Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 26

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 26

Tiết 101

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

 - Học sinh nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm thường mắc: Lẫn lộn luận điểm với vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề cần nghị luận; thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề đề nghị luận, giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận.

 - Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: + Ôn tập kỹ văn nghị luận (luận điểm) Lớp 7.

 + Soạn kỹ bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5.3.09
Ngày giảng: 7.3.09
Tiết 101
Ôn tập về luận điểm
A. Mục đích yêu cầu.
	- Học sinh nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm thường mắc: Lẫn lộn luận điểm với vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề hoặc bộ phận của vấn đề cần nghị luận; thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề đề nghị luận, giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận.
	- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: 	+ Ôn tập kỹ văn nghị luận (luận điểm) Lớp 7.
	+ Soạn kỹ bài theo câu hỏi SGK.
C. Các bước lên lớp. 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : (không) 
3. Bài mới:
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1: Khởi động 
Trong cuộc sống cũng như trong văn nghị luận , vấn đề thường được giải quyết theo từng phần , từng bước . Muốn làm cho vấn đề nghị luận được lần lượt làm rõ từng bước , từng phần một cần phải có hệ thống luận điểm . Bài học hôm nay giúp em làm rõ hon về luận điểm và mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận . 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm . 
? Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng.
Giáo viên treo bảng phụ - gọi học sinh đọc. Gv nhận xét kết luận . 
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 sgk và nêu yêu cầu bài tập . 
Học sinh thảo luận theo nhóm : Gv chia cả lớp làm 6 nhóm . Ba nhóm thảo luận phần (a) , ba nhóm thảo luân phần (b) thời gian 5 phút 
Học sinh thảo luận sau đó báo cáo kết quả . 
Gv nhận xét – kết luận 
Gv sử dụng bảng phụ trình bày nội dung bài tập 2.
2
31
I. Khái niệm luận điểm.
1.Bài tập 
* Bài tập 1 
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Bài tập 2 .
Tên bài
Luận điểm
Tên bài
Luận điểm
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
- Nhân dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước 
- Lòng yêu nước trong quá khứ 
- Lòng yêu nước trong hiện tại 
- khơi gợi kích thích sức mạnh của lòng yêu nước để thực hành vào công việc kháng chiến . 
Chiếu dời đô 
- Dời đô là công việc trọng đại của các vua chúa ( LĐ chính ) 
- Các nhà Đinh , Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi 
- Thành Đại La xét về mọi mặt thật xứng đáng là kinh đô muôn đời . 
- Vậy vua sẽ dời đô ra đó . 
Trong bài tập (b) cả hai luận điểm trên chưa phải luận điểm vì nó chỉ là những bộ phận , khía cạnh khác nhau của vấn đề . Nó chưa thể hiện rõ ý kiến tư tưởng , quan điểm . 
? Vấn đề nêu ra trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì ? 
Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam .
? Có thể làm sảng tỏ luận điểm này không nếu trong bài văn tác giả chỉ đưa ra luận điểm : Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ? 
 Không : vì nếu chỉ có luận điểm này chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta . 
? Trong bài Chiếu dời đô : Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm : các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích cảu nhà vua khi ban chiếu có thể thực hiện được không ? Vì sao ? 
Luận điểm trên chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến thành Đại La . 
? Từ đó có thể kết luận về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài nghị luận ntn ? 
Học sinh đọc bài tập SGK 
? Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống luận điểm trên ? 
Học sinh suy nghĩ trình bày 
Chọn hệ thống luận điểm 1 : Chính xác vừa đủ , phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề , trình bày mạch lạc . Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau , hô ứng nhau làm sáng tỏ một vấn đề . 
? Từ sự tìm hiểu trên rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giãư các luận điểm trong bài văn nghị luận ? 
Gv tổng kết rút ra ghi nhớ 
? Hãy khái quát lại : khái niệm về luận điểm ; Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận ; quan hệ giữa các luận điểm ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập .
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 Bài tập 2: 
Học sinh suy nghĩ làm bài . 
12
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài nghị luận . 
1 Bài tập .
2 Nhận xét .
- Luận điểm cần phải chính xác , phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra . 
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận . 
1 Bài tập .
2. Nhận xét 
- Yêu cầu luận điểm : Trong bài văn luận điểm phải có hệ thống : Luận điểm chính và luận điểm phụ . 
- Giữa các luận điểm phải liên kết , phân biệt nhau , luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kề thừa và phát triển luận điểm trước . 
* Ghi nhớ (SGK) 
IV. Luyện tập . 
a. Luận điểm : Nước ta là một nước có nên văn hiến có truyền thôpngs giáo dục lâu đời là không phù hợp 
b. Sửa lại : 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số .
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách , trí tuệ và tâm hồn cho trẻ hôm nay , những người sẽ làm nên tương lại ngày mai 
- Do đó giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế . 
-Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội sau này . 
4. Củng cố 1p 
 Gv khái quát lại : khái niệm về luận điểm , mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận , mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận .
5. Hướng dẫ học bài . 1p 
 Học kĩ bài hiểu nội dung phần ghi nhớ . 
 Chuẩn bị bài : Viết đoạn văn trình abỳ luận điểm 
 Đọc kĩ nội dung bài tập SGK 
 --------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 6.3.09
Ngày giảng:9.3.09
Tiết 102
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh nhận thức ý nghĩa quan trọng của việc trinh bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
	- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Soạn kỹ bài.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào luận điểm ? Trình bày mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận ? 
3. Bài mới.
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
Trình bày luận điểm đóng vai trò hết sức quan trong trong quá trình viết văn nghị luận . Tìm luận điểm đã khó , trình bày luận điểm sao cho phù hợp lại càng khó hơn . Điều đó đặt ra nhiều thách thức lớn đối với người làm văn nghị luận . 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm .
Giáo viên treo bảng phụ 
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn a, b.
Gv nêu yêu cầu của bài tập 1
Gv yêu cầu học sinh thảo luận ( NL) 
+ Nhóm 1+2 : nội dung 1
+ Nhóm 3+4 : nội dung 2 
Gv yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo 
Gv nhận xét kết luận từng nhóm .
? Em nhận xét về cách đưa luậ cứ và cách lập luận ? 
Đoạn văn ( a) : luận cứ toàn diện , đầy đủ ,lập luận mạch lạc chặt chẽ thuyết phục 
Đoạn văn ( b) : Cách lập luận toàn diện đầy đủ vừa khái quát vừa cụ thể . 
Học sinh đọc bài tập 2 . 
Dựa vào SGK lớp7 cho biết lập luận là gì ? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên ? 
? Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ , chính xác và có thuyết phục mạnh mẽ không ? 
? Nhận xét cách sắp xếp ý trong đoạn văn vừa dẫn ? Nếu thay đổi cách sắp xếp khác thì có ảnh hưởng như thế nào đến đoạn văn ? 
Việc sắp xếp như trên nhằm làm rõ luận điểm , cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ , không thể đoả ngược tuỳ tiện . 
? Những cụm từ : chuyện chó , giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì ? 
Những cụm từ trên đặt bên nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm , vào vấn đề , vừa làm cho bản chất chó , thúvật của bọn đị chủ hiện ra bằng hình ảnh rõ ràng lí thú . 
? Nhận xét về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ? 
? Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần phải lưu ý điều gì ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK . 
Hoạt động 3 : hướng dẫn luyện tập . 
Học sinh đọc bài tập 1 SGK và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh đọc và làm bài 
Học sinh đọc bài tập 2 SGK và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh đọc và làm bài
Học sinh đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu . 
+ Dãy 1 : viết ( a) 
+ Dãy 2 viết ( b) 
Học sinh trình bày – nhận xet 
GV kết luận . 
2
28
10
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
1. Bài tâp
Bài tập 1 
* Câu chủ đề : 
- Đoạn (a) : “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” -> cuối đoạn văn 
- Đoạn (b) : “ Đồng bào ta ....ngày trước” 
*Cách trình bày : 
- Đoạn (a) : trình bày cách qui nạp 
- Đoạn ( b) : trình bày cách diễn dịch . 
* Phân tích cách lập luận của đoạn văn : 
- Đoạn (a) : + Vốn là kinh đô cũ 
 + Vị trí TT trời đất 
 + Thế đất quí hiếm 
 + Dân cư đông đúc 
 + Nơi thắng địa
=> KL : Xứng đáng là kinh đô muôn đời . 
- Đoạn (b) : trình tự lập luận theo lứa tuổi , theo thời gian vùng miền, theo vị trí công tác . 
Bài tập 2 
Phần (a) 
- Lập luận : là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm . Lập luận phải chặt chẽ , hợp lí mới có sức thuyết phục . 
+ Luận điểm trong đoạn văn : nằm ở câu cuối . ( bản chất giai cấp chó của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó ) 
+ Cách lập luận : dùng phép tương phản : đặt chó bên người , đặt cảnh xem chó quí chó ...bên cạnh giọng chó má với người bán chó . 
* Phần ( b) 
 - Cách lập luận này có tác dụng lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ . 
- Cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ
2. Nhận xét .
- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề .
- Trong đoạn văn trình bày luận điểm câu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn . ( diễn dịch hoặc qui nạp) 
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết , tổ chức theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm .
- Diễn đạt rõ ràng , hấp dẫn . 
3. Ghi nhớ ( SGK) 
II. Luyện tập .
Bài tập 1 . 
a. Cần tránh lối viết dài dòng , khiến người đọc không hiểu 
b. Nguyên Hồng truyền nghề cho bạn trẻ 
Bài tập 2 . 
+ Luận điểm : Tế Hanh là người tinh lắm 
+ Luận cứ : 
- Tế Hanh đã ghi được đôi nét tinh thần về cảnh sinh hoạt chốn quê hương 
- Thơ Tế Hanh đưa vào một thế giới rất gần gũi thưởng tả cảnh 
=> Luận cứ đó được sắp xếp theo trình tự tăng tiến . 
Bài tập 3 
4. Củng cố:1p
	? Thế nào là luận cứ, lập luận?
5. Hướng dẫn học bài:1p
	- Bài cũ: Học ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
	- Bài mới: Sọan: Bàn về phép học . 
 Chú ý hệ thống câu hỏi SGK . Xác định các luận điểm . 
_______________________________
Ngày soạn:10.3.09
Ngày giảng:12.3.09
Tiết 103
Bàn luận về phép học
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính, học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận thức phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
	- Rèn l ...  nào còn hạn chế . 
- Tích cực : là coi trọng mục tiêu đạo đức “ tiên học lễ hậu học văn” 
- Hạn chế : mục địch bó hẹp chưa chú ý đầo tạo con người năng động sáng tạo góp phần xây dựng phát triển đất nước . 
Học sinh chú vào phần tiếp theo 
? Sau khi nêu mục đích của việc học , tác giả phê phán lối sống học lệch lạc , sai trái bằng những luận cứ nào tiếp ? 
? Em hiểu thế nào là học hình thức cầu danh lợi 
Học thuộc lòng chứ khônghiểu nội dung , chỉ có danh mà không có thực 
Học để có danh tiếng , được trọng dụng ....
? Lối học đó dẫn đến hậu quả gì ? 
Lấy dẫ chứng trong lịch sử : Lê Chiêu Thống , Trịnh Sâm...
? Nhận xét về đặc điểm lời văn trong đoạn văn trên ? từ đó tácgiả bày tỏ thái độ như thế nào ? 
Gv liên hệ phân tích đúng sai trong học tập .
Học sinh chú ý vào phần 2 SGK 
? Bàn về cách học tác giả đã đề xuất những ý kiến nào ? 
? Với bản thân em phương pháp nào là phù hợp nhất vì sao . ? 
Học sinh suy nghĩ trả lời . 
? Kết qủ của cách học này là gì ?
? Em nhận xét về cách lập luận của tác giả ?tác dụng của cách lập này ? 
Học sinh chú vào phần 3 SGK
? Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọilà đạo học , vậy đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào ? 
? Theo em tại sao đạo học thành lại liên qua đến người tốt , triều đình ngay ngắn , thiên hạ thịnh trị ? 
Học sinh thảo luận thảo luận nhóm (NL) báo cáo 
- Mục đích học là tạo ra nhiều người tốt 
- Đạo học thành thì không còn lối học hình thức vì danh lợi - > không còn hiện tượng chúa tầm thường , thần nịnh hót , nhiều người giỏi có đạo làm quan thì triều đình sẽ ngay ngắn 
- Đạo học thành sẽ tạo ra nhiều người biết trọng lẽphải , biết ứng dụng điều học vào công việc - > không còn thói cầu danh lợi , nịnh thần -> việc cai trị quốc gia sẽ dẽ dàng , thiên hạ vững vàng ổn định . 
? Theo em đằng sau các lí lẽ bàn về tác dụng của phép học , người viết đã thể hiện tahí độ như thế nào ? 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ . 
? Qua văn bản em hiểu gì về mục đích và phương pháp học tập . Từ dó giúp em có phương pháp học tập như thế nào ? 
Học sinh trả lời giáo yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập .
GV hướng dẫn học sinh về nàh làm . 
2
31
3
2
I .Đọc – Thảo luận chú thích 
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích 
a. Tác giả : Nguyễn Thiếp ( 1723-1804) là “ Người thiên tư sáng suốt , học rộng hiểu sâu” 
b. Tác phẩm : Bàn luận về phép học được trích từ bản Tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Qung Trung tháng 8.1791
c. Thể loại : Tấu 
II. Bố cục .
- Văn bản chia 3 phần 
+ P1: Từ đầu -> điều tệ bại ấy : bàn về mục đích của việc học .
+ P2: Tiếp – bỏ qua : Bàn về cách học . 
P3: Còn lại : Tác dụng của phép học . 
III. Tìm hiểu văn bản . 
1. Bàn về mục đích của việc học . 
- khẳng định mục đích của việc học tập : Ngọc không mài , không thành đồ vật , người không học không biết rõ đạo. 
-> dùng câu châm ngôn vừa dễhiểu vừa tăng sức thuyết phục , cho thấy mục đích chân chính của việc học là để làm người . 
- Phê phán : lối học chuộng hình thức cầu danh lợi 
- Hậu quả : chúa tầm thường thần nịnh hót - > nước mất nhà tan . 
- > Câu văn ngắn , lập luận chặt chẽ , mạch lạc , tác giả coi trọng lối học mục đích thành người tốt làm cho đất nước vững bền . 
2. Bàn về cách học . 
- Mở trường dạy học ở phủ , huyện , mở trường tư tạo điều kiện thuận lợi cho người học 
- Phương pháp học: từ thấp đến cao , nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản , điều cốt yếu học phải kết hợp với hành . 
- Kết quả : tạo được nhiều người giỏi , giữ vững đạo đức , biết gắn học với hành , tránh được nối hcọ hình thức . 
=> Tác giả lập luận theo lối nhân quả , cách lập này có tác dụng lớn đến việc phân tích và làm rõ luận điểm “ Bàn về phép học” 
3. Tác dụng của phép học . 
- Đạo học thành tạo được nhiều người tốt, triều đình ngày ngắn, thiên hạ thịnh trị . 
- Tấc giả đề cao tác dụng của việc học chân chính , tin tưởng ở đạo học chân chính . 
- Ông kì vọng vào tương lại đat nước . 
IV. Ghi nhớ ( SGK) 
V. Luyện tập : 
Phân tích sự cần thiết và tác dụng của việc học chân chính .
4. Củng cố:3p
 ? Vẽ sơ đồ hệ thống lập luận của tác giả?
Mục đích chân chính của việc học
Khẳng định quan điểm , phương pháp học tâph đúng đắn
Phê phán những lệch lạc sai trái
Tác dụng của việc học 
chân chính
5. Hướng dẫn học bài : 1p
 Học kĩ bài nắm chắc nội dung và cách lập luận của tác giả . 
 Học kĩ nội dung các bài văn nghị luận . viết đoạn văn trình bày luận điểm . 
 Giờ sau : viết văn hai tiết . 
	- Học bài: Soạn Thuế Máu.
________________________________
Ngày soạn:12.3.09
Ngày giảng:
Tiết 104
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Củng cố chắc chăn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
	- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong 1 bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	- Rèn kỹ năng tìm ý, tìm luận điểm, phát triển luận điểm thành các luận cứ, sắp xếp luận cứ thành dàn ý.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Ra đề trước cho học sinh chuẩn bị với những yêu cầu cụ thể.
	- Học sinh: Viết bài + soạn bài.
C. các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :3p Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý những gì ? 
3. Bài mới.
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
Họat động 1 : Khởi động : 
Các em đã được tìm hiểu cách viết đoạn văn trình bày luận điểm . Hôm nay trên cớ sở bài cho trước chúng ta cùng luyện tập cạc xây dựng hệ thống luận điểm , luận cứ và cách trình bày luận điểm . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
Giáo viên gọi học sinh hệ thống luận điểm SGK
 ? Hệ thống điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có thì theo em, bạn ấy cần phải điều chỉnh, sắp xếp lại như thế nào?
Thảo luận bàn.
Học sinh bày kết quả thảo luận . 
2
38
1. Xây dựng hệ thống luận điểm.
- Hệ thống luận điểm này chưa chính xác vì chúng chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý nên rời rạc, không gắn kết với nhau.
- Sắp xếp lại:
+ Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên đài vinh quang, sánh kịp với bạn bè năm châu.
+ Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi để đáp ứng được yêucầu của đất nước
+ Muốn học giỏi, muốn thành tài phải chuyên cần, riêng năng, chăm chỉ.
+ Một số bạn lớp ta còn ham chơi chưa chăm học, làm cho thầy, cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
+ Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cụôc sống.
+ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích cho đất nước.
Đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài . 
Học sinh làm bài tập 
Học sinh đọc câu 1,2,3 SGK 
- Cách thứ 2 xác định sai mối quan hệ luận điểm (d) không phải là nguyên nhân để luận điểm (e) là kết quả.
2. Trình bày luận điểm.
a. Chọn cách (1) và (3) vì 
Cách 1 : có tác dụng chuyển đoạn , nối đoạn lại vừa giới thiệu được luận điểm mới . 
Cách 3 : nó không chỉ giới thiệu được luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó mà còn tạo ra giọng điệu thân mật, gần gũi giọng đối thoại, trao đổi trong văn nghị luận.
Giáo viên lưu ý: Nhớ dùng những cách chuyển đoạn khác nhau trong 1 văn bản, để bài làm đỡ đơn điệu, nhàm chán.
? Hãy nghĩ thêm cách chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm khác?
- Những rất đáng tiếc , đáng buồn một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng ....
- Một số bạn lại công khai phát biểu tuổi học trò là tuổi vui chơi , tội gì không vui chơi thoải mái đi . Các bạn chưa thấy rằng ....
Học sinh đọc sgk và nêu yêu cầu của bài tập 
Học sinh thảo luận nhóm (NN) trình bày kết quả . 
b. Lựa chọn cách sắp xếp theo SGK : Các luận điểm đã được sắp xếp theo trình tự hợp lý, đảo bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ.
- Cách sắp xếp khác : 2,31,4 hoặc 4,3,2,1 
? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản "Hịch tướng sỹ" . 
Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn?
c. Câu kết đoạn.
- Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không? 
- Lúc bấy giờ không muốn vui chơi thoải mái nữa liệu có được không hay chăng ? 
- Cách khác: Tóm lại không thể không thừa nhận như một chân lí hiển nhiên rằng người học sinh hôm nay càng ham chơi .... 
? Em còn có thết kết thúc đoạn văn ấy theo cách khác nữa không? 
- Bởi vậy, với nhiều học sinh hôm nay, học chăm không chỉ là làm cần thiết, tự giác mà còn là niềm vui, niềm tin cho ngày mai, cho tơng lai.
? Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn diễn dịch hay qui nạp? Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành qui nạp (ngược lại) được không?
Học sinh tự sắp xếp đoạn văn.
Giáo viên gọi học sinh đọc luận điểm mà học sinh vừa chuẩn bị.
Giáo viên + học sinh góp ý, nhận xét.
d. Đoạn văn qui nạp.
- Có thể biến đổi đoạn văn từ diễn dịch 
-> qui nạp và ngược lại nhưng cần chú ý:
+ Không thay đổi nội dung của đoạn văn 
+ Các luận cứ phải liên kết chặt chẽ.
3. Đọc bài viết. 
4. Củng cố:1p
	H: Thế nào là lập luận?
5. Hướng dẫn học bài:1p
	- Bài cũ: Hoàn thiện bài văn.
	- Bài mới: Ôn tập kỹ chuẩn bị viết bài TLV số 6.
_____________________________________
Soạn : 12.3.09
Giảng :	14.3.09	
Tiết 105+106
 Viết bài tập làm văn 6- văn nghị luận
I) Mục tiêu: Giúp HS
 Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc những vấn đề gần gũi được các em quan tâm
 Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài văn sau đắt được kết quả tốt hơn.
II) Chuẩn bị
- GV:Ra đề bài,đáp án,sgk
- HS :ôn lại lí thuyết văn nghị luận,vở viết
III) Các hoạt động dạy và học
ổn định 
Kiểm tra: Vở viết bài
Bài mới
Đề bài: Câu nói của MGoócki : "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?
+Yêu cầu
Ngắn gọn, đúng kiểu loại văn nghị luận giải thích
Có hệ thống luận điểm hợp lý , bố cục rõ ràng 
Phải có từ 1đến 2 luận điểm được trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, chặt chẽ theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp có câu chủ đề nêu luận điểm có chuyển đoạn, kết đoạn
Lời văn không có lỗi dùng từ, ngữ pháp.
+ Đáp án :
 + Đúng thể loại văn nghi luận (Giải thích) – 2đ
 + Giải thích các ý của đầu bài ( 5 đ)
Vì sao phải yêu sách ? 
Vì sao chỉ có sách mới là con đường sống ?
- XD hệ thống luận điểm phù hợp, trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, có bố cục chặt chẽ 
 +Bài làm diễn đạt trôi chảy , bố cục rõ ràng hợp lí (2đ)
 + Trình bày sạch đẹp (1đ)
4.Củng cố:
 Nhận xét ý thức viết bài của học sinh 
5.Hướng dẫn học bài:
 Ôn tập lí thuyết văn nghị luận.
 Soạn Thuế máu : đọc kĩ văn bản SGK tìm hiểu kĩ về tác phẩm , nội dung chính của văn bản . xấc định bố cục .
---------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc