Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 32

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 32

Tiết 128

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Học sinh cần nắm vững các nội dung sau:

 + Các kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cản thán.

 + Các kiểu hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

 + Lựa chọn trật tự từ trong câu.

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: Nghiên cứu kỹ bài.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP .

 1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ : không

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16.4.09
Ngày giảng:18.4.09
Tiết 128
Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Học sinh cần nắm vững các nội dung sau:
	+ Các kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cản thán.
	+ Các kiểu hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
	+ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Nghiên cứu kỹ bài.
C. các bước lên lớp .
 1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không 
3. Bài mới.
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1:Khởi động 
Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu cần đạt của tiết học 
Hoạt động 2 : hướng dẫn ôn tập 
2
40
I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
? Đọc và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào?
1. Xác định các kiểu câu:
(1) Câu trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định
(2) Câu trần thuật đơn.
(3) Câu trần thuật ghép, vế sau có dạng câu phủ định.
? Dựa theo nội dung của câu (2) hãy đặt 1 câu nghi vấn?
2. Đặt câu nghi vấn:
Đặt dấu hỏi vào các từ "những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ" thì câu hỏi sẽ là:
- Theo mô hình: Có thể ..... không?
- Những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
- Theo mô hình: Liệu .... có không?
- Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất không?
- Hỏi theo kiểu câu chủ động.
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
? Hãy đặt câu cảm thán chứa 1 trong những từ ngữ như vui, buồn, hay, đẹp...?
3. Đặt câu cảm thán.
(1) Buồn ơi là buồn?. Ôi, buồn quá!
(2): A: Sao cười tơi thế?
B: Tớ vui quá! Đỗ rồi!
(3) A: Cậu thấy cuốn sách tớ cho mượn có hay không?
B: Hay lắm!
(4) A: Cậu thấy buổi chiều nay thế nào?
B: Đẹp thật!
4. Đọc và trả lời câu hỏi:
? Trong những câu sau câu nào là câu trần thuật? Cầu khiến? nghi vấn?
? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên dùng để hỏi?
? Câu nào không dùng để hỏi?
Được dùng để làm gì?
a. Các câu trần thuật: (1) (3) (6)
- Các câu nghi vấn: (2) (5) (7)
- Câu cầu khiến : (4)
b. Câu nghi vấn dùng để hỏi (C 7).
c. Câu (2) (5) không dùng để hỏi.
(2) Dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, bất ngờ của người nói (cảm xúc của ông Giáo).
(5) Dùng để giải thích (thuộc kiểu trình bày)
 khuyên Lão Hạc từ bỏ cái việc làm quá lo xa ấy.
Giáo viên treo bảng phụ + gọi học sinh lên bảng làm.
II. Hành động nói.
1. Xác định hành động nói.
STT
Câu đã cho
Hành động nói
1
Tôi bật cười bảo lão
 Trình bày 
2
Sao cụ lo xa quá thế?
 Bộc lộ cảm xúc
3
Cụ còn khỏe lắm, chưa chết được đâu ...
Nhận định (trình bày)
4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn ....!
 Đề nghị (Điều khiển)
5
Tôi gì bây giờ nhịn đói mà tiền để 
 Giải thích (trình bày)
6
Không ông giáo ạ!
 Phủ định bác bỏ ( trình bày) 
7
Ăn mãi hết đi......
-> Hỏi
2. Sắp xếp các câu nêu ở BT1 vào bảng tổng kết theo mẫu.
Giáo viên treo bảng phụ + gọi học sinh lên bảng.
STT
Kiểu câu
Họat động nói được thực hiện
Cách dùng
1
Trần thuật
Hành động kể
Dùng trực tiếp
2
Nghi vấn
Hành động bộc lộ cảm xúc
Gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
5
Nghị luận
Giải thích
Gián tiếp
6
Phủ định
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
TG
3. Đặt câu.
? Hãy viết 1 hoặc vài 3 cầu theo 1 trong những yêu cầu.
a. Hành động cam kết (hứa hẹn) kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp:
Xác định mục đích của hành động nói.
 Em cam kết không tham gia đua xe trái phép 
Hành động : hứa hẹn 
Kiểu câu : trần thuật 
Dùng trực tiếp 
b. Hành động hứa, kiểu trần thuật, dùng trực tiếp:
 Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
Học sinh đọc bài tập 1 SGK 
Học sinh làm bài 
III. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
1. Lý do sắp xếp trật tự từ của các bộ phận câu in đậm.
- Theo trình tự diến biến của trạng thái (tâm trạng) và họat động của sứ giả được sắp xếp theo đúng thứ tự xã hội và thực hiện: thọat tiên là tâm trạng 'kinh ngạc" sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là họat động "về tâu vua".
Học sinh đọc bài tập 2 
2. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
? Tác dụng của việc sắp xếp thứ tự từ trong những câu sau?
a. ý vua cha - > lặp lại cụm từ ở câu trước để tạo liên kết câu.
b. Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói.
3. Câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn.
Câu (a) có tính nhạc hơn vì 
- Đặt " man mác" "trước" khúc nhạc đồng quê gợi cảm xúc mạnh hơn.
- Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh T (mác)
4. Củng cố:1p
	? Kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài:2p
	- Bài cũ: Ôn lại kỹ phần TV đã học.
	- Bài mới: Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt . 
 Chú ý các nội dung ôn tập 
__________________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 130: 	Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Ôn lại kến thức về các kiểu câu, về hành động nói, hội thoại.
	- Rèn luyện kỹ năng xác định các kiểu câu, kỹ năng xác định lợc thoại.
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên: Ra đề kiểm tra.
	- Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh.
* Đề bài:
	Câu 1: Nối cụm từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B để tạo thành câu phủ định.
A
B
1. Tôi chăn nên
a. Cho ông đứng hẳn lên đợc.
2. Nớc đi đi mãi
b. Muốn ăn nữa
3. Nó chật vật mãi cũng không làm sao
c. Gặp chúng nó.
4. U không ăn con cũng không
d. Bà con lớn và đẹp lão nh thế này.
5. Cha bao giờ /// thấy.
c. Về cùng non.
Câu 2: 
	Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
	"Với vẻ mặt băn khoăn, cái tí bng bát khoia chìa tận mặt mẹ (1):
	- Này u ăn đi ! (2) Để mai ! (3) U có ăn thì con mới ăn (4).
	U không ăn con cũng không ăn nữa (5).
	Nể con chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6).
	Vẻ nghị ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiệt thật (7).
	- Sánh ngày ngời ta đấm U có đau lắm không? (8).
	Chị Dậu khẽ gạt nớc mứt (9).
	- Không đau con ạ ! (10)."
Câu 3:
	Cho câu hỏi sau: "Em vừa nói gì thế? "
	Lần lợt trả lời bằng các câu: Cảm thán, cầu khiến, trần thuật, câu nghi vấn?.
* Đáp án:
Câu 1:
	1. C; 2 e; 3. a; 4 . b; 5. d.
Câu 2:
(1) Câu trần thuật - Hành động kể.
(2) Câu cầu khiến - Hành động đề nghị.
(3) Câu trần thuật - Hành động kể.
(4) Câu khẳng định - Hành động nhận định.
(5) Câu khẳng định - Hành động nhận định
(6) Câu trần thuật - Hành động kể.
(7) Câu trần thuật - Hành động kẻ.
(8) Câu nghi vấn - Hành động hỏi.
(9) Câu trần thuật - Hành động kể.
(10) Câu phủ định - Hành động phủ định bác bỏ. 
Câu 3:
	A: Anh nói gì thế?
B1: Trời ơi, hóa ra hồn vía anh để tâ đâu đâu!
B2: Anh có thể bỏ cái kiểu hỏi lại ấy đi đợc rồi đấy!
B3: Em nói rằng trời sắp ma.
B4: Anh đến à?
* Thu bài + Nhận xét: Nghiêm túc.
4. Hớng dẫn học bài:
	- Soạn: Chơng trình địa phơng phần tiếng việt.
______________________________________________
Ngày soạn:20.4.09
Ngày giảng:
Tiết 130
Văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh cần
	- Hiểu được những trường hợp nào cần viết bản tường trình.
	- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
	- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách.
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên: Một số văn bản tường trình mẫu.
	- Học sinh: Soạn bài và sưu tầm một số văn bản tường trình.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không 
3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
HĐ của giáo viên và học sinh
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
Trong cuộc sống hàng ngày , thường xuyên xảy ra các tình huống sự việc gây hậu quả nhưng người có thẩm quyền giải quyết chưa có cơ sở để đánh giá kết luận và quyết định phương hướng xử lí . Người thực hiện hoặc làm chứng cần làm tường trình để giải quyết , hiểu đúng bản chất và có kết luận chính xác .
Hoạt động 2 : hình thành khái niệm 
2
35
I. Đặc điểm của văn bản tường trình:
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc 2 văn bản trong SGK.
1. Bài tập 
? Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai?Văn tường trình viết ra nhằm mục đích gì ? 
Học sinh thảo luận 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét kết luận .
H: Nội dung và thể thức bản tờng trình có gì đáng chú ý?
- Người viết tường trình: Học sinh THCS cả hai đều có liên quan đến vụ việc : Người gây ra vụ việc (1), người là nạn nhân của vụ việc (2).
- Người nhận: là giáo viên bộ môn , là hiệu trưởng nhà trường -> là người có quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
- Mục đích : làm rõ bản chất sự việc để mọi người xem xét , nhìn nhận , đánh giá sự việc một cách chính xác , hợp lí 
? Nội dung thể thức văn bản tường trình có gì đáng chú ý ? 
- Nội dung : tường trình về việc nộp bài chậm và về việc mất xe đạp , để người có thẩm quyền có trách nhiệm hiểu rõ nội dung , bản chất sự việc 
- Thể thức trình bày : theo đúng qui cách của loại văn bản hành chính ( phần mở đầu , phần nội dung , phần kết thúc .)
? Người viết văn bản tường trình phải có thái độ như thế nào ? 
Cần khiêm tốn trung thực khách quan . Thể hiện lời văn rõ ràng , mạch lạc , từ ngữ chuẩn mực ...
? Em nhận xét gì về đặc điểm của văn bản tường trình ? 
? Nhận xét về vai trò của người viết và người nhận văn bản ? 
? Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sử sự ở trường?
Đánh nhau trong nhà trường , hỏng bàn ghế ...
? Vậy thế nào là văn bản tường trình? Người viết, người nhận là những người như thế nào?
- Học sinh chú ý ghi nhớ ý 1 + 2.
2.Nhận xét 
- Trình bày mức độ trách nhiệm , thiệt hại của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần giải quyết 
- Người viết là người liên quan đến sự việc , người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết 
Học sinh đọc bài tập SGK 
Họat động bàn.
? Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết văn bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? viết cho ai?
Học sinh trao đổi nhóm.
? Qua bài tập trên hãy rút ra nhận xét cho các tình huống cần phải viết tường trình? 
II. Cách làm văn bản tường trình:
1. Tình huống phải viết văn bản tường trình.
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết.
- tình huống ckhông cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ , chỉ cần tự nhắc nhở nhau ....
- Tình huống d xảy ra 2 trường hợp 
+ không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể
+ Nếu tài sản lớn thì cần viết tường trình sự việc với cơ quan công an . 
-> Như vậy, không phải bất kỳ sự việc nào xảy ra cũng phải viết văn bản tường trình. Cần xác định sự việc này cần viết hay không viết , gửi cho ai và nhằm mục đích gì ? 
Học sinh lại quan sát vào 2 văn bản ở bài tập 1 phần 1 và đối chiếu vào bài tập 2 phần II. 
2. Cách làm văn bản tường trình.
? Chỉ ra 3 phần của văn bản tường trình trong hai văn bản trên ? 
? Từ bài tập rút ra nhận xét về cách làm văn bản tường trình ? 
Văn bản tường trình gồm ba phần : 
a.phần mở đầu.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).
- Người (cơ quan) nhận bản tường trình( kính gửi.)
? Nội dung tường trình? Thái độ?
b.Phần nội dung: Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ nêu kết quả trung thực.
c.Phần kết thúc : Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ ký và họ tên người tường trình.
? Cần lưu ý những điều gì khi viết văn bản tường trình?
3. lưu ý: SGK.
HĐ3: Ghi nhớ 
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
3
* Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố:3p
	? Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần phải làm tường trình?
	a. Em bi ốm nặng , không đi học được.
	b. Em bị bạn ngồi bên hiểu lầm là lấy được chiếc áo mưa của người khác để quên, mà lại nhận là của mình.
	c. Em quay cóp trong giờ kiểm tra, bị cô giáo bắt gặp.
	d. Gia đình em bị kẻ gian lấy cắp chiếc xe đạp Nhật.
5. Hướng dẫn học bài.2p
	- Bài cũ: Học ghi nhớ, nắm chắc kiến thức.
	- Bài mới: Soạn luyện tập làm văn bản tường trình.
 Làm bài tập 
Ngày soạn:20.4.09
Ngày giảng:
 Tiết 131
 Luyện tập làm văn bản
tường trình
A. Mục đích cần đạt:
	- Học sinh ôn tập lại những kiến thức về văn bản tường trình: Mục đích yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình , nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
	- Rèn luyện kỹ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình, viết được 1 văn bản tường trình đúng qui cách.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Soạn bài.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :4p Nêu đặc điểm cách làm văn bản tường trình ? 
3.Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ:1 Khởi động : 
Gv nêu mục tiêu của bài học 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
? Mục đích văn bản tường trình là gì?
- Viết ra để người có trách nhiệm giải quyết hiểu đúng bản chất của vụ việc.
? Văn bản tường trình và báo cáo có gì giống và khác nhau? Giáo viên treo bảng phụ.
2
35
I. Ôn tập lý thuyết.
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo.
- Mục đích : Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết tham gia hoặc chứng kiến vụ việc, cá nhân, tập thể.
- Nguyên nhân: Cấp trên (thầy cô giáo), cơ quan nhà nước.
- Mục đích : Trình bày lại quá trình, kết quả công việc, công tác hay vụ việc trong một thời gian hay nhất định trước cấp trên, nhân dân, tổ chức hay thủ trưởng.
- Người viết: Người tham gia, người phụ trách công việc, tổ chức, tập thể.
- Nguyên nhận: Cấp trên (Thầy cô giáo) cơ quan nhà nước.
H: Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình?
H: Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này?
- Những mục không thể thiếu trong cả 2 văn bản điều hành.
+ Quốc hiệu.
+ Tên văn bản.
+ Thời gian địa điểm viết.
+ Người cơ quan , tổ chức nhận , địa chỉ 
+ Nội dung.
+ Người viết ký tên.
? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?
- Phần nội dung tường trình: Trình bày cụ thể, khách quan,chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, những đề nghị (nếu có) ...
? Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau?
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1.
- 3 trường hợp a, b, c đều không cần phải viết văn bản tường trình.
(a): Viết bản kiểm điểm
(b): Viết bản thông báo
(c): Viết bản báo cáo.
- > Người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo.
Học sinh đọc bài tập 2 SGK 
2. Bài tập 2.
? Hãy nêu 2 tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình?
Học sinh nêu tình huống - giáo viên, học sinh nhận xét.
- Trình bày với các chú ở đồn công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân em chứng kiến.
- Được cử đi dự trại hè học sinh giỏi của tỉnh , nhưng vì ốm nặng, không đi được em viết bản tường trình về hoàn cảnh của mình với ban tổ chức trại hè.
Học sinh đọc bài tập SGK 
3. Viết văn bản tường trình.
- Học sinh chọn 1 trong 2 tình huống trên để viết.
- Giáo viên kiểm tra việc viết văn bản tường trình, học sinh đọc.
- Giáo viên + học sinh góp ý, nhận xét.
- Giáo viên chốt kiến thức.
4. Củng cố : 2p GV củng cố lại nội dung toàn bài . 
5. Hướng dẫn học bài:2p
	- Bài cũ: Nắm chắc nội dung.
	- Bài mới: Soạn Tổng kết phần văn 
 Chú ý các câu hỏi và yêu cầu SGK 
 ______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc