Tiết học này chúng ta viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
* Hoạt động 2: hướng dãn tìm hiểu bài mới.
15
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
? Yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
(Nhân vật chính, sự việc)
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn bản tự sự
(Làm cho SV nhân vật trở lên cụ thể, dễ hiểu, sinh động, gợi cảm xúc cho người đọc, ngươì nghe)
- HS đọc các SV và nhân vật SGK
? Hãy xác định sự việc, nhân vật trong ba trường hợp trên.
? Vậy muốn xác định đoạn văn tự sự chúng ta tiến hành theo những bước nào?
1. Các bước xây dựng đoạn văn tự sự.
b1: Lựa chọn SV chính.
b2: Lựa chọn ngôi kể.
b3: Xác định thứ tự kể.
b4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm định dạng.
b5: Viết (văn bản) đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm .
GV hướng dẫn Hs thực hiện yêu cầu b SGK
2. Luyện tập: 
Viết đoạn văn vơí sự việc và nhân vật.
+ Xác định sự việc và nhân vật
+ Dự định đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm nào:
- HS viết bài Tg -8’ sau đó GV cho Hs trao đổi nhận xét bài theo cặp 2 em trình bày. Nhận xét – GVKL.
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông ngươì và nhiều xe cộ qua lại.
- Sự việc: Dắt bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
- Ngôi kể: Ngôi 1 (Xưng em, tôi)
- Thứ tự sự việc : Vào thời gian nào? Trình tự diễn biến ra sao?
- Miêu tả: Cảnh đường xá, hình dáng của bà.
- Biểu cảm:
+ Tâm trạng khi dắt bà cụ qua đường.
+ Thái độ của bà khi đựơc giúp đỡ.
+ Cảm nghĩ sau khi giúp bà.
*. Hoạt động 3: hướng dẫn học sinh luyện tập.
25
II. Luyện tập:
- Hs đọc bài tập – xác định yêu cầu của bài tập.
15
1. Bài tập 1: (SGK Tr84)
- Nêu hướng giải:
Đóng vai ông giáo và viết đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Đoạn văn:
+ Kể: Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo việc bán chó.
+ Miêu tả: Vẻ mặt, tâm trạng đau khổ của Lão Hạc.
+ Biểu cảm : Suy nghĩ về Lão Hạc.
+ Ngô kể: Ngôi 1.
HS viết đoạn văn sau đó trình bày
 HS + GV NX
Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những ngươì hàng xóm đang sống quanh tôi, trong đó có Lão Hạc thì Lão Hạc bước vào. Tôi mỉm cời.
- Thiêng thật? Tôi đang nghĩ đến lão đây. Lão Hạc lặng ngồi xuống cái ghế ẹp nhà tôi, buồn bã nói.
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Tôi ngạc nhiên hỏi lại.
- Lão yêu quý cậu vàng lắm cơ mà! Tại sao lão lại bán nó đi?.
- Thì vẫn yêu nhưng vẫn phải bán. Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có khác gì nhau đâu hả ông giáo; Họ vừa bắt nó mang đi.
Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nớc mắt lưng tròng. Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và muốn ôm chầm lấy lão để khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi năm quyển sách thật là vô nghĩa nếu so với nỗi đau của Lão Hạc. Tôi chỉ mất năm đồ vật còn lão thì mất đi một ngời bạn tình nghĩa biết chừng nào! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày tháng cô đơn còn lại, trong tâm trạng đầy những mặc cảm, ân hận, dằn vặt? Tôi thương lão quá nhưng chẳng biết nên động viên, an ủi lão ntn, bèn hỏi một câu vu vơ cho có chuyện.
- Thế nó cho bắt à?
- Nghe tôi hỏi hình nh không thể kìm nén được nỗi xót xa, mặt lão tái nhợt, co rúm lại đầy vẻ đau đớn. Lão rũ đầu xuống ôm mặt bật khóc hu hu.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 
10
Bài tập 2: (SGK Tr82)
Hướng dẫn giải: Hs giở sách trang 41+42 xác định đoạn văn sau đó chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm, nêu tác dụng của các yếu tố đó.
 Xác định đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc. Kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ rồi chỉ ra yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
Thảo luận nhóm 2 (3’).
- Đoạn văn:
- Đại diện 2 nhóm trình bày – Nhậnxét.
- Tác dụng: Yếu tố miêu tả, biểu cảm. Làm nổi bật tâm trạng đau đớn, dằn vặt của Lão Hạc, sự thông cảm của ông giáo với lão.
- HS đối chiếu với đạon văn của mình xem đoạn văn đã có yếu tố miêu tả biểu cảm chưa.
“Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi, hu hu khóc”
-Yếu tố miêu tả: Lão cố làm ra vui vẻ, cời như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nớc mắt chảy ra , cái đầu ngẹo về 1 bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.
- Yếu tố biểu cảm : Không xót xa năm quyển sách, ái ngại cho lão, hỏi cho có chuyện.
4. Củng cố:
- Miêu tả biểu cảm có vai trò ntn trong văn tự sự.
- Trình bày các bước xây dựng đoạn văn tự sự? Khi viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm có nhất thiết lần lựơt theo các bước đó không? Tại sao?
5. Hướng dẫn học bài:
-Nắm chắc các bước viết đoạn văn tự sự.
- Viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm vớiạư việc và nhân vật .
- Chuẩn bị bài: Chiếc lá cuối cùng. Đọc TP’, tìm hiểu bố cục, tìm hiểu tác giả. Trả lời câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc